You are on page 1of 2

I.

READING

• IELTS reading tests (Sam McCarter): 2 dạng bài 1 khó 1 dễ của IELTS: T/F/NG và Matching headings. Cái
hay của quyển sách là phần key sẽ cung cấp giải thích chi tiết và chuẩn. Quyển này cực quan trọng phải
làm đầu

• IELTS Cambridge (7-18): không quá chênh lệch trình độ với tests thật, hơn nữa không có giải thích nên
cũng khó

• IELTS practice tests plus 1,2,3: BẮT BUỘC cần làm. 3 quyển này không những có đáp án chuẩn kèm GIẢI
THÍCH mà còn rất sát với đề thi. Hơn nữa bài test rất phong phú,mỗi quyển có từ 5-7 tests.

2. Cách ôn

• Bấm time: 60’, để biết mình làm được bao nhiêu % so với đi thi thật. Trong thời gian đầu, cứ làm thoải
mái, hết 60’ thì cứ làm tiếp đến hết nhưng làm thật cẩn thận vì đây là giai đoạn xây dựng nền tảng kỹ
năng và khả năng tập trung làm bài. Sau này thì nên cố gắng làm trọn vẹn trong 1h, không nên quá do dự
hay lo lắng.

• Không viết đáp án vào sách, viết ngay answers vào answer sheet, quen với việc không có time để
transfer và tập transfer

• Sau khi làm, check đáp án, tránh nhìn giải thích, chỉ xem đúng hay sai rồi sau đó quay lại làm lại, đọc kỹ
để xem làm lại lần 2 có sai nữa không. Nếu vẫn sai thì bách nhục xuyên tâm. Quan trọng là sai ít, nếu sai
thì phải hiểu vì sao sai, note lại để rút kinh nghiệm. Nhớ ấy, học từ lỗi của mình cực quan trọng.

• Học vocabulary liên quan đến câu hỏi và câu trả lời trong bài Reading, không cần học hết nhưng những
từ mà ảnh hưởng việc chọn đáp án thì phải biết.

• Cách làm cụ thể từng dạng bài của IELTS reading thì nhiều lắm, google thì không thiếu gì. Bạn nào có
nhu cầu biết thì mình nói sau, mình chỉ nói qua chút là cứ làm lần lượt từng bài 1, chả việc gì phải đảo
thứ tự gì đâu, dạng bài dễ nhất là Matching headings, dạng khó nhất là tìm đoạn nào có ý này ý nọ.

II. LISTENING

2. Cách ôn

• Transcribe: nghe và chép chính tả, rất hiệu quả cải thiện kỹ năng nghe và spelling (lỗi phổ biến trong
listening). Nguồn ôn: podcasts của British Council, mỗi ngày chỉ cần nghe và chép đoạn khoảng 5’ là okay.

• Quan trọng là xác định được vì sao không nghe được, mình thường thấy có 2 dạng: từ mới hoặc phát
âm bị sai nên không hiểu. Đơn giản thôi: từ mới thì học, phát âm sai thì sửa.

III. WRITING

1. Tài liệu
IELTS writing của Mat Clark, gồm vài bài task 1 và 114 bài task 2. Ôm quyển này xong đi thi điểm chắc
chắn sẽ cao (for sure).

2. Cách ôn

Cứ lấy essay trong sách ra đọc và thực hiện các bước sau (dành cho bạn nào bị ít time nha)

• Đọc question, gạch chân keywords

• Đọc essay, giải nghĩa các từ

• Gạch chân các cụm hay cần học

• Quan trọng: tìm những cụm paraphrasing của các keywords trong câu hỏi trong essay. Bước này cực
cực cực hữu ích giúp bạn mở rộng vocab với những từ cùng nghĩa

• Lập 1 list các từ formal thay thế cho từ informal mình hay dùng thường ngày.

• Từ essay, tóm tắt lại dàn ý của cả bài => học các cụm từ quan trọng dễ hơn và nâng cao khả năng
brainstorming

• Xong hết rồi thì dựa vào những gì vừa làm trên, viết 1 essay hoàn chỉnh

• Ở nhà có thể viết thời gian tùy ý. Thỉnh thoảng bấm time tí để chuẩn bị tinh thần trong 40’ là được

IV. SPEAKING

1. Tài liệu:

• IELTS speaking của Mark Allen gì đó: quan trọng nhất quả đất

• 15 days of speaking gì đó: hay vì vocabulary nó formal hơn quyển trên

• Collin gì đó speaking và vocab gì đó: vocabulary hay, ideas sáng tạo

2. Cách ôn

• Cầm quyển bất kỳ, đọc câu hỏi, tự trả lời, record mình vào. Trả lời xong nghe lại check xem có lỗi nào
không, nếu có thì rút kinh nghiệm, cách diễn đạt nào mình chưa rõ thì google, sau đó xem sample
answer của sách, đọc kỹ, gạch chân những vocabulary mình có thể dùng được. Sau đó trả lời lại lần nữa
cố gắng áp dụng những gì đã google và đã đọc được.

• Lưu ý khi luyện tập thì chỉ cần trả lời chậm nhưng cẩn thận tránh mắc lỗi sai cơ bản.

• Vài lần đầu có thể khó khăn và mất time nhưng sau các bạn sẽ có nền tảng speaking tốt, nói không bị
sai với lại ideas tràn trề.

You might also like