You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Môn thi thành phần: HÓA HỌC
THPT NGUYỄN KHUYẾN – Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
LÊ THÁNH TÔNG
(Đề thi có 04 trang)

Họ, tên học sinh: ................................................................


Lớp: ....................................................................................
 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;
Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108;
Ba = 137.
 Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Câu 9:
Câu 10:
Câu 11:
Câu 12:
Câu 13:
Câu 14:
Câu 15:
Câu 16:
Câu 17:
Câu 18:
Câu 19:
Câu 20:
Câu 21:
Câu 22:
Câu 23:
Câu 24:
Câu 25:
Câu 26:
Câu 27:
Câu 28:
Câu 29:
Câu 30:
Câu 31:

Trang 1/5 – THPT Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông


Câu 32:
Câu 33:
Câu 34:
Câu 35:
Câu 36:
Câu 37:
Câu 38:
Câu 39:
Câu 40:
Câu 41: Đốt cháy dây Mg trong khí oxi thu được sản phẩm nào sau đây?
A. MgCl2. B. MgO. C. Mg(OH)2. D. MgCO3.
Câu 42: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. KNO3. B. H2O. C. BaCl2. D. HNO3.
Câu 43: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất lỏng?
A. Etyl axetat. B. Etylamin. C. Glyxin. D. Metylamin.
Câu 44: Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học?
A. KNO3. B. HCl. C. CuSO4. D. MgCl2.
Câu 45: Nước có tính cứng toàn phần tác dụng với chất nào sau đây thu được kết tủa?
A. NaNO3. B. KOH. C. CaCl2. D. HCl.
Câu 46: Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối
sắt(III)?
A. AgNO3. B. HNO3 đặc, nguội. C. CuSO4. D. HCl đặc.
Câu 47: Trong phản ứng của kim loại nhôm với khí oxi, một phân tử khí oxi nhận bao nhiêu electron?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 48: Công thức của etyl fomat là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. HCOOCH3.
Câu 49: Điện phân nóng chảy Al2O3, ở anot thu được chất nào sau đây?
A. Al. B. O2. C. H2. D. H2O.
Câu 50: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ tằm. B. Tơ olon. C. Tơ lapsan. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 51: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. HNO3. B. K2SO4. C. Ba(OH)2. D. NaCl.
Câu 52: Trong công nghiệp, natri được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây?
A. Điện phân nóng chảy NaCl. B. Điện phân dung dịch NaCl.
C. Cho kim loại kali vào dung dịch NaCl. D. Khử Na2O bằng CO ở nhiệt độ cao.
Câu 53: Cho m gam glyxin phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 4,52 gam muối. Giá trị của
m là
A. 3,0. B. 3,75. C. 3,25. D. 3,56.
Câu 54: Tác nhân chủ yếu gây “mưa axit” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào sau
đây?
A. CO2. B. SO2. C. N2. D. H2.
Câu 55: Chất nào sau đây là chất béo no?
A. Xenlulozơ. B. Triolein. C. Glixerol. D. Tristearin.
Câu 56: Kim loại nào sau đây dẻo nhất?
A. Fe. B. Al. C. Au. D. W.
Câu 57: Chất nào sau đây là amin bậc ba?

Trang 2/5 – THPT Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông


A. Metylamin. B. Etylamin. C. Phenylamin. D. Trimetylamin.
Câu 58: Crom(VI) oxit là chất rắn màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa rất mạnh. Công thức của crom(VI)
oxit là
A. Cr(OH)3. B. CrO. C. Cr2O3. D. CrO3.
Câu 59: Cho 6,5 gam bột Zn phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch AgNO 3 0,2M thì thu được m
gam kim loại. Giá trị của m là
A. 10,18. B. 9,52. C. 8,74. D. 9,85.
Câu 60: Oxit nào sau đây tác dụng với H2O (dư) tạo thành dung dịch kiềm?
A. SO3. B. Al2O3. C. Na2O. D. CuO.
Câu 61: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Câu 62: Trong công nghiệp, tinh bột là nguyên liệu để sản xuất etanol bằng phương pháp lên men. Để
thu được 46 kg etanol cần dùng m kg tinh bột với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là
A. 101,25. B. 112,50. C. 102,75. D. 105,85.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cao su là những polime có tính đàn hồi.
B. Amilozơ có cấu trúc mạch polime không phân nhánh.
C. Polistiren được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng stiren.
D. Tơ xenlulozơ axetat và tơ visco đều là tơ bán tổng hợp.
Câu 64: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaNO3.
B. Cho dung dịch KHCO3 vào dung dịch BaCl2.
C. Cho thanh kim loại Cu vào dung dịch FeSO4.
D. Cho dung dịch FeCl2 dung dịch HNO3 loãng.
Câu 65: Xà phòng hóa 4 gam este X bằng dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được ancol Y và 4,372 gam
muối Z. Tên gọi của X là
A. Metyl propionat. B. Etyl axetat. C. Metyl acrylat. D. Metyl fomat.
Câu 66: Chất X dạng sợi, màu trắng, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật. Thủy phân
hoàn toàn X (xúc tác axit) thu được chất Y. Chất Z (có nhiều trong mật ong) là đồng phân cấu tạo của
Y. Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Chất Z tham gia phản ứng tráng gương. B. Chất Y dễ tan trong nước.
C. Trong phân tử chất X có 3 nhóm hidroxyl. D. Chất X là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
Câu 67: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg tác dụng oxi thu được 1,2m gam chất rắn Y. Hòa tan
vừa hết Y bằng dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 khí H2
(đktc) và dung dịch chứa 57,4 gam hỗn hợp muối trung hòa. Giá trị của m là
A. 24,0. B. 28,8. C. 27,2. D. 25,6.
Câu 68: Cho 4 dung dịch riêng biệt: CuSO 4, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản
ứng được với kim loại Al là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 69: Triglixerit X được tạo bởi glixerol và ba axit béo gồm: axit panmitic, axit oleic và axit Y. Hỗn
hợp E gồm X và Y, trong đó có % khối lượng oxi là 11,33%. Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được
1,64 mol CO2 và 25,74 gam H2O. Mặt khác, m gam hỗn hợp E tác dụng tối đa với 0,17 mol Br 2 trong
dung dịch. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 39,55%. B. 32,80%. C. 27,85%. D. 35,72%.
Câu 70: Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít khí CO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch NaOH 0,6M và Ba(OH) 2
0,2M thu được kết tủa X và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 6,40. B. 4,62. C. 5,32. D. 5,68.
Câu 71: Cho các phát biểu sau:

Trang 3/5 – THPT Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông


(1) Benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
(2) Tơ tằm kém bền trong dung dịch kiềm.
(3) Chất béo là nguyên liệu để sản xuất xà phòng và glixerol.
(4) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang xuất hiện màu xanh tím.
(5) Nhỏ lòng trắng trứng vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 xuất hiện hợp chất màu tím.
(6) Axit glutamic được sử dụng làm thuốc bổ gan.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 72: Một loại phân bón NPK có tỉ lệ dinh dưỡng ghi trên bao bì là 20 – 20 – 15. Mỗi hecta đất
trồng hoa màu, người nông dân cần cung cấp 140 kg nitơ; 50 kg photpho và 100 kg kali. Người nông
dân sử dụng đồng thời phân bón NPK (20-20-15), phân kali (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh
dưỡng 46%). Biết giá thành mỗi kg phân NPK, phân kali, phân ure lần lượt là 14,000 VNĐ; 18,000
VNĐ và 20,000 VNĐ. Tổng số tiền mà người nông dân cần mua phân bón cho một hecta hoa màu là
A. 10,063,043 VNĐ. B. 10,162,895 VNĐ. C. 9,288,043 VNĐ. D. 9,888,405 VNĐ.
Câu 73: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho kim loại Al vào dung dịch KOH dư.
(3) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(4) Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3.
(5) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 74: Xăng sinh học E5 chứa 5% etanol về thể tích (d = 0,8g/ml), còn lại là xăng truyền thống, giả
thiết xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan là C 8H18 và C9H20 (có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3; d =
0,7g/ml). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol tỏa ra lượng nhiệt là 1365 kJ, 1 mol C 8H18 tỏa ra
lượng nhiệt là 5072 kJ và 1 mol C9H20 tỏa ra nhiệt lượng là 6119 kJ. Trung bình, một chiếc xe máy di
chuyển được 1 km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành công cơ học có độ lớn là 212 kJ. Nếu xe máy
đó đã sử dụng hết 5 lít xăng E5 ở trên thi quãng đường xe di chuyển được là (biết hiệu suất sử dụng
nhiên liệu của động cơ là 30%)
A. 242 km. B. 225 km. C. 217 km. D. 232 km.
Câu 75: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) X + HCl Y + H2O
(2) Y + NH3 + H2O Z + NH4Cl
(3) X + NaOH T + H2O
Các chất Z, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:
A. Al(OH)3, NaAlO2. B. Al2O3, Al(OH)3. C. Al, NaAlO2. D. AlCl3, Al(OH)3.
Câu 76: Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,24 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O 2
thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl
nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H 2 và dung dịch Y. Cho tiếp dung dịch AgNO 3 dư vào Y thu được
0,01 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) và 136 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,42%. B. 3,28%. C. 3,12%. D. 2,92%.
Câu 77: Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành
từ ancol và axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H 2O
và 0,81 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp
E gồm 3 ancol no (có số nguyên tử cacbon liên tiếp) và 20,78 gam hỗn hợp muối F gồm 2 muối có
cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E thu được 0,43 mol CO 2 và 11,88 gam H2O.
Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, Na2CO3 và 10,34 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong T là
A. 15,07%. B. 28,77%. C. 25,12%. D. 30,15%.
Câu 78: Cho E (C4H6O4) và F (C5H8O5) là các chất hữu cơ mạch hở. Cho các chuyển hóa sau:

Trang 4/5 – THPT Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông


(1) E + NaOH X+Y+Z
(2) F + NaOH X+Y+T
(3) Y + HCl G + NaCl
Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ (MZ < MX < MY). Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro.
(b) Phân tử chất F chứa đồng thời nhóm -OH và nhóm -COOH.
(c) Từ chất T có thể điều chế trực tiếp axit axetic.
(d) Chất F có 2 công thức cấu tạo phù hợp.
(đ) 1 mol chất G tác dụng với Na dư thu được tối đa 1 mol khí H2.
(e) Z và T có cùng công thức đơn giản nhất.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 79: Nung 30 gam hỗn hợp E gồm Al và một oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Chia
X thành hai phần. Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 0,015 mol khí H 2 và còn lại chất
rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO 3 dư, thu được 0,02 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của
N+5). Cho phần hai phản ứng tối đa với 0,63 mol H 2SO4 trong dung dịch (đặc, nóng), thu được 0,135
mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S +6). Phần trăm khối lượng Al trong E gần nhất với giá trị
nào sau đây?
A. 7,30%. B. 9,10%. C. 8,05%. D. 10,70%.
Câu 80: Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO 4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có
màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Khối lượng dung dịch giảm đi trong quá trình điện phân
và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho
ở bảng dưới đây:
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Thời gian điện phân (giây) t 2t 3t
Khối lượng dung dịch giảm (gam) 40,5 68,6 m
Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam) 6,8 0 20,4
Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ
dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Giá trị của m là
A. 82,4. B. 85,0. C. 88,6. D. 72,4.

---------- HẾT ----------

Trang 5/5 – THPT Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông

You might also like