You are on page 1of 3

BÀI THU HOẠCH NGOẠI CƠ SỞ

Trình bày về một mặt bệnh ngoại khoa


Viêm ruột thừa

I. Sinh lý bệnh
- Viêm ruột thừa gây ra do nhiễm khuẩn trong lòng ruột thừa bị bít tắc, Sự quá sản tổ chức
lympho ở thành ruột thừa là nguyên nhân chính gây bít tắc. Ngoài ra có thể gặp các
nguyên nhân gây tắc khác: sỏi phân, ký sinh trùng, các dị vật….
- Khi lòng ruột thừa bị tắc gây ứ đọng dịch tiết dẫn tới tăng áp lực trong lòng ruột thừa, ứ
trệ tuần hoàn, vi khuẩn phát triển chuyển chất tiết thành mủ. Giai đoạn đầu quá trình này
gây viêm, phù thành ruột thừa và có những nốt loét ở niêm mạc ruột thừa. Nếu tiếp tục
phắt triển, quá trình viêm càng làm tăng áp lực dẫn tới ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch và thiếu
máu nuôi dưỡng. Vi khuẩn phát triển ra thành ruột thừa. Giai đoạn này là viêm ruột thừa
mủ
II. Triệu chứng
1.1 Triệu chứng cơ năng
- Đau âm ỉ vùng hố chậu phải, lúc đầu có thể ở vùng trên rốn hay vùng quanh rốn rồi khu
trú ở vùng hố chậu phải
- Nôn, buồn nôn là dấu hiệu hay gặp nhất ở trẻ em
- Rối loạn tiêu hóa như chán ăn, táo bón, ỉa chảy cũng có thể gặp
- Bệnh nhân thấy người mệt mỏi, sốt
1.2 Triệu chứng toàn thân
- Sốt 37m5 – 38 độ.
- Hội chứng nhiễm khuẩn: vẻ mặt hốc hác môi khô, lưỡi bẩn.
1.3 Triệu chứng thực thể
- Phản ứng thành bùng: Khi khám nhẹ nhàng vùng hố chậu phải, thấy cơ thành bụng vùng
này căng hơn những vùng khác của ổ bụng, càng ấn sâu xuống cảm giác co cơ càng tăng,
bệnh nhân đau phải nhăn mặt hay đẩy tay bác sĩ ra.
- Các điểm đau:
+ Điểm Mac Burney: ở giữa đường nối gai chậu trước trên đến rốn
+ Điểm Lanz: nơi nối giữa 1/3 phải và 2/3 trái đường liên gai chậu trước trên
+ Điểm Clado: là nơi gặp của đường liên gai chậu trước trên và bờ ngoài cơ thẳng to
phải.
- Dấu hiệu co cứng thành bụng vùng hố chậu phải thường là dấu hiệu của giai đoạn ruột
thừa viêm tiến triển muộn
- Tăng cảm giác da vùng hố chậu phải: bệnh nhân rất đau khi mới chạm vào vùng này, gặp
ở 1 số ít bệnh nhân.
- Dấu hiệu Blumberg: bệnh nhân đau khi thầy thuốc đột ngột bỏ tay đang đề ở vùng hố
chậu phải
- Dấu hiệu Rovsing: bệnh nhân đau bên phải khi đẩy dồn hơi trong đại tràng từ bên trái
sang bằng cách ép vào vùng hố chậu trái
- Thăm trực tràng hay thăm âm đạo ở phụ nữ thấy thành trực tràng hay bờ phải túi cùng âm
đạo đau
III. Cân lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu: bạch cầu tăng trên 10000/mm3, chủ yếu là bạch cầu đa nhân
trung tính. Tuy nhiên bạch cầu không tăng song song với mức độ tổn thương ruột thừa,
một số bệnh nhân nhất là người già số lượng bạch cầu có thể hoàn toàn bình thường
- Xquang: chụp bụng không chuẩn bị không cho thấy dấu hiệu gì đặt biệt. Riêng ở trẻ nhũ
nhi, dấu hiệu viêm ruột thừa muộn được phát hiện qua phim chụp bụng không chuẩn bị
với hình ảnh nhiều mức hơi nước của các quai ruột non tập trung ở hố chậu phải
- Siêu âm: Có thể thấy ruột thừa to, có dịch ruột thừa nhưng chưa có những tiêu chuẩn rõ
rang và chưa được áp dụng rộng rãi.
- Soi ổ bụng chẩn đoán trong trường hợp khó, nhất là phụ nữ để phân biệt với các bệnh phụ
khoa.
- Chụp Barit bằng thụt: bình thường, ruột thừa có thể chứa đầy Barit khi thụt. Nếu ruột
thừa bị viêm hoặc tắc, Barit sẽ không đi qua được và đó là dấu hiệu để chẩn đoán viêm
ruột thừa cấp. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể giúp chẩn đoán phân biệt với một
số bệnh có thể nhầm với viêm ruột thừa cấp như ung thư đại tràng, viêm đại tràng co thắt,
viêm hồi manh tràng,...
- Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng: có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán viêm ruột
thừa cấp. Chụp cắt lớp vi tính giúp chẩn đoán xác định trong những trường hợp khó,
không điển hình. Nó cũng giúp ích cho việc chẩn đoán phân biệt trong những trường hợp
không rõ ràng.
III. Điều trị
Điều trị viêm ruột thừa thông thường bằng phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Trước khi
phẫu thuật, bệnh nhâncó thể được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Có hai
phương pháp phẫu thuật là mổ mở cổ điển hay mổ nội soi.
 Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
- Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa có thể là cuộc phẫu thuật hở được thực hiện bằng cách rạch
da vùng bụng dài từ 5 đến 10 centimet (phẫu thuật mở bụng). Hoặc phẫu thuật thông qua
một vài vết rạch da nhỏ ở bụng (phẫu thuật nội soi bụng). Trong quá trình phẫu thuật nội
soi cắt ruột thừa, bác sĩ phẫu thuật đưa vào ổ bụng của bênh nhân một ống quang video
ghi hình và những thiết bị chuyên dùng để cắt bỏ ruột thừa.
- Thông thường, phẫu thuật nội soi sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, vết thương ít
đau và ít để lại sẹo. Phương pháp này có thể tốt hơn cho bệnh nhân cao tuổi hoặc béo phì.
Nhưng phẫu thuật nội soi không phải thích hợp cho tất cả mọi người. Nếu ruột thừa đã bị
vỡ và nhiễm trùng đã lan ra ngoài ruột thừa hoặc đã có áp xe, bệnh nhân có thể được
phẫu thuật mở bụng để cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng.
- Bệnh nhân sẽ nằm viện hai hoặc ba ngày sau khi được phẫu thuật cắt ruột thừa.
 Dẫn lưu áp xe trước khi phẫu thuật cắt ruột thừa
- Nếu ruột thừa bị vỡ và áp xe đã hình thành quanh ruột thừa, ống dẫn lưu sẽ được đặt
thông qua thành bụng đến ổ áp xe để dẫn mủ ra ngoài. Phẫu thuật cắt ruột thừa có thể
được thực hiện vài tuần sau khi đã kiểm soát ổn định nhiễm trùng.
 Điều trị không phẫu thuật
- Nếu bệnh nhân chỉ có một vài triệu chứng viêm ruột thừa và bác sĩ phẫu thuật xét thấy
bệnh nhân không cần phẫu thuật ngay lập tức và có thể được điều trị bằng kháng sinh để
theo dõi diễn tiến cải thiện. Trong trường hợp viêm ruột thừa không phức tạp, điều trị
bằng thuốc kháng sinh có thể có hiệu quả nhưng bệnh lại có khả năng tái phát.

You might also like