You are on page 1of 21

TỪ LỊCH SỬ CỦA CÁI KHÁC:

NỮ GIỚI VÀ CÁC TÁC GIẢ NỮ


TRONG VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
Hội thảo quốc tế
19/10/2023-21/10/2023
Trường Đại học Thái Bình Dương
Nha Trang
TỔNG QUAN DỰ ÁN

01 - Tên sự kiện

Hội thảo quốc tế:


Từ lịch sử của cái Khác: nữ giới và các tác giả nữ trong
văn học và điện ảnh Việt Nam

02 - Thời gian, địa điểm

Thời gian dự kiến: từ ngày 19 tháng 10 năm 2023 đến


ngày 21 tháng 10 năm 2023
Địa điểm dự kiến: Trường Đại học Thái Bình Dương,
TP. Nha Trang, Khánh Hòa
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

01 02 03

Xây dựng một diện mạo, một tiến Giới thiệu, tổng kết những thành tựu lý Kích hoạt, khám phá bản chất
trình văn học và điện ảnh mới của thuyết nữ quyền, nghiên cứu giới và của thế giới nữ và cái nhìn của
phụ nữ và về phụ nữ bằng cách tổng kết những bài học kinh nghiệm về nữ giới, khôi phục lại những ghi
viết lại từng phần hay toàn bộ lịch các tiếp cận này trong điều kiện cụ thể chép, những thước phim đã mất,
sử nghệ thuật - mà trong đó các ở Việt Nam; tạo ra sự liên kết, cộng bị chôn vùi hoặc không được biết
tác giả nữ chưa được đánh giá hưởng của các nghiên cứu KHXH & NV đến về trải nghiệm của nữ giới
đúng/toàn diện - nay có được cơ tại Việt Nam với các phong trào đấu
hội hiện diện, có được vị trí mới tranh cho bình đẳng giới, cho nhân
nổi bật và ý nghĩa quyền… đang ngày một lan tỏa
mạnh mẽ trên thế giới

04 05 06

Tìm kiếm, khẳng định các Tạo điều kiện cho các nhà văn, các nhà Nhấn mạnh vào khía cạnh
phong cách tác giả nữ độc đáo làm phim, các nhà phê bình văn học, các nghiên cứu liên ngành và liên
trong nền văn học và điện ảnh nhà phê bình điện ảnh, các nhà hoạt tầng – tránh việc tách biệt đơn
đương đại trong sự tồn tại và động xã hội, người xem, sinh viên chuyên ngành, đơn tầng trong quá
phát triển song song với “các ngành văn học – điện ảnh, các nhà xuất trình nghiên cứu giới, gắn kết
phong cách tác giả nam” bản, các học giả… có thể gặp gỡ, trao đổi, các vấn đề bất bình đẳng giới
chia sẻ những góc nhìn nhiều chiều, cởi với bất bình đẳng xã hội, bất
mở và đa dạng về vấn đề giới nói chung bình đẳng môi trường,
và nữ giới/nữ quyền nói riêng; dựa trên phân biệt chủng tộc,…
những hiểu biết có tính liên ngành, liên
phương tiện và toàn diện

07 08 09

Bàn thảo và tìm kiếm giải pháp Tính chất quốc tế (với sự tham gia Về mặt sư phạm, các báo cáo của hội
phá bỏ định kiến giới, khuôn của các đối tác nước ngoài) đồng thảo có thể hỗ trợ đắc lực cho các giáo
mẫu giới, bạo lực giới trong và thời tạo ra tính đa dạng văn hóa, đa trình của chương trình đào tạo bậc Cử
thông qua lĩnh vực văn học và dạng điểm nhìn và cách tiếp cận nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ thuộc các chuyên
điện ảnh, trong văn hóa đại đối với chính các thành viên tham ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình Điện
chúng và nghệ thuật đại chúng gia hội thảo và toàn bộ nội dung ảnh – Truyền hình, Lý luận văn học, Văn
học thuật của hội thảo học nước ngoài và nghiên cứu so sánh,
Văn học Việt Nam, Nghệ thuật học, Lịch
sử Nghệ thuật... , góp phần tác động,
thay đổi nhận thức/kiến giải về nữ quyền
và giới của sinh viên, học viên Việt Nam
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ TỔ CHỨC
Trường Đại học Thái Bình Dương

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP


Ơ Kìa Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)

Viện Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội

Khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Sư phạm Huế)

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM)

Viện Văn học (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)
KEYNOTE
SPEAKERS
Lan Duong là Phó Giáo sư Nghiên cứu Điện ảnh &
Truyền thông tại University of Southern California
(USC). Cô là tác giả của cuốn Treacherous Subjects:
Gender, Culture, and Trans-Vietnamese Feminism
(Temple University Press, 2012). Dự án sách thứ hai
của cô, Transnational Vietnamese Cinemas and the
Archives of Memory, xem xét điện ảnh Việt Nam từ khi
thành lập cho đến ngày nay. Lĩnh vực nghiên cứu của
cô bao gồm lý thuyết điện ảnh nữ quyền, văn học hậu
thuộc địa, phim và văn học châu Á/Mỹ. Cô đã đồng biên
PGS. TS Lan Duong tập một tuyển tập từng đoạt giải thưởng có tựa đề
Đại học Southern California, Outheast Asian Women in the Diaspora: Troubling
Hoa Kỳ Borders in Literature and Art (University of Washington
Press, 2013). PGS. Lan Duong cũng là thành viên sáng
lập của Critical Refugee Studies Collective.

PGS.TS Natacha Cyrulnik là nhà làm phim tài liệu,


giảng viên HDR (High Dynamic Range) tại Đại học Aix-
Marseille, đồng thời là trưởng khóa học “Nghề sản xuất
và đạo diễn” tại khoa SATIS (Khoa học, Nghệ thuật và
Kỹ thuật Hình ảnh và Âm thanh) ở Aubagne. Cyrulnik
chịu trách nhiệm về cấu trúc chương trình
“AtmosphereS” trong UMR PRISM. Tác phẩm của cô
thường tập trung vào việc thể hiện các vùng lãnh thổ
PGS.TS Natacha Cyrulnik
thông qua phim tài liệu, phương pháp sư phạm điện
Đại học Aix-Marseille, ảnh và phương pháp nghe nhìn.
Pháp
KEYNOTE
SPEAKERS
TS. Phạm Quốc Lộc là nhà quản lý nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam. Ông hiện là
Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình Dương.
Bên cạnh việc chú trọng đến các dự án giáo dục, ông
cũng rất quan tâm đến bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam,
đặc biệt là bất bình đẳng giới. Ông đã đào tạo và tư vấn
chính sách liên quan đến giới cho các tổ chức, doanh
nghiệp. Các nghiên cứu đã xuất bản trong và ngoài nước
của ông cũng tập trung vào chủ đề lý thuyết giới, bình
đẳng giới.
TS. Phạm Quốc Lộc cũng là người thực hiện nghiên cứu
TS. Phạm Quốc Lộc
tại Việt Nam về bình đẳng giới tại nơi làm việc. Năm
Đại học Thái Bình Dương, 2023, kết quả nghiên cứu này của ông đã được xuất bản
Việt Nam thành sách “Bình đẳng giới tại nơi làm việc – Những câu
chuyện và giải pháp trong khu vực Việt Nam và trên thế
giới”.

Jack A. Yeager là Giáo sư tại Louisiana State


University, thành phố Baton Rouge. Các nghiên cứu
của ông xoay quanh bộ môn văn học Pháp ngữ, đặc
biệt tập trung vào trường hợp của Việt Nam. Trong
các công trình đã được công bố, các cuốn The
Vietnamese Novel in French: A Literary Response to
Colonialism (1987) và Post Colonial Subjects:
Francophone Women Writers (1996) đều là các công
trình kinh điển trong ngành nghiên cứu văn học Việt
GS. Jack A. Yeager Nam Pháp ngữ. Vừa là dịch giả tác phẩm Đứa con lai
Đại học Louisiana State, da trắng sang tiếng Anh (White Métisse), ông còn
Hoa Kỳ công bố nhiều bài nghiên cứu về nhà văn Kim
Lefèvre, như “Xóa nhòa ranh giới trong truyện kể
Pháp ngữ về Việt Nam: tiểu thuyết Đứa con lai da
trắng của Kim Lefèvre” (1996), và "Tác phẩm trở về
mùa mưa của Kim Lefèvre: tìm lại những cảnh quan
thời thơ ấu” (1993).
BAN TỔ CHỨC

TS. Phạm Quốc Lộc Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp TS. Hoàng Cẩm Giang
Trưởng Ban tổ chức Đồng Trưởng Ban tổ chức Trưởng Ban nội dung
Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình Dương Giám đốc Okia Hanoi Film Production & Creative Hub Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học, ĐH KHXH & NV HN

TS. Phạm Văn Ánh TS. Nguyễn Văn Thuấn ThS. Nguyễn Trần Bảo Trinh
Phó Viện trưởng Viện Văn học, Trưởng Khoa Ngữ văn, Phó GĐ Trung tâm Giáo dục tổng quát & Đổi mới sáng tạo
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN ĐH Sư phạm Huế Trường ĐH Thái Bình Dương

TS. Hồ Khánh Vân TS. Lê Anh Vân ThS. Hoàng Dạ Vũ


Phó Trưởng Khoa Văn học, Phó Trưởng khoa Luật & Quản lý nhà nước Phó Viện trưởng
ĐH KHXH & NV HCM Trường ĐH Thái Bình Dương Viện nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh
TIẾN SĨ
PHẠM QUỐC LỘC

TS. Phạm Quốc Lộc, Hiệu trưởng trường Đại học


Thái Bình Dương.

TS. Lộc là nhà quản lý nhiều kinh nghiệm trong


lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam. Ông lấy
bằng Tiến sĩ Văn học so sánh (Comparative
Literature) tại Đại học Massachusetts Amherst
(Hoa Kỳ) vào năm 2011.
Bên cạnh việc chú trọng đến các dự án giáo dục,
ông cũng rất quan tâm đến bất bình đẳng xã hội
ở Việt Nam, đặc biệt là bất bình đẳng giới. Ông
đã đào tạo và tư vấn chính sách liên quan đến
giới cho các tổ chức, doanh nghiệp. Các nghiên
cứu đã xuất bản trong và ngoài nước của ông
cũng tập trung vào chủ đề lý thuyết giới, bình
đẳng giới.
TS. Phạm Quốc Lộc cũng là người thực hiện
nghiên cứu tại Việt Nam về bình đẳng giới tại nơi
làm việc. Năm 2023, kết quả nghiên cứu này của
ông đã được xuất bản thành sách “Bình đẳng
giới tại nơi làm việc – Những câu chuyện và giải
pháp trong khu vực Việt Nam và trên thế giới”.
ĐẠO DIỄN
NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP

Nguyễn Hoàng Điệp có 23 năm kinh nghiệm trong ngành điện ảnh.
Cô làm phim tài liệu về các đề tài "cấm kỵ" trong xã hội cho một
kênh truyền hình tư nhân trong 5 năm. Từ 2008 trở đi, cô bắt đầu
sản xuất - đạo diễn các seri phát sóng trong giờ vàng của đài truyền
hình quốc gia. Cô cũng là giảng viên của Đại học Sân khấu Điện ảnh
trong 3 năm trước khi tập trung hoàn toàn cho hãng phim độc lập
VBLOCK Media (sau này là Okia Hanoi film production) của chính
mình.

2009, cô sản xuất "Bi, Đừng Sợ!" (ĐD Phan Đăng Di), bộ phim đã
giành 2 giải trong "Tuần lễ phê bình" tại Liên hoan phim Cannes.
2014, Nguyễn Hoàng Điệp viết kịch bản, đạo diễn, sản xuất và
phát hành bộ phim đầu tay "Đập cánh giữa không trung". Phim
công chiếu thế giới tại Liên hoan phim quốc tế Venice và giành giải
xuất sắc nhất ở hạng mục Các nhà phê bình. Đến nay, bộ phim đã
đạt nhiều giải thưởng lớn, nhận được nhiều đề cử và trở thành bộ
phim độc lập đầu tiên phát hành thương mại và đạt thành công tại
phòng vé Việt Nam.
2016, Nguyễn Hoàng Điệp đã được bộ văn hoá Pháp vinh danh là
hiệp sĩ văn chương nghệ thuật. Cùng năm đó, cô sản xuất "Con
đường trên núi" (ĐD Síu Pham), "Kfc" (ĐD Lê Bình Giang). Năm
2017, cô thành lập Ơ Kìa Hà Nội - một trung tâm văn hóa và sáng
tạo, tập trung vào điện ảnh, văn học, di sản, và bình đẳng giới.
Thông qua các loạt HTNT, sự kiện mở, sự kiện nghệ thuật...cô cố
gắng kết nối nghệ thuật với công chúng và hỗ trợ các nghệ sĩ độc
lập.
Từ năm 2018 đến năm 2020, cô tham gia sản xuất phim Ròm, một
bộ phim gần như bị cấm của đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy, sau
này đã giành giải phim hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Busan.
2021, Nguyễn Hoàng Điệp trở thành thành viên trẻ nhất của Hội
đồng duyệt phim quốc gia và kết thúc nhiệm kỳ sau 6 tháng vì
đứng ra tổ chức "Ai góp ý giơ tay lên" - một chiến dịch kêu gọi gỡ
bỏ kiểm duyệt điện ảnh và công khai ủng hộ bộ phim bị cấm "Vị"
của Lê Bảo.
2021 - 2022, Nguyễn Hoàng Điệp tổ chức chương trình lưu trú điện
ảnh "Hà Nội Mùa Đông" tập trung vào tiếng nói của các nhà làm
phim nữ và chủ đề bình đẳng giới. Đây là chương trình lưu trú lớn
thứ 2 của Việt Nam dành cho các nhà làm phim trẻ.
2023, cô trong giai đoạn gây quỹ cho bộ phim "câu chuyện buồn
nhất thế gian".
TIẾN SĨ
HOÀNG CẨM GIANG

TS. Hoàng Cẩm Giang, Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học,
trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội. Hướng nghiên cứu chính của cô
là điện ảnh độc lập tại Đông Á và Đông Nam Á, giới và nữ quyền trong
điện ảnh, điện ảnh sinh thái, phê bình cảnh quan, cải biên học, truyền
thông thị giác và văn hóa đại chúng qua điện ảnh.
Cô đã từng có 02 năm là học giả tham cứu tại Harvard-Yenching
Institute và Harvard Asia Center (thuộc ĐH Harvard, Hoa Kỳ), từng tổ
chức, tham dự và trình bày tham luận tại nhiều Hội thảo/Hội nghị khoa
học lớn trên thế giới như:
Workshop QT “Global thinking and regional acting: from eco-aesthetics to
political discourses of the East Asian natural environment” (2/4/2019,
Harvard-Yenching Institute, Hoa Kỳ): Chủ trì chính và điều phối hội nghị, tác
giả trình bày tham luận.
HTQT “Narratives of Vietnamese landscapes in the transcultural context”
(25/8/2022, ĐHKHXH&NV - ĐHQG, HN): Đồng Trưởng Ban nội dung,
Thành viên chính Ban tổ chức, Đồng chủ biên sách kỷ yếu hội thảo.
HTQT “Vietnamese Historical and Cultural Heritage & Cinematic
Adaptations” (26-27/11/2022, Bình Định, TNA Entertainment và Trung tâm
Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE, Nhà xuất bản Elsevier -
Hà Lan): Phó Ban Nội dung, Đồng chủ biên sách kỷ yếu hội thảo.
HTTQ “Điện ảnh châu Á đương đại - những vấn đề lịch sử, mỹ học và phong
cách" (27/12/2014, Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN): Đồng Trưởng Ban
nội dung, Thành viên chính Ban tổ chức, Đồng chủ biên sách kỷ yếu hội
thảo.
HNQT “The 14th Urban Research Plaza Forum” (3-4/3/2016, Thái Lan,
Chulalongkorn University & Osaka Metropolitan University): tác giả trình
bày tham luận.
HTQT “Asia in Motion: Horizons in Hope” (24-27/6/2016, Nhật Bản,
Association for Asian Studies & Doshisha University): tác giả trình bày tham
luận.
HTQT “The 10th International Convention of Asian Scholars” (20-
23/7/2017, Thái Lan, International Institute for Asian Studies): tác giả trình
bày tham luận.
HTQT “Korea and Vietnam in the Modern and Contemporary Ages:
Comparisons and New Connections” (31/5-3/6/2018, Hàn Quốc,
International Institute for Asian Studies & Seoul National University): tác giả
trình bày tham luận.
Một số công trình tiêu biểu gần đây của cô về vấn đề nghiên cứu giới,
phê bình sinh thái, điện ảnh Việt Nam đương đại,… đã được xuất bản
trên các tạp chí tiếng Anh uy tín của thế giới như ISLE:
Interdisciplinary Studies in Literature and Environment (Oxford
University Press, ISI); Asian Studies (University of Ljubljana Press,
SCOPUS); Journal of Urban Culture Research (Chulalongkorn
University & Osaka Metropolitan University, SCOPUS); Journal of
Narrative and Language Studies (Karadeniz Technical University,
SCOPUS).
TIẾN SĨ
PHẠM VĂN ÁNH

TS. Phạm Văn Ánh, nhà nghiên cứu, dịch giả,


Phó Viện trưởng, Phó Tổng biên tập Tạp chí
Nghiên cứu văn học (Viện Văn học – Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Trưởng bộ môn
Việt Nam học (Học viện Khoa học xã hội Việt
Nam). Lĩnh vực chuyên môn: Văn học trung đại
Việt Nam, Hán Nôm, dịch thuật, giảng dạy...
Hướng nghiên cứu chính: văn học trung đại Việt
Nam, thể loại từ ở Việt Nam, văn bản học Hán
Nôm, minh văn Hán Nôm…

Đã in 40 sách (riêng và chung), công bố trên


50 tiểu luận khoa học trên các tạp chí
chuyên ngành.
Tham gia tổ chức, điều hành, viết tham luận
nhiều hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia...
Tham gia giám tuyển, tham gia tác phẩm
trong nhiều triển lãm thư pháp Hán Nôm.
Nhiều năm tham gia giảng dạy Hán Nôm vì
mục đích xã hội hóa tri thức (miễn phí, tại
Nhân Mỹ học đường).
02 lần thuyết trình về thư pháp tại Đại học
quốc tế VinUni (2021, 2022).
TIẾN SĨ
NGUYỄN VĂN THUẤN

TS. Nguyễn Văn Thuấn, Trưởng Khoa, Khoa Ngữ văn -


Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế. Hướng nghiên cứu
chính của anh là các lý thuyết văn học hậu cấu trúc /
hậu hiện đại, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo
Ninh và các tác gia văn xuôi Việt Nam sau 1975.
Anh từng tổ chức, chủ trì và tham gia các Hội thảo như:
HTQT “Văn hóa và giáo dục lần thứ II – ICCE 2021”
(10/2021, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế):
tham gia biên tập nội dung.
HTQT “Văn hóa và giáo dục lần thứ III – ICCE
2022” (11/2022, Trường Đại học Sư phạm, Đại học
Huế): Đồng Phó Ban biên tập nội dung, Ủy viên
Ban tổ chức, Đồng Phó Ban biên tập nội dung sách
kỷ yếu hội thảo.
HTQG “Văn học và giới – 10.2019): Trưởng ban tổ
chức, Trưởng Ban Nội dung, Trưởng ban biên tập
sách kỷ yếu hội thảo.
Một số công trình tiêu biểu gần đây của anh về các
tác giả văn xuôi Việt Nam đương đại đã được xuất
bản trên các tạp chí và nhà xuất bản uy tín của thế
giới và Việt Nam: Foreword, Hà Nội at Midnight:
Stories by Bảo Ninh (Ha, Quan Manh, and Cab
Tran, translators). Texas Tech University Press,
2022; Du hành giữa các văn bản - Nguyễn Huy
Thiệp và xã hội Việt Nam sau 1975. Nxb Đại học
Huế, 2020; Toàn cầu hóa và Internet với chuyển
đổi văn hóa ở Việt Nam nhìn từ thực tiễn văn học,
Lý luận phê bình văn học nghệ thuật, 2022; Một số
motif nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn về
chiến tranh của Bảo Ninh, Nghiên cứu văn học,
2022
THẠC SĨ
NGUYỄN TRẦN BẢO TRINH

ThS. Nguyễn Trần Bảo Trinh, Phó Giám đốc Trung


tâm Giáo dục Tổng quát và Đổi mới sáng tạo,
trường Đại học Thái Bình Dương

Hướng nghiên cứu của cô xoay quanh các vấn đề về


giới, văn học, văn hoá tộc người. Cô có kinh nghiệm
đào tạo và tư vấn chính sách về giới cho trường học
các cấp, các nhóm xã hội trong doanh nghiệp, tổ
chức thanh niên, phụ nữ nhằm kiến tạo môi trường
đa dạng, hài hoà, tôn trọng sự khác biệt và thúc đẩy
thực hành dấn thân xã hội trong thanh niên và học
sinh sinh viên.
Một số dự án cô đã tham gia dưới sự bảo trợ của
Liên minh châu Âu và Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, bao
gồm: chương trình Thủ lĩnh trẻ liêm chính YIC (Youth
Integrity Champions) thuộc khuôn khổ dự án “Lãnh
đạo trẻ Liêm chính vì một Việt Nam minh bạch”
(LIFT VIETNAM); dự án “Towards the Universal
Ratification and Domestication of ILO C190”
(Hướng tới phê chuẩn và điều chỉnh công ước ILO
C190 về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm
việc); dự án “Gender Equality Across Vietnam
Industries”; trưởng dự án Trường học Mùa xuân về
Giới, chủ đề Gender & GenZ – ers; cố vấn chuyên
môn dự án “The Beauty of Gender Inclusion in
Career Orientation” và dự án “Women In Tech”.
Cô cũng có kinh nghiệm tổ chức hội thảo khoa học
quốc tế trong vai trò thành viên Ban nội dung, ban
hậu cần.
TIẾN SĨ
HỒ KHÁNH VÂN

TS. Hồ Khánh Vân, Phó Trưởng Khoa, Khoa Văn học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG
HCM. Hướng nghiên cứu chính của cô là giới và nữ quyền trong văn học và điện ảnh
(đặc biệt chú trọng khu vực Đông Á và Đông Nam Á), vấn đề sinh thái, cảnh quan
trong văn học và điện ảnh. Cô đã có những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, trình
bày các tham luận về giới, nữ quyền và sinh thái, cảnh quan trong văn học, điện ảnh
ở các hội thảo quốc tế và trong nước.
Năm 2018 và 2019, cô trình bày các bài viết của mình về văn học nữ Việt Nam, Nhật Bản,
Trung Quốc từ góc nhìn so sánh tại HNTN của AAS được tổ chức tại Washington DC (do
Quỹ Giao lưu quốc tế Japan Foundation tài trợ) và Denver (Hoa Kỳ)
Cũng trong 2019, cô tham dự HTQT “Phụ nữ trong truyện kể: Nhân vật nữ chính trong các
tác phẩm tự sự Nhật Bản” được tổ chức tại UCLA với đề tài: “Vấn đề thân thể trong văn
học nữ Nhật Bản thế kỷ 20: phụ nữ như là chủ thể trần thuật (trường hợp Amy Yamada)
do Quỹ Giao lưu quốc tế Japan Foundation tài trợ)
2020, cô trình bày nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong văn học dân gian Việt
Nam và Hàn Quốc tại HTQT tại Seoul, Hàn Quốc.
2021, cô trình bày bài viết về thân thể và tự nhiên như những biểu hiện của ý thức nữ
quyền sinh thái trong thơ Hồ Xuân Hương tại HTQT ở Seoul, Hàn Quốc. Cũng trong năm
này, cô trình bày bài nghiên cứu về văn học nữ miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 –
1975 tại hội thảo Văn học, báo chí miền Nam Việt Nam (1955-1975) và sự tiếp nhận tư
tưởng phương Tây do đại học Hamburg (Đức) tổ chức.

Bên cạnh đó, cô cũng có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hội thảo Khoa học quốc
tế với vai trò Trưởng Ban nội dung, trưởng ban hậu cần, cụ thể:
Tham gia Ban tổ chức HTKH trong nước Chiến tranh - đất nước - con người trong văn học
và điện ảnh đương đại, tổ chức vào ngày 22/12/2022 tại Trường ĐH KHXH&NV HCM
Tham gia Ban tổ chức HTKH Quốc tế Việt Nam - Giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông
do Khoa Văn học và Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Trường ĐH KHXH-NV tổ chức vào
ngày 8/11/2019
Tham gia Ban tổ chức HTKH Quốc tế Văn học và điện ảnh Việt Nam, Hàn Quốc trong bối
cảnh toàn cầu hóa từ ngày 26 đến ngày 28/11/2021, tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và
Nhân văn Tp.HCM
Tham gia Ban tổ chức tọa đàm quốc tế "Tân thanh vì ai mà thương cảm?" - Quá trình kinh
điển hóa hình tượng nàng Kiều trong "Kim Vân Kiều truyện" và ảnh hưởng đến văn học
Việt Nam (nhìn từ góc độ xuyên văn hóa và lý thuyết ảnh hưởng - tiếp nhận), ngày
12/3/2022
Tham gia Ban tổ chức HTKH Quốc tế Kawabata Yasunari: Từ Nhật Bản đến Việt Nam (Kỷ
niệm 50 năm ngày mất của Kawabata Yasunari (1972-2022) ngày 27/3/2022, tại Trường
ĐH KHXH&NV HCM
Tham gia Ban tổ chức Tọa đàm trong nước Du hành cùng nghệ thuật từ ngày 21/3/2023
đến ngày 23/3/2023
Chủ trì tổ chức chuỗi sự kiện điện ảnh: Tuần phim Cách mạng Việt Nam- Những góc nhìn
trẻ vào tháng 4 và tháng 5/2022.
Chủ trì tổ chức sự kiện Điện ảnh và Giới: Soi vào bóng trăng; tổ chức ngày 27/9/2022.
Chủ trì tổ chức chiếu và bàn luận phim Đêm tối rực rỡ (Đạo diễn Aaron Toronto) (tháng
5/2022)
Chủ trì tổ chức sự kiện chiếu và bàn luận phim Tro tàn rực rỡ (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên)
(tháng 11/2022)
Chủ trì tổ chức sự kiện chiếu và bàn luận phim Những đứa trẻ trong sương (Đạo diễn Hà
Lệ Diễm) (tháng 3/2023)
Chủ trì tổ chức sự kiện chiếu và bàn luận phim Cha và con và… (Đạo diễn Phan Đăng Di)
(tháng 4/2023)
Chủ trì tổ chức sự kiện chiếu và bàn luận phim Đập cánh giữa không trung (Đạo diễn
Nguyễn Hoàng Điệp) (tháng 4/2023)
Tham gia làm diễn giả cho chuỗi chương trình talkshow về Giới của NXB Phụ nữ Việt
Nam, Khoa Văn học (ĐHKHXH&NV HCM), của tổ chức học thuật The Ladder, tổ chức về
Giới Mirror Mirror, Amis từ năm 2020 đến nay
TIẾN SĨ
LÊ ANH VÂN

TS. Lê Anh Vân, Phó trưởng khoa phụ trách, Khoa Luật và
Quản lý nhà nước, Trường Đại học Thái Bình Dương.

Lĩnh vực chuyên môn: Luật học, quản lý giáo dục.

TS. Anh Vân là trưởng ban tổ chức nhiều hội thảo khoa học
quốc tế từ năm 2010 đến nay. Ông có nhiều kinh nghiệm
trong việc quản trị hồ sơ pháp lý, đảm bảo các hội thảo tuân
thủ các quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi của cộng
đồng. Ông cũng chịu trách nhiệm quản lý xuất bản và đảm
bảo tính bền vững của các tác động tới cộng đồng sau hội
thảo.

Một số hội thảo khoa học quốc tế gần đây mà ông đóng vai
trò Ban tổ chức:
Đồng Trưởng ban tổ chức Hội thảo quốc tế "Ngoại ngữ -
Một trong những kỹ năng thiết yếu của người lao động
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế", tại Trường
Cao đẳng Văn Lang, năm 2023.
Đồng Trưởng ban tổ chức Hội thảo quốc tế "Văn hóa,
giáo dục và du lịch với phát triển kinh tế", tổ chức tại
Trường Đại học Phan Thiết, năm 2022.
Thành viên BTC Hội thảo khoa học quốc tế "Digital
Transformation & Digital Economics: Principles and
Practice" tại Trường Đại học Thái Bình Dương, năm
2020.
Thành viên BTC Hội thảo quốc tế "Tourism and COVID-
19 Pandemic from different perspectives", tại Trường
Đại học Thái Bình Dương, năm 2019.
Đồng Trưởng ban tổ chức Hội thảo quốc tế "Văn hóa,
giáo dục và du lịch với phát triển kinh tế", tổ chức tại
Trường Đại học Đà Lạt, năm 2019.
THẠC SĨ
HOÀNG DẠ VŨ

ThS. Hoàng Dạ Vũ, Phó Viện trưởng Viện nghiên


cứu Sân khấu - Điện ảnh, Trường Đại học Sân
khấu – Điện ảnh Hà Nội

Một số sự kiện/hội thảo cô tham gia tổ chức:


Ban tổ chức 3 kỳ Liên hoan phim Ong Vàng
2010, 2012, 2015 (Facebook Liên hoan phim
Ong vàng)
Tham gia tổ chức nhiều hội thảo cấp Trường
và cấp Viện
Giám tuyển và tổ chức chương trình chiếu
phim “1988 năm ấy phim gì” tại OKIA
CINEMA (2020)
Thành viên Ban biên soạn Bách khoa toàn
thư (quyển 33B – Sân khấu, Điện ảnh, Nhiếp
ảnh)
Thành viên Ban giám khảo cuộc thi sáng tạo
video 1 phút “Sống thật trên mạng ảo”; cố
vấn dự án “Công dân số văn minh” do Google
tài trợ, CFC Việt Nam tổ chức năm 2022
Thành viên Ban giám khảo cuộc thi làm video
“Người bạn nước” trong khuôn khổ dự án
Nước uống sạch cho các trường THCS tại Đà
Nẵng 2022
Cố vấn và đối tác Nội dung (Contributing
writer) cho dự án sách Từ Điển 202X (của
VinMagazine) đã xuất bản năm 2023
ĐƠN VỊ
TỔ CHỨC
Thành viên Ban Thư ký

TS. Đỗ Thị Thu Huyền


Nghiên cứu viên, Viện Văn học, Viện HLKHXH Việt Nam

0912219096 dohuyenvhdt@gmail.com

TS. Nguyễn Thị Bích


Giảng viên, Trường Đại học KHXH & NV,
Đại học Quốc gia Hà Nội

0978679659 greenish88@gmail.com

TS. Lê Thị Tuân


Giảng viên, Trường Đại học KHXH & NV,
Đại học Quốc gia HN

0979910711 tuanle.pn90@gmail.com

CN. Hà Vũ Bảo Nhi


Thư ký, Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế,
Trường Đại học Thái Bình Dương

0786552605 nhi.hvb@tbd.edu.vn
NỘI DUNG,
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

23/09 -
15 - 20/05/2023 20/06/2023 25/06/2023 22/09/2023
07/10/2023

Ban Tổ chức, Ban nội


dung họp để đi đến
thống nhất Call for Các tác giả gửi lại
papers (Thư mời bài) bản tham luận toàn
Ban nội dung gửi
cũng như các bước cụ Ban Nội dung hồi văn, Ban nội dung
Các học giả gửi các bài viết cho
thể trong tiến trình tổ đáp về kết quả lựa phân chia các tiểu
lại bản tóm tắt ý người phản biện
chức hội thảo; Ban Nội chọn các tóm tắt ban, lên lịch trình
tưởng và nhận lại kết
dung gửi Thư mời đích tham gia hội thảo hội thảo và gửi Thư
quả phản biện
danh cho các học giả, mời tham dự cho các
các nhà văn và nhà học giả
làm phim trong và
ngoài nước

19 - 21/10/2023 31/12/2023 01/01 - 31/03/2024 01/04/2024

Ba ngày diễn ra hội thảo, các


tác giả trình bày báo cáo tại
các tiểu ban (có người phản
biện trực tiếp); cùng các hoạt
Ban tổ chức tập hợp bản
động vệ tinh như chiếu phim,
Tác giả gửi lại bản sửa thảo, biên tập và gửi cho
art talk - giao lưu cùng khán Bắt đầu phát hành
sau hội thảo để nhà xuất bản; nhà xuất bản
giả sau buổi chiếu, triển lãm sách đến độc giả
chuẩn bị in kỷ yếu tiếp tục biên tập và tiến hành
nghệ thuật về nữ giới và nữ
in kỷ yếu
quyền; tour nữ quyền thực
địa tại các không gian di sản,
giới thiệu sách về Giới và nữ
quyền.
QUY MÔ
DỰ KIẾN

Giới thiệu sách về Giới và


Hoạt động chiếu phim của các đạo diễn Hoạt động triển lãm nghệ Tour nữ quyền tại các không
nữ quyền cùng Nhà xuất bản
nữ và giao lưu, thảo luận sau buổi chiếu thuật về giới, nữ quyền... gian di sản tại Khánh Hoà
Phụ nữ

Các hoạt động khác

35 báo cáo
(4 Keynote speakers và 31 báo
BÁO CÁO Số lượng công chúng tham dự
ước tính: 2000 người
cáo viên được mời đích danh)

Thành phần tham dự:


dự kiến 200 người

Bao gồm các tác giả tham luận, Dự kiến đến từ Đài Trung – Đài Loan;
các nhà văn, các đạo diễn, người Đức; Pháp; Mông Cổ; New York -
phản biện, người nghe hội thảo, Hoa Kỳ; Bangkok - Thái Lan & các
các bên liên quan. tỉnh/thành phố của Việt Nam
ĐỀ NGHỊ TÀI TRỢ
Tổng kinh phí dự kiến: 450.000.000 đ
(Bốn trăm năm mươi triệu đồng)

Các mức tài trợ tiền mặt dự kiến:


50.000.000 đ 200.000.000 đ
100.000.000 đ 250.000.000 đ
150.000.000 đ 300.000.000 đ

Các hình thức tài trợ khác:


Vé máy bay, tàu, xe,...
Sản phẩm quà tặng phù hợp
Nơi lưu trú
Địa điểm tổ chức hội thảo
Phòng chiếu - bữa ăn
Tea break
Gói media (âm thanh, video, hình ảnh)
Gói thiết kế và in ấn
Hoa tươi

Các nội dung và kinh phí đề nghị tài trợ:


Chi phí tổ chức
Chi phí đi lại (vé máy bay, tàu, xe, taxi,...)
Chi phí chỗ ở (homestay, khách sạn)
Chi phí cho diễn giả, nhà nghiên cứu tham gia hội thảo
Chi phí địa điểm tổ chức (phòng hội thảo, phòng chiếu phim,...)
Chi phí thiết kế, in ấn,...
Chi phí truyền thông (quay phim, chụp ảnh,...)
Chi phí sự kiện vệ tinh
Các chi phí khác

Kinh phí đề xuất tài trợ bao gồm các thuế phí (nếu có)
QUYỀN LỢI CỦA NHÀ TÀI TRỢ

01 02

Nhà tài trợ được gắn logo trên Vai trò của nhà tài trợ luôn
các ấn phẩm, được nhắc đến được đề cập tới một cách trân
tên trong các chiến dịch trọng trong các bài đăng chính
truyền thông của sự kiện. thức của hội thảo. Dự kiến bao
gồm các bài đăng báo, bài
đăng chuyên trang, bài đăng
trên website và bài đăng trên
các trang mạng xã hội.

03 04

Chúng tôi trân trọng mời đại Nhắc tên nhà tài trợ trong các
diện của nhà tài trợ tham dự chiến dịch truyền thông, giới
các tiểu ban chuyên môn thiệu sự kiện tại Hội sinh viên
của hội thảo cùng các các trường đại học trên toàn
sự kiện vệ tinh diễn ra quốc (giới thiệu chương trình
trong thời gian tổ chức học Đại học, Sau Đại học).
chương trình.

You might also like