You are on page 1of 3

TRÀNG GIANG

Đề 1: Cảm nhận của anh( chị) đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Tràng Giang”
của Huy Cận: “Sóng gợn tràng giang…….sông dài trời rộng”
Huy Cận là một nhà thơ gắn liền với phong trào thi ca cách mạng Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông mang nổi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh
đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: “Lửa thiêng”, “Vũ trụ
ca… Nhưng sau cách mạng tháng Tám, thơ ông lại mang một màu sắc mới, thơ
ông chủ yếu hướng tới cuộc sống và con người, thiên nhiên, tiêu biểu với những
tác phẩm như: “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”… Và một trong những tác
phầm không thể không kể đến đó là tác phầm “Tràng Giang” được trích từ tập “
Lửa Thiêng”, bài thơ gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng lại chất chứa một nỗi
buồn ảm đạm, ẩn dụ cho một kiếp người nhỏ bé, trôi nổi giữ dòng đời vô định.

Với nhan đề “ Tràng Giang” có nghĩa là “ sông dài” đã gợi cho người đọc
một không gian mênh mông, không bến bờ. “Tràng Giang” hai câu từ vừa mang
sắc thái cổ điển trang nhã, lại vừa gợi liên tưởng cho người đọc về dòng “Trường
giang” trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, nhưng ẩn
chứa sau cái mênh mông đó lại là nỗi ưu tư, nỗi buồn của một kiếp người nhỏ bé
giữa cái vũ trụ bao la, mênh mông.

Tiếp đến là câu đề từ chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả
bài: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài". Đứng trước cảnh "trời rộng", "sông
dài" lại khiến cho lòng người dấy lên tình cảm "bâng khuâng" và nhớ. Từ láy
"bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ
tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt
gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Với bốn câu thơ đầu tiên mở đầu cho bài thơ đã hiện lên rõ mồn một được không
gian thiên nhiên mênh mông và sự buồn ảm đạm. Hai từ láy nguyên "điệp điệp",
"song song" ở cuối hai câu thơ tạo thêm cho người đọc có được không gian mênh
mông, bát ngát và mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Sóng thường rất dữ
dội, nhưng trong thơ của Huy Cận thì “ sóng gợn” tạo cảm giác cho người đọc cảm
nhận được nỗi buồn kết hợp với “ điệp điệp” càng làm cho người đọc thấy được
nỗi buồn đó vô cùng lớn, cứ nối tiếp nhau mãi không hết. Hình ảnh con thuyền ở
đây cũng chính là một hình ảnh ẩn dụ cho con người, sự dịch chuyển lặng lẽ, “
song song” giống như thân phận của mỗi người luôn luôn trôi nổi giữa dòng không
biết đi đâu về đâu. Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người
cũng đầy ăm ắp trong lòng

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thế mà tác giả lại thấy thuyền và nước đang chia
lìa, xa cách "thuyền về nước lại", nghe sao đầy xót xa.Chính lẽ vì thế mà gợi nên
trong lòng người nỗi "sầu trăm ngả". Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy
đủ nhất qua câu thơ đặc sắc: "Củi một càng khô lạc mấy dòng". Huy Cận đã khéo
dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chọn lọc, thể hiện nổi cô đơn, lạc lõng
trước vũ trụ bao la. "Một" gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, "cành khô" gợi sự khô héo, cạn
kiệt nhựa sống, "lạc" mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên "mấy dòng"
nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình
ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy
trống vắng, đơn côi.

Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, bằng những ngôn từ những hình tượng hết sức
gần gữi với cuộc sống của mọi người, làm cho người đọc thấu hiểu và cảm nhận
được không gian mênh mông bao la, và nỗi buồn vô định trong lòng người ẩn chứa
trong bức tranh thiên nhiên hung vỹ

Và nỗi lòng đó dần đần được mở ra, đưa người đọc dần dần khám phá tìm hiểu

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.”

Hai từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ
đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. Giữa khung cảnh “lơ thơ”, “cồn nhỏ”, gió thì
“đìu hiu”, một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, cùng với sự ít ỏi cô độc khiến cho
con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ
chiều". Khi nhắc đến khung cảnh chợ, mọi người thường gợi nhớ đến sự nhộn nhịp
tấp lập người buôn người bán, nhưng ở đây Huy Cận lại lựa chọn khung cảnh là
chợ chiều, khiến cho mọi người thấy được sự yên lặng, vắng vẻ.

“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

“Nắng xuống, trời lên” gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, nhưng vẫn gợi
cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại bị tách bạch khỏi nhau. Hình ảnh “sâu chót
vót” là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện
đại. Đồng thời, điều đó cho thấy nỗi buồn của nhà văn không chỉ dừng lại ở thiên
nhiên xung quanh mà còn gửi lên đến tận trời cao. Hình ảnh “ sông dài”, “ trời
rộng”, “ bến cô liêu” cho thấy được không gian bao la của mênh mông, và sự cô
đơn lẻ loi của sự vật trước cái cảnh tượng mênh mông đó. Bằng nghệ thuật so sánh,
tác giả đã khiến cho người đọc không chỉ thấy nỗi buồn của cảnh vật xung quanh
mà nó còn là cảnh vật của lòng người. Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh
xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang
chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng
những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu.

Như vậy, bằng những nét chấm phá tả cảnh thiên nhiên bằng những biện
pháp so sánh, tu từ độc đáo đã làm lên không gian bao la bát ngàt của thiên nhiên
cùng với nỗi buồn sâu thăm cho những kiếp người. Nhưng giữa thiên nhiên và còn
người trong thơ Huy Cận lại rất hòa hợp và đan quyện vào nhau làm an chảy trái
tim của người đọc. Điều này, cho thấy được rằng sự tài tình qua các dùng từ, sự
cảm nhận của thiên nhiên bằng đôi mắt rất tinh tế, sự bày tỏ lòng mình một cách
chân thực đã đem đến cho người đọc một tâm trạng hết sức đồng cảm. Qua đó, nhà
thơ Huy Cận còn bày tỏ tình yêu quê hương đất nước con người của chính bản thân
ông.

You might also like