You are on page 1of 4

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH

KIỂM TRA CH2114 (HK 1 – 2022)


(<1>) Để xác định hàm lượng của các cấu tử trong một mẫu chưa biết thành phần người
ta phải sử dụng:
A. Phương pháp phân tích định tính
B. Phương pháp phân tích định lượng
C. Phương pháp phân tích đa lượng
D. Cả phân tích định tính lẫn định lượng
[<br>]
(<2>) Biểu thức tích số tan của Sn(OH)2 là:
A. [Sn2+][OH–]
B. [Sn2+]2[OH–]
C. [Sn2+][OH–]2
D. [Sn2+]3[OH–]
[<br>]
(<3>) Tích số tan của Ag2CrO4, BaCrO4 và PbCrO4 ở 25oC lần lượt là 10–11,95, 10–9,93 và
10–13,75. Tủa nào trong 3 tủa trên tan trong nước ở 25oC nhiều nhất:
A. Ag2CrO4
B. BaCrO4
C. PbCrO4
D. Không thể xác định
[<br>]
(<4>) Tính nồng độ cân bằng của Ba2 + trong dung dịch bão hòa BaSO4 có chứa Na2SO4
0,025M, cho tích số tan của BaSO4 là T=10 – 9,97:
A. [Ba2 +]=10– 3,38 M
B. [Ba2 +]=10– 8,37 M
C. [Ba2 +]=10– 4,98 M
D. [Ba2 +]=10– 6,58 M
[<br>]
(<5>) Tính tích số tan của PbBr2, biết độ tan S của PbBr2 là 2,17x10–3 M:
A. T=6,2 x 10-6
B. T=6,4 x 10–7
C. T=4,1 x 10–8
D. T=3,4 x 10–6
[<br>]
(<6>) Tính nồng độ mol (CM) của Fe2(SO4)3 0,60 N trong phản ứng:
Fe(OH)3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
A. 0,10 M
B. 0,20 M
C. 1,8 M
D. 0,60 M

Trang 1
[<br>]
(<7>) Tính nồng độ đương lượng (N) của Na2CO3 0,20 M trong phản ứng:
Na2CO3+ 2HCl → H2O + CO2 + 2 NaCl
A. 0,10 N
B. 0,20 N
C. 0,4 N
D. 0,8 N
[<br>]
(<8>) Tính nồng độ đương lượng (N) của dung dịch H2C2O4 0,050M trong phản ứng:
2MnO4– + 5C2O42– + 16H+ → 2Mn2+ + 10 CO2 + 8 H2O
A. 0,025 N
B. 0,050 N
C. 0,10 N
D. 0,25 N
[<br>]
(<9>) Cần cân bao nhiêu gram KOH nếu muốn pha 2000ml dung dịch KOH 20%, cho
biết dung dịch KOH 20% có khối lượng riêng d =1,187g/ml?
A. 200,0
B. 237,4
C. 400,0
D. 474,8
[<br>]
(<10>) Cần thêm bao nhiêu gram nước vào 400 gram dd HNO3 90% (d =1,482g/ml) nếu
muốn pha dung dịch HNO3 40% (d =1,247g/ml), cho biết d là khối lượng riêng của các dung
dịch:
A. 401
B. 500
C. 624
D. 802
[<br>]
(<11>) Cho 2 bán cân bằng oxy hóa khử:
I2 + 2e– ⇄ 2I– (E0 = 0,54V)
Fe3+ + 1e– ⇄ Fe2+ (E0 = 0,77V)
Hằng số cân bằng K của phản ứng 2Fe3+ + 2I–→ 2Fe2+ + I2 là:
A. K=10 3,90
B. K=10 7,80
C. K=10 11,7
D. K=10 23,4
[<br>]
(<12>) Cho 2 bán cân bằng oxy hóa khử:
I2 + 2e– ⇄ 2I– (E0 = 0,54V)
Fe3+ + 1e– ⇄ Fe2+ (E0 = 0,77V)
Thế tương đương (Etđ) của phản ứng 2Fe3+ + 2I–→ 2Fe2+ + I2 là:

Trang 2
A. Etđ = 0,62 V
B. Etđ = 0,66 V
C. Etđ = 0,69 V
D. A, B, C đều sai
[<br>]
(<13>) Cho 2 bán cân bằng oxy hóa khử:
Cr2O72 – + 6e- + 14H+ ⇄ 2Cr3+ + 7H2O (E0 = 1,33V)
Fe3+ + 1e– ⇄ Fe2+ (E0 = 0,77V)
Tính thế tương đương (Etđ) của phản ứng Cr2O72 –+6Fe2+ +14H+→2Cr3++6Fe3+ +7H2O ở
pH 0, nếu nồng độ của Cr3+ tại điểm tương đương là 0,0167M:
A. Etđ = 1,25 V
B. Etđ = 1,26 V
C. Etđ = 1,24 V
D. Không thể xác định Etđ
[<br>]
(<14>) Tính pH của dung dịch NH4Cl 0,1M, biết NH4OH có pkb = 4,76
A. 1,88
B. 2,88
C. 4,12
D. 5,12
[<br>]
(<15>) Tính pH của dung dịch chứa hỗn hợp CH3COOH (pKa = 4,76) 0,05M và
CH3COONa 0,1M:
A. 4,46
B. 4,76
C. 5,06
D. 5,27
[<br>]
(<16>) Tính hệ số điều kiện L(H) của dung dịch H2CO3 0,10M, biết H2CO3 (ký hiệu H2L)
có ka1=10 – 6,35 ; ka2 = 10 – 10,32 :
A. L(H) = 103,14 = 1,38x10 3
B. L(H) = 10 9,31 = 2,04x10 9
C. L(H) = 106,64= 4,36x10 6
D. L(H) = 108,31= 2,04x10 8
[<br>]
(<17>) Một mẫu muối magiê ngậm nước, MgSO4.xH2O, được gia nhiệt cho đến khi mất
hết nước. Tìm giá trị của x, nếu cô cạn 3,188 g mẫu muối khá tinh khiết thu được 1,558 g
muối khan, cho biết M (MgSO4) = 120,4:
A. x=7
B. x=2
C. x=10
D. x=5

Trang 3
[<br>]
(<18>) Lấy 20,00 ml một dung dịch mẫu BaCl2.2H2O, đem tạo tủa dưới dạng BaSO4, cân
được 0,2160g. Cho M(BaSO4) =233,4; M(BaCl2.2H2O) =244,3. Tính nồng độ khối lượng
(Cg/l) BaCl2.2H2O trong mẫu ban đầu:
A. 10,80
B. 10,32
C. 11,30
D. 9,634
(<19>) Để xác định hàm lượng K2O trong một mẫu phân kali, người ta cân 3,3725g mẫu,
hòa tan thành 200,0 ml (dung dịch A). Lấy 20,00 ml dung dịch A đem tạo tủa, thu được
0,2750 g dạng cân KClO4 (M=138,6). Tính % K2O (M=94) trong mẫu ban đầu:
A. 2,765
B. 5,530
C. 27,65
D. 55,30
[<br
(<20>) Một mẫu chứa hỗn hợp K2SO4 và (NH4)2SO4 cân nặng 0,5167 g được hòa tan
trong nước và sử dụng BaCl2 tạo kết tủa, thu được 0,8635g BaSO4. Tính %(KL/KL)
K2SO4 trong mẫu, cho M(K2SO4)=174,26; M((NH4)2SO4) =132,14; M(BaSO4)=233,38
A. %K2SO4= 44,52
B. %K2SO4=55,48
C. %K2SO4=77,74
D. %K2SO4=22,26
[<br>]

Trang 4

You might also like