You are on page 1of 15

Bệ thử phanh

Băng thử gồm: Băng thử, tủ điều khiển, bảng chỉ thị, máy in và các thiết bị điện
khác.
a. Băng thử:

Hình 1: Nguyên lí cấu tạo bệ thử phanh


1. Xe thử 2.Bệ thử 3. Bánh xe 4,5. Các con lăn 6. Truyền động xích
7. Hộp giảm tốc 8. Động cơ điện cân bằng 9. Cảm biến đo lực
Gồm hai băng giống nhau, đặt bên trái và bên phải, giữa chúng có hầm dùng để
kiểm tra ô tô. Dưới hầm có lắp bộ chuyển đổi áp suất dùng để kiểm tra áp suất của hệ
thống phanh khí nén và áp suất khí nén khi phanh. Mỗi bên băng thử gồm 2 con lăn,
chúng được dẫn động bằng động cơ điện, bề mặt con lăn rất nhám.
Khi đo lực phanh, bánh xe nằm trên hai con lăn. Trên băng thử có gắn cảm biến
đo lực phanh và các cảm biến cân trọng lượng ô tô đặt ở bốn góc. Ngoài ra còn có một
trục ru lô nhỏ nằm giữa hai con lăn. Trên nó có cảm biến xác định độ trượt của bánh xe
và công tắc an toàn. Mục đích của công tắc an toàn là không cho khởi động băng thử khi
không có ô tô nằm trên băng thử.
b. Tủ điều khiển:
Tủ có công tắc nguồn, công tắc chọn chế độ đo (điều khiển bằng tay, tự động, qua
remote), các thiết bị điện tử để đo lực phanh, cân trọng lượng ô tô và xuất dữ liệu đo ra
máy in . . . Ngoài ra trên mặt trước tủ còn lắp màn hình hiển thị trạng thái làm việc của
băng thử như: Các đèn trạng thái, đồng hồ hiển thị giá trị lực phanh, trọng lượng ô tô …
c. Máy in:
Máy in dùng để in kết quả của quá trình đo. Máy in được gắn trên tường gần
cabin. Ngoài ra còn có các thiết bị điện khác được bố trí trên tầng hai.
1.4.2.2 Nguyên lý đo lực phanh
Băng thử phanh dựa trên nguyên lý đo moment phanh thông qua việc đo moment ngược
trên động cơ điện. Khi đo chúng ta đặt hai bánh xe (1 cầu) của ô tô lên giữa hai con lăn. Con lăn
này được dẫn động bằng động cơ điện, và quay theo chiều hướng tới của ô tô với tốc độ 2-6
km/h.
Khi người lái đạp phanh, lực phanh tạo ra lực cản lên con lăn truyền tới rotor của động cơ
điện. Moment ngược làm cho startor động cơ điện dịch chuyển, vỏ động cơ điện dịch chuyển
theo. Khi vỏ động cơ điện dịch chuyển thông qua cơ cấu tay đòn sẽ tác dụng một lực lên cảm
biến đo lực phanh. Cảm biến này sẽ chuyển thành tín hiệu điện và đưa tín hiệu này tới bộ xử lý
và hiện thị giá trị lực phanh đo được trên màn hình.
1.4.2.3 Thông số kỹ thuật bệ thử phanh
Tải trọng lớn nhất: Chiều rộng nhỏ nhất:
Chiều rộng lớn nhất: Giá trị hiển thị:
Đường kính ruller: Khoảng cách giữa các rulo:
Tốc độ băng thử: 2,3-6km/h
Công suất:
Điện áp hoạt động: 400v, 3 pha
Kích thước băng thử: Kích thước cabin:
Trọng lượng băng thử:
Công suất: ….Tấn/trục
Lực phanh: 2000N-10.000N/bánh xe
Hiển thị số: điện tử/analog
Bộ nâng xe bằng khí nén cho xe ra vào thiết bị dễ dàng và bảo vệ thiết bị: có
Lắp bảo vệ quả ruller cho phép xe đi qua
Cân chỉnh đinh kỳ theo tiêu chuẩn đăng kiểm
Đảm bảo tiêu chuẩn đăng kiểm Việt nam
Áp lực khí nén: 6-8Bar
Điện áp: 380V/50Hz
1.5 TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
1.5.1 Chuẩn bị thí nghiệm
1. Kiểm tra tổng quát ô tô.
2. Kiểm tra tổng quát băng thử phanh.
3. Kiểm tra thiết bị đo
4. Kiểm tra các vấn đề an toàn và bảo hộ lao động.
1.5.2 Đo lực phanh ở chế độ bằng tay
1. Bật công tắc nguồn cho băng thử trên tầng hai.
2. Bật công tắc nguồn trên tủ điều khiển của bệ thử và đợi cho tới khi đèn trên cabin
ngừng chớp tắc, bật công tắc máy in.
3. Chọn chế độ đo
4. Lái ô tô vào băng thử. Khi đó đèn tín hiệu sáng. Lúc này ta có thể ghi được trọng
lượng của cầu và trọng lượng tác dụng lên bánh xe bên trái và bên phải Chú ý:
 Trong quá trình thử không được phép đứng trên ruller hoặc trên băng thử.
 Trước khi lái ô tô vào băng thử, phải kiểm tra tình trạng bánh xe có bị cắt,
đá còn dính trên bánh xe và áp xuất bánh xe . . .
 Khi lái ô tô vào băng thử phải thẳng góc với băng thử, lái ô tô vào băng thử
phải từ từ để tránh những va đập không cần thiết.
5. Kim đồng hồ chỉ giá trị đo là MIN (giá trị nhỏ nhất) khi motor quay mà không đạp
phanh ô tô. Khi đạp bàn đạp phanh trên ô tô, kim đồng hồ sẽ chỉ giá trị lực phanh.
Người lái gia tăng lực phanh một cách từ từ cho tới mức tối đa. Nếu độ trượt giữa
bánh xe và con lăn lớn hơn 25% thì motor con lăn dừng ngay lập tức và kim chỉ
giá trị đo vẫn giữ ở giá trị đo cuối cùng (là lực phanh lớn nhất Pmax).
6. Ghi giá trị lực phanh, khi bắt đầu phanh ta nhấn nút
Chú ý: Khi sử dụng máy in, nếu lực phanh quá nhỏ, con lăn vẫn không
ngừng vì vậy máy in không in được.

Bệ thử giảm chấn

1. Động cơ tạo rung động


2. Bộ phận lò xo tạo rung
3. Bề mặt đặt bánh xe
4. Cảm biến hành trình
5. Cảm biến khối lượng
Nguyên lý đo:

Thiết bị kiểm tra giảm chấn được thiết kế để kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ
thống treo của xe. Thiết bị kiểm tra được trang bị với hai hệ thống tạo rung hoạt động độc
lập được dẫn động bởi hai mô tơ điện. Khi mô tơ hoạt động hệ thống sẽ tạo ra rung động
với biên độ và tần số không đổi tác động lên hệ thống treo của xe đầu tiên là bên trái sau
đó là bên phải. Sau khi mô tơ tạo rung ngừng tác động, khả năng dập tắt dao động của
từng bên sẽ được ghi nhận và hiển thị trên màn hình.
Song song trong suốt quá trình đo, trọng lượng của cầu xe được xác định trong mối
liên hệ với các giá trị đo phản ánh trạng thái dao động, khả năng hấp thu dao động của hệ
thống treo bên trái và bên phải. Các kết quả đo này sẽ được hiển thị trên bảng hiển thị
đồng thời có thể được in ra khi kết nối với máy tính.
Quy trình đo:
1. Chuẩn bị
Bật công tắc chính (số 7). Các màn hình hiển thị số “88”. Sau khi quá trình khởi động và
tự kiểm tra kết thúc, tất cả các màn hình hiển thị “00”
Lái xe vào bệ kiểm tra với cầu trước nằm trên bệ.
Chú ý: Cần phải lái xe vào bệ một cách thận trọng sao cho xe thật thẳng tâm với bệ
(Thân xe vuông góc với bệ và bánh xe bên trái và bên phải cách đều hai mép ngoài của
bệ). Không được ngắt hoạt động của bệ khi hệ thống tạo rung còn đang hoạt động.
Điều này có thể gây hư hỏng cho thiết bị kiểm tra hoặc hư hỏng cho hệ thống treo của xe.
Không lái xe ra khỏi bệ trong khi đang kiểm tra.
2. Quá trình đo
Cân trọng lượng cầu xe
Khi xe đỗ đúng cân đối trên bệ đèn báo H9 (số 6) sẽ sáng xanh. Khi này màn hình
hiển thị bên trái và bên phải sẽ hiển thị giá trị trọng lượng cầu xe phân bố về mỗi bánh xe
tương ứng. Sau khoảng vài giây (Màn hình hiển thị độ lệch (số 1) sẽ đếm ngược) mô tơ
bên trái bắt đầu hoạt động và đèn báo H8 (số 2) bật sáng với màu vàng. Quá trình kiểm
tra luôn luôn được bắt đầu với hệ thống treo của bánh xe bên trái.
Mô tơ bên trái chạy cùng với tấm rung sẽ tạo ra một tần số dao động khoảng 25Hz
(bằng dẫn động lệch tâm) tác dụng lên hệ thống treo của bánh xe bên trái.
Đo biên độ dao động lớn nhất
Sau khoảng 6 giây chạy liên tục mô tơ sẽ dừng và hệ thống tạo rung sẽ bị dập tắt từ
từ. Trong xuốt quá trình dập tắt dao động này một dao động cộng hưởng sẽ xuất hiện, đó
chính là biên độ dao động lớn nhất. Khi phần mềm đã xác định được biên độ dao động
cộng hưởng lớn nhất nó sẽ kết thúc thời gian đo. Biên độ dao động được hiển thị ở màn
hình bên trái (số 4).
Khoảng 5 giây sau đó mô tơ bên phải sẽ bắt đầu hoạt động; đèn báo H10 (số 3) sẽ
bật sáng với màu vàng. Sau quá trình đo cộng hưởng, biên độ dao động lớn nhất được
hiển thị với đơn vị đo AE (đơn vị đo biên độ) trên màn hình hiển thị bên phải (số 5).
Sau khi quá trình kiểm tra bên phải kết thúc, lúc này cả hai màn hình hiển thị bên
phải và bên trái đã hiển thị giá trị biên độ dao động. Còn màn hình trung tâm sẽ hiện thị
sự sai lệch về biên độ dao động giữa bên trái và bên phải
Đo hiệu suất
Sau khoảng một vài giây các màn hình hiển thị chuyển từ hiển thị biên độ dao
động sang hiển thị hiệu suất theo % (hoặc khả năng hấp thụ dao động, khả năng dập tắt
dao động)
Bệ thử công suất:

1. Động cơ điện
2. Phanh từ
3. Cảm biến mommen
4. 5. 6. 7. Con lăn
8. 9. Cảm biến vận tốc
10. bu lông khí

Nguyên lý đo:
Khi đo công suất: bánh xe nằm trên con lăn 4567. Trên băng thử gắn các cảm biến đo vận
tốc và momen. Giữa hai con lăn có bu lông khí nâng lên để xe ra vào bệ thử, hạ xuống để
tiến hành thử.
TH1: Động cơ 1 hoạt động để truyền ngược momen từ bánh xe lên trên ô tô
TH2: Ta truyền công suất từ trên ô tô xuống bằng cách đạp ga. Công suất được thu vào
phanh từ vào cảm biến momen để đo công suất.
Tiến hành thí nghiệm:
B1: Bật công tắc nguồn và chọn chế độ đo
B2: Lái ô tô vào bằng thử, trước đó phải bật bu lông khí. Khi ô tô lên băng thử ổn định
mới tắt bu lông khí và tiến hành đo (cố định xe)
B3: Đo công suất theo 2 bước trên bằng các số liệu thông qua bảng chỉ thị
B4: Xử lý kết quả đo, cho xe ra ngoài và kết thúc bài thí nghiệm.

You might also like