You are on page 1of 21

1.

1 Hệ thống tiền tệ quốc tế

1.1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển hệ thống tiền tệ quốc tế

1.2 Hệ thống tiền tệ Châu Âu


1.1.3 Các chế độ tỷ giá hối đoái

1.1.1 Lịch sử phát triển hệ thống tiền tệ quốc tế

• Hệ thống tiền tệ quốc tế (The International Monetary System) là hệ thống nhằm đảm
bảo tổ chức tốt quá trình lưu thông tiền tệ giữa các quốc gia thông qua những ràng buộc
trong các thỏa ước quốc tế giữa các quốc gia, và có hiệu lực trong phạm vi không gian và
thời gian nhất định.

1.1.1.1 Chế độ bản vị vàng (1821-1914)

 Đặc điểm cơ bản:

- Các quốc gia phải xác định giá trị đồng tiền quốc gia mình so với vàng.

Ví dụ: 1 ounce vàng = £4,2474

1 ounce vàng = $ 20,67

- Tự do xuất – nhập khẩu vàng giữa các nước

- Ngân hàng trung ương (NHTW) phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ
trực tiếp với số tiền phát hành.

 Ưu điểm:
o Bảo đảm sự ổn định giá cả
o Hạn chế sự lạm dụng của Nhà nước trong việc phát hành tiền.
o Bảo đảm sự ổn định của tỷ giá hối đoái
 Hạn chế:
o Việc phát hành tiền phụ thuộc vào việc khai thác vàng và lượng vàng dự trữ của
NHTW => không cân đối với tăng trưởng kinh tế.
o Gây ra lạm phát đối với các nước có thặng dư trong cán cân thanh toán và những
nước khai thác được nhiều vàng.

1.1.1.2 Hệ thống tiền tệ quốc tế giai đoạn 1918- 1944

 Năm 1914, Chiến tranh thế giới lần thứ I bùng nổ:
o Ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ thương mại giữa các nước
o Gây ra lạm phát cao ở các nước tham gia chiến tranh
o Những hạn chế đối với việc chu chuyển vốn xuất hiện
 Chế độ bản vị vàng sụp đổ

 Năm 1925-1931: Chế độ bản vị vàng hối đoái


o Đồng bảng Anh tiếp tục được thừa nhận là đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc
tế
o Anh và Mỹ chỉ dự trữ vàng
o Các nước thành viên khác được dự trữ vàng, đô la và bảng Anh

 Năm 1931: Anh tuyên bố chấm dứt chuyển đổi ra vàng => chế độ bản vị hối đoái
vàng sụp đổ.

1.1.1.3 Hệ thống Bretton Woods (1944-1971)

 Năm 1944, hội nghị quốc tế tại Bretton Woods (Mỹ)  tái thiết kinh tế sau chiến
tranh, xây dựng hệ thống tài chính thế giới mới, tránh nguy cơ tái diễn khủng
hoảng kinh tế.
 Thiết lập hai tổ chức mới: Quỹ tiền tệ thế giới - IMF và Ngân hàng thế giới -
World Bank (WB).
 IMF: cho các nước có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế vay tiền
 WB: cho các nước nghèo, đang phát triển có nhiều khó khăn vay tiền để phát triển
kinh tế.
 Nguyên tắc cơ bản:
o USD là tiền tệ “chìa khóa”: 1$=1/35 ounce vàng.
o Mỹ cam kết chuyển đổi không hạn chế từ tiền ra vàng theo tỷ lệ này.
o Tất cả các nước tham gia phải xác định giá trị đồng tiền quốc gia so với vàng.
o Tỷ giá hối đoái được phép dao động trong biên độ 1% so với mức tỷ giá cam kết
ban đầu.
o Các nước cam kết theo đuổi chính sách kinh tế và tiền tệ ổn định để sự biến
động tỷ giá nằm trong biên độ cho phép.
o Các nước khi phá giá hoặc nâng giá tiền tệ lớn hơn 5% phải có sự đồng ý của
IMF.
 Ưu điểm của hệ thống Bretton Woods:
oTỷ giá ổn định
oLoại bỏ sự bất ổn đối với các giao dịch và thương mại quốc tế
oThúc đẩy kinh tế phát triển và mang lại lợi ích cho tất cả thành viên tham gia.

 Năm 1971:
oCác nước chỉ thực hiện cam kết theo nội dung Hiệp định trong thời gian đầu
oMỹ không thể giữ giá vàng ổn định ở mức 35USD/ounce vàng

1.1.1.4 Hệ thống tiền tệ quốc tế sau 1971

 Năm 1971: thỏa thuận Smithsonian Institute ở Washington:


oMỹ chấm dứt việc đổi tiền ra vàng
oPhá giá USD gần 10%
oBiên độ dao động của tỷ giá các ngoại tệ khác so với USD mở rộng lên +/-2,25%

 Năm 1973: chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi tự do =>hệ thống Bretton Woods
chấm dứt.
 Cuối 1970s: hệ thống hợp tác về cơ chế tỷ giá (Exchange rate Mechanism – ERM)
được thiết lập giữa các quốc gia Cộng đồng Châu Âu.
 Từ năm 1999: đồng Euro ra đời

1.1.2.1 Hệ thống tiền tệ Châu Âu

European Monetary system - EMS

 Cơ chế rắn bò trong hang (Snake in the tunnel) – tiền thân của EMS
o Ổn định tỷ giá giữa các nước trong cộng đồng kinh tế Châu Âu
(European Economic Community – EEC)
o Tỷ giá giữa đồng tiền các nước thành viên được phép dao động trong biên độ +/-
1,125%, gọi là con rắn
o Tỷ giá dao động so với USD với biên độ +/-2,25% được gọi là hang
 Cơ chế này không đáp ứng được mục tiêu ổn định tỷ giá => sự hình thành của
EMS
 Năm 1978, Hệ thống tiền tệ Châu Âu - EMS ra đời với mục đích tạo ra “khu vực
tiền tệ ổn định”
 Năm 1979, EMS chính thức đi vào hoạt động
 Cơ chế tỷ giá (ERM)
o Hệ thống tỷ giá song phương – hệ thống tỷ giá trung tâm của từng cặp đồng tiền
trong EMS
o Biên độ dao động +/- 2,25% à +/- 15% sau năm 1993
o Bất kỳ sự thay đổi tỷ giá trung tâm nào phải đạt được sự đồng thuận giữa các
bên
 Đơn vị tiền tệ Châu Âu (European currency unit – ECU)
o ECU được xác định theo phương pháp rổ tiền tiền tệ – 12 đồng tiền của 12 nước
thành viên
o ECU là tín hiệu để NHTW các nước can thiệp khi tỷ giá vượt đường biên

 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ:


o Các nước thành viên được sử dụng hạn mức tín dụng do các thành viên khác
cung cấp để không phá giá tiền tệ và giải quyết khó khăn trong cán cân thanh toán
quốc tế.

1.1.2.2 Liên minh tiền tệ châu Âu

European monetary union - EMU

 § Năm 1999, kêu gọi Liên Minh Tiền tệ


 § Thiết lập một đồng tiền duy nhất là đồng Euro.
 § Thành lập một NHTW Châu Âu duy nhất.
 § Hiện tại EU có 27 nước thành viên
 § http://europa.eu/index_en.htm

- Lợi ích của EMU:


oKích thích phát triển thương mại trong Liên minh Châu Âu oPhân bổ hiệu quả
các yếu tố sản xuất
oTiết kiệm dự trữ ngoại hối và chi phí phát hành tiền
oTiết kiệm chi phí quản lý rủi ro ngoại hối
oTăng cường thanh khoản và hợp lý hoá thị trường tài chính
oGiá cả rõ ràng

- Chi phí phải trả cho EMU:


oMất quyền tự chủ trong việc hoạch định chính sách tiền tệ
oMất quyền tự chủ trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô
oBất bình đẳng giữa các nước, giữa các khu vực trong liên minh
oChi phí của thời kỳ quá độ khi chuyển qua sử dụng đồng tiền chung

1.1.3 Các chế độ tỷ giá hối đoái

- Chế độ tỷ giá cố định


o Đồng tiền quốc gia gắn với ngoại tệ theo sự cân bằng cố định.
o Nếu tỷ giá biến động vượt quá giới hạn cho phép thì ngân hàng TW sẽ mua/bán
ngoại tệ để lập lại giới hạn trên.
o Các chính sách tiền tệ được áp dụng cũng phải phục vụ cho mục tiêu tỷ giá.
o Ví dụ: hệ thống tiền tệ Bretton Woods
- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
o Tỷ giá hình thành trên cở sở cân bằng cung cầu trên thị trường. o Nhà nước
không định ra tỷ giá và không can thiệp
o Tỷ giá thay đổi “liên tục” theo thời gian.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
oKhi tỷ giá hối đoái bị sai lệch so với kỳ vọng hoặc NHTW cảm thấy tỷ giá có xu
hướng mất ổn định thì NHTW sẽ có biện pháp can thiệp.
- Chế độ tỷ giá “vùng mục tiêu” (target zone arrangement)
oCác quốc gia duy trì tỷ giá hối đoái trong một biên độ được xác định trước
oVí dụ: hệ thống tiền tệ Châu Âu.

1.2 Thị trường tài chính quốc tế

1.2.1 Khái niệm thị trường tài chính quốc tế

1.2.2 Phân loại thị trường tài chính quốc tế


1.2.3 Một số thị trường tài chính quốc tế chủ yếu

§Thị trường tài chính quốc tế là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi các tài sản tài chính
gắn liền với các quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị, ngoại giao, quân sự giữa các quốc
gia, giữa các chủ thể kinh tế của các quốc gia, và các tổ chức quốc tế trên cơ sở một tập
hợp các quy tắc nhất định.

§ Chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

§ Chịu tác động của rủi ro chính trị

§ Sự không hoàn hảo của thị trường

1.2.2 Phân loại thị trường tài chính quốc tế

§Thị trường ngoại hối


§Thị trường tiền tệ quốc tế
§Thị trường tín dung quốc tế

§Thị trường trái phiếu quốc tế

§Thị trường cổ phiếu quốc tế

1.2.2.1 Thị trường ngoại hối

Foreign Exchange Market - Forex

§Nơi diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho các
giao dịch tài chính hoặc giao dịch thương mại quốc tế được diễn ra.

1.2.2.2 Thị trường tiền tệ quốc tế

International money market

§Là thị trường mà các giao dịch tiền tệ quốc tế (gồm cả mua bán đồng tiền của một quốc
gia với một đồng tiền khác, và vay nợ ngắn hạn) giữa các công ty, các định chế tài chính
lớn hoặc giữa nhiều ngân hàng trung ương của các quốc gia được tiến hành.

§Mục đích:
oTạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương

oỔn định tiền tệ


oLãi suất và rủi ro thấp

1.2.2.3 Thị trường tín dụng quốc tế

International credit market

§Thị trường tín dụng quốc tế là thị trường mà quan hệ vay và cho vay được diến ra giữa
các chủ thể kinh doanh ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở cung cầu về vốn theo nguyên
tắc hoàn trả vốn và lãi, có kỳ hạn xác định và được đền bù nếu có sự vi phạm thỏa thuận.

1.2.2.4 Thị trường trái phiếu quốc tế

International bond market

§Thị trường trái phiếu quốc tế là nơi mà các chủ thể phát hành và chủ thể đầu tư đến từ
nhiều quốc gia khác nhau. Thị trường trái phiếu quốc tế có thể được phân loại thành các
loại cơ bản: Trái phiếu nước ngoài (Foreign Bond) và trái phiếu Euro (Eurobond).

1.2.2.5 Thị trường cổ phiếu quốc tế


International stock market

§Thị trường cổ phiếu quốc tế là nơi diễn ra việc huy động vốn quốc tế bằng cách phát
hành cổ phiếu và chuyển giao quyền sở hữu cổ phiếu giữa các nhà đầu tư quốc tế.

1.2.3 Một số thị trường tài chính quốc tế chủ yếu

1.2.3.1 Thị trường tiền tệ Châu Âu

1.2.3.2 Thị trường trái phiếu Châu Âu

1.2.3.1 Thị trường tiền tệ Châu Âu

Eurocurrency

- Thị trường Eurocurrency là thị trường mà trong đó các ngân hàng hải ngoại
(Eurobanks) cung cấp các nguồn tài chính ngắn hạn (huy động và cho vay) bằng
các đồng tiền quốc gia lưu hành “bên ngoài” nước phát hành.
- Theo nghĩa hẹp Eurocurreny còn được gọi là Eurodollars.
- Thành viên tham gia Eurocurrency
oNHTW các nước
oChính quyền địa phương
oCác định chế tài chính
oCác tập đoàn đa quốc gia
- Sự phát triển của thị trường Eurodollar:
oCuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ
oFed tăng cường kiểm soát các ngân hàng nội địa của Mỹ
oCuộc khủng hoảng dầu lửa
oSự tăng trưởng của thương mại quốc tế
- Đặc điểm của thị trường tiền tệ Châu Âu:
oHoạt động Eurobanks là độc lập với quy chế của Chính phủ phát hành ra đồng
eurocurrency.
oKhách hàng của Eurobanks thường là Chính phủ các nước, các tổ chức tài chính
như IMF, WB, ADB, các công ty đa quốc gia...
oMức lãi suất làm cơ sở là LIBOR
oLãi suất thả nổi
oLợi thế cạnh tranh của các Eurobanks: chênh lệch lãi suất so với các ngân hàng
tại thị trường nội địa.

Lãi suất trên thị trường tiền tệ Châu Âu vs thị trường trong nước
1.2.3.2 Thị trường trái phiếu Châu Âu

Eurobond market

- Thị trường trái phiếu nội địa?


- Thị trường trái phiếu nước ngoài?
- Thị trường trái phiếu Châu Âu?

 Eurobond – Trái phiếu Châu Âu là trái phiếu được bán bên ngoài các quốc gia
phát hành ra đồng tiền định giá trên trái phiếu

Ví dụ: trái phiếu định giá bằng đồng USD được bán tại Nhật

 Euromarket là thị trường mua bán trái phiếu Châu Âu.
 Đặc điểm của Eurobond:
oĐược mua bán ở các quốc gia không phát hành đồng tiền định giá trái phiếu
oChủ thể phát hành là Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia
oLãi suất trái phiếu phụ thuộc và điều kiện thị trường và hệ số tín nhiệm của tổ
chức phát hành
oTrái phiếu phổ thông và trái phiếu chuyển đổi
oThời hạn: dưới 10 năm
oThu nhập từ Eurobond phần lớn không phải chịu thuế

CHƯƠNG 2

2.1 Tỷ giá hối đoái

2.1.1 Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác.

Ví dụ: 1 USD = 23.200 VND


USD được gọi là đồng tiền yết giá

VND được gọi là đồng tiền định giá

2.1.1 Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái

vCác phương pháp yết giá:


• Yết giá trực tiếp: biểu hiện cố định một đơn vị ngoại tệ bằng

một số lượng biến đổi nội tệ

Ví dụ: Tại Việt Nam, 1 USD = 23.200 VND

• Yết giá gián tiếp: biểu hiện cố định một đơn vị nội tệ bằng một số lượng biến đổi ngoại
tệ

Ví dụ: Tại Anh, 1 GBP = 1,130 EUR


• Lưu ý: trong phạm vi môn học, sử dụng cách yết giá trực tiếp

vPhân loại tỷ giá hối đoái

ØTỷ giá mua và tỷ giá bán

 Tỷ giá mua vào (Bid rate) là tỷ giá mà tại đó, người kinh doanh ngoại tệ (dealers),
thường là ngân hàng sẵn sàng mua vào ngoại tệ.
 Tỷ giá bán ra (Ask rate) là tỷ giá mà tại đó, người kinh doanh ngoại tệ, thường là
ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ cho khách hàng.

ØTỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn

 Tỷ giá giao ngay (Spot rate) là tỷ giá áp dung cho việc mua bán ngoại hối mà việc
giao nhận ngoại hối được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày giao
dịch.

Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate) là tỷ giá được xác định ở hiện tại cho các giao dịch ngoại
hối được thực hiện trong tương lai.

ØTỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản

 Tỷ giá tiền mặt (Cash rate) là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán ngoại tệ mà việc
chuyển giao ngoại tệ là bằng tiền mặt và chủ yếu được giao dịch trực tiếp tại ngân
hàng.

Tỷ giá chuyển khoản (Transfer rate) là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán ngoại tệ được
thực hiện bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.

ØTỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa


• Tỷ giá mở cửa (Opening rate) là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng

giao dịch đầu tiên trong ngày.


• Tỷ giá đóng cửa (Closing rate) là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được giao dịch
trong ngày.

ØTỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực

• Tỷ giá danh nghĩa (Norminal rate) là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền mà chưa đề cập
đến tương quan sức mua giữa chúng.

Ví dụ: Tại VN: 1 USD = 23.200 VND


• Tỷ giá thực (Real rate), phản ánh tương quan sức mua giữa

hai đồng tiền trong tỷ giá:

ER = E. P*/P

Trong đó: ER là tỷ giá thực; E là tỷ giá danh nghĩa; P* là mức giá cả ở nước ngoài bằng
ngoại tệ; P là mức giá cả trong nước bằng nội tệ.

ØTỷ giá chéo (cross rate) là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ 3
(đồng tiền trung gian).

Ví dụ: 1 USD = 23.200 VND 1 USD = 1,02 CHF

à 1 CHF = 22.745 VND

2.1.2 Quan hệ cung cầu và sự hình thành tỷ giá

hối đoái

ØTỷ giá cân bằng (Equilibrium exchange rate):

Tỷ giá cân bằng là tỷ giá được hình thành khi cung và cầu ngoại tệ cân bằng.
Các nhân tố tạo nên cung và cầu ngoại tệ

oCầu ngoại tệ:

 Thanh toán cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
 Các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào tài sản ở nước ngoài.
 Người dân trong nước đi công tác, tham quan, học tập, du lịch và chữa bệnh ở
nước ngoài

oCung ngoại tệ:


 Xuất khẩu hàng hoá và dịch

vụ.

 Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tài sản trong nước.
 Người nước ngoài đến công tác, tham quan, du lịch, học tập.

2.1.3 Tác động của TGHĐ thực đến sự cạnh tranh quốc tế

Lợiíchkhiđồngnộitệlêngiá vBấtlợikhiđồngnộitệlêngiá
o Giá hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu giảm o Hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài sẽ
à có lợi cho người tiêu dùng kém cạnh tranh ở thị trường nước ngoài

o Giá hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tăng o Các doanh nghiệp trong nước đối mặt
sẽ có lợi cho những doanh nghiệp hoạt với sự cạnh tranh cao từ hàng hoá nhập
động trong lĩnh vực khó có sản phẩm thay khẩu
thế
oChi phí hoạt động cao cho các công ty
o Kiềm chế lạm phát trong nước nước ngoài à giảm cơ hội việc làm cho thị
trường lao động trong nước
oChi phí đầu tư nước ngoài của cá nhân và
doanh nghiệp trong nước giảm
• Lưu ý: Khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước không chỉ chịu sự tác động của tỷ
giá hối đoái mà còn chịu tác động của các yếu tố khác như chi phí sản xuất, chất lượng
hàng hóa, thương hiệu sản phẩm,...

2.1.4 Sự can thiệp của chính phủ trên thị trường ngoại hối

v Công cụ trực tiếp:

oMua bán ngoại hối trên thị trường.

oBiện pháp kết hối: quy định các tổ chức, cá nhân có nguồn thu ngoại hối phải bán một tỷ
lệ nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối.

oQuy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ.

v Công cụ gián tiếp:


oLãi suất tái chiết khấu. oChính sách dự trữ bắt buộc

2.2 Các lý thuyết về tỷ giá hối đoái

vKinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) và quy luật một giá (law of on price)

oKinh doanh chênh lệch giá là việc mua bán đồng thời cùng một loại tài sản hoặc hàng
hóa tại nhiều thị trường khác nhau nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.

oKinh doanh chênh lệch giá sẽ dừng lại khi giá cả giữa các thị trường cân bằng.

èQuy luật một giá.

vQuy luật một giá (Law of on price): Khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo và bỏ qua các
hàng rào mậu dịch cũng như các chi phí như vận chuyển, bảo hiểm .... thì các hàng hóa
giống hệt nhau trên các thị trường khác nhau sẽ có giá là như nhau khi quy về cùng một
loại đồng tiền.

Các lý tuyết về tỷ giá hối đoái

1 Ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity - PPP).


2 Hiệu ứng Fisher (Fisher Effect - FE).
3 Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect-IFE). 4 Ngang giá lãi suất (Interest
Rate Parity - IRP).
5 Tỷ giá kỳ hạn là dự báo không chệch của tỷ giá giao ngay trong tương lai (Forward
rates as unbiased predictor of future spot rates - UFR).

Các ký hiệu

o Pd: mức giá trong nước


o Pf: mức giá nước ngoài
o id: lạm phát trong nước
o if: lạm phát nước ngoài
o rd: lãi suất trong nước
o rf: lãi suất nước ngoài
o St: tỷ giá giao ngay thời điểm t oF: tỷ già kỳ hạn

2.2.1 Lý thuyết ngang giá sức mua - PPP

§ PPP được xây dựng dựa vào quy luật một giá.

§PPP tuyệt đối : Nếu quy luật một giá đúng với tất cả mọi loại hàng hóa thì: Tỷ giá hối
đoái giữa hai loại đồng tiền đơn giản chỉ là tỷ số giữa mức giá của hai nước:

Trong đó:
Pd: Mức giá trong nước.
Pf: Mức giá của nước ngoài.

§Nhận xét:

o PPP tuyệt đối chỉ nhấn mạnh về thương mại và mức giá.

oPPP tuyệt đối dựa trên giả thuyết không có chi phí vận chuyển, thuế quan, hạn ngạch,...

oPPP tuyệt đối chỉ có thể chứng minh được PPP khi rổ hàng hóa được dùng để tính mức
giá là hoàn toàn như nhau
=> PPP tương đối (relative PPP).

§ PPP tương đối: Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền sẽ được điều chỉnh để phản ánh sự
thay đổi mức giá giữa hai quốc gia.

Trong đó: St tỷ giá thời kỳ t


S0 là tỷ giá thời điểm 0

id là lạm phát trong nước

if là lạm phát nước ngoài

t là số thời kỳ.

§ Với t=1, công thức (2) khi trừ cả hai vế cho 1 sẽ tương đương:

=> Tỷ giá thay đổi trong một thời kỳ sẽ bằng với chênh lệch về lạm phát giữa hai quốc
gia trong thời kỳ đó.
=> Đồng tiền với tỷ lệ lạm phát cao sẽ mất giá tương đối so với đồng tiền với tỷ lệ lạm
phát thấp.

§ Những nguyên nhân làm tỷ giá lệch ra khỏi PPP:


oHàng hoá và dịch vụ sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng là khác

nhau giữa các quốc gia

oMột số hàng hoá và dịch vụ có trong chỉ số giá tiêu dùng nhưng không được giao dịch

oChi phí vận chuyển, thuế quan, hạn ngạch oSự can thiệp của chính phủ.

2.2.2 Hiệu ứng Fisher - FE

§Lãi suất danh nghĩa - nominal interest rates – rt ,là tỷ lệ trao đổi giữa số vốn hiện tại và
tương lai.

§Lãi suất thực - real interest rates – at , là sự gia tăng thuần của tài sản mà nhà đầu tư
trông chờ khi họ tiết kiệm và đầu tư thu nhập hiện tại.

§Hiệu ứng Fisher nêu ra rằng lãi suất danh nghĩa r bao gồm hai bộ phận: lợi tức (lãi suất)
thực a và tỷ lệ lạm phát dự đoán i
§Phiên bản khái quát hóa của hiệu ứng Fisher chỉ ra rằng kinh doanh chênh lệch giá sẽ
làm cân bằng lợi tức thực giữa các nước, khi không có sự can thiệp của chính phủ tức
ad=af

=> Đồng tiền nào có lạm phát cao hơn thì lãi suất danh nghĩa sẽ lớn hơn và ngược lại.

Công thức (5) tương đương


2.2.4 Lý thuyết ngang bằng lãi suất – IRP

Giả sử lãi suất đồng bảng Anh là 12% tại London và lãi suất đồng đô la là 7% tại New
York. Tỷ giá giao ngay là $1,95/£ và tỷ giá kỳ hạn 1 năm là $1,87/£. Khai thác cơ hội
kinh doanh chênh lệch lãi suất như thế nào?

Đáp án:
1. Vay $1.000.000 tại New York với lãi suất 7%. Cuối năm, trả cả vốn lẫn lãi là
$1.070.000
2. Chuyển sang đồng bảng Anh tại tỷ giá giao ngay 1£=1,95$, được £512.820,51 để
đầu tư.

Đầu tư £ 512.820,51 tại London với lãi suất 12%. Cuối năm, nhà đầu tư sẽ được
£574.358,97.

4. Đồng thời, bán £574.358,97 kỳ hạn một năm với tỷ giá kỳ hạn 1£=1,87$. Sau một
năm, sẽ thu về $1.074.051,28
5. Vào thời điểm cuối năm, nhận £574.358,97 từ việc đầu tư tại London để thanh
toán cho hợp đồng kỳ hạn. Đồng thời lấy $1.074.051,28 từ hợp đồng trả cho khoản
nợ gốc và lãi ban đầu là $1.070.000.

Nhà đầu tư lời được $4.051,28

You might also like