You are on page 1of 130

Sổ tay của:

ART ONE-ON-ONE
Copyright © 2013 by Kathy Statzer
Bản tiếng Việt © NXB Trẻ, 2015, 2022
Ghi sổ tay

S uy ngẫm, trân trọng, và nâng niu là những việc buộc chúng ta phải chậm lại để nghĩ. Ghi sổ
tay (journal) sẽ giúp bạn làm được điều đó. Khi bạn ngồi xuống bàn và mở sổ tay của mình
ra, có thể bạn sẽ không biết những từ ngữ nào sẽ xuất hiện. Nhưng bằng một sự thần kỳ nào đó,
chúng cứ đến. Đôi khi có cảm giác như thể thế giới nội tâm của bạn chỉ chờ được lắng nghe và
ghi nhận. Khi bạn mở quyển sổ tay ra, bạn đã mở ra cánh cửa cuộc đời mình. Dạo này bạn đang
nghĩ gì? Điều gì đang xâm chiếm tâm trí bạn, nó đang thúc đẩy bạn hay làm bạn bận lòng? Hãy
nhường chỗ cho nó và hãy để từ ngữ tuôn chảy như thể chúng rất có ý nghĩa. Bởi vì chúng có ý
nghĩa thật đấy.
Là một giáo viên, tôi rất trung thành với việc ra đề thi viết luận, với niềm tin vững chắc rằng
nếu bạn có thể viết, tức là bạn thực sự hiểu. Viết sổ tay là một quá trình thấu hiểu bản thân. Khi
bạn đọc lại những trang viết trước, bạn sẽ thấy cách viết hiện lên, những chủ đề sẽ lặp lại. Đó
là giây phút bạn bắt đầu có ý thức tạo dựng cuộc sống của chính mình và trở thành con người
mà mình muốn. Việc xem xét kỹ lưỡng cuộc sống, những thôi thúc và ý định, những giấc mơ và
những hỗn loạn có lẽ là sự theo đuổi cao quý nhất của chúng ta. Bởi vì càng hiểu về bản thân,
chúng ta càng quan tâm nhiều hơn tới những người thân yêu, tới chính mình, và sau cùng là cả
trái đất này. Dù quyển sổ tay của bạn màu hồng hay màu mực của bạn lấp lánh, câu chữ của bạn
vẫn chứa đựng sự thật về cuộc sống của chính bạn. Bạn có muốn biết sự thật đó không?
Trong 40 năm, việc ghi sổ tay đã trở thành thử thách đối với bản thân tôi. Có phải bài viết đầu
tiên của tất cả mọi người đều là sự giằng xé trong tình yêu? Rất nhiều thứ được gói ghém trong
những trang viết đã ghi lại cách mà con-người-tôi này đã tìm cách và tạo ra lối thoát cho chính
mình trong mê cung của cuộc đời. Những trang sổ tay đầy ắp những suy tư về tình yêu lãng mạn
đến việc ăn uống quá độ (có liên quan gì không nhỉ?), từ du lịch vòng quanh thế giới đến việc
sống ở Nhật, và gần đây nhất, là về hành trình có thể là điên cuồng nhất cho đến thời điểm này,
giai đoạn tiền mãn kinh. Viết sổ tay nuôi dưỡng lòng tự trọng và nó đã giúp tôi, từ một cô gái trẻ
e thẹn, hay nín lặng, trở thành một giáo viên không bao giờ cần micro.
Chúng ta đang sống trong một thời đại truyền thông gấp gáp và ồn ào. Chúng ta di chuyển
với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, nhu cầu của con người về việc cởi bỏ vẻ ngoài và kết nối tâm
hồn với bản thân, và với nhau, vẫn không thay đổi. Nghệ thuật có thể là nút “pause” và những
trang sổ tay là “playback”. Ngay cả máy tính xách tay cũng phải chậm lại và xử lý những gì nạp
vào. Vậy khi nào thì đến chúng ta? Cuộc sống của chúng ta hối hả. Nghệ thuật thì chậm. Tôi xin
mời bạn hãy đọc quyển sách Hiểu và thưởng thức một tác phẩm mỹ thuật và giữ yên tấm gương
phản chiếu cuộc đời tuyệt đẹp của mình.

5
Cách sử dụng sổ tay

D ưới đây là một vài gợi ý giúp bạn thu được nhiều lợi ích nhất từ những ghi chú trong Hiểu và
thưởng thức một tác phẩm mỹ thuật:
• Chọn tốc độ của riêng mình. Chương 1 đến chương 16 tương đương với một học kỳ 16 tuần,
nghĩa là bạn phải dành thời gian cho mỗi phần. Hãy cho bản thân một cơ hội để những câu
hỏi “âm ỉ cháy” trước khi bạn bắt đầu viết. Tương tự, mỗi chương đều kết thúc với phần
Áp dụng ngay. Phần thực hành giúp mài sắc khả năng tập trung thị giác của bạn không thể
gấp gáp được.
• Nghệ thuật tác động lên nghệ thuật. Vì vậy, trật tự theo thời gian của quyển sách này, bắt
đầu từ thời tiền sử, là cần thiết để hiểu được các tài liệu về sau. Tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là bạn không nên mở đến một trang bất kỳ trong sổ tay của mình mỗi khi bạn muốn
tìm một vấn đề có tính liên hệ về thời gian hơn. Trên hết, quyển sổ tay này của bạn được
dùng theo trực giác của bạn.
• Đừng lo lắng về việc hiểu sai một câu hỏi. “Hiểu lơ mơ” mới dẫn đến khám phá. Cách bạn
hiểu câu hỏi chính là cách hiểu đúng. Mặc dù quyển sách này được thiết kế hơi giống với một
khóa học về cảm thụ nghệ thuật nhưng đừng căng thẳng, bạn không bị kiểm tra đâu.
• Hãy lắng nghe những phản ứng đầu tiên của bạn. Hãy duy trì chúng.
• Viết ít hay nhiều là tùy mức bạn thấy cần thiết. Nếu hết giấy, hãy in thêm những trang
giấy trắng.
• Hãy thử viết mà không phán xét. Không có câu trả lời hay hoặc dở. Hãy mở lòng để yêu
thương. Hãy nhớ rằng bạn đang cố gắng hiểu bản thân hơn, chứ không phải đang chì chiết
bản thân vì đã không đạt được mục tiêu. Những kỳ vọng không đạt được chỉ khiến bạn trở
nên bế tắc. Nếu bạn duy trì được sự khách quan thì bạn mới có thể trân trọng sự độc đáo của
mình hơn và tạo ra những thay đổi bạn muốn.
• Khi bạn đọc về những trào lưu nghệ thuật khác nhau, bạn sẽ thấy mình tò mò muốn tìm hiểu
thêm. Hãy để sự hiếu kỳ đưa mình đến thư viện, mạng Internet, bảo tàng, hay những lớp học.
• Hãy nghĩ đến việc đọc hết quyển sách bên cạnh người bạn đời, người yêu, hay những người
thân thương. Xem mỗi người trả lời cùng một câu hỏi khác nhau như thế nào. Tìm hiểu về
người thân nhất đó nhiều hơn, nếu không...
• Tạo ra một câu lạc bộ sổ tay từ một nhóm bạn hay người quen có tâm hồn nghệ thuật. Chia
các phần cho mọi người trong nhóm, “chỉ định” mỗi thành viên làm người hướng dẫn (thay
phiên mỗi tuần). Người hướng dẫn thậm chí có thể mang theo ảnh tác phẩm và nói thêm
về xu hướng nghệ thuật đang được nhóm thảo luận... một lớp cảm thụ nghệ thuật thu nhỏ!
• Nếu bạn quyết định chia sẻ trải nghiệm này với người yêu, bạn bè hay với một nhóm, ngay từ
đầu hãy bàn về lòng tin đối với nhau mà các bạn sẽ xây dựng. Đề ra nguyên tắc cho việc tạo
nên một môi trường an toàn và tôn trọng lẫn nhau. Lần lượt tất cả các ý kiến đều phải được
lắng nghe.
• Và sau cùng, hãy tận hưởng khoảng “pause” này.

6
Lời tựa
Tường nhà bạn đang treo những gì? Phong cách nào được thể hiện nhiều nhất?
Bạn muốn hiểu hết những gì mình đang xem, như thể bạn đang nhìn ra ngoài cửa sổ
(nghệ thuật hiện thực)? Hay...
Bạn cũng muốn hiểu những điều mình nhìn thấy nhưng lại thích nó được biến đổi
đôi chút bởi người họa sĩ (nghệ thuật tượng trưng)? Hay...
Bạn muốn bị lay động ngay tức khắc bởi những màu sắc và nhát cọ giàu cảm xúc,
muốn cảm thấy những cú múa cọ của người họa sĩ khi cô ấy hối hả quét sơn lên
mặt toan (nghệ thuật biểu hiện)? Hay...
Bạn muốn nếm trải một bí ẩn không tên khi nhìn vào một bức tranh (nghệ thuật
trừu tượng)? Hay...
Bạn thích một sự đa dạng trong phong cách? Hãy nghĩ xem tại sao bạn lại bị cuốn hút
bởi một phong cách nhất định mà không phải là một phong cách khác?
(Trang 14 sách Hiểu và thưởng thức một tác phẩm mỹ thuật)

7
Chương 1

Nghệ thuật hang động thời tiền sử


và Sự sinh tồn
Hãy bước vào phòng khách nhà bạn như thể bạn đang đi vào những hang động đá vôi
ở Lascaux, Pháp. Những bức tường của bạn muốn kể câu chuyện gì? Bạn muốn chúng
kể chuyện gì? (trang 15)

8
Các bậc tổ tiên thời tiền sử của chúng ta đã nói lên những khao khát cơ bản của
con người: tồn tại về mặt vật chất và về mặt sáng tạo. Những nhu cầu đã dẫn dắt
cuộc sống của họ. Vậy điều gì dẫn dắt cuộc sống của bạn? Hãy cố gắng tách biệt giữa
điều bạn cần và điều bạn thích. Có bất kỳ sở thích vật chất nào đang làm hao mòn
cuộc sống hằng ngày của bạn không? Bạn có cần thêm của cải hay thời gian không?
(trang 18)

9
Truyền thông có thể khiến ta căng thẳng khi cố gắng thuyết phục ta rằng cuộc sống
của chúng ta luôn luôn thiếu thốn theo một nghĩa nào đó. Những bức tranh trong
hang Lascaux làm cho những nhu cầu thực sự của chúng ta hiện rõ một cách bất ngờ:
Bên cạnh những nhu cầu về vật chất như nơi ở, thức ăn, quần áo, và cộng đồng,
chúng ta cần nghệ thuật. Những thôi thúc sáng tạo nào đang đập trong tim bạn?
Bạn cảm thấy thế nào khi hành động theo những thôi thúc đó? (trang 19)

10
Những con bò tót tiền sử trong hang Lascaux làm ta choáng ngợp. Kích thước to lớn
của chúng nói thay những bí ẩn vĩ đại. Ở nơi nào bạn đã từng trải nghiệm tỉ lệ to lớn
đến độ làm chấn động tâm can bạn? (trang 20)

11
Bây giờ, hãy nhìn vào đường trừu tượng bạn vừa vẽ. Nó có gợi lên những liên tưởng
hay thậm chí là những cảm xúc trong bạn không? Nó gợi nhớ điều gì? (trang 22)

12
Loại đường nét nào chiếm ưu thế trong nội thất nhà bạn? Bạn nghĩ nó tác động đến
nguồn năng lượng trong nhà bạn như thế nào? (trang 22)

13
Để tồn tại, những người tiền sử săn bắt. Chúng ta ngày nay thì đi làm. Qua những
bức tranh của họ, ta cảm nhận được sự trân trọng và lòng tôn kính, thậm chí là sự
biết ơn, đối với phương thức tồn tại của mình. Vậy bạn nhìn nhận công việc của mình
như thế nào? (trang 23)

14
Do được sử dụng liên tục trong hàng ngàn năm, người ta cho rằng những hang động
này có chức năng giống như một nơi trú ẩn mang tính cộng đồng của những người thời
đó. Nếu chỉ là trong tâm tưởng của mình, đâu là nơi trú ẩn mà bạn vẫn luôn tìm về?
Tại sao lại như vậy? Điều gì đã gọi bạn trở lại? (trang 23)

15
Mối quan hệ giữa bạn với thế giới động vật là gì? Bạn nghĩ gì về những con vật?
(trang 23)

16
Chương 2

Nghệ thuật Ai Cập và Kiếp sau


Bạn có tin vào kiếp sau không? Dù có hay không thì niềm tin đó ảnh hưởng đến cách
bạn đang sống như thế nào? (trang 27)

17
Bạn quan tâm tới nguồn sống thiết yếu, hay linh hồn của mình như thế nào?
(trang 28)

18
Bạn bảo vệ cơ thể mình như thế nào? Lần đầu tiên bạn nhận ra rằng cơ thể mình sẽ
không tồn tại mãi mãi là khi nào? Sự nhận thức đó đã đưa đến một sự thay đổi trong
cách sống của bạn ra sao? (trang 28)

19
Menkaure và Hoàng hậu Khamerernebty có thể được xem là tượng trưng của sự bình
đẳng trong hôn nhân. Trước mắt ta là hai nhân vật rắn rỏi đứng cạnh nhau và cùng
nhìn xa về phía trước. Họ bổ sung cho nhau. Vậy bạn nhìn nhận sự bình đẳng trong
tình yêu như thế nào? Bạn nghĩ gì về bản thân trong cách nhìn nhận đó? (trang 30)

20
Người ta dễ dàng nhận ra bạn nhờ vào những đặc điểm bên ngoài nào? Hình ảnh
bên trong và bên ngoài của bạn có hợp với nhau không? Nói cách khác, hiện nay bạn
có nhận ra chính mình không? (trang 31)

21
Hãy chọn một vật bị gãy rời nào đó ở trong hoặc quanh nhà bạn. Nó có cần phải
tồn tại mãi không? Hay chỉ cần lâu thêm một chút? Bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp của
vết thời gian không? (trang 31)

22
Chương 3

Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại


và sự Tự nhận thức
Có lúc nào trong đời bạn nhớ tới cảm giác tự ý thức đặc biệt về bản thân, có thể nghe
rõ hơn “tiếng thì thầm sâu lắng bên trong” không? Hoàn cảnh nào đã giúp bạn đồng
điệu với tiếng nói đó? (trang 33)

23
Còn bây giờ thì sao? Điều gì thôi thúc bạn làm những việc mình đang làm và nói
những điều mình đang nói? Nhìn chung, bạn đang sống sáng suốt hay bạn cảm thấy
bị những hành động bồng bột lấn át và cuốn đi? Nếu là trường hợp sau, hãy xem câu
trả lời trước của bạn về những hoàn cảnh đã giúp bạn lắng nghe được sự khôn ngoan
tự nhiên của mình. Bạn sẽ tự khuyên mình điều gì? (trang 33)

24
Khối đá tảng nào giữ cho bạn ở đúng vị trí? Đó có phải là chân đế vững chắc giúp bạn
khỏi bị ngã không? Hay nó là một gánh nặng đang gây trở ngại cho sự phát triển của
bạn? Nếu cần thiết, bạn sẽ thoát khỏi nó như thế nào? (trang 34)

25
Một trong những chức năng của bức tượng Kouros trẻ trung kia là để tỏ lòng tôn kính
người đã khuất. Còn bạn, bạn thể hiện sự kính trọng đối với những người yêu thương
đã khuất như thế nào? Hiện nay, họ đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của
bạn? (trang 34)

26
Tin tức bất ngờ nào từng khiến bạn sửng sốt? Bạn vượt qua nó như thế nào? Việc vượt
qua nó đã thay đổi nhận thức về bản thân của bạn ra sao? (trang 38)

27
Chương 4

Nghệ thuật Hy Lạp Cổ điển


và Cái đẹp
Dành chút thời gian tìm kiếm một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc mà bạn còn nhớ rõ.
Ngồi nhớ lại chi tiết của trải nghiệm phong phú đó. Bây giờ, hãy viết về nó, mở rộng
sự mô phỏng hiện thực này bằng cách miêu tả những mùi vị, nguồn năng lượng,
ánh sáng, không khí... của khoảnh khắc này mà bạn còn nhớ chính xác. Chủ nghĩa
hiện thực trong nghệ thuật có thể mở những cửa xả của dòng kỷ niệm, và tạo ra
điện từ dòng nước ấy theo những cách mạnh mẽ và đầy bất ngờ. (trang 39)

28
Bạn nghĩ gì về mục đích của câu nói “một trí óc minh mẫn ở trong một cơ thể tráng
kiện?”. Cụ thể nó có nghĩa gì hay đem lại suy nghĩ gì? Có người nào bạn quen biết là
hiện thân của quan niệm này không? (trang 40)

29
Hãy nhìn kỹ tác phẩm nghệ thuật yêu thích của bạn trên tường. Hãy thử che những
phần khác nhau của bố cục và xem nó tác động đến sự cân bằng tổng thể của tác
phẩm như thế nào. Tính đối xứng và thống nhất của nghệ thuật có thể rất mong
manh. Chỉ cần thay đổi một chút thôi cũng có thể phá vỡ kết cấu này. (trang 42)

30
Hãy nhìn quanh căn phòng. Có vật dụng, đồ đạc, hay chậu kiểng nào quá to hay
quá bé nhưng trông vừa mắt? Nó đặc biệt mang đến niềm vui cho bạn như thế nào?
(trang 43)

31
Trong nhà bạn, căn phòng nào hoàn hảo về tỉ lệ cho nhu cầu của bạn? Bếp của bạn
có đủ to để nấu những món ăn bạn dự kiến không? Phòng khách của bạn có đủ bé cho
những chuyến viếng thăm thân tình bạn mong muốn không? Bạn sẽ sắp xếp lại những
không gian khác trong nhà mình như thế nào để phù hợp với mong ước của mình?
(trang 43)

32
Bạn giúp gia đình mình như thế nào với sức mạnh thể chất? Bạn dùng sức mạnh vào
việc gì? Sự kiên trì sẽ mang đến cho bạn lợi ích nào? (trang 45)

33
Số đo trọng lượng trên cái cân nhà tắm có làm hỏng một ngày của bạn không? Nếu có,
những nguyên tắc toán học của Polykleitos về cơ thể hoàn hảo có thể sẽ ảnh hưởng đến
sự tự nhận thức của bạn. Trong trường hợp đó, có lẽ đã đến lúc bạn phải thoát y!
Hãy nhìn cơ thể của bạn trong gương. Hãy miêu tả cơ thể tuyệt đẹp và duy nhất của
bạn bằng lời hay phác họa nó ra. Hãy làm như thể bạn là một nghệ sĩ đang rất say mê
chủ đề của mình. Bạn nghĩ việc bạn nặng thêm hai, năm, mười ký hay nhiều hơn nữa
so với cân nặng “hoàn hảo” của mình có tạo nên khác biệt gì trong mắt người nghệ sĩ
ấy không? (trang 48)

34
Bạn thấy màu, hình, chất, hay đường nét nào được lặp đi lặp lại khắp nhà mình?
Sự lặp lại nào khiến bạn lập tức mỉm cười, mang đến niềm vui và nguồn năng lượng
tức thì cho cuộc sống hằng ngày của bạn? (trang 49)

35
Chương 5

Đế chế La Mã và
Nghệ thuật của Quyền lực
Bạn thể hiện sức mạnh thể chất của mình như thế nào? Bạn sử dụng cơ bắp của mình
như thế nào? (trang 53)

36
Trang phục và cử chỉ của bạn nói gì về bạn? (trang 53)

37
Hãy nhìn thật kỹ gương mặt của bạn hay của một người mà bạn yêu quý. Những
đường nét riêng biệt, hay những đặc điểm nào của gương mặt ấy khiến nó trở nên
quen thuộc? Và đáng trân trọng? (trang 53)

38
Gương mặt ông lão nông dân của Grant Wood thể hiện sự ngờ vực. Bạn có nghe lão
đang gầm gừ, “Anh là ai và đang làm gì ở đây?” không? Những người lạ thường thấy
vẻ mặt nào của bạn khi họ đến gần bạn? (trang 54)

39
Viên đá đỉnh vòm có hình cái nêm nằm ở giữa đỉnh của một mái vòm giữ cho nó ổn
định về cấu trúc, và không bị đổ vào trong. Trong những lúc căng thẳng, thay vì gồng
gánh chịu đựng trong lòng và sụp đổ bởi sức nặng, bạn sẽ giải tỏa những áp lực đó như
thế nào? Đâu là viên đá đỉnh vòm giữ cho bạn được yên ổn? (trang 56)

40
Chương 6

Thời Trung cổ và
Nghệ thuật của Thánh thần
Hãy tìm bức ảnh của một người hay một con vật quan trọng trong cuộc đời bạn nhưng
giờ đã không còn nữa. Hãy nhìn vào đôi mắt họ. Bạn muốn nói gì với họ? (trang 61)

41
Hãy nhìn vào đôi mắt của chính bạn. Bạn có cảm nhận được tâm hồn của mình đang
nhìn lại bạn không? Tâm hồn ấy đang phản chiếu con người nào trước mắt bạn?
(trang 61)

42
Mỗi chúng ta mang trong mình một ý niệm thoáng qua về bí ẩn vĩ đại của sự sống.
Bỏ sang một bên những liên tưởng tôn giáo, trong cuộc đời mình, đã bao giờ bạn
trải nghiệm sự linh thiêng chưa? Bạn có thể gọi đó là Thượng đế, Mẹ Thiên nhiên,
Linh hồn Vĩ đại, Khí, Vật lý Lượng tử, hay bất cứ gì, hãy diễn tả khoảnh khắc đó.
Bạn có thể miêu tả nó không hay chỉ đoán chừng cái trải nghiệm đó thôi? Bạn dùng
vật thể hay hình tượng nào để tượng trưng cho trải nghiệm đó? (trang 62)

43
Cảm giác choáng ngợp có thể làm gián đoạn những phương thức hoạt động thường lệ
của chúng ta, nhắc nhở chúng ta về vẻ đẹp thực sự của cuộc sống. Cho đến thời điểm
này, những khoảnh khắc nào là khoảnh khắc “choáng ngợp” trong cuộc đời bạn?
(trang 65)

44
Khi bước vào một nhà thờ kiểu Gothic, mắt bạn thường nhìn lên. Đường nét bên trong
kiến trúc đồ sộ này chủ yếu là thẳng đứng, khiến bạn cảm thấy vừa được nâng lên cao,
vừa trở nên nhỏ bé trước kích thước khổng lồ của nó.
Môi trường tự nhiên hay nhân tạo nào mang bạn đến một chỗ đứng “cao hơn?”.
Dù chỉ là trong tưởng tượng, hãy đưa bản thân đến nơi ấy. Từ tầm nhìn mới đó,
cuộc sống của bạn trông như thế nào? (trang 66)

45
Bạn có sở hữu đồ vật nào mang những “năng lực” tâm linh đặc biệt đối với mình
không? Có lẽ, nằm đâu đó trong ngăn kéo là một món đồ có thể khiến bạn cảm thấy
được kết nối với một người yêu thương nào đó, hay cảm thấy nó đưa bạn đến một
nơi chốn hoặc thời điểm khác chăng? (trang 68)

46
Đầu tiên, hãy chọn một giai đoạn nghệ thuật đã khơi dậy sự thích thú trong bạn.
Ví dụ, bạn có thấy mình muốn tìm hiểu thêm về nghệ thuật của tổ tiên thời tiền sử
hay vẻ lộng lẫy của nghệ thuật La Mã có hấp dẫn bạn không? Trào lưu nghệ thuật
nào là nổi bật nhất đối với bạn lúc này, và tại sao? (trang 70)

47
Hãy viết về những phản ứng đầu tiên của bạn [đối với tác phẩm]. Điều gì đã khiến
bạn dừng lại? Điều gì đã thu giữ ánh mắt bạn? Những suy nghĩ và cảm nhận đầu tiên
của bạn là gì? Nó có gợi cho bạn điều gì không? Nó có mang lại những cảm xúc hay
sự liên hệ nào đó không? (trang 70)

48
Một lần nữa, hãy cố gắng tự đặt câu hỏi từ những phản ứng đã viết ở trên. Sau đó,
hãy để ngòi bút tuôn chảy không gò ép. Hãy để những câu trả lời phản ánh cả những
cảm xúc tức thời của bạn, dù rằng không hề có một mối liên hệ hợp lý, rõ ràng nào
ở đây cả. Thiên nhiên theo trực cảm của chúng ta có cách lý luận riêng của nó, và
thường là nó sẽ dùng nghệ thuật để truyền tải hiện thực của mình. Bạn cứ tiếp tục
viết. Để xem bạn – và nghệ thuật – có thể dẫn bạn đến đâu. (trang 72)

49
Chương 7

Quan điểm của


Nghệ thuật Phục hưng
Ta có thể hiểu rõ những cung bậc cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm của
Giotto. Không thể lầm lẫn về nỗi thống khổ của con người được ông miêu tả, như bức
Khóc Chúa Giê su (Nhà nguyện Arena, 1305). Giotto đã cường điệu hóa biểu hiện
của các nhân vật bằng cặp lông mày cau lại, đôi bàn tay giơ lên và miệng há hốc
đau đớn.
Bạn bày tỏ niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận, hay tình yêu như thế nào? Hãy trao đổi
với một người thân và tìm hiểu cách nhìn nhận của họ. Người khác “đọc” được gì từ
bạn... hay là họ không thể? (trang 75)

50
Hãy nhìn thẳng vào bức tường gần bạn nhất. Từng bước một, hãy nhìn kỹ vào vật nào
đang che khuất vật nào cho đến khi bạn nhìn đến đồ vật ngay trước mắt mình. Cái gì
đang ở trước cái gì? Bạn đang ở trước cái gì? Đây chính là không gian sống của bạn.
Bạn cảm thấy gì vào lúc này, khi thấy mình hiện diện một cách trọn vẹn trong không
gian của chính mình? (trang 78)

51
Điều gì làm cho bạn cảm thấy cân bằng trong cuộc sống? Bạn khao khát tìm kiếm sự
yên ổn và trật tự ở nơi nào? (trang 80)

52
Bạn có đang ngồi gần một cái bàn không? Hãy nhìn các cạnh của nó ở cả hai phía và
để ý cách các đường song song bắt đầu hội tụ (như thế này / \). Hãy tưởng tượng một
điểm ở đằng xa và quan sát những đường trực giao kia hội tụ ở đó. Bạn vừa mới vẽ
trong đầu chiều sâu không gian rồi đấy. (trang 81)

53
Hãy nhìn thật kỹ vào cánh tay bạn. Bạn có để ý thấy sắc da, tương phản sắc độ (hay
chính là màn trình diễn của ánh sáng và bóng tối trên màu da) chuyển từ từ thật tinh
không? Người nghệ sĩ càng điêu luyện và có chủ ý bao nhiêu trong việc tạo ra những
độ chuyển tinh tế này thì bạn sẽ càng bị thuyết phục bấy nhiêu rằng nhân vật trong
tranh kia thật sự là một con người bằng xương bằng thịt. Quả là một điều kỳ diệu!
(trang 82)

54
Những lề thói văn hóa khiến cho thần Vệ Nữ phải giấu đi dục tính của mình. Có điều
gì đang cản trở cuộc sống hôn nhân của bạn không? Bạn đã khám phá điều gì về bản
thân thông qua tình yêu thể xác? (trang 84)

55
Bạn đang phát triển bản thân theo những cách nào? Những cách này có thể là về mặt
thể chất, trí tuệ, óc sáng tạo hay tinh thần, bình dị hoặc vĩ đại. Vậy bạn thật sự muốn
học điều gì? (trang 85)

56
Bạn dựa trên sự dẫn dắt của ai hay điều gì? Ai hay điều gì dẫn dắt các quyết định và
ý kiến của bạn? Bạn cảm thấy như thế nào khi nghi ngờ sự dẫn dắt đó? Hay khi nó bị
người khác nghi ngờ? (trang 85)

57
Mượn lý thuyết của da Vinci và tưởng tượng rằng chỉ có thể tin vào mắt mình,
bạn thấy điều gì là thực? (trang 85)

58
Bàn tay của bạn tiết lộ điều gì về cuộc sống vật chất và cá tính của bạn? (trang 87)

59
Hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, đến nơi xa nhất mà bạn có thể – hay tốt hơn là hãy bước ra
ngoài để thấy được phối cảnh không khí. Hãy chú ý cách không khí tác động lên chất
và màu sắc của cây cối, núi non, hay nhà cửa khi chúng ở xa. Bây giờ, hãy nhìn ngay
trước mắt bạn, ở phần tiền cảnh của bạn. Hãy phân biệt màu và chất ở đó. Hãy để
mắt bạn được dạo khắp phần tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh, và cảm nhận hình
ảnh sắc nét hơn và nhòe đi... đang rõ, đang mờ... rõ hơn, mờ hơn. (trang 88)

60
Cơ thể bạn bộc lộ trạng thái tinh thần như thế nào? Hãy nhớ rằng, trong mỗi chúng
ta lúc nào cũng tồn tại hai trạng thái – thoải mái và bất an. (trang 91)

61
Dạng hình bẹt nào có nhiều ở nhà bạn? Bạn nghiêng về những hình kỷ hà hay những
hình tròn của thế giới tự nhiên? Tại sao? (trang 92)

62
Hãy nhìn vào những vật dụng xung quanh bạn. Có vật nào mang ý nghĩa tượng trưng
đối với bạn không? Chúng thể hiện những giá trị, ý tưởng, hay niềm tin nào? Còn ý
nghĩa tượng trưng của bạn là gì? (trang 95)

63
Khi mặc màu nào bạn được khen nhiều nhất? Bạn nghĩ màu nào tôn màu da1 bạn
nhất? Còn màu làm cho bạn “nhạt nhòa” đi? (trang 97)

1. Nguyên bản dùng “màu mắt”, nhưng do người Việt đều có màu mắt đen nên chúng tôi mạn phép đổi thành “màu da”
(BTV).

64
Nhưng khoan hãy tin lời tôi. Hãy lấy hai tờ giấy trắng. Ở ngay giữa một tờ vẽ một
vòng tròn màu đỏ, to cỡ đồng 25 cent. Tô kín vòng tròn cho đến khi màu đỏ trở nên
thật đậm trên tờ giấy. Tập trung nhìn vào đốm đỏ đó trong 30 giây (cố gắng đừng
chớp mắt nhiều quá). Sau đó nhìn sang tờ giấy trắng còn lại trong vài giây.
Bạn có thấy dư ảnh không? Màu xanh lá? Đó chính là cách mắt bạn tham gia vào
quá trình. Hãy bắt đầu chú ý đến những bảng hiệu. Rồi bạn sẽ để ý thấy thêm nhiều
cặp màu bổ túc đỏ/ xanh lá, xanh dương/ cam, vàng/ tím. Chúng ta có được những
lời gợi ý từ thiên nhiên. Rõ ràng là những chú chim và ong lúc nào cũng dừng lại trước
những khu vườn xanh ngát đầy hoa đỏ. Và dù cho họa sĩ và người làm quảng cáo
có thể là những nhà ảo thuật về màu sắc, mỗi nhà ảo thuật đều cần có một phụ tá.
Mắt người xem cũng có một vài trò bổ túc màu của riêng nó. (trang 98)

65
Hãy nhìn vào tủ quần áo của bạn. Trong đó chủ yếu là màu nóng hay màu lạnh? Bạn
mặc gì khi muốn trở nên nổi bật? Còn những lúc muốn hòa vào đám đông? (trang 99)

66
Hãy sờ tay lên chiếc ghế bạn đang ngồi một cách chầm chậm... lên bức tường cạnh
bạn... lên quần áo bạn đang mặc... lên tóc bạn... lên sàn nhà dưới chân... làn da tay,
da chân bạn... Bây giờ, hãy đi khắp nhà và chạm vào mọi thứ, hãy cảm nhận vô số
bề mặt mà bạn sống cùng. Những thứ nào mang đến cảm giác dễ chịu, thậm chí là
khoái cảm khi chạm vào? Những thứ nào làm bạn bất ngờ, mang đến cảm giác rất
khác so với những gì bạn từng tưởng tượng trước đây? (trang 100)

67
Chương 8
Màn trình diễn kịch tính
của nghệ thuật Baroque
Những lực dẫn dắt bạn vào thời gian này mang cảm hứng Phục hưng hay Baroque?
Tức là, phải dùng sự trầm tĩnh, cân bằng, tính đối xứng, và sự kiềm chế để mô tả
cuộc sống của bạn lúc này, hay sự kịch tính, cảm xúc và hành động thì đúng hơn?
(trang 102)

68
Điều gì đang gây ấn tượng mạnh với bạn vào thời gian này, nó tươi vui đến nỗi
không thể làm ngơ? Còn điều gì đang ẩn náu trong bóng tối, tạo ra một “cơn bão
lòng”? (trang 106)

69
Tranh của Caravaggio đưa chúng ta vào khung cảnh tù túng với những bức tường tối
tăm làm phông nền phía sau. Được xem như phông nền rỗng, những bức tường đen
này triệt tiêu ánh sáng, do đó giam giữ chúng ta trong màn kịch đang bày ra trước
mắt. Có bất cứ ai hay điều gì đang ngăn cản bạn có được một cái nhìn rộng thoáng
và tươi sáng hơn ngay lúc này không? Bạn sẽ giúp mình thoát ra khỏi những bức màn
tăm tối này như thế nào? (trang 106)

70
Hãy đi khắp nhà bạn và cảm nhận sự thay đổi của ánh sáng. Hãy để ý xem bạn cảm
thấy như thế nào khi di chuyển từ vùng sáng sang vùng tối và ngược lại. Vào thời điểm
này, bạn thích một không gian sáng hơn hay tối hơn? Hãy suy nghĩ tại sao lại như
vậy? Bạn có để ý thấy những thay đổi theo mùa không? (trang 107)

71
Bạn thể hiện cá tính của mình trong công việc như thế nào? Những gì bạn làm có phải
là con người thật của bạn không? (trang 107)

72
Artemisia Gentileschi khẳng định bản thân là một họa sĩ bằng việc vẽ tranh.
Bạn khẳng định bản thân bằng hoạt động gì? Bất kể câu trả lời của bạn là chơi một
nhạc cụ, chạy bộ, nhảy Salsa, cầu nguyện..., thì hoạt động đó phản ánh những
khát khao lớn nhất của bạn như thế nào? (trang 109)

73
Hãy dành một vài phút để nhìn vào gương mặt và đôi mắt của bạn trong gương.
Vào thời điểm này trong đời, bạn đọc được câu chuyện gì từ chúng? Câu chuyện này
đang diễn tiến đến đâu? (trang 111)

74
Tranh chân dung là công cụ để Rembrandt tự soi xét bản thân. Còn công cụ của bạn
là gì? Bạn có dùng nó cùng tình thương và lòng nhân từ đối với bản thân mình không?
(trang 111)

75
Trong nhà bạn có khu vực nào có ánh sáng như mời mọc bạn, nơi làm cho bạn cảm
thấy yên tĩnh, hướng nội, và thậm chí khoan khoái không? Hãy dành chút ít thời gian
ở đó một mình và xem có ý tưởng nào lóe sáng không. (trang 113)

76
Hãy nghĩ về những thói quen hằng ngày của bạn. Bạn tìm thấy nhiều niềm vui từ
những thói quen nào nhất? Tại sao lại như vậy. (trang 113)

77
Bạn có thức dậy vào rạng sáng không? Bạn nghĩ về điều gì khi những người khác còn
đang say ngủ? (trang 113)

78
Chương 9

Phong cách Rococo Pháp Phù hoa


“Đèn đỏ” nào đang cảnh báo bạn rằng mình đã làm việc quá sức, khiến bạn sắp sửa
rơi vào tình trạng phá sản về tinh thần, thể chất và cảm xúc? Bạn sẽ lấy lại sức sống
như thế nào? (trang 118)

79
Những thú vui “ngây thơ” của bạn là gì? Khi bạn cố gắng tận hưởng, có sự kháng cự
nào khuấy động trong tâm can bạn không? (trang 118)

80
Hình ảnh “Người mẹ hiền” – hay còn gọi là một người mẹ “kiểu mẫu”1 ảnh hưởng
đến sự kỳ vọng của bạn về mẹ mình, hay kỳ vọng về chính mình với tư cách là một
người mẹ như thế nào? (trang 121)

1. Nguyên văn “Leave it to Beaver” Mom. Leave it to Beaver là một bộ phim truyền hình bình dân của Mỹ về một gia đình
kiểu mẫu những năm 1950 – gia đình của một người cha “biết tuốt”, một người mẹ nội trợ vui vẻ, một cậu con trai lớn
thông minh sáng dạ và cậu con trai út (Beaver – nhân vật chính) tốt bụng nhưng tinh nghịch (Người dịch).

81
Con người bên trong mẹ bạn là gì? Những phẩm chất quan trọng nào, hay có lẽ là
đáng chú ý nào của bà khác hẳn vai trò làm mẹ của bà? (trang 123)

82
Chương 10
Nguồn cảm hứng
từ nghệ thuật Tân cổ điển
Khi nào thì lãng du giúp giải tỏa những mối hoài nghi và sự rối rắm dai dẳng,
khơi dậy nguồn năng lượng mới mẻ để đối diện với những thử thách của cuộc sống?
Nếu lần sau bạn cảm thấy mình cần “ẩn dật”, bạn sẽ thu xếp thế nào để không phải
rời khỏi nhà? (trang 125)

83
Nghệ thuật Tân cổ điển của David đã truyền cảm hứng cho hành động. Tuy nhiên,
khi cuộc Cách mạng Pháp tiếp diễn, những mục tiêu ban đầu của nó lại biến thành
sự hỗn độn, hoang đường và xấu xí không hề ngờ được.
Vào thời điểm này, điều gì đòi hỏi bạn phải cấp bách thay đổi? Bạn có thể tìm thấy
nguồn cảm hứng ở đâu? Bạn có thể “trảm” sự tự hủy hoại, phá tung cái “máy chém”
của chính mình như thế nào1? (trang 127)

1. Tác giả chơi chữ khi liên hệ với sự kiện chém đầu vua Louis XVI trong Cách mạng Pháp (BTV).

84
Những quyển sách, người bạn, loại nhạc, hoạt động, bộ phim, hay một tác phẩm
nghệ thuật (!) nào giúp bạn duy trì một góc nhìn rộng hơn... một góc nhìn nhắc nhớ
bạn về sự phù du của đời người và bạn thực sự muốn sống cuộc đời đó như thế nào?
(trang 130)

85
Chương 11
Niềm đam mê, nỗi sợ hãi,
sự choáng ngợp và những điều siêu phàm
trong nghệ thuật Lãng mạn
Bạn đang vẫy “lá cờ nhiệt huyết” nào, nếu điều này chỉ riêng bạn hoặc một vài người
thân tín biết? Bạn có thể “để ngực trần” để ủng hộ ai? (trang 134)

86
Nỗi sợ tồn tại dưới nhiều dạng, đó có thể là sự sợ hãi cực độ đối với chiến tranh hay
bạo hành gia đình, hoặc nỗi sợ âm ỉ đối với cái nghèo và tình trạng vô gia cư. Khi phải
đối diện với điều làm bạn sợ hãi, bạn thường phản ứng như thế nào? Bạn muốn mình
phản ứng ra sao? (trang 135)

87
Bạn đang đứng trước khoảng trống nào? Nó có giúp định nghĩa được sự tồn tại của
bạn không? Bạn có thể bắt đầu lấp đầy khoảng trống đó bằng cách nào? Khoảng
trống đó có thể được lấp đầy từ bên ngoài hay chỉ có thể từ bên trong? (trang 138)

88
Bạn liên hệ với Thiên nhiên như thế nào? Khi ở trong thế giới của nó, bạn cảm thấy
được truyền cảm hứng, dễ chịu, hay sợ hãi? Bạn cảm thấy mình là một phần của nó
hay tách biệt khỏi nó? Tại sao lại như vậy? Nền tảng của bạn đã giúp định hình mối
liên hệ này như thế nào? (trang 139)

89
Một lần nữa, hãy viết ra những phản ứng tức thì của bạn đối với tác phẩm đó. Mối
liên hệ giữa bạn và nó là gì? Bạn có thấy cơ thể mình đang căng lên không? Tâm hồn
bạn có cụp mắt xuống để lẩn tránh nó không? Bạn có cảm thấy mình hoàn toàn chống
lại nó không? Là sự giận dữ hay thờ ơ? Có điều gì trong bản thân bố cục – cách xử lý
những yếu tố thị giác chẳng hạn – làm cho bạn cảm thấy hụt hẫng không? Bảng màu
có quá tẻ nhạt so với sở thích của bạn không? Hay là đường nét có quá mạnh không?
(trang 146)

90
Từ những gì đã viết, bằng trực giác, bạn cảm thấy những câu nào là quan trọng?
Đừng suy nghĩ quá nhiều về điều này. Một lần nữa, chỉ sử dụng những cấu trúc mở
(ai, cái gì, ở đâu, khi nào, bằng cách nào, và tại sao), hãy dùng những lời đáp của bạn
để đặt ra những câu hỏi cho chính mình. (trang 146)

91
Giờ thì tác phẩm mà bạn đã chọn đòi hỏi bạn phải thừa nhận điều gì về bản thân hay
cuộc sống lúc này? Bạn sẽ không chỉ trích mà nhẹ nhàng nhìn vào mặt tối của mình,
xem nó khuyến khích bạn trưởng thành như thế nào? (trang 148)

92
Chương 12

Nghệ thuật Hàn lâm và


Những nguyên tắc truyền thống
Bạn tìm kiếm sự chấp thuận từ đâu? Sự chấp thuận của ai là quan trọng nhất với
bạn? Và tìm kiếm sự chấp thuận của ai là khó nhất? Tại sao lại như vậy? (trang 149)

93
Truyền thống ảnh hưởng đến bạn như thế nào? Truyền thống gia đình, văn hóa và
tôn giáo làm giàu cho cuộc sống của bạn hay trói buộc bạn vào quá khứ, cũng như
ngăn cản bạn phát triển những chân lý phổ biến và hiện đại ra sao? (trang 151)

94
Bạn vì bản thân trước theo những cách nào? (trang 151)

95
Bạn cố gắng tạo ra một thế giới “lý tưởng” cho mình như thế nào? Điều gì là “lý tưởng”
trong cuộc sống của bạn ở thời điểm này? (trang 151)

96
Chương 13
Chủ nghĩa Hiện thực, Manet và
Nghệ thuật của đời sống hiện đại
Có một viễn cảnh, một ước mơ nào cứ mãi đeo đuổi bạn không? Bạn gặp rủi ro gì nếu
theo đuổi ước mơ đó? Những họa sĩ tiên phong thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, truyền
cảm hứng và đùm bọc lẫn nhau. Bạn có một người bạn hay nhóm bạn nào hỗ trợ
mình trong những dự án mạo hiểm không? (trang 158)

97
Có một quán ăn, tiệm cà phê, thư viện hay một ghế đá công viên nào đó mà bạn có
thể đến để ở một mình, để tương tác với thế giới nội tâm của bạn không? Lần gần
nhất bạn ở đó là khi nào? Giờ có phải là lúc bạn nên có một cuộc hẹn với chính mình
không? (trang 158)

98
Chủ nghĩa Hiện thực dựa trên những quan sát trực tiếp về thế giới hiện đại – không
có sự lý tưởng hóa, cường điệu hóa, hay dấu vết nào của những thứ lãng mạn. Bố cục
“chộp lấy khoảnh khắc” trong tranh của Courbet thường rất gai góc, từ đó trưng ra
toàn bộ đời sống của tầng lớp lao động bần cùng.
Những thứ “gai góc” nằm ở đâu trong cuộc sống của bạn? Là mảng tường tróc sơn ở
nhà? Là việc chăm nom một người thân bị ốm? Là khi trên đường đi làm phải đi qua
những người ăn xin? Bạn phản ứng với những khía cạnh ít được gọt giũa trong cuộc
sống như thế nào? (trang 160)

99
Có khoảng thời gian nào trong đời mà bạn cảm thấy rất hiện thực, rất mệt nhoài hay
vô cùng đau khổ, nhưng đôi khi bạn cảm thấy nó thật ra lại rất đẹp không? Khoảng
thời gian đó có giúp bạn trải nghiệm cái đẹp ở những nơi không ngờ tới không? Ví dụ?
(trang 160)

100
Bạn cảm thấy vô cùng chắc chắn về điều gì ở bản thân, đến độ không có quan điểm
của ai có thể làm lung lay hay can ngăn bạn? Bạn có thể bộc lộ một cách “trần trụi”
phần này của mình mà không cảm thấy có thể bị tổn thương bởi sự thiếu tự tin không?
(trang 162)

101
Manet nhận ra xã hội của những người Paris đương đại của ông thú vị và phức tạp.
Còn bạn đánh giá thế giới của mình với những người xung quanh như thế nào? Nó
mang đến cho bạn điều gì? Bạn mang đến cho nó điều gì? Ai trong nhóm này khơi gợi
sự tò mò ở bạn nhiều nhất? Có người nào xuất hiện trong cuộc sống của bạn mà bạn
muốn tìm hiểu kỹ hơn không? Ở một quán ăn chẳng hạn? (trang 162)

102
Những bộ phim thịnh hành, kênh HBO, mạng Internet, và những tờ tạp chí nhấn
chìm thị giác của chúng ta bằng hình ảnh của những người đàn ông và phụ nữ
khỏa thân đang phô diễn những hoạt động riêng tư nhằm phục vụ công chúng. Là một
khán giả, bạn cảm thấy như thế nào? Tê liệt, tức giận hay hưng phấn? Hay là... một
cảm giác gì khác? (trang 163)

103
Hãy suy ngẫm về một bức ảnh tranh mà bạn đã giữ từ rất lâu. Nó có ý nghĩa gì đối
với bạn? Ý nghĩa của nó có thay đổi theo thời gian không? Tại sao tác phẩm này lại
đẹp hay hấp dẫn đối với bạn? Nó đã dẫn đường cho bạn trong cuộc sống như thế nào?
(trang 168)

104
Chương 14
Ánh sáng thoáng qua
của Chủ nghĩa Ấn tượng
Trong sáng tác, những nghệ sĩ phái Ấn tượng đã cam kết có mặt ở hiện tại, cả về cách
nhìn lẫn nội dung tranh. Kiểu cam kết như vậy đặc biệt mang đến lợi ích ở lĩnh vực
nào trong cuộc sống của bạn? Mảng nào trong cuộc sống lúc này (như gia đình, công
việc, sức khỏe, tài chính, sự phát triển sáng tạo của chính bạn) đang đòi hỏi bạn phải
tập trung vào thực tại? (trang 170)

105
Nơi nào bạn rất hay đến, có lẽ là mỗi ngày, mà bạn đã không còn ngắm nhìn nó lâu
hơn một chút? Chỗ làm? Trường học? Nhà riêng? Tuần này hãy thử tiếp cận nơi đó
bằng “con mắt ngây thơ” của Monet. Hãy tưởng tượng nó hoàn toàn mới lạ với bạn,
đây là lần đầu bạn đến đó. Điều gì nổi bật nhất? Ấn tượng đầu tiên của bạn là gì?
Hãy lặp lại bài thực hành có-mặt-trong-hiện-tại này vào những thời điểm khác nhau
trong ngày. Hãy xem thế giới hằng ngày của bạn bất ngờ trở nên sinh động trước
mắt bạn. (trang 172)

106
Hãy mường tượng trong đầu “những bức ảnh khoảnh khắc” về cuộc tụ họp tiếp theo
với bạn bè... đi ăn trưa, ăn tối, đến câu lạc bộ sách, tiệc sinh nhật, hay mừng lễ.
Hãy cảm nhận sự thoải mái và vui vẻ. Hãy cảm nhận không khí đó. Bạn cảm thấy
như thế nào khi là một phần của khung cảnh đó? (Những) khoảnh khắc nào làm cho
bạn bừng tỉnh trước sự hân hoan? Ánh sáng ban ngày chuyển sang đêm có làm thay
đổi cung bậc của buổi gặp mặt không? (trang 173)

107
Đối với bạn, nơi nào tượng trưng cho NIỀM VUI đôn hậu? Một nhà hàng, quán
rượu, sân bowling, nhà một người bạn? Hay nhà của bạn? Và người nào khiến bạn
luôn cảm thấy vui vẻ khi ở cạnh? Người nào làm cho bạn cảm thấy thoải mái đến nỗi
bạn tưởng như mình có thể “xổ tung tóc ra” và bộc lộ những sắc thái mãnh liệt bên
trong? (trang 174)

108
Cuộc sống hiện đại giúp chúng ta dễ tiếp cận một số “lối thoát” như rượu bia, thức ăn,
ti vi, mạng Internet... Bạn thoát ly bằng cách nào? Bạn cảm thấy như thế nào trước,
trong, và sau khi bạn đã chọn cách thức đó? Lần sau, khi cần một “lối thoát,” điều gì
có thể giúp bạn chọn được một con đường phù hợp với ý muốn của mình hơn?
(trang 176)

109
Chương 15

Động lực bên trong của


Nghệ thuật Hậu Ấn tượng
Hiện nay, thôi thúc bên trong nào đang dẫn dắt bạn? Bạn có đang sống trong một
thế giới của những ý tưởng? Của cảm xúc? Của trực giác thinh lặng nhưng chắc chắn
không? (trang 178)

110
Những giờ phút quyết định nào đã tác động đến những thay đổi nội tâm của bạn?
(trang 178)

111
Lần cuối cùng bạn cảm thấy có sự kết nối rõ rệt với tất cả mọi thứ ở xung quanh mình,
với những người bạn yêu thương là khi nào? Hoàn cảnh nào – bên trong hay bên
ngoài – đã giúp bạn có được cảm nhận sâu sắc về sự kết nối này? (trang 183)

112
Nền văn hóa nào, khác với nền văn hóa của bạn, có một sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với
bạn? Hay chỉ là sự tò mò chung chung thôi? Bạn tập trung vào điều gì khi nghĩ về nền
văn hóa ấy? Bạn đã bao giờ đi đến đó chưa? (trang 186)

113
Việc đi du lịch, dù chỉ là đến thành phố kế bên thôi, đã thay đổi cách nhìn về cuộc
sống, về lối sống của bạn như thế nào? (trang 186)

114
Chương 16

Vincent van Gogh,


cuộc đời một nghệ sĩ
Bạn đã tìm thấy niềm đam mê của mình chưa? Nó có thay đổi theo năm tháng
không? Bạn đã hành động vì nó chưa? Nếu bạn không chắc rằng mình có một
đam mê, hãy bắt đầu chú ý đến những thứ bạn hay mơ mộng, hay những thứ khiến
cho bạn phấn khích mỗi khi đề cập đến. Hãy dành một ít thời gian để ở một mình và
suy ngẫm về những thứ làm xáo động tâm hồn bạn. Hãy biến nó thành những con chữ
dưới ngòi bút của bạn. (trang 188)

115
Dù cho hầu hết chúng ta đều không kiếm sống bằng đam mê của mình, nhưng việc
nhận ra những dòng chảy đặc biệt bên trong mỗi người có thể mang đến sinh khí cho
toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Làm sao để có thể cống hiến nhiều hơn cho đam mê
của mình so với hiện tại? (trang 188)

116
Bức tranh của Vincent miêu tả một gia đình đang cùng nhau chia sẻ thức ăn,
công việc, không gian, cuộc sống, và thậm chí cả sự mệt nhọc. Bạn chia sẻ bản thân
với gia đình như thế nào? Bạn muốn họ biết gì về mình, về cuộc sống của mình, hay
cảm nhận của bạn về họ? (trang 190)

117
Bản ngã của bạn được thể hiện ở đâu? Trong công việc? Hôn nhân? Gia đình?
Trong sự độc lập của chính bạn? Bạn có một cái tôi sáng tạo không? Những công cụ để
bạn làm công việc sáng tạo của mình là gì? Và điều gì đang chờ để được thể hiện ra?
(trang 192)

118
Đã bao giờ sự nghiện ngập bất cứ thứ gì của chính bạn hay của một người bạn quan
tâm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn chưa? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?
(trang 192)

119
Bạn có liên hệ màu sắc với những cảm xúc nhất định không? Cụ thể là gì? Những mối
liên hệ đó bắt nguồn từ đâu? (trang 196)

120
Bạn có đang ở ngã ba đường nào không? Bạn cảm thấy bị kéo theo những hướng khác
nhau nào? Sự lôi kéo nào là mạnh nhất? (trang 197)

121
Chương 17

Bức chân dung sau cùng


Xem lại toàn bộ ghi chép của mình, giờ đây, bạn thấy gì khi nhìn vào gương và
nhìn sâu vào đôi mắt mình? Bạn có thấy một sự cảm thông và trân trọng lớn hơn
dành cho tâm hồn đang nhìn bạn không? (trang 199)

122
Những phần nào trong quyển nhật ký này đặc biệt có ý nghĩa với bạn vào giai đoạn
này của cuộc đời? Tại sao? (trang 200)

123
Tác phẩm hay ý tưởng nghệ thuật nào đặc biệt gợi nên sự thích thú trong bạn, khiến bạn
muốn tìm hiểu sâu hơn? (trang 200)

124
Những câu hỏi nào còn đọng lại trong bạn, khơi dậy những phản ứng đầy bất ngờ?
(trang 200)

125
Hãy viết về vẻ đẹp trước mắt bạn. Đây là khoảnh khắc của nghệ thuật. Bạn đang sống
trong nó. Hãy nhìn ngắm nó. Và tận hưởng. (trang 200)

126
127
KATHY STATZER
Diệp Thanh Trúc dịch
_______________________________

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc PHAN THỊ THU HÀ
Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập NGUYỄN THÀNH NAM
Biên tập và sửa bản in: NGUYỄN PHAN NAM AN
Bìa: NGUYỄN MINH HẢI
Trình bày: NGUYỄN THỊ TUYẾT VÂN
____________________

NHÀ XUẤT BẢN TRẺ


Địa chỉ: 161B Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu,
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39316289 - 39316211 - 39317849 - 38465596
Fax: (028) 38437450
E-mail: hopthubandoc@nxbtre.com.vn
Website: www.nxbtre.com.vn

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ TẠI HÀ NỘI


Địa chỉ: Số 21, dãy A11, khu Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng,
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024) 37734544 - Fax: (024) 35123395
E-mail: chinhanhhanoi@nxbtre.com.vn

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ TẠI ĐÀ NẴNG


Địa chỉ: 280D Trưng Nữ Vương,
Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: (023) 63539885
E-mail: chinhanhdanang@nxbtre.com.vn

Công ty TNHH Sách điện tử Trẻ (YBOOK)


161B Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM
ĐT: (028) 35261001 - Fax: (028) 38437450
Email: info@ybook.vn - Website: www.ybook.vn

You might also like