You are on page 1of 11

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1. KSNB được thiết lập ở một đơn vị để:
A. Phục vụ cho bộ phận kiểm toán nội bộ
B. Thực hiện chế độ tài chính kế toán của nhà nước
C. Thực hiện các mục tiêu của người quản lý đơn vị
D. Giúp kiểm toán viên độc lập lập kế hoạch kiểm toán

Câu 2. KSNB được coi là yếu kém nghiêm trọng khi các nhầm lẫn trọng yếu và gian lận
thường không được phát hiện kịp thời bởi:
A. KTV trong quá trình nghiên cứu và đánh giá KSNB.
B. Kế toán trưởng trong quá trình đối chiếu, kiểm tra các số liệu trên sổ cái.
C. Các nhân viên trong quá trình thực hiện một cách bình thường các chức năng
được giao.
D. Giám đốc tài chính trong quá trình kiểm tra BCTC trong kỳ.

Câu 3. Nói chung một yếu kém nghiêm trọng của KSNB có thể định nghĩa là một tình
trạng trong đó gian lận hoặc nhầm lẫn trọng yếu thường không được phát hiện kịp thời
bởi:
A. Một kiểm toán viên độc lập trong quá trình xem xét và đánh giá hệ thống
KSNB của đơn vị
B. Kế toán trưởng đơn vị khi kiểm tra sổ sách kế toán
C. Các nhân viên đơn vị trong quá trình thực hiện chức năng của mình
D. Kiểm toán viên nội bộ khi tiến hành kiểm toán

Câu 4. Hoạt động KSNB được tiến hành chủ yếu:


A. Trước và trong khi các nghiệp vụ phát sinh
B. Trong và sau khi các nghiệp vụ phát sinh
C. Trước khi tiến hành kiểm toán
D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 5. KSNB cung cấp một sự bảo đảm tương đối trong việc phát hiện nhầm lẫn và
gian lận, điều đó có nghĩa là:
A. Việc sử dụng những chính sách nhân sự tốt có thể đảm bảo thực hiện các
mục tiêu KSNB.
B. Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ là trách nhiệm của người quản lý
của đơn vị chứ không phải của kiểm toán viên
C. Chi phí cho KSNB không thể vượt quá lợi ích mà nó mang lại
D. Chi phí phân chia các chức năng không thể kiêm nhiệm có thể bảo đảm sự hữu
hiệu của KSNB

Câu 6. Khái niệm về gian lận biểu hiện là:


A. Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai.
B. Áp dụng nhầm lẫn các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kiểm toán do giới
hạn về trình độ của các cán bộ kế toán.
C. Áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp kế toán một cách có chủ ý.
D. Bao gồm các câu trên.

Câu 7. Khái niệm về nhầm lẫn biểu hiện là:


A. Ghi chép chứng từ không đúng sự thật có chủ ý.
B. Vô tình bỏ sót hoặc hiểu sai các khoản mục, các nghiệp vụ.
C. Áp dụng nhầm các nguyên tắc kế toán.
D. Câu b, c đúng.

Câu 8. Các sự kiện có thể làm gia tăng rủi ro xảy ra gian lận và nhầm lẫn là:
A. Cán bộ tài vụ, kế toán chủ chốt có thu nhập cao
B. Phát sinh nhiều nghiệp vụ với bên hữu quan
C. Các nhà quản lý lẫn tránh trả lời hoặc trả lời không hợp lý các yêu cầu của KTV
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 9: Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và thủ tục do:
A. Công ty kiểm toán xây dựng và đơn vị áp dụng.
B. Đơn vị xây dựng và áp dụng.
C. Nhà nước qui định và bắt buộc đơn vị phải áp dụng.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 10: Kiểm soát nội bộ:


A. Chỉ cần thiết đối với doanh nghiệp lớn.
B. Không cần thiết với các doanh nghiệp tư nhân
C. Cần thiết đối với mọi tổ chức có từ hai người trở lên.
D. Chỉ được thiết lập tại cơ quan nhà nước.

Câu 11: Liên quan đến khái niệm gian lận trong kiểm soát, hình thức biểu hiện của gian
lận là:
A. Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai.
B. Áp dụng nhầm lẫn các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán do giới hạn
về trình độ của cán bộ kế toán.
C. Áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp trong chế độ kế toán một cách có chủ
ý.
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 12: Những trường hợp làm gia tăng rủi ro do gian lận hoặc sai sót trong hoạt động
doanh nghiệp:
A. Sức ép đối với nhân viên kế toán phải hoàn tất báo cáo tài chính trong thời gian
quá ngắn.
B. Các nghiệp vụ hoặc phương pháp kế toán phức tạp.
C. Sự bất lực trong việc sửa chữa những yếu kém của hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ trong khi những yếu kém này hoàn toàn có thể khắc phục được
D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 13: Điều gì sau đây không đúng với khái niệm kiểm soát nội bộ :
A. Không một cá nhân nào được giao vừa nhiệm vụ bảo quản tài sản, vừa
nhiệm vụ ghi chép sổ sách kế toán đối với tài sản đó.
B. Các nghiêp vụ phải được ủy quyền một cách đúng đắn.
C. Bởi vì mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, đơn vị có thể chỉ tiến hành thủ tục
kiểm soát trên cơ sở chọn mẫu để kiểm tra.
D. Các thủ tục kiểm soát bảo đảm không có sự thông đồng giữa các nhân viên đơn
vị

Câu 14. Thiết lập và duy trì hệ thống KSNB hữu hiệu là trách nhiệm của:
A. Ban giám đốc
B. Hội đồng quản trị
C. Kiểm toán viên
D. Cơ quan quản lý nhà nước

E.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1: Trình bày định nghĩa Kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO?
KSNB là một quá trình bị chi phối bởi HĐQT, nhà quản lý và các nhân viên của đơn
vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được mục tiêu về
hoạt động, báo cáo và tuân thủ.
Câu 2: Phân biệt gian lận và nhầm lẫn?
-Khái niệm :
+ Gian lận: Là hành vi không trung thực, có ý định gian lận để lừa dối hoặc đánh lừa
người khác, thường với mục tiêu hưởng lợi cá nhân hoặc tạo ra lợi ích tài chính sai trái.
+ Nhầm lẫn: Là sự sai sót hoặc lỗi xảy ra trong quá trình thu thập, xử lý, hoặc báo cáo
thông tin tài chính mà không có ý định gian lận.
- Biểu hiện:
+ Gian lận: biến thủ sản, cố tình làm giả, sửa chửa các chứng từ, hóa đơn, số sách,..
+ Nhầm lẫn: ghi chép thiếu hoặc bỏ sót các khoản mục, các nghiệp vụ không cố ý,..

Câu 3: Cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và nhầm lẫn. Cho ví dụ minh
họa về các biểu hiện của gian lận và nhầm lẫn.

Nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và nhầm lẫn:


- Áp lực tài chính
- Thiếu kiểm soát nội bộ hiệu quả
- Sự thiếu trung thực và không tôn trọng quy tắc

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH


Câu 1: Khái niệm đầu tiên về KSNB xuất hiện vào năm 1936

Đúng.
-> kiểm soát nội bộ xuất hiện vào năm 1936 là một phần của lĩnh vực quản lý và kiểm
soát trong kinh doanh. Được đưa ra bởi James O. McKinsey, người sáng lập công ty tư
vấn McKinsey & Company.

Câu 2: COSO là tên viết tắt của Ủy ban quốc gia về phòng chống gian lận

Đúng.
-> COSO là tên viết tắt của Ủy ban quốc gia được thành lập vào năm 1985 bởi sự bảo
trợ của năm hiệp hội nghề nghiệp tại Hoa Kỳ về phòng chống gian lận (Committee of
Sponsoring Organizations of the Treadway Commission).

Câu 3: Hiện nay Báo cáo COSO đã cập nhật đến phiên bản COSO 2013
Đúng.
->COSO 2013 là phiên bản mới nhất của Khung chuẩn mực COSO về kiểm soát nội
bộ, được công bố vào năm 2013. Phiên bản này đã thay thế phiên bản trước đó, COSO
1992, và đã đưa ra một loạt các cải tiến và điều chỉnh về các nguyên tắc và khung
chuẩn mực kiểm soát nội bộ.

Câu 4: Việc thiết lập kiểm soát nội bộ trong đơn vị nhằm mục đích tuân thủ các
quy định của pháp luật.
Đúng.
->Cần tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật là nguyên tắc quan trọng khi
kiểm soát nội bộ.
Kiểm soát nội bộ phải bảo mật thông tin thu được khi thực hiện kiểm toán, không làm
rò rỉ hay tiết lộ bất cứ thông tin nào cho các bên khác.

Câu 5: Kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ đảm bảo tuyệt đối rằng đơn vị đạt được các
mục tiêu.
Đúng.
->Kiểm soát nội bộ là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác và tin cậy của
báo cáo tài chính.

Câu 6: Đánh giá rủi ro kiểm toán là một trong năm thành phần của kiểm soát nội
bộ
Đúng.
->Năm thành phần của kiểm soát nội bộ: Đánh giá rủi ro, Môi trường kiểm soát, Giám
sát, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông.

Câu 7: Hoạt động kiểm soát là hoạt động chính trong đơn vị, do vậy đơn vị cần
chú trọng đầu tư cho hoạt động này.
Đúng.
->Hoạt động kiểm soát là một hoạt động quan trọng trong một tổ chức vì nó liên quan
đến việc đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Điều quan trọng là tổ
chức phải đầu tư vào hoạt động này để đảm bảo rằng đầu ra của họ đáp ứng các tiêu
chuẩn yêu cầu và đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Câu 8: Việc thiết lập KSNB gây tốn kém chi phí cho đơn vị
Đúng

Câu 9: Thiết lập các mục tiêu cho đơn vị chính là biểu hiện của hoạt động KSNB
Đúng

Câu 10: Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập
KSNB của đơn vị.
Sai
->Việc thiết lập KSNB là trách nhiện của toàn bộ đơn vị và sự tham gia của tất cả các
bộ phận và nhân viên.

Câu 11: Theo công trình nghiên cứu của Hiệp hội của các nhà điều tra gian lận
Hoa Kỳ (ACFE), tham ô là loại gian lận gây thiệt hại nhiều nhất cho doanh
nghiệp.
Sai
Câu 12: Gian lận là hành vi vô ý của nhân viên nhưng lại mang lại lợi ích cho họ
Sai
Câu 13: Các thiệt hại về gian lận thường khó đo lường một cách chính xác.
Đúng
Câu 14: Nhân viên thường thực hiện hành vi gian lận nhiều hơn so với nhà quản
lý.
Sai
Câu 15: Các biện pháp phòng ngừa gian lận chủ động thường hiệu quả hơn so với
các biện pháp phòng ngừa thụ động.
Đúng
Câu 16: Thủ thuật skimming là thủ thuật mà tiền bị đánh cắp sau khi ghi chép
vào sổ sách.
Sai
->Việc phần tiền trong hóa đơn bị đánh cắp trước khi nó được ghi chép lại vào sổ sách
của công ty

Câu17: Theo kết quả nghiên cứu của ACFE năm 2020, hoạt động kiểm tra đột
xuất được sử dụng phổ biến nhất trong các biện pháp phòng ngừa gian lận.

Sai
->kiểm tra đột xuất chỉ chiếm 38% còn thuê kiểm toán độc lập (83%) , ban hành chuẩn
mực đạo đức (81%) và kiểm toán nội bộ ( 74%) được sử dụng nhiều nhất.

Câu 18: Biển thủ tài sản là những hành vi của nhân viên khi họ lạm dụng quyền
lực của mình trong các giao dịch kinh để thu lợi trực tiếp hoặc gián tiếp.

Sai
-> Vì nhân viên chịu trách nhiệm công việc đó đều có thể thực hiện hành vi biển thủ tài
sản

Câu 19: Khai khống doanh thu là một trong những hình thức gian lận xảy ra trên
báo cáo tài chính
Đúng
Câu 20: Kết quả nghiên cứu của ACFE năm 2020 cho thấy kế hoạch phát hiện
gian lận thụ động có thời gian phát hiện và tổn thất trung bình ít hơn so với
phương pháp phát hiện gian lận chủ động.
Sai
->Vì thời gian phát hiện sẽ lâu hơn và tổn thất cũng sẽ nhiều hơn.

CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Anh/chị hãy minh họa về trường hợp gian lận trong thực tế và phân tích các
hành vi gian lận trong trường hợp đó.
-Ký hợp đồng với một số công ty quen biết nhằm tăng doanh số tạm thời, tạo nhu cầu
và giá bán ảo cho hàng hóa của công ty.

2. Hãy cho biết loại gian lận và người thực hành vi gian lận theo công trình nghiên
cứu của ACFE. Hãy cho biết loại gian lận nào gây ra nhiều thiệt hại nhiều nhất, vì
sao?
-Có 3 loại gian lận:
+Biển thủ: khi nhân viên biển thủ Ts của tổ chức ( vd điểm hình là biển thủ tiền, đấng
cắp hàng tồn khó, gian lận về lương)
+Tham ô: xảy ra khi quản lý lợi đụng quyền hạn và trách nhiệm của họ tham ô ts của
công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ của họ đã cam kết với tổ chức để
làm lợi cho bản thân hay 1 bên thứ 3
+ Gian lận trên BCTC: là trường hợp các thông tin trên báo cáo tài chính bị bóp méo,
phản ảnh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lừa gạt người sử
dụng thông tin (vd khai khống doanh thu , khai giảm nợ phải trả, hay chi phí
-Người thực hiện gian lận:
+Nha viên
+Quản lý
+CSH, nhà quản lý cấp cao

3. Hãy phân tích các biện pháp phòng ngừa gian lận và cho biết biện phát nào
được sử dụng nhiều nhất trong các đơn vị hiện nay.
Các biện pháp phòng ngừa gian lận mà các tổ chức sử dụng:
+ Kiểm toán độc lập (83%) Điều này giúp giảm khả năng gian lận thông qua sự kiểm
tra không thiên vị.
+ Xây dựng chuẩn mực đạo đức (81%) Nó khuyến khích nhân viên tuân thủ các quy tắc
đạo đức và hành vi chính trực. Điều này có thể giảm nguy cơ gian lận.
+ Kiểm toán nội bộ (74%) Bằng cách thực hiện kiểm toán nội bộ định kỳ, tổ chức có cơ
hội phát hiện và ngăn chặn gian lận nhanh chóng.
+ Kiểm tra độc lập về BCTC do KSNB thực hiện (73%)
+ Sự soát xét của người quản lý về BCTC (68%).
Biện pháp sử dụng nhiều nhất trong các đơn vị hiện nay là kiểm toán độc lập (83%)
4. Hãy trình bày và cho ví dụ minh họa về một số phương pháp thực hiện gian lận
bằng cách biển thủ tài sản.
- Phương pháp thực hiện gian lận bằng cách biển thủ tài sản: đánh cắp, đánh giá sai tài
sản hữu hình, tài sản phi tiền tệ như hàng tồn kho, công cụ, dụng cụ…
Ví dụ: nhân viên nhà hàng đánh cắp hàng từ kho hoặc quầy bán hàng

BÀI TẬP
Bài 1
Một số tình huống được kiểm toán viên nội bộ phát hiện sau khi kiểm tra định kỳ tại
Công ty Ban Mai như sau (các tình huống dưới đây là độc lập nhau):
a. Thủ quỹ đã biển thủ một số tiền lớn của Công ty.
b. Nhiều khoản chi không có chứng từ hợp lệ và đã dùng cho mục đích cá nhân
c. Tiền bán hàng bị thất thoát
Yêu cầu
Anh/ chị hãy
a. Xác định nguyên nhân có thể dẫn đến các sai phạm trên
b. Đề xuất giải pháp để ngăn ngừa các sai phạm trên
TRẢ LỜI: Ý a. Nguyên nhân: thiếu kiểm soát nội bộ và giám sát không đủ chặt
chẽ, quản lý vốn kém, thiếu kệ hoạch tài chính
Giải pháp: thiết lập quy trình KSNB chặt chẽ hơn, xác định rõ trách nhiệm và nhiệm
vụ của từng người liên quan đến quản lí tài chính và tiền bạc
Ý b. Nguyên nhân: thiếu quy trình KSNB chặt chẽ. Việc thiếu giám sát và xác minh
tính hợp lệ của các khoản chi từ các cấp quản lí làm cho việc sử dụng tiền không hợp lệ
xảy ra dễ dàng hơn
Giải pháp: tăng cường giám sát và kiểm tra, thực hiện kiểm tra định lỳ của các giao
dịch tài chính bao gồm việc xác minh sự tồn tại và tính hợp lệ của các khoản tiền
Ý c. Nguyên nhân:
- sai sót trong quá trình nhập xuất hàng hóa
- Không kiểm tra tiền trước khi thanh toán
- Giải pháp: thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra hàng hóa trước khi nhập, xuất, kiểm
kê thu chi thường xuyên, sử dụng các công nghệ quản lí thu chi
Bài 2
Là chủ một cửa hàng kinh doanh vàng bạc và đá quý. Anh/ chị hãy:
a. Nhận diện những rủi ro sẽ xảy ra đối với cửa hàng.
b. Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các rủi ro đến cửa hàng.
c. Đề xuất các biện pháp để đối phó với các rủi ro.
TRẢ LỜI: Ý a. Rủi ro là không minh bạch về giá, thiếu tính giao dịch, dễ mua phải
hàng giả, hàng nhái, phải bỏ ra một khoản vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi
vốn, có lãi thì mất nhiều thời gian, thiếu an toàn trong an ninh
Ý b. Không minh bạch về giá :Trong khi các hàng hóa khác như vàng và bạc
giá cả có thể được theo dõi và kiểm tra trên thị trường chứng khoán ,còn đá quý
thì không! Nó không có giá cả nhất định và khó định giá nếu không có nhiều
kinh nghiệm, mặt khác giá cả được xác định bởi thị trường - cung và cầu.Đá quý
có thể được xác thực bởi các phòng thí nghiệm đá quý nổi tiếng, nhưng những
phòng thí nghiệm đó không thể cho bạn biết giá trị của viên đá của bạn. Vàng
nguyên chất có giá trị thị trường được biết trước theo trọng lượng tại bất kỳ thời
điểm nào, nhưng giá trị của một viên đá quý thường rất khó đoán.
- Thiếu tính giao dịch : Mua một viên đá quý có thể tương đối dễ dàng. Tuy
nhiên, bán được và bán cho ai để có lãi lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Có
một số nơi bán thu mua lại đá quý họ bán ra cũng giống như một số công ty mua
vàng nhưng họ sẽ luôn trả ở mức thấp hơn giá bán. Nếu bạn sở hữu trang sức
vàng bạn có thể dễ dàng chuyển đổi vàng của mình thành tiền mặt ở hầu hết mọi
nơi trên thế giới. Bạn chỉ cần đến một cửa hàng vàng hoặc nhà kinh doanh vàng,
người sẽ kiểm tra vàng của bạn, cân nó và trả cho bạn giá tiêu chuẩn cho nó.
Vàng có tính thanh khoản tuyệt vời , tốt hơn hầu hết các loại tài sản khác.Nhưng
đối với đá quý cũng giống như bất động sản - có thể không dễ dàng để bán
chúng khi bạn muốn. Rất có thể bạn sẽ tìm được người mua, nhưng người mua
mà bạn tìm thấy khả năng cao là một kẻ cơ hội chỉ sẵn sàng kỳ kèo trả giá thấp
- Đòi hỏi tính Kiên nhẫn cao: đá quý không phải là cổ phiếu có rất ít hoặc không
có khả năng giá trị của viên đá bạn mua sẽ tăng vọt 30% ngay trong năm tới
(không phải điều này cũng xảy ra quá thường xuyên trong cổ phiếu). Hãy nhớ
rằng, những điều tốt đẹp sẽ đến với những người biết chờ đợi!
- Cũng như các loại đầu tư khác đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm chuyên sâu về
loại đá quý mà bạn muốn đầu tư nhưng rất ít nơi đào tạo cho bạn những kinh
nghiệm này nên thường phải tự học, tự tích lũy kinh nghiệm và điều này cũng
không hề đơn giản giữa ma trận những thông tin sai lệch còn thông tin hữu ích
thì khá kiếm.
- Dễ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng nhân tạo, đá đã qua xử lý kể cả khi bạn
có thừa kinh nghiệm.
- Nhiều loại đá quý rất khó khăn để mua bán trực tiếp thường là phải qua nhiều
khâu trung gian, nhiều loại ít khi có sẵn, nhất là những loại đá quý không phổ
biến rất khó khăn khi mua bán.
- Những loại đá có giá trị đầu tư cao thường phải đi kèm kiểm định uy tín, tốn
thêm chi phí, công sức.
- Phải bỏ ra 1 khoản vốn đầu tư không hề nhỏ nhưng khả năng thu hồi vốn, có
lãi có thể khá lâu.
Ý c. – Mua nhanh bán nhanh
- Cần có sự trau dồi về kiến thức chuyên môn
- Cần bảo mật thông tin, và gắn thêm nhiều thiết bị theo dõi xung quanh cửa
hàng
- Cần luyện tập tính kiên nhẫn và chờ đợi
- Nhập hàng từ những cơ sở uy tín

Bài 3
Tại Công ty TNHH Hoa Hồng có các hoạt động kiểm soát được mô tả như sau:
Một chi nhánh bán hàng của Công ty bao gồm một cửa hàng trưởng và hai nhân viên.
Chi nhánh được mở 01 tài khoản giao dịch tại ngân hàng địa phương. Các khoản thu
tiền của chi nhánh được nộp vào đây. Các séc rút tiền của tài khoản này phải có chữ ký
của Cửa hàng trưởng và Giám đốc tài chính Công ty. Sổ phụ được gửi về cho Cửa hàng
trưởng, ông này sẽ chiếu với sổ sách và lưu sổ phụ Định kỳ, Cửa hàng trưởng sẽ lập
Bảng kê các khoản chi trong kỳ nộp về Công ty.
Yêu cầu: Anh/Chị hãy:
a. Xác định những điểm bất hợp lý trong hoạt động kiểm soát tình huống trên.
b. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những điểm bất hợp lý này
Ý a.
- Chữ ký : Yêu cầu chữ ký của Cửa hàng trưởng và GĐ tài chính để rút tiền có thể
trở nên bất tiện khi một trong họ vắng mặt hoặc không thể ký.
- Kiểm tra độc lập: Việc chiếu sổ phụ và lưu trữ nó được thực hiện bởi Cửa hàng
trưởng, có thể dẫn đến thiếu tính độc lập trong kiểm tra.
Ý b.
- Nên áp dụng quy định về việc ký thay thế trong các hợp đồng giao dịch cơ bản.
- Xem xét việc một bên độc lập khác kiểm tra sổ phụ để đảm bảo tính chính xác.
- Quy trình kiểm soát tài liệu và bảo mật tài khoản ngân hàng cần được tăng
cường để đảm bảo rằng không có sự thay đổi trái phép trong tài liệu và không có
nguy cơ lạm dụng tài khoản.
- Cần thiết lập rõ ràng hơn về quy trình kiểm soát và ghi chép để đảm bảo tính
minh bạch và tuân thủ.

You might also like