You are on page 1of 15

3.

KHÁM TỔ CHỨC QUANH RĂNG


–Khám cao răng, mảng bám
–Khám lợi
–Răng:
DỤNG CỤ THĂM KHÁM
Dụng cụ: Dụng cụ chính dung trong thăm khám lợi là
cây sonde nha chu.
CÁCH THĂM KHÁM
Nguyên tắc:
-Khám kĩ lưỡng và toàn diện ở tất cả các vùng.
-Khám theo trình tự nhất định để tránh bỏ sót.
-Thăm khám nhẹ nhàng, lực tác động trên lợi khoảng
0.25-0.30N (25-30g) để tránh gây them tổn thương cho mô
nha chu.
-Thổi khô trước khi thăm khám để cho kết quả tốt.
Khi thăm khám nha chu, chia hai hàm răng thành 6 vùng:

Vùng 1: Nhóm răng hàm nhỏ và hàm lớn cung 1

Vùng 2: Nhóm răng trước hàm trên

Vùng 3: Nhóm răng hàm nhỏ và hàm lớn cung 2

Vùng 4: Nhóm răng hàm nhỏ và hàm lớn cung 3

Vùng 5: Nhóm răng trước hàm dưới

Vùng 6: Nhóm răng hàm nhỏ và hàm lớn cung 4


3.1. KHÁM CAO RĂNG MẢNG
BÁM
-Định nghĩa:
Mảng bám: là chất ngoại lai mềm phủ trên bề mặt răng
gồm mảng bám vi khuẩn và thức ăn thừa, không thấy
được bằng mắt thường mà phải nhuộm màu
-Cách khám mảng bám: không nhìn thấy bằng mắt
thường, cho bệnh nhân dùng dung dịch eosin 2% súc
miệng (15-20 s).
3.1. KHÁM CAO RĂNG MẢNG BÁM
Chỉ số mảng bám (PI)

0: Không có mảng bám

1: Lớp mảng bám mỏng ở rìa nướu, chỉ có thể phát hiện bằng cách cạo bằng đầu sonde

2: Lớp mảng bám vừa phải dọc theo viền nướu; giữa các kẽ răng không có, nhưng mảng
bám có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

3: Nhiều mảng bám dọc theo viền nướu; giữa kẽ răng đầy mảng bám
Cao răng

-Phân loại theo vị trí: Cao rang trên lợi, cao rang dưới lợi

-Cách khám:

Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và
phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi
trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh,
bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi.

Có thể mình thấy bằng mắt thường với cao rang trên lợi, cao rang dưới lợi có thể
khám bằng sonde nha chu.
3.1. KHÁM CAO RĂNG MẢNG BÁM

Chỉ số cao răng (CI)


0 : Không có cao răng.
1 : Cao răng trên lợi phủ không quá 1/3 bề mặt răng.
2 : Cao răng trên lợi bám từ 1/3-2/3 bề mặt thân răng, hoặc có ít cao
răng dưới lợi.
3: Cao răng trên lợi bám trên 2/3 bề mặt răng, có cao răng dưới lợi
3.2 Khám lợi
-Màu sắc: của lợi khỏe mạnh bình thường là màu hồng, khi bị viêm, lợi chuyển
sang màu đỏ, lợi viêm nặng có màu đỏ tấy và láng bóng.
-Kích thước:
Bình thường: bờ viền lợi như lưỡi dao sắc, hình vỏ sò ôm khít cổ răng giải phẫu
Khi viêm: phù nề bờ lợi, nhú lợi.Bờ lợi nề như rìa lưỡi dao cùn, mất hình dạng
khum như vỏ sò.
-Mật độ:
Bình thường: lợi dính chắc, lợi tự do không nề
Khi viêm: không săn chắc.khi dùng sonde nha chu ấn vào lợi dính có điểm lõm
lâu tới 30s sau khi thả dụng cụ.
Thăm khám ở vùng lợi dính, dùng sonde nha chu ấn xuống, chờ 25-30s mà lợi
không trở về hình thể ban đầu -> giảm trương lực.
Chảy máu
Chảy máu:
 Cách li và làm khô bề mặt lợi, đưa sonde nha chu vòng quanh rãnh lợi cả mặt trong và
mặt ngoài, đợi 10s xem có chảy máu không.
 Lợi bình thường: không chảy máu
 Lợi viêm: Sự chảy máu có thể là tự nhiên hoặc chảy máu khi thăm khám.
Chỉ số chảy máu rãnh lợi SBI

O: Lợi lành mạnh, không chảy máu khi thăm

1: chảy máu ở rãnh, lợi không sưng, không đổi màu

2: chảy máu khi thăm; lợi không sưng, đổi màu

3: chảy máu khi thăm, lợi sưng nhẹ, đổi màu

4: chảy máu khi thăm, lợi sưng rõ, đổi màu

5: chảy máu tự nhiên+khi thăm, lợi sưng rõ, có thể kèm theo loét
Chỉ số lợi

Chỉ số lợi (Gingival index)


◦ 0: Lợi bình thường
◦ 1: Viêm nhẹ: lợi sưng nhẹ, màu thay đổi ít, không
chảy máu khi thăm khám
◦ 2: Viêm trung bình: lợi sưng láng bóng, màu đỏ,
chảy máu khi thăm khám
◦ 3: Viêm nặng: Lợi sưng, loét, màu đỏ, chảy máu
khi thăm khám và chảy máu tự nhiên
Phân độ tụt lợi theo Miller:
Rãnh lợi, túi lợi:

Cách khám
- Nguyên tắc đo:
 Sử dụng cây sonde nha chu có vạch chia chuẩn
 Trục của đầu thăm khám song song trục của răng
 Xác định đúng cổ răng giải phẫu
 Lực thăm khám hợp lý
Cách đo: đặt sonde vào túi và di chuyển về phía đáy túi dọc theo bề mặt răng cho đến
khi gặp lực “kháng nhẹ” ở vùng nền túi → đọc kết quả: ngang mức bờ lợi.
 Chú ý một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đo túi lợi như viêm, cao răng dưới lượi, góc
đo, chu vi đỉnh sonde và sức chịu đựng của bệnh nhân.
Độ sâu rãnh/túi lợi = Khoảng cách từ bờ lợi tới đáy rãnh/túi lợi.
Độ sâu ≤ 3.5mm => rãnh lợi
Độ sâu > 3.5mm => túi lợi
Cần phân biệt túi lợi thật và túi lợi giả.
Túi lợi thật luôn đồng hành cùng sự mất bám dính.
Túi lợi giả là túi lợi có độ sâu đo được là trên 3.5mm, nhưng không có
mất bám dính, đó là do lợi bị sưng nên bờ lợi bị đẩy lên cao, nhưng đáy
túi lợi vẫn nằm ở đường cổ răng giải phẫu (do u, phì đại do viêm)
3.3 TỔN THƯƠNG CHẼ
Năm 1975, Sven-Erik Hamp cùng với Lindhe và Sture Nyman, phân
lọai theo độ sâu thăm dò

Theo độ khuyết Độ I Độ II Độ III


hổng xương

Tiêu ngang<3mm Tiêu ngang Xuyên qua toàn


trong khoảng 1/3 >3mm. Lớn hơn bộ vùng chẽ
bề rộng chân 1/3 bề rộng chân
răng răng nhưng chưa
xuyên hết vùng
chẽ

You might also like