You are on page 1of 4

HỘI ĐỒNG THI KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 3 NĂM 2024

CỤM CÁC TRƯỜNG THPT Bài thi : KHOA HỌC TỰ NHIÊN


HUYỆN GIA LỘC Môn thi: HÓA HỌC
(Đề thi có 04 trang; 40 câu) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………...


Số báo danh:……………………………………………………………… Mã đề thi 117
- Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.
- Các thể tích khí đều đo ở đktc, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, người dân ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công
thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. thạch cao. B. phèn chua. C. vôi sống. D. muối ăn.
Câu 42: Cho Fe2O3 phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, tạo ra muối nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4 và Fe2(SO4)3. C. FeSO3. D. FeSO4.
Câu 43: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?
A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 44: Nhúng lá kim loại Zn vào dung dịch nào sau đây sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. MgCl2. B. FeSO4. C. NaCl. D. HCl.
Câu 45: Este khi trùng hợp tạo thành sản phẩm được ứng dụng để sản xuất thuỷ tinh hữu cơ là
A. metyl acrylat. B. etyl axetat. C. metyl metacrylat. D. etyl metacrylat.
Câu 46: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Số nguyên
tử hiđro trong phân tử saccarozơ là
A. 10. B. 22. C. 11. D. 12.
Câu 47: Nhỏ 1 giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch X có pH = 10 thấy xuất hiện màu
A. cam. B. hồng. C. xanh. D. vàng.
Câu 48: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. Cr2O3. B. CrO. C. CrCl2. D. Na2CrO4.
Câu 49: Kim loại nào sau đây không được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Ag. B. K. C. Cu. D. Fe.
Câu 50: Bình nóng lạnh sau một thời gian sử dụng tạo ra lớp cặn dày làm giảm lưu lượng của nước. Để
làm sạch lớp cặn trong các bình nóng lạnh, người ta có thể sử dụng dung dịch nào sau đây?
A. CH3COOH. B. Ca(OH)2. C. HNO3 đặc. D. NaOH.
Câu 51: Số nguyên tử oxi trong phân tử Gly-Ala là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 52: Khi bị kiến đốt thường bị sưng tấy hoặc ngứa là do trong vòi của con kiến có chứa axit fomic
và một số độc tố khác. Phân tử khối của axit fomic là
A. 32. B. 30. C. 46. D. 60.
Câu 53: Trước khi thi đấu các môn thể thao, các vận động viên thường xoa một ít bột magie cacbonat
dưới dạng bột màu trắng làm tăng ma sát và hút ẩm. Công thức của magie cacbonat là
A. MgCO3. B. MgO. C. MgCl2. D. Mg(HCO3)2.
Câu 54: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. Poli(vinyl clorua). B. Nilon-6. C. Polietilen. D. Polibutađien.
Câu 55: Đốt cháy dây Mg trong khí O2, thu được oxit có công thức là
A. MgO. B. MgO2. C. Mg2O3. D. Mg2O.
Câu 56: Tristearin là trieste của axit nào sau đây với glixerol?
A. Axit stearic. B. Axit panmitic. C. Axit axetic. D. Axit oleic.

Trang 1/4 - Mã đề 117


Câu 57: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được
A. natri propionat. B. ancol metylic. C. natri fomat. D. natri axetat.
Câu 58: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. Al. D. Al2(SO4)3.
Câu 59: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện màu tím. B. xuất hiện màu xanh. C. có bọt khí thoát ra. D. có kết tủa màu trắng.
Câu 60: Dung dịch HCl tác dụng với chất nào sau đây không giải phóng khí?
A. Zn. B. CuO. C. Fe. D. Mg.
Câu 61: Đốt cháy hết m gam glucozơ cần 13,44 lít khí O 2. Mặt khác, cho dung dịch chứa 2m gam
glucozơ tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a

A. 10,8. B. 21,6. C. 43,2. D. 129,6.
Câu 62: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)2 và Zn(NO3)2. B. AgNO3 và Zn(NO3)2.
C. Fe(NO3)2 và AgNO3. D. Fe(NO3) 3 và Zn(NO3)2.
Câu 63: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3.
B. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)3.
C. Cho bột Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Cho bột Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 64: Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 19,2. C. 25,6. D. 12,8.
Câu 65: Thủy phân hoàn toàn 17,6 gam este X trong môi trường kiềm, thu được m gam natri axetat và
ancol etylic. Giá trị của m là
A. 19,5. B. 19,2. C. 13,6. D. 16,4.
Câu 66: Cho 9,75 gam bột Zn tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư. Kết thúc phản ứng, thu được V
lít khí. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 6,72.
Câu 67: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nicotin là một amin rất độc, có trong cây thuốc lá.
B. Cho dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh tím.
C. Glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức, thuộc loại monosaccarit.
D. Trong y học, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
Câu 68: Cho một lượng kim loại M (hóa trị II) tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí Cl 2, thu được 4,75 gam
muối. Kim loại M là
A. Ca. B. Ba. C. Zn. D. Mg.
Câu 69: Cho a mol axit glutamic tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, cho a mol
axit glutamic tác dụng hết với dung dịch KOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,20. B. 26,76. C. 22,92. D. 28,92.
Câu 70: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, kim loại Fe được điều chế chủ yếu từ nguyên liệu là quặng hematit.
(b) Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa nước cứng tạm thời thấy xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Liti là kim loại nhẹ nhất và có ứng dụng để sản xuất pin.
(d) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), ở catot xảy ra quá trình khử ion Na+.
(e) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư thấy xuất hiện kết tủa màu xanh và có khí không màu
thoát ra.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Trang 2/4 - Mã đề 117
Câu 71: Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm
nước, giặt mau khô, được ứng dụng để dệt vải may mặc, dệt bít tất,
bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,…Trong y tế, tơ nilon-6,6 còn được
sử dụng trong chỉ khâu phẫu thuật, ống thông, chỉ nha khoa và cấy
ghép chỉnh hình.
Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit.
(b) Đặc điểm của tơ nilon-6,6 là kém bền trong môi trường axit và
kiềm.
(c) Trong công nghiệp, tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng
trùng hợp.
(d) Trong một mắt xích của tơ nilon-6,6, phần trăm khối lượng oxi là 21,23%.
(e) Nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6 là hexametylenđiamin và axit caproic.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 72: Thực hiện thí nghiệm lần lượt theo các bước sau:
- Bước 1: Cho một đinh Fe đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm.
- Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 - 5 ml dung dịch H2SO4 loãng.
- Bước 3: Gạn lấy dung dịch thu được ở bước 2 nhỏ từ từ đến dư vào ống nghiệm chứa dung dịch
KMnO4 và H2SO4 loãng.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2, thấy xuất hiện khí không màu thoát ra.
(b) Kết thúc bước 2, thu được dung dịch muối FeSO4.
(c) Ở bước 3, màu tím của dung dịch KMnO4 nhạt dần, sau đó mất màu.
(d) Ở bước 3, xảy ra phản ứng oxi hóa - khử trong đó FeSO4 là chất oxi hóa, KMnO4 là chất khử.
(e) Ở bước 3, nếu thay dung dịch KMnO4 bằng dung dịch K2Cr2O7 thì không thấy hiện tượng gì xảy ra.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Lực bazơ của anilin mạnh hơn amoniac.
(b) Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng tái chế thành nhiên liệu.
(c) Xenlulozơ và tinh bột đều được tạo thành từ các gốc fructozơ.
(d) Trong quá trình làm đậu phụ có xảy ra sự đông tụ protein.
(e) Poli(vinyl clorua) được dùng để sản xuất vỏ bọc dây điện, ống dẫn nước,…
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 74: Cho sơ đồ chuyển hóa (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):

Các chất E, F lần lượt là


A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. FeCl2, HNO3. C. FeSO4, NaNO3. D. FeCl2, Cu(NO3)2.
Câu 75: Hỗn hợp E gồm ba este X (no, đơn chức, mạch hở) và Y, Z (đều no, 2 chức, mạch hở). Cho a
mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,4 mol NaOH, thu được m gam hỗn hợp muối và 44,4 gam
hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 41,5 gam E cần dùng 28,56 lít khí O 2, thu được CO2 và
20,7 gam H2O. Khối lượng của muối (có phân tử khối lớn hơn) trong m gam hỗn hợp muối là
A. 40,2 gam. B. 20,1 gam. C. 27,2 gam. D. 54,4 gam.
Câu 76: Hỗn hợp E chứa triglixerit X và hai axit béo Y, Z. Tiến hành lần lượt các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,3M, thu được hỗn hợp
muối gồm C17H35COONa, C17H33COONa và C17H31COONa.
- Thí nghiệm 2: Cho m gam E tác dụng được tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch.
- Thí nghiệm 3: Đốt cháy hết 0,08 mol E thu được H2O và 2,22 mol CO2.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của m là
A. 18. B. 15. C. 16. D. 17.
Trang 3/4 - Mã đề 117
Câu 77: Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi H2O qua than nunɡ đỏ, thu được 1,6a mol hỗn hợp khí X
gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X vào ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp chất rắn gồm Fe 2O3 và
CuO nung nóng. Kết thúc phản ứng, thấy khối lượng chất rắn giảm 19,2 gam. Mặt khác, hấp thụ hết hỗn
hợp X vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH) 2 và 0,4 mol NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được m gam kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ đến hết dung dịch Y vào 240 ml dung dịch HCl 1M,
thấy thoát ra 3,36 lít khí CO2. Giá trị của m là
A. 35,46. B. 29,55. C. 59,10. D. 17,73.
Câu 78: Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn
xốp, hiệu suất điện phân là 100%) với cường độ dòng điện 2A. Thể tích khí sinh ra từ bình điện
phân và khối lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) t t + 2895
Thể tích khí sinh ra từ bình điện phân (lít) V V + 0,672
Khối lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (gam) 2,56 3,84
Giá trị của m là
A. 25,05. B. 15,45. C. 12,54. D. 17,05.
Câu 79: Cho hợp chất hữu cơ, mạch hở E có công thức phân tử là C 6H8O6. Biết E được tạo thành từ axit
cacboxylic và ancol. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
E + 3NaOH X + Y + Z + H2O
X + NaOH CH4 + Na2CO3
Y + 2CuO T + 2Cu + 2H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(c) Cho 1 mol chất T tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 2 mol Ag.
(d) Đốt cháy hoàn toàn Z chỉ thu được CO2 và Na2CO3.
(e) Nung nóng chất Z với hỗn hợp rắn NaOH và CaO thu được khí H2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 80: Hòa tan hết 18,56 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe và Fe 3O4 trong dung dịch chứa 0,53 mol
HCl, thu được 0,04 mol H2 và dung dịch Y chỉ chứa các muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào dung
dịch Y, sau phản ứng thu được 86,855 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 18,56 gam hỗn hợp X trong
dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối và 1,344 lít khí SO 2 (sản phẩm khử
duy nhất của S+6). Cho toàn bộ dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được kết tủa T.
Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị gần nhất của m là
A. 20. B. 86. C. 30. D. 97.

------ HẾT ------

Trang 4/4 - Mã đề 117

You might also like