You are on page 1of 4

Mã đề

14

ĐỀ THI CUỐI KỲ TRỰC TUYẾN


HỌC KỲ 20.2A NĂM HỌC 2020- 2021
TÊN MÔN THI: KINH TẾ VI MÔ
MSMH: QT101DV01
Thời gian gửi đề: 10:00 ngày thứ 3, 13.07.2021
Thời gian trực đề: 10:00 đến 10:30 ngày thứ 3, 13.07.2021
Thời gian nộp bài: trước 16:00 ngày thứ 3, 13.07.2021
Ghi chú:
▪ Gửi đề: giảng viên gửi đề thi đến email của sinh viên @sinhvien.hoasen.edu.vn
▪ Trực đề: GV cung cấp qua email của sinh viên
▪ Sinh viên làm bài thi trực tiếp trên Word file, đặt tên theo hướng dẫn:
HSU_KTVM_Cuoiky_202A_MSSV_HoVaTen.doc
(Ví dụ: HSU_KTVM_Cuoiky_202A_22000045_LeMinhThu.doc)
▪ Sinh viên làm bài thi theo độc lập cá nhân và giảng viên chấm bài thi có dựa theo tỉ lệ
SI (Similarity Index) < 35% trên phần mềm Turnitin.
▪ Trước thời gian quy định, sinh viên nộp bài thi đến GV theo cả 02 hình thức:
✓ Sử dụng email @sinhvien.hoasen.edu.vn để nộp file bài thi lên www.turnitin.com:
GV cung cấp ClassID và Key qua email của sinh viên;
✓ Sử dụng email @sinhvien.hoasen.edu.vn để gửi file bài thi đến email Giảng viên -
chủ đề email: Nộp bài thi cuối kỳ HSU_KTVM_Cuoiky_202A_MSSV_HoVaTen
▪ GV chấm bài thi được nộp trên Turnitin; bài thi gửi qua email dùng để lưu trữ.

Cam kết Đạo đức liêm chính học thuật: "(i) Mỗi sinh viên cần thực hiện đạo đức liêm chính bằng
cách bảo mật bài thi của mình, tuyệt đối không chia sẻ bài thi cho sinh viên khác; (ii) Kết quả bài thi
của sinh viên chỉ được công nhận trong phạm vi cho phép sao chép giới hạn ở các nguồn tài nguyên
trên internet. Chúng tôi sẽ thực hiện kiểm tra bài thi trên hệ thống Turnitin. Nếu sinh viên vi phạm 1
trong 2 mục trên thì bài thi sẽ được đưa ra hội đồng đánh giá, trừ điểm và xử lý theo quy định của
Nhà trường."

Đề thi gồm 4 trang và gồm 10 câu, sinh viên làm bài thi theo đúng thứ tự câu hỏi và tối đa là nửa
trang A4 cho 1 câu hỏi.

Câu 1 (1,0 điểm):

Trích dẫn 1 phần nội dung bài báo “VNG đầu tư 138 tỉ đồng vào Got It” được đăng trực tuyến tại địa chỉ:
https://www.thesaigontimes.vn/314474/vng-dau-tu-138-ti-dong-vao-got-it-.html

Trang 1 / 4
(KTSG Online) - Công ty cổ phần VNG ngày 11-3 đã công bố thương vụ đầu tư 6 triệu đô la Mỹ (tương
đương 138 tỉ đồng), vào Got It – một doanh nghiệp khởi nghiệp (starup) cung cấp nền tảng quà tặng điện
tử của Việt Nam.

Khoản đầu tư của VNG vào Got It được kỳ vọng sẽ tạo ra những tiềm năng to lớn trong lĩnh vực quà tặng
điện tử, không chỉ giúp doanh nghiệp triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng, khuyến mại,
tưởng thưởng nhân viên mà còn dành cho cá nhân tặng quà cho nhau. Được thành lập từ năm 2015, tính
đến thời điểm hiện tại, Got It đã phát hành hơn 20 triệu thẻ quà tặng, được sử dụng tại hơn 160 thương
hiệu với 12.000 địa điểm trên khắp Việt Nam.

a) Bài báo trên đề cập đến chủ đề Kinh tế Vi mô hay Kinh tế Vĩ mô; đưa ra lý do hợp lý dựa theo
thông tin trong bài báo.

b) Bài báo trên đề cập đến chủ đề Kinh tế Thực chứng hay Chuẩn tắc; đưa ra lý do hợp lý dựa theo
thông tin trong bài báo.

Câu 2 (1,0 điểm):

Dựa theo quá trình tham gia học môn Kinh tế Vi mô trong 15 buổi - 45 tiết, trình bày các yêu cầu sau:
a) Nội dung của 5 chủ đề chính trong môn học Kinh tế Vi mô.
b) Nội dung của 5 ứng dụng của môn học Kinh tế Vi mô trong định hướng học tập tương lai.

Câu 3 (1,0 điểm):

Sau khi học xong môn Kinh tế Vi mô và các môn chuyên ngành khác, được gia đình hỗ trợ về tài chính,
bạn Diễm Quỳnh cùng bạn bè mở quán Mỳ Ý Sốt Bò tại khu vực Quận 10, TPHCM.

a) Hãy xác định tên 5 yếu tố phù hợp tác động đến nhu cầu của người mua.
b) Hãy xác định tên 5 yếu tố phù hợp tác động đến mong muốn của người bán.
c) Hãy xác định tên 5 chi phí cố định (TFC) hợp lý mà người bán phải chi trả.
d) Hãy xác định tên 5 chi phí biến đổi (TVC) hợp lý mà người bán phải chi trả.

Câu 4 (1,0 điểm):

Sau khi đi làm được 5 năm, bạn Diễm Quỳnh để dành được số tiền 100.000.000 đồng và đang có các cơ
hội để sử dụng tiền trong 1 năm như sau: (1) Gửi ngân hàng với lãi suất là 6% / năm; (2) Đầu tư vào
chứng khoán, lợi nhuận tiềm tàng là 6.200.000 đồng; (3) Tham gia góp vốn kinh doanh, tổng doanh thu là
170.000.000 đồng, tổng chi phí là 172.500.000 đồng.

a) Tính lợi ích (bằng tiền) cho 3 cơ hội trên (có thể bổ sung các thông tin cần thiết).
b) Giả định, bạn lựa chọn là đưa người thân mượn số tiền trên và không nhận tiền lời, hãy tính chi
phí cơ hội của lựa chọn này.

Câu 5 (1,0 điểm):

Sử dụng khái niệm sản lượng (hiệu suất) theo quy mô, xác định các hàm sản xuất (hàm Cobb-Douglas)
dưới đây thuộc nhóm: tăng / giảm / không đổi theo quy mô; đưa ra lý do hợp lý và ngắn gọn.

Trang 2 / 4
a) Q = 5K0,5L0,6
b) Q = 3K0,6L0,4
c) Q = 8K0,3L0,2
d) Q = 4K0,8L0,4 + 8K0,4L0,7
Câu 6 (1,0 điểm):

Cho trước thông tin về số liệu của biểu cầu và biểu cung của sản phẩm X:

P (nghìn đồng / kg) 10 20 30 40

QD (nghìn kg) 160 150 140 130

QS (nghìn kg) 140 150 160 170

a) Xác định phương trình hàm cầu (D), biết rằng đường cầu (D) là đường thẳng.
b) Xác định phương trình hàm cung (S), biết rằng đường cung (S) là đường thẳng.
c) Tính giá cân bằng (P0) và sản lượng cân bằng (Q0) của sản phẩm X.

Câu 7 (1,0 điểm):

Cho trước thông tin về sự tương quan giữa thu nhập người tiêu dùng (I) và sản lượng cầu sản phẩm X:

Thời gian Thu nhập Sản lượng cầu sản phẩm X


(triệu đồng / tháng) (kg)

Đầu năm 10 8

Cuối năm 12 7

Các thông tin trên được xem xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

a) Sử dụng phương pháp tính trung bình, viết công thức và tính giá trị độ co giãn theo khoảng của
cầu sản phẩm theo thu nhập I (EI).
b) Cho biết ý nghĩa giá trị độ co giãn theo thu nhập EI vừa tính ở câu trên.
c) Sau đó, cho biết thể loại sản phẩm (thứ thấp / thiết yếu / cao cấp, …) đối với người tiêu dùng này;
nêu lý do hợp lý và ngắn gọn.

Câu 8 (1,0 điểm):

Cho trước thông tin về hàm tổng chi phí (TC) là 32Q2 + 450Q + 11.000.

a) Xác định phương trình của chi phí cố định (TFC) và chi phí biến đổi (TVC) theo biến Q.
b) Xác định phương trình chi phí cố định trung bình (AFC) và chi phí biến đổi trung bình (AVC)
theo biến Q.

Trang 3 / 4
c) Xác định phương trình chi phí trung bình (AC) và chi phí biên (MC) theo biến Q.

Câu 9 (1,0 điểm):

Cho trước thông tin về thị trường sản phẩm: phương trình hàm cầu là P = –5Q + 400, chi phí biến đổi
(TVC) là 10Q2 + 100Q và chi phí cố định (TFC) là 600. Đơn vị tính của P là nghìn đồng / kg, đơn vị tính
của Q là nghìn kg, đơn vị tính của TFC và TVC là triệu đồng.

a) Xác định phương trình của doanh thu (TR), chi phí (TC) và lợi nhuận (π) theo biến sản phẩm (Q).
b) Xác định phương trình của doanh thu biên (MR) và chi phí biên (MC) theo biến sản phẩm (Q).
c) Với mục tiêu là tối đa hóa doanh thu, dựa theo phương trình MR, tính giá trị sản lượng (Q); sau
đó, tính doanh thu (TR) tương ứng.
d) Với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, dựa theo phương trình MR, tính giá trị sản lượng (Q); sau
đó, tính lợi nhuận (π) tương ứng.

Câu 10 (1,0 điểm):

Cho trước thông tin về chi tiêu của người tiêu dùng: ngân sách (I) là 600.000 đồng, chi tiêu sản phẩm X
(QX) với giá (PX) là 30.000 đồng / kg và sản phẩm Y (QY) với giá (PY) là 20.000 đồng / kg.

a) Viết phương trình đường ngân sách (I).


b) Xác định số lượng sản phẩm X và sản phẩm Y trong 2 rổ hàng; với điều kiện là 2 rổ hàng đó đều
có sản phẩm X và sản phẩm Y (QX > 0 và QY > 0).
c) Khi ngân sách (I), giá (PX) và giá P(Y) cùng tăng thêm 5% thì đường ngân sách mới (I1) sẽ thay
đổi như thế nào so với đường ngân sách ban đầu (I).

----- Chúc bạn sinh viên làm bài tốt -----

Trang 4 / 4

You might also like