You are on page 1of 5

THỂ LỆ CUỘC THI FSCHOOLS STEMPETITION 2023

1. Mục đích:
- Thúc đẩy các hoạt động STEM trong Hệ thống trường phổ thông FPT
- Phát hiện những đội nhóm xuất sắc cho các cuộc thi ở cấp cao hơn trong nước và quốc tế
2. Chủ đề: Innovations change the world

Mọi sáng tạo sử dụng STEM để giải quyết 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, bao gồm:

o Xóa nghèo
o Không còn nạn đói
o Sức khỏe và có cuộc sống tốt
o Giáo dục có chất lượng
o Bình đẳng giới
o Nước sạch và vệ sinh
o Năng lượng sạch với giá thành hợp lý
o Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế
o Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng
o Giảm bất bình đẳng
o Các thành phố và cộng đồng bền vững
o Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm
o Hành động về khí hậu
o Tài nguyên và môi trường biển
o Tài nguyên và môi trường đất liền
o Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ
o Quan hệ đối tác vì các mục tiêu
3. Cấu trúc cuộc thi:
Cuộc thi FSchools Stempetition 2023 gồm 2 cuộc thi thành phần, bao gồm:
o Cuộc thi Nghiên cứu khoa học: chia 2 nhóm thi và giải thưởng
- Học sinh từ 6-13 tuổi
- Học sinh từ 14-18 tuổi
o Cuộc thi Công nghệ kỹ thuật: chia 2 nhóm thi và giải thưởng
- Học sinh thuộc cấp Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS)
- Học sinh thuộc cấp Trung học phổ thông (THPT)
4. Hình thức tham gia:
o Học sinh tham gia theo đội, có tối đa 4 thành viên thuộc cùng một trường. Học sinh được thay đổi
không quá 50% số lượng thành viên đội thi ban đầu và phải có sự xác nhận đồng ý của nhà trường.
o Đội thi vào vòng chung kết phải có giáo viên của trường hướng dẫn
o Sản phẩm dự thi: Có thể là sản phẩm kĩ thuật, nghiên cứu khoa học, phần mềm, giải pháp hữu ích…
5. Hình thức thi (vòng chung kết toàn quốc):
o Học sinh làm poster (áp phích giới thiệu sản phẩm) gửi ban giám khảo chấm một (01) ngày trước khi
diễn ra trận chung kết. Các poster này cũng được in để trình bày cho người tham dự STEM day xem

1
o Trên sân khấu:
 Thời gian báo cáo cho mỗi đội: 3 phút trình bày
 Thời gian hỏi đáp: 5 phút (trong đó có 2 phút hỏi đáp với đội bạn và 3 phút hỏi đáp với Ban
giám khảo)
6. Tiêu chí chấm giải:
a. Tiêu chí chấm điểm với các sản phẩm công nghệ kỹ thuật:
o Vấn đề nghiên cứu: 15 điểm;
 Tính khoa học của vấn đề nghiên cứu (5 đ);
 Tính cấp thiết của vấn đề: Bao gồm 17 vấn đề ưu tiên phát triển của Liên hợp quốc (5 đ);
 Tính phù hợp của vấn đề nghiên cứu: phù hợp với kiến thức và nhận thức của học sinh (5 đ).
o Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;
 Kế hoạch triển khai nghiên cứu: thời gian, dự kiến kết quả, kế hoạch nội dung (5 đ);
 Đề xuất phương pháp nghiên cứu phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu (10
đ).
o Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 25 điểm;
 Xây dựng được mô hình sản phẩm và thử nghiệm thông qua số vòng lặp kĩ thuật đã thực hiện
(10 đ);
 Phân tích kết quả thử nghiệm, sự phù hợp, tính khoa học, số vòng lặp thực hiện, tìm được các
giá trị tối ưu trong thiết kế, so sánh được với mục tiêu ban đầu (10 đ);
 Mức độ hoàn thiện của sản phẩm, khả năng trình diễn thử nghiệm (5 đ).
o Tính sáng tạo (thể hiện trong 3 tiêu chí nêu trên): 20 điểm;
 Sáng tạo trong việc đặt vấn đề nghiên cứu;
 Sáng tạo trong thiết kế hệ thống;
 Sáng tạo trong xử lý các vấn đề gặp phải khi thiết kế thử nghiệm.
o Trình bày: 25 điểm (poster: 10 điểm; trả lời phỏng vấn: 25 điểm)
 Trình bày báo cáo logic (5 đ);
 Phong cách và trôi chảy (5 đ);
 Trả lời câu hỏi của giám khảo và đội bạn (15 đ).
b. Tiêu chí chấm điểm với các sản phẩm nghiên cứu khoa học:
o Câu hỏi nghiên cứu: 15 điểm;
 Tính khoa học của vấn đề nghiên cứu (5 đ);
 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Bao gồm 17 vấn đề ưu tiên phát triển của LHQ (5 đ);
 Tính phù hợp của vấn đề nghiên cứu: phù hợp với kiến thức và nhận thức của học sinh (5 đ).
o Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;
 Kế hoạch triển khai nghiên cứu: thời gian, dự kiến kết quả, kế hoạch nội dung (5 đ);
 Đề xuất phương pháp nghiên cứu phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu
(10 đ).
o Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 25 điểm;
 Phương pháp thu thập dữ liệu đảm bảo tính chính xác, khách quan (10 đ);
 Phân tích dữ liệu dựa trên kết quả thu được, đưa ra được đánh giá dựa trên phân tích số liệu,
đưa ra được kết quả (15 đ).
o Tính sáng tạo (thể hiện trong 3 tiêu chí): 20 điểm;
 Sáng tạo trong việc đặt vấn đề nghiên cứu;

2
 Sáng tạo trong xử lý dữ liệu;
 Sáng tạo trong phương pháp phân tích kết quả.
o Trình bày: 25 điểm
 Trình bày báo cáo logic (5 đ);
 Phong cách và trôi chảy (5 đ);
 Trả lời câu hỏi của giám khảo và đội bạn (15 đ).
7. Giải thưởng
a. Giải thưởng cấp toàn quốc:

STT Tên giải Mức giải/chi phí Số lượng Thành tiền

Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật trong STEM

Vòng toàn quốc (Trao 2 hệ giải: 1 hệ giải cho khối Tiểu học và THCS, 1 hệ
24,000,000
giải cho khối THPT)

1 Giải nhất 5,000,000 2 10,000,000

2 Giải nhì 4,000,000 2 8,000,000

3 Giải ba 3,000,000 2 6,000,000

Cuộc thi Nghiên cứu khoa học trong STEM (2 hệ giải từ 6-13 tuổi và 14-18
24,000,000
tuổi)

1 Giải nhất 5,000,000 2 10,000,000

2 Giải nhì 4,000,000 2 8,000,000

3 Giải ba 3,000,000 2 6,000,000

Giải thưởng lớn cho toàn bộ STEMpetition

1 Giải đặc biệt 7,000,000 1 7,000,000

Giải thưởng cho Trường có phong trào STEM sôi nổi nhất 5,000,000

Trường có phong trào


1 5,000,000 1 5,000,000
STEM sôi nổi nhất (*)

Tổng giải thưởng 53,000,000

3
b. Giải thưởng cấp trường (Recommend)

Số lượng tối đa toàn hệ


STT Tên giải Mức giải/chi phí Thành tiền
thống

I. Cuộc thi STEMPetition

A. Cuộc thi trong lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật trong STEM (Trao 2 hệ giải: 1 hệ
99,000,000
giải cho khối Tiểu học và THCS, 1 hệ giải cho khối THPT)

1 Giải nhất 2,000,000 10 20,000,000

2 Giải nhì 1,500,000 10 15,000,000

3 Giải ba 1,000,000 10 10,000,000

B. Cuộc thi Nghiên cứu khoa học trong STEM (2 hệ giải từ 6-13 tuổi và 14-18
0
tuổi)

1 Giải nhất 2,000,000 12 24,000,000

2 Giải nhì 1,500,000 12 18,000,000

3 Giải ba 1,000,000 12 12,000,000

8. Các vòng thi


a. Vòng cấp trường: Hoàn thiện trước 30/3/2023
Các trường tự tổ chức vòng thi để tuyển chọn đội tuyển vào vòng chung kết.
Số lượng đội thi:
o Với trường có dưới 500 học sinh/Cấp học: chỉ tiêu 7 đội thi/ cấp học
o Với trường có từ 500-1000 học sinh/cấp học: 15 đội thi/cấp học
o Với trường có hơn 1000 học sinh/cấp học: 20 đội thi/cấp học.

Số lượng đội thi vào chung kết:

o Tại mỗi trường, những cấp học có 3/5 số khối/cấp học trở lên được cử 2 đội vào mỗi cuộc thi,
nếu có nhỏ hơn 3/5 số khối/cấp học được cử 1 đội/mỗi cuộc thi.
o Với cấp THCS tham gia giải Nghiên cứu khoa học, nhóm khối 6 và 7 được cử 1 đội vào chung
kết, nhóm khối 8 và 9 được cử 1 đội vào chung kết.
o Dự kiến số đội thi vào chung kết như bảng đính kèm:

4
Cuộc thi Nghiên cứu khoa học Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật
Tổng số
STT Trường
đội/trường
Lứa tuổi 6-13 Lứa tuổi 14-18 Tiểu học và THPT (lớp 10-
(lớp 1-lớp 7) (lớp 8-lớp 12) THCS (lớp 1-9) 12

1 FS CG 12 2 1 2 5

2 FS Hòa Lạc 2 2 4

3 FS Hải Phòng 1 1 1 1 4

4 FS Bắc Ninh 1 1 1 1 4

5 FS ĐN 12 2 1 2 5

6 FS ĐN 3 2 2 4

7 FS QN 2 2 4

8 FS Cần Thơ 2 2 4

Tổng 6 12 6 10 34

b. Vòng toàn quốc: Từ 5/4-20/5/2023 (ngày cụ thể sẽ được thông báo sau)
o Thời gian trình bày: 3 phút
o Thời gian hỏi đáp: 5 phút (gồm 2 phút hỏi đáp với đội bạn và 3 phút hỏi đáp với ban giám khảo)
9. Quy định khác
Học sinh tham dự Vòng chung kết cần có mặt tại địa điểm thi đấu muộn nhất 14h chiều của ngày trước hôm
diễn ra chung kết để tổng duyệt sân khấu và kết nối kỹ thuật (nếu có).

You might also like