You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và
hai thuộc tính của hàng hoá. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề
này.
- Khái niệm hàng hoá: Hàng hóa là sản phẩm lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Hai thuộc tính của hàng hóa.
+ GTSD CỦA HH: Là công dụng của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người (nhu cầu vật chất/tinh thần/cá nhân/tiêu dùng cho sx). VD: Gạo có giá trị sử dụng để
ăn; Xăng có giá trị sử dụng để chạy xe máy, ô tô; Bút có giá trị sử dụng để viết,...
+ GT CỦA HH: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí
để sản xuất ra hàng hóa, kết tinh trong hàng hóa.
- Khái niệm lao động cụ thể và lao động trừu tượng
+ Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp hoạt động riêng.
VD: thợ mộc dùng đục, cưa, bào ... để làm ra đồ dùng bằng gỗ nh bàn, ghế... Kết quả
của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Lao động trừu tượng: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa, không kể đến
hình thức cụ thể của nó. Các loại lao động cụ thể có điểm chung giống nhau là sự hao phí sức
óc, thần kinh và bắp thịt sau một quá trình lao động.
- Mối quan hệ: Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với
lao động sản xuất hàng hóa, Mác phát hiện ra rằng sở dĩ HH có hai thuộc tính là do lao động
của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng. Trong đó, lao
động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa; còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng
hóa.
- Ý nghĩa lý luận:
+ Là cơ sở để chỉ ra nguồn gốc của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Phát hiện này là cơ sở để Mác phân tích một cách khoa học về quá trình sản xuất giá
trị thặng dư.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Việc hiểu rõ mối quan hệ này có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất
hàng hoá và cách thức sản phẩm được tạo ra.
+ Giải thích xu hướng trong thực tế: khối lượng của cải vật chất trong xã hội ngày càng
tăng, đi kèm với đó là xu hướng lượng giá trị của một hàng hoá ngày càng giảm.
Câu 2. Phân tích lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị của hàng hóa. Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này.
* Lượng giá trị của hàng hóa
- Khái niệm lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hoá,
Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ
thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
VD: A ->áo = 2 giờ (HPLĐ cá biệt)
B -> áo = 2,5 giờ (HPLĐ cá biệt) HPLĐXHCT = 2,5 giờ
C ->áo = 3 giờ (HPLĐ cá biệt)

* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Một là: Năng suất lao động:
+ Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính= số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản
xuất ra một sản phẩm.
+ Tăng năng suất lao động dẫn đến lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm.
+ Năng suất lao động phụ thuộc vào: Trình độ khéo léo của người lao động; Mức độ
phát triển khoa học công nghệ và khả năng ứng dụng vào sản xuất; Sự kết hợp xã hội của tư
liệu sản xuất; Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; Các điều kiện tự nhiên.
Khi đề cập đế năng suất lao động, chúng ta cũng đề cập đến cường độ lao động.
+ Khái niệm: cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao
động trong sản xuất.
+ Tăng cường độ lao động -> tổng số sản phẩm tăng -> thỏa mãn tốt nhu cầu xã hội.
+ Tăng cường độ lao động -> lượng giá trị trong 1 đơn vị | hàng hóa không đổi.
+ Cường độ lao động phụ thuộc vào: Thể chất; Sức khỏe; Tâm lý; Trình độ tay nghề
thành thạo; Công tác tổ chức; Kỷ luật lao động
Hai là: Tính chất phức tạp của lao động
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải đào tạo một cách có hệ thống, chuyên
sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng vẫn có thể làm được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏa phải qua đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu
cầu của những nghề nghiệp chuyên môn mới có thể làm được.
Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra lượng giá trị lớn hơn lao
động giản đơn. Đây là cơ sở lý luận để xác định mức thù lao cho các loại lao động khác nhau
trong thực tế.
* Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề
- Chủ doanh nghiệp không ngừng ứng dụng khoa học công nghệ, hợp lý hóa sản xuất
nhằm tăng năng suất lao động
- Người sản xuất phải đổi mới, sáng tạo nhằm giảm HPLĐ cá biệt chiếm lợi thế trong
cạnh tranh.
- Trong điều kiện chưa thể tăng năng suất lao động thì việc tác động vào tâm lý, ý thức
của người lao động để tăng cường độ lao động cũng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra nhiều
của cải, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Đẩy mạnh giáo dục đào tạo nhằm hình thành một đội ngũ lao động có trình độ chất
xám cao (lao động phức tạp), tạo cơ sở cho tăng năng suất lao động.
Câu 3. Phân tích nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị trong nền kinh
tế thị trường. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này.
* Vị trí: Quy luật giá trị chính là quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất và việc lưu
thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và ảnh hưởng
của quy luật giá trị.
* Nội dung quy luật giá trị: sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của
nó, tức hao phí lao động xã hội cần thiết, cụ thể :
+ Người sản xuất: muốn bán được hàng hóa thì hao phí lao động cá biệt của một hàng
hóa phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết của nó. Muốn vậy, họ phải luôn tìm
cách hạ thấp giá trị cá biệt ngang bằng hoặc nhỏ hơn lượng giá trị xã hội.
+ Trong trao đổi: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở,
không trao đổi theo giá trị cá biệt.
+ Cơ chế hoạt động và phát huy tác dụng của quy luật giá trị là thông qua sự vận động
của giá cả thị trường xoay quanh giá trị, dưới tác động của quan hệ cung cầu. Trong thực tế
người sản xuất và trao đổi hàng hóa không hề biết tác động quy luật giá trị, họ chỉ dựa vào giá
cả thị trường và hoạt động tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
* Tác động của quy luật giá trị
Thứ nhất, Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết sản xuất:
+ Khái niệm điều tiết sản xuất: Là quá trình điều hóa, phân bổ các yếu tố sản xuất từ
ngành ngày sang ngành khác, từ nơi này sang nơi khác.
+ Kết quả: các yếu tố sản xuất dịch chuyển làm cho ngành này mở rộng, ngành kia bọ
thu hẹp.
- Điều tiết lưu thông:
+ Khái niệm điều tiết lưu thông: là quá trình lưu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến
các thị trường tiêu thụ, từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao
+ Kết quả: Góp phần làm cho giá cả hàng hóa giữa các vùng miền được cân bằng, đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nhằm tăng năng suất lao
động.
Trên thị trường hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có giá trị cá
biệt nhỏ hơn giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Để làm được điều này, người sản
xuất, kinh doanh phải tìm cách hạ thấp giá trị cá biệt so với giá trị xã hội, thông qua các biện
pháp làm tăng năng suất lao động như cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới
phương thức quản lý, nâng cao tay nghề, thực hành tiết kiệm… Trong kinh tế thị trường ai
cũng làm như vậy, kết quả là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã
hội tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống…
Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành người giàu và người nghèo.
- Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình độ
năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nên
giàu có.
- Những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ
lạc hậu... thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến
phá sản, thậm chí phải đi làm thuê.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm giảm hao phí lao
động cá biệt trong quá trình sản xuất, góp phần giảm giá trị hàng hóa để giảm giá cả hàng hóa
trên thị trường nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
- Mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội.
- Chính phủ có những biện pháp điều tiết, hỗ trợ để góp phần giảm thiểu tình trạng phân
hóa giầu nghèo trong xã hội, thúc đẩy xã hội công bằng, dân chủ.
- Tôn trọng quy luật kinh tế khách quan trong quá trình điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Câu 4. So sánh hai thuộc tính của hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao
động. Vì sao trong cơ cấu giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những
tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi con của người lao động?
1. Khái niệm hàng hóa, khái niệm sức lao động
2. So sánh hai thuộc tính của hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động
* Giống nhau:
- Chúng đều được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Chúng đều chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động nghĩa là khi con người sử
dụng hay tiêu dùng.
* Khác nhau:

Hàng hoá thông thường Hàng hoá sức lao động

+ Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công + Giá trị sử dụng là quá trình tiêu dùng hàng
dụng của sản phẩm, có thể thoả mãn nhu cầu hóa sức lao động đồng thời lại sản xuất ra
nào đó của con người. một loại hàng hóa mới nào đó có giá trị lớn
hơn giá trị sức lao động, là nguồn gốc tạo ra
giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.
+ Giá trị hàng hóa sức lao động được đo
+ Giá trị hàng hoá: là lao động xã hội của lường bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt
người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao
hoá động, đồng thời khác ở chỗ bao hàm cả yếu
tố tinh thần, lịch sử, phụ thuộc vào điều kiện
địa lý, khí hậu của mỗi nước.

3. Trong cơ cấu giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu
sinh hoạt cần thiết để nuôi con của người lao động
Trong cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm cả giá trị những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người công nhân là để đảm bảo yêu cầu tái sản
xuất sức lao động về mặt xã hội. Bởi trong suốt quá trình lao động, bên cạnh tư liệu sản xuất
để nuôi sống bản thân, người công nhân còn phải nuôi con cái để thay thế sức lao động của
chính mình một khi công nhân không còn khả năng lao động, đồng thời tái sản xuất sức lao
động cho xã hội.
Câu 5. Phân tích quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Căn cứ và ý nghĩa
phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động?
1. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản
1.1. Tuần hoàn tư bản
- Khái niệm tuần hoàn tư bản
+ Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba
hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa) gắn với thực hiện
những chức năng tương ứng (chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất giá trị thặng dư, sản
xuất giá trị thặng dư, thực hiện giá trị tư bản và giá trị thặng dư) và quay trở về hình thái ban
đầu cùng với giá trị thặng dư.
+ Công thức chung của tuần hoàn tư bản là:
SLĐ
T–H … SX … H’ – T’
TLSX
+ Qua công thức này càng thấy rõ hơn nguồn gốc giá trị thặng dư được tạo ra trong sản
xuất và do hao phí sức lao động của người lao động chứ không phải do mua rẻ bán đắt mà có.
* Chu chuyển của tư bản
 Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên
lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
 Chu chuyển tư bản được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển
tư bản.
+ Thời gian chu chuyển tư bản là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được ứng ra
dưới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng
dư. Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Trong đó,
thời gian sản xuất bằng thời gian lao động + tời gian gián đoạn lao động + thời gian dự trữ.
Thời gian lưu thông bằng thời gian mua + thời gian bán hàng hóa.
+ Tốc độ chu chuyển tư bản là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình thái
nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một đơn vị thời
gian nhất định.
 Nếu ký hiệu số vòng chu chuyển tư bản là n, thời gian của 1 năm là CH, thời gian của
1 vòng chu chuyển là ch, thì tốc độ chu chuyển của từng bộ phận tư bản được tính như sau: n
= CH/ch.
2. Căn cứ và ý nghĩa của việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động
- Căn cứ: Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là dựa vào
phương thức chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất hay dựa vào
tính chất chu chuyển của tư bản.
- Ý nghĩa của việc phân chia:
+ Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động tuy không phản ánh nguồn gốc sinh
ra giá trị thặng dư nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức sản xuất và kinh doanh. Nó
là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách có hiệu quả cao
+ Giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của
tư bản.
+ Sử dụng tư bản có hiệu quả nhất, tăng được khối lượng giá trị thặng dư…
Câu 6. Phân tích đặc trưng về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tại sao thành phần kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo?
1. Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
* Quyền sở hữu
- Khái niệm: Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái
sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động
tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một d9ie52u kiện lịch sử nhất
định.
- Sở hửu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý :
+ Về nội dung kinh tế : Sở hữu biểu hiện ở khía cạnh những lợi ích, trước hết là những
lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu sẽ được thụ hưởng khi xác định đối tượng sở hữu đó thuộc
về mình trước các quan hệ với người khác.
+ Về nội dung pháp lý : Sở hữu thể hiện những quy định mang tính pháp lý về quyền
hạn, nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.
+ Nội dung kinh tế và nội dung pháp lý của sở hữu thống nhất biện chứng trong một
chỉnh thể. Nội dung pháp lý là phương thức để thực hiện lợi ích một cách chính đáng và hợp
pháp, nội dung kinh tế làm cho nội dung pháp lý có giá trị hiện thực.
* Thành phần kinh tế
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
- Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền
kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời thực hiện sự liên kết giữa các loại hình sở hữu sâu rộng ở cả
trong và ngoài nước.
- Mỗi thành phần kinh tế đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống
nhất, đều bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển, cùng hợp tác và cạnh tranh
lành mạnh.
2. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Kinh tế nhà nước đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, có
khả năng nêu gương, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác trong việc tăng năng suất, chất
lượng, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
- Các doanh nghiệp nhà nước – bộ phận quan trọng nhất của kinh tế nhà nước giữ vai
trò then chốt trong nền kinh tế quốc dân, nắm những khâu, những ngành trọng yếu của nền
kinh tế.
Câu 7. Cách mạng công nghiệp là gì? Nêu đặc trưng của cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và vai trò của cách mạng 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam?
 Khái niệm: Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình
độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong
quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội
cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến
những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ vào đời sống xã hội.
 Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: là sự liên kết thế giới thực
và ảo, để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ
mới có tính đột phá về trí tuệ nhân tạo AI, IoT, Big data, in 3D…
 Vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Một là, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
+ Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã có những tác động vô cùng to lớn đến
sự phát triển của lực lượng sản xuất của các quốc gia, tác động mạnh mẽ tới quá trình điều
chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố trong lực lượng sản xuất.
+ Những đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm mất đi những lợi thế sản
xuất truyền thống, đặc biệt là từ các nước đang phát triển như nhân công rẻ, dồi dào hay sở
hữu nhiều tài nguyên.
Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất.
+ Sự biến đổi về sở hữu tư liệu sản xuất. Dưới tác động của cách mạng khoa học công
nghệ buộc các nước phải điều chỉnh chế độ sở hữu, thực hiện đa dạng hóa sở hữu, lấy sở hữu
tư nhân làm nòng cốt đồng thời phát huy sức mạnh và ưu thế tối đa của sở hữu nhà nước và
khu vực kinh tế nhà nước.
+ Tổ chức, quản lý kinh doanh cũng có sự thay đổi to lớn. Việc quản lý quá trình sản
xuất của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, thông qua ứng dụng các công nghệ như
internet, trí tuệ nhân tạo, mô phỏng, robot…từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng
nguồn nguyên liệu và năng lượng mới hiệu quả giúp nâng cao năng suất lao động và định
hướng lại tiêu dùng.
+ Về phân phối. Cách mạng công nghiệp mà nhất là cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc
đẩy nâng cao năng suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện
cuộc sống của người dân, làm cho việc phân phối và tiêu dùng trở nên dễ dàng và nhanh
chóng, làm thay đổi đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, nó lại có tác động tiêu cực đến
việc làm và thu nhập. Phân hóa thu nhập và nạn thất nghiệp sẽ gay gắt hơn là nguyên nhân
chính dẫn đến sự gia tăng sự bất bình đẳng
Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
+ Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ có sự thay đổi nhanh chóng để thích
ứng với sự phát triển của công nghệ mới, hình thành hệ thống tin học hóa trong quản lý và
“chính phủ điện tử”.
+ Thể chế quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp cũng có những biến đổi lớn với
việc sử dụng công nghệ cao để cải tiến quản lý sản xuất, thay đổi hình thức tổ chức doanh
nghiệp.
+ Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều
hành của nhà nước thông qua hạ tầng số và internet. Bộ máy hành chính nhà nước vì vậy phải
cải tổ theo hướng minh bạch và hiệu quả.
+ Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều
hành của doanh nghiệp theo hướng thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị và cung ứng hàng hóa
dịch vụ theo cách mới, bắt nhịp với không gian số.
Câu 8. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Phân tích tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Là sinh viên, anh/chị hãy cho biết
bản thân nên làm gì để góp phần phát huy tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc
tế?
1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết
nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các
chuẩn mực quốc tế chung.
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam
a. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
* Tạo điều kiện để mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nước.
 Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát
triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong
phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.
 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao
hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong
nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ
hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.
 Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị
trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận
với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được
thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với
giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm
kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt
hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát
triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước.
* Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học
công nghệ quốc gia.
 Tạo khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông
qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao khoa học công nghệ.
* Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhâp của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh -
quốc phòng
 Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề để hội nhập văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu
những giá trị tinh hoa của thế giới.
 Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện
để cải cách toàn diện nhà nước.
 Tạo điều kiện để mỗi nước tìm một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao vai
trò, uy tín và vị thế quốc tế.
 Giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình ổn định khu vực và quốc tế.
b. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
 Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp
và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu
quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội.
 Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia
vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn
lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.
 Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro
cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách
giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.
 Các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên,
nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi
giá trị toàn cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi rác công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn
tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao.
 Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước,
chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định
trật tự, an toàn xã hội.
 Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt
Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
 Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu,
tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…
3. Liên hệ bản thân
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...

You might also like