You are on page 1of 6

BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2014/TT- BYT Hà Nội, ngày tháng năm 2014

THÔNG TƯ
Hướng dẫn cấp, quản lý
và sử dụng giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg ngày 07/4/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Bộ
trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng nhận hiến máu tình
nguyện.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn hoạt động cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng nhận
hiến máu tình nguyện. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện nhằm tôn vinh
nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu, chứng nhận cá nhân đã tham gia hiến máu
tình nguyện.
2. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện được sử dụng thống nhất trong
các cơ sở y tế công lập toàn quốc, có chức năng tiếp nhận máu để cấp cho người
hiến máu tình nguyện.
3. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Văn phòng Ban chỉ đạo hiến
máu tình nguyện các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trung tâm truyền
máu, các cơ sở y tế thực hiện tiếp nhận hiến máu tình nguyện, các bệnh viện sử
dụng máu trong điều trị có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế
trong khám chữa bệnh, nhân viên y tế làm việc trong các lĩnh vực này, người hiến
máu tình nguyện có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.

1
4. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện là cơ sở thực hiện bồi hoàn, miễn
phí truyền máu theo quy định hiện hành.
5. Trường hợp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện bị mất sẽ không được
cấp lại.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện: là giấy chứng nhận của Ban
tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương cấp cho người hiến máu tình nguyện không nhận tiền bồi dưỡng theo quy
định hiện hành. Giấy này có thể được dùng để bồi hoàn máu theo quy định.
2. Giấy xác nhận đã hiến máu: là giấy xác nhận của của cơ sở đã thực hiện
tiếp nhận hiến máu cấp cho người hiến máu để xác nhận việc đã hiến máu. Giấy
này có thể sử dụng để xác nhận việc hiến máu của người hiến máu, không được sử
dụng để tính cho việc bồi hoàn máu.
3. Bồi hoàn máu: là việc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng nguồn
ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế thực hiện truyền máu cho người hiến máu miễn
phí khi có chỉ định hợp lý với số lượng và thành phần tương ứng với lượng máu và
thành phần máu đã hiến.

Chương II
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 3. Trách nhiệm của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Tổ chức in ấn, cung cấp, kiểm tra việc quản lý cấp phát Giấy chứng nhận
hiến máu tình nguyện thống nhất trong cả nước.
Điều 4. Trách nhiệm của Văn phòng Ban Chỉ đạo vận động hiến máu
tình nguyện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chịu trách nhiệm đăng ký mua giấy chứng nhận sử dụng trong tỉnh, thành
phố. Trưởng Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố phân
công việc ký, đóng dấu và cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện tại địa
phương quản lý.
2. Quản lý, lưu giữ danh sách cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ở
tất cả các điểm hiến máu trên địa bàn tỉnh, thành phố.
3. Thu hồi, quản lý các giấy chứng nhận viết sai, hỏng và thực hiện tiêu hủy
theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

2
4. Quản lý danh sách những người hiến máu tình nguyện đã được bồi hoàn
máu tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ sở y tế tiếp nhận máu
1. Hàng năm, cơ sở y tế tiếp nhận máu đăng ký với Ban Chỉ đạo vận động
hiến máu tình nguyện các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về kế hoạch dự
kiến số lượng giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cần dùng và tiếp nhận từ văn
phòng Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố. Chuyển kinh phí mua giấy chứng nhận hiến
máu tình nguyện cho văn phòng ban chỉ đạo tỉnh, thành phố.
2. Cấp 01 giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện mỗi lượt hiến máu cho
người đã hiến máu tại điểm hiến máu. Việc cấp giấy chứng nhận hiến máu tình
nguyện phải thực hiện công khai và đảm bảo đúng đối tượng. Đảm bảo ghi đầy đủ
nội dung trên giấy chứng nhận theo quy định, chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp,
không tẩy xóa. Giấy chứng nhận viết sai, hỏng phải được lưu lại, lập biên bản và
hủy theo quy định.
3. Lập danh sách người hiến máu tình nguyện được cấp Giấy chứng nhận
theo số serie in trên Giấy chứng nhận hiến máu. Gửi báo cáo danh sách cấp giấy
chứng nhận cho văn phòng Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành
phố.
Điều 6. Trách nhiệm các cơ sở khám chữa bệnh công lập
1. Miễn phí truyền máu cho người bệnh đã tham gia hiến máu tình nguyện
theo quy định hiện hành.
2. Xác nhận việc bồi hoàn máu vào giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện
(phần dành cho cơ sở y tế).
3. Lập danh sách những người đã được bồi hoàn máu và gửi báo cáo hàng
năm về sở Y tế và văn phòng Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 7. Trách nhiệm người hiến máu tình nguyện
1. Giữ gìn, bảo quản giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy
xóa.
2. Xuất trình giấy chứng nhận với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập
khi có nhu cầu bồi hoàn máu và khi thẩm định việc tôn vinh, khen thưởng thành
tích hiến máu tình nguyện.
3. Người hiến máu tình nguyện được phép yêu cầu đổi giấy chứng nhận hiến
máu tình nguyện bị nhàu nát, nhưng phải còn đủ thông tin để thẩm định lại trước
khi đổi.

3
4. Người hiến máu làm mất Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có thể
yêu cầu cơ sở tiếp nhận máu cấp giấy xác nhận đã hiến máu, nhưng giấy này
không có giá trị bồi hoàn máu.

Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Hiệu lực thi hành


Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015.
Bãi bỏ Quyết định số 1995/2004/QĐ-BYT ngày 04 tháng 6 năm 2004 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng
nhận hiến máu tình nguyện và mẫu giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện kể từ
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa
phương báo cáo về Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế để nghiên cứu, xem xét
và giải quyết.

Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG


- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng THỨ TRƯỞNG
TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng BYT (để ph/h chỉ đạo);
- Bộ Tư pháp (Cục KT VBQPPL);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, TTr Bộ, Cổng
TTĐT BYT; NGUYỄN THỊ XUYÊN
- Lưu: VT, PC (2 bản), KCB (3 bản).

4
PHỤ LỤC
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

Mẫu Giấy Chứng nhận Hiến máu tình nguyện gồm có 4 trang. Kích thước mỗi trang
12cm x 9,5cm. Mặt trước (1,4) có màu đỏ tươi, mặt sau (2,3) màu vàng nhạt.
1. Mặt trước
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
****************

KHI CẦN XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ


- Hội Chữ thập đỏ Tỉnh/Thành phố; GIẤY CHỨNG NHẬN
- Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm truyền máu tỉnh/thành phố; HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
- Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương:
+ Địa chỉ: P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
+ Điện thoại: (04) 3 868 6008 – Fax: 04 3 868 5582
+ Email: vienhhtmtu@nihbt.org.vn

(4) Số serie: ……………


(1)

2. Mặt sau
HIẾN MÁU CỨU NGƯỜI – BAN CHỈ ĐẠO VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
MỘT NGHĨA CỬ CAO ĐẸP TỈNH/TP ………………..

1. Giấy chứng nhận này được trao cho người hiến máu sau mỗi CHỨNG NHẬN
lần hiến máu tình nguyện. Giấy chứng nhận bị mất sẽ không
Ông/Bà/Anh/Chị:..............................................................
được cấp lại.
Sinh ngày: ……/……/……
2. Giấy chứng nhận có giá trị để truyền máu miễn phí tại các cơ Số CMND/Quân nhân:……………………..………..…..
sở y tế công lập trên toàn quốc theo quy định hiện hành. Địa chỉ thường trú.............................................................
3. Cơ sở y tế có trách nhiệm ký, đóng dấu xác nhận đã truyền ..........................................................................................
máu miễn phí vào giấy chứng nhận này. Đã hiến máu tình nguyện
Trân trong cảm ơn và kính mong Quý vị sẽ tiếp tục tham gia Tại cơ sở tiếp nhận máu: ……………………..…………
hiến máu tình nguyện.
Thành phần máu đã hiến: Máu toàn phần □;
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ Y TẾ Gạn tách KTC □, Gạn tách khác: ……………….
VỀ VIỆC ĐÃ BỒI HOÀN MÁU
Thể tích hiến: 250 ml □ ; 350 ml □ ; 450ml □ ; ……. ml
Thành phần máu đã được truyền:………..…..; thể tích: …..... ml
Người bệnh ghi ơn tấm lòng nhân ái của Quý vị.
Ngày… … tháng … … năm …….. Ngày … … tháng … … năm……..
T/M LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN Nhóm máu: T/M BAN CHỈ ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

………………

5
(2) (3)

3. Hướng dẫn ghi thông tin:


a) Địa chỉ: Ghi rõ địa chỉ của người hiến máu (Địa chỉ được ghi trong Giấy Chứng
minh nhân dân hoặc quân nhân);
b) Cơ sở, đơn vị tiếp nhận máu: Ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện tiếp nhận máu;
c) Số lượng: Đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng với số lượng máu hiến, hoặc ghi bổ
sung cụ thể;
d) Loại thành phần máu đã hiến: Đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng với thành phần
máu đã hiến, hoặc ghi bổ sung cụ thể;
đ) Nhóm máu: Cơ sở y tế tiếp nhận máu và quản lý hồ sơ hiến máu ghi nhóm máu
ABO, sau khi đã xét nghiệm và có kết quả khẳng định.

You might also like