You are on page 1of 3

Chuyên đề bồi dưỡng Vật lí 11 Bài tập điện tích điện trường

Ngày 10/8/2020
HƯỚNG DẪN
BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

Bài 1: Một điện tích điểm dương q 1 và điện tích điểm âm q 2 được gắn trên trục X và ở hai phía
của một tấm thủy tinh rất mỏng, nhẵn đặt vuông góc với trục X. Một quả cầu nhỏ tích điện
dương tựa vào tấm thủy tinh và cũng nằm trên trục X (hình vẽ). Ban đầu tấm thủy tinh đặt ở
gần điện tích âm, khi đó quả cầu ở trạng thái cân bằng. Sau đó người ta tịnh tiến tấm thủy tinh
cùng với quả cầu dọc theo trục X làm tăng chậm khoảng cách l giữa tấm và điện tích âm. Khi l
đạt tới giá trị bằng 1/3 khoảng cách giữa hai điện tích q 1 và q 2 thì quả cầu rời khỏi trục X. Hãy
xác định tỉ số q 1 /q2. Bỏ qua trọng lượng của quả cầu và ảnh hưởng tấm thủy tinh lên điện
trường.

Bài 2: Hai bản của một tụ điện phẳng đặt trong không khí có cùng diện tích s, có thể chuyển
động không ma sát dọc theo một sợi dây cách điện nằm ngang xuyên qua tâm cùa chúng. Một
bản có khối lượng m, điện tích Q còn bản kia có khối lượng 2m, điện tích -2Q. Ban đầu hai bản
được giữ cách nhau một khoảng 3d (d rất nhỏ so với kích thước bản tụ).
a) Tìm năng lượng điện trường giữa hai bản tụ.
b) Người ta thả cho hai bản chuyển động không ma sát, hãy xác định vận tốc của mỗi bản khi
chứng cách nhau một khoảng d.

Bài 3: Một quả cầu bán kính R tích điện đều với mật độ điện tích khối ρ
(Hình vẽ).
a) Hãy xác định cường độ điện trường tại những điểm cách tâm cầu một
khoảng a.
b) Bên trong một quả cầu người ta khoét đi một hốc rỗng hình cầu bán
kính r và có tâm cách tâm hình cầu lớn một khoảng l. Tìm cường độ điện
trường dọc đường thẳng nối tâm hốc rỗng và tâm quả cầu. Chứng minh
rằng điện trường trong hốc là đều.

Bài 4: Một tấm điện môi rộng vô hạn bề dày h, tích điện đều mật độ điện khối ρ (Hình vẽ).
a) Hãy xác định cường độ điện trường tại những điểm cách mặt
phẳng trung trực (song song và cách đều hai mặt của tấm) một
khoảng x.
b) Người ta khoét một hốc rỗng hình cầu, có đường kính bằng bề
dày h của tấm. Hãy tính cường độ điện trường tại các điểm A và
B. Hãy tìm sự phụ thuộc củạ cường độ điện trường tại các điểm
dọc đường thẳng OA và khoảng cách đến điểm O.
Bài 5: Hai quả cầu có kích thước nhỏ, khối lượng m1 và m2, mang các điện tích cùng dấu q1 và q2
nằm cách nhau một khoảng a trong chân không. Hãy tính công của lực điện trường khi thả đồng thời cả
hai điện tích cho chúng tự do chuyển động ra xa vô cùng. Xét trường hợp hai quả cầu có khối lượng bằng
nhau và trường hợp có các khối lượng khác nhau. Bỏ qua tác dụng của trọng lực.

1
Chuyên đề bồi dưỡng Vật lí 11 Bài tập điện tích điện trường
Bài 1: Điện tích bên trong vỏ cầu dẫn (Mỹ)
Một điện tích dương q được đặt bên trong một vỏ cầu rỗng y
dẫn điện và trung hòa về điện. Vỏ cầu có bán kính trong là a
và bán kính ngoài là b; độ dày b – a là đáng kể (hình a). b
Tâm quả cầu đặt tại gốc tọa độ. a x

1) Điện tích q đặt tại tâm quả cầu.

1a) Hãy xác định cường độ điện trường bên ngoài vỏ cầu và
Hình a
tại x = b.

1b) Vẽ đồ thị biểu diễn độ lớn điện trường dọc theo trục x trên hệ trục tọa độ (hình b)

1c) Xác định điện thế tại x = a

1d) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện thế dọc theo trục x trên trục tọa độ (hình c)

2) Giả sử bây giờ điện tích q đặt trên trục x tại điểm x = 2a/3.

2a) Hãy xác định độ lớn điện trường tại điểm x = b bên ngoài võ cầu

2b) Vẽ đồ thị biểu diễn độ lớn điện trường dọc theo trục x trên hệ trục tọa độ (hình b)

2c) Xác định điện thế tại x = a

2d) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện thế dọc theo trục x trên trục tọa độ (hình c)

2e) Vẽ các đường sức điện (nếu có) bên trong vỏ cầu, ở giữa hai mặt cầu và bên ngoài vỏ cầu.

E V

-b -a a b x -b -a a b x
Hình b Hình c

Bài 2: Máy tĩnh điện (Trung Quốc)


Trên hình vẽ biểu diễn một máy tĩnh điện, là một vỏ cầu kim loại bán kính G
R, đặt trong môi trường cách điện, phía trên khoét một lỗ nhỏ để các chất
lỏng nhiễm điện được tạo ra từ máy có thể rơi vào được. Các giọt chất lỏng
h
hình cầu có khối lượng m, điện tích q và rơi tự do từ G một cách chậm rãi
2
Chuyên đề bồi dưỡng Vật lí 11 Bài tập điện tích điện trường
(tức là giữa bình đựng hình cầu và máy G tại thời điểm bất kỳ chỉ có một giọt đang rơi). Giọt chất lỏng
rơi từ độ cao h so với mặt đất. Bình chứa đủ lớn, khi điện thế của bình đạt giá trị cực đại thì bình vẫn
chưa đầy. Gia tốc trọng trường là g. Ban đầu điện thế của bình chứa bằng không, tìm giá trị cực đại
V max mà điện thế của bình có thể đạt được.

You might also like