You are on page 1of 5

Tên: Bùi Phước Nguyên

ID:
Môn học: Cơ Đốc Học

Yêu cầu 1: Liệt kê những điểm khác biệt trong hai bảng gia phổ đề cập trong Phúc
Âm Mathiơ và Luca

STT Bảng gia phổ trong Bảng gia phổ trong Lý do khác biệt
Phúc Âm Mathiơ Phúc Âm Luca
1 Đặt trước phần ký Đặt sau phần ký thuật Mathiơ mở đầu Phúc Âm bằng
thuật về sự giáng về sự kiện Chúa việc giới thiệu Chúa Giêxu theo
sinh của Chúa Giêxu. Giêxu giáng sinh và đúng với truyền thống Do Thái
Mục tiêu trình bày chịu báptem. trong khi Luca lại muốn nhấn
tính pháp lý trong Mục tiêu là để ghi lại mạnh đến yếu tố sứ mệnh của
dòng dõi của Chúa dòng dõi đích thực Ngài là Đấng cứu rỗi xứng
Giêxu (chứng minh của Chúa Giêxu đáng cho loài người.
Ngài là Vua và là (mang tính huyết Tính chất của hai bảng gia phổ
Đấng Mếtssia theo thống được mọi người là để phục vụ các nhóm độc giả
lời hứa trong Cựu công nhận) khác nhau.
Ước)
2 Đi xuôi chiều từ trên Đi ngược từ dưới lên, Đối chiếu I Cor 15:45-49 và
xuống, bắt đầu từ bắt đầu từ Giôsép là Giăng 1:12
Ápraham là tổ phụ cha phần xác của Mathiơ trình bày theo chiều
dân Do Thái cho đến Chúa Giêxu cho đến xuôi để phía sau Chúa Giêxu là
Mari là mẹ phần xác Ađam là con Đức chỗ trống dành ghi tên những
của Đấng Christ Chúa Trời người thuộc Đấng Christ vào.
Trong khi đó, Luca, muốn trình
bày Chúa Giêxu là điểm cuối
của dòng dõi người thứ nhất

1
(dòng dõi không chịu vâng
phục) nên vai trò của gia phổ
đó đã hoàn tất. Đức Chúa Trời
không cho phép ghi thêm tên
người nào vào đó nữa.1
3 Chia thành từng 3 Không thực hiện việc Vì viết cho độc giả Do Thái
phần bằng nhau chia nhóm theo thời nên Mathiơ đã có sự sắp xếp
tương ứng 3 thời kỳ: kỳ khéo léo để nhấn mạnh “yếu tố
• Từ Ápraham dòng dõi vua Đavít của Chúa
đến Đavít (các Giêxu. Mỗi thời kỳ trong bảng
thế hệ kế tục gia phổ Mathiơ đã được sắp
nhau để giữ một xếp khéo léo để có đủ 14 thế
giao ước) hệ. Con số 14 phát xuất từ tổng
• Từ Đa-vít đến số đếm của các phụ âm trong
khi bị lưu đày tên của vua Đavít. Tên vua
(các thế hệ kế Đavít được viết trong tiếng
tục nhau để giữ Hebrew với các phụ âm ‫ו‬ +‫ד‬
một chức vụ)
+ ‫ ד‬Giá trị số của các phụ âm
• Từ khi bị lưu
này tương ứng là 4 + 6 + 4 =
đày đến lúc
14.
Chúa giáng sinh
(các thế hệ kế
tục nhau để giữ
một đức tin)
4 Liệt kê gia phổ một Liệt kê gia phổ theo Bảng gia phổ trong Phúc Âm
cách rút gọn nên mối quan hệ huyết Mathiơ tập trung về tính thiêng
không kể tên vài khí. Cha và con trong liêng khi các thế hệ trong gia

1
Website h)ps://vietchris0an.com/sermon/reader.asp?vcid=0,4058, truy cập ngày 10/9/2023

2
người. Chữ “sanh” bản gia phổ nầy là cha phổ cùng nhau giữ một giao
trong bảng gia phổ con theo xác thịt, ước, cùng kế thừa một chức vụ,
của Mathiơ không giống như các bản gia hoặc cùng sống theo một đức
chỉ có nghĩa là “cha phổ khác trong mọi tin.
sinh ra con” nhưng xã hội thời bấy giờ. Trong khi đó, bảng gia phổ
bao hàm luôn cả ý trong Phúc Âm Luca có mối
nghĩa “tổ tiên dòng liên hệ huyết khí (hướng về
tộc” tính xác thịt thay vì tính thiêng
liêng) nên số đời và số thế hệ
nhiều hơn trong gia phổ của
Phúc Âm Mathiơ.
5 Có sự xuất hiện của Không có tên của bất Sự xuất hiện của những người
tên 4 người phụ nữ kỳ người phụ nữ nào phụ nữ (lại là những người
ngoại ban: ngoại ban) cho thấy ân điển lớn
• Bà Thama lao của Đức Chúa Trời dành
• Bà Raháp cho cả nhân loại.
• Bà Rutơ Nếu những con người tầm

• Bà Bátsêba (vợ thường với đời sống nhiều

Uri) khuyết điểm vẫn được Chúa


yêu mến và sử dụng thì tin chắc
Ngài vẫn đang làm điều đó cho
chúng ta ngày hôm nay.
6 Mathiơ ghi chép phả Luca ghi chép phả hệ Lời phán của Đức Chúa Trời
hệ của Giôsép (cha của Mari (họ hàng trong Giêrêmi 22:24, 30 cho
về mặt luật pháp của huyết thống của Chúa biết không có một người nào
Chúa Giêxu), qua Giêxu) qua Nathan là trong hậu tự của Giêchônia
Salômôn là con trai con trai Đavít. được ngồi trên ngôi vua Đavít.
Đavít.

3
Giôsép là cha của Chúa Giêxu,
đó là theo pháp lý. Tuy nhiên,
Ngài không đến từ dòng dõi
của Giôsép, hay là hậu tự của
Giêchônia.2

Yêu cầu 2: Giải thích lý do vì sao có những khác biệt này?

Sự khác biệt giữa hai bảng gia phổ chủ yếu nằm ở đối tượng độc giả của hai sách
Phúc Âm. Độc giả của Phúc Âm Mathiơ trong thời kỳ đầu tiên đa phần là những người Do
Thái chính gốc và người Do Thái cải đạo3. Thật không dễ để những con người được sanh
ra và lớn lên dưới sự dạy dỗ của Do Thái giáo có thể chấp nhận một Giêxu người Naxarét
là Đấng Mếtssia. Chúng ta có thể hình dung Hội Thánh đầu tiên phải liên tục đối diện với
những câu hỏi cần được giải đáp như: Chúa Giêxu thật sự là ai và Ngài từ đâu đến? Chúa
Giêxu có liên hệ gì với dòng dõi vua Đavít? Cuộc đời của Ngài kết nối với các lời tiên tri
trong Cựu Ước ra sao? Trong bối cảnh đó, Phúc Âm Mathiơ được viết ra để trực tiếp trả
lời những câu hỏi này.

Mathiơ bắt đầu phần trình bày của mình với bảng gia phổ. Đây là một truyền thống
vì đối với người Do Thái, bảng gia phổ mang ý nghĩa xác chứng. Tính cách xác thực của
một người dựa trên nguồn gốc của người đó. Trong lời mở đầu, Chúa Giêxu được gọi là
“con cháu Đavít và con cháu Ápraham”. Chúng ta thấy Đavít được nhắc đến trước mặc dù
ông sinh sau Ápraham. Điều này là chủ ý của Mathiơ nhằm nhấn mạnh: Chúa Giêxu thuộc
dòng dõi nhà vua. Trong Phúc Âm Mathiơ, từ lúc giáng sinh đến lúc chịu chết, Chúa Giêxu
luôn được phác hoạ như một vị vua hay con cháu của vua Đavít (2:2; 9:27; 20:30; 21:5;
27:37). Giao ước của Đức Chúa Trời với Đavít trong II Samuên 7:16 và với Ápraham trong
Sáng 12:2-3 đã trở thành hiện thực trong Chúa Giêxu - người thật sự ngồi trên “ngôi Đavít”.
Nhu vậy, Phúc Âm Mathiơ tập trung vào thông điệp: Chúa Giêxu chính là Đấng Mếtssia

2
Website h)ps://h)lvn.org/bai-63-gia-pho-cua-chua-gie-xu.html, truy cập ngày 10/9/2023
3
Jensen’s Servey Of The New Testament, Irving L.Jensen, Moody Press, 1981, pg.115

4
theo lời hứa và cuộc đời của Ngài trên đất đã ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước
một cách hoàn hảo.4

Cũng trên tinh thần này nhưng với cách tiếp cận hoàn toàn khác, Luca hướng đến
những độc giả là người ngoại ban đang sống trong cả Đế quốc La Mã rộng lớn. Đó có thể
là những người gốc Do Thái hoặc những Cơ Đốc Nhân ngoại ban. Nhóm độc giả này ít
quan tâm về nguồn gốc tổ tiên của Chúa Giêxu. Do đó, Luca tập trung nhấn mạnh thông
điệp: “Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho muôn dân”. Để làm sáng tỏ ý tưởng này,
bảng gia phổ trong Phúc Âm Luca không dừng lại ở Ápraham nhưng được mở rộng cho
đến tận Ađam là tổ phụ của cả loài người.

Thật không phải ngẫu nhiên mà Luca sắp xếp bảng gia phổ của Chúa Giêxu ngay
sau khi đề cập đến sự kiện Ngài chịu phép báptem. Khi Chúa Giêxu chịu phép báptem,
Ngài đã hoàn toàn đặt mình vào vị trí của loài người. Đây có thể xem là lời cam kết của
Chúa Giêxu với sứ mạng được Cha giao phó. Để thực hiện chương trình cứu rỗi nhân loại,
Chúa Giêxu đã trở thành người như tất cả chúng ta (Con Người) nhưng Ngài còn vượt lên
trên điều đó khi được gọi là Con của Đức Chúa Trời. Từ bảng gia phổ của Luca, chúng ta
thấy Chúa Giêxu xuất hiện một cách nổi bật như là cầu nối duy nhất giữa Đức Chúa Trời
và loài người.

Chúng ta có thể hình dung: Sự hiện diện của toàn nhân loại giống như một cái hố
và hết thảy mọi người đều bị mắc kẹt trong. Tội lỗi di truyền từ Ađam đã tước đi khả năng
leo lên khỏi cái hố này. Chúa Giêxu trở nên giống như loài người trong một phương diện:
chính Ngài đã leo xuống cái hố đó với chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta bị mắc kẹt trong hố
bởi vì sự không vâng phục của tổ phụ là Ađam; còn Chúa Giêxu ở trong hố vì sự vâng phục
Cha tuyệt đối của Ngài. Chính vì thế, Chúa Giêxu trổi hơn chúng ta. Chỉ có Ngài – Đấng
gắn bó mật thiết với Đức Chúa Cha mới xứng đáng và đủ khả năng để chúng ta bám víu và
nhờ đó được kéo lên khỏi cái hố đó mãi mãi5. Đó là ý nghĩa của sự kiện Chúa Giêxu chịu
báptem và bảng gia phổ trong Phúc Âm Luca.

4
A Survey Of The New Testament - Third Edi0on, Robert H.Gundry, Paternoster Press, 1997, pg. 162
5
The Message Of Luke, Michael Wilcock, Inter-Varsity Press, 1997, pg. 58

You might also like