You are on page 1of 40

"4/ Thuật toán thay thế trang dùng thời điểm trang sẽ được sử dụng là thuật toán :

a/ FIFO

b/ LRU

c/ Tối ưu

d/ NRU" c/ Tối ưu

"Chữ kí của hệ điều hành Windows là:

A. 11BB

B. AB54

C. 14AD

D. 55AA" D. 55AA

"Chức năng chính của hệ điều hành:

A. Quản lí tài nguyên và giúp cho người sử dụng khai thác chức năng của phần cứng máy

tính dễ dàng hơn, hiệu quả hơn

B. Khai thác chức năng của phần cứng máy tính.

C. Điều hành hệ thống và giúp cho người sử dụng khai thác chức năng của phần cứng máy

tính dễ dàng hơn, hiệu quả

hơn

D. Quản lí bộ nhớ, quản lí tập tin, quản lí tiến trình." A. Quản lí tài nguyên và giúp

cho người sử dụng khai thác chức năng của phần cứng máy tính dễ dàng hơn, hiệu quả hơn

"Tiến trình (process) là gì?

A. Chương trình lưu trong đĩa

B. Chương trình

C. Chương trình đang thực hiện

D. Cả 3 đều sai" C. Chương trình đang thực hiện

"Luồng (thread) là gì?

A. Đơn vị xử lí cơ bản của hệ thống, bao gồm mã code, con trỏ lệnh, tập các thanh ghi và

stack
B. Đơn vị chương trình của tiến trình bao gồm mã code

C. Là thành phần của tiến trình xử lí mã code của tiến trình

D. Cả 3 đáp án đều đúng" D. Cả 3 đáp án đều đúng

"Phương pháp dự báo và tránh tắc nghẽn thường được áp dụng với hệ thống có đặc điểm

nào?

A. Xác suất xảy ra tắc nghẽn lớn, tổn thất do tắc nghẽn gây nên lớn.

B. Xác suất xảy ra tắc nghẽn nhỏ, tổn thất do tắc nghẽn gây nên lớn.

C. Xác suất xảy ra tắc nghẽn lớn, tổn thất do tắc nghẽn gây nên nhỏ.

D. Xác suất xảy ra tắc nghẽn nhỏ, tổn thất do tắc nghẽn gây nên nhỏ." B. Xác suất xảy

ra tắc nghẽn nhỏ, tổn thất do tắc nghẽn gây nên lớn.

"Hệ điều hành là gì?

A. Là hệ thống chương trình với các chức năng giám sát, điều khiển việc thực hiện của các

chương trình, quản lí và

phân chia tài nguyên sao cho việc khai thác chức năng hệ thống hiệu quả và thuận lợi.

B. Là một hệ thống mô hình hoá, mô phỏng hoạt động của máy tính, của người sử dụng và

của lập trình viên, hoạt động trong chế độ thoại nhằm tạo môi trường khai thác thuận lợi hệ

thống máy tính và quản lí tối ưu tài nguyên.

C. Là một chương trình đóng vai trò như một giao diện giữa người sử dụng và phần cứng

máy tính, điều khiển việc thực hiện của tất cả các loại chương trình.

D. Cả 3 đáp án." D. Cả 3 đáp án.

"Lời gọi hệ thống (system calls) là:

A. Là môi trường giao tiếp giữa chương trình của người sử dụng và hệ điều hành.

B. Là môi trường giao tiếp giữa phần cứng và hệ điều hành.

C. Là môi trường giao tiếp giữa chương trình và phần cứng.

D. Cả 3 đáp án." A. Là môi trường giao tiếp giữa chương trình của người sử dụng và

hệ điều hành.

"Thành phần nào không phải là thành phần của hệ điều hành?
A. Chương trình quản lí truy nhập file.

B. Chương trình điều khiển thiết bị.

C. Chương trình lập lịch cho tiến trình.

D. Chương trình quản lí bộ nhớ tự do." B. Chương trình điều khiển thiết bị.

""Hệ điều hành là hệ thống chương trình bao trùm lên máy tính vật lí tạo ra máy logic với

những tài nguyên và khả năng mới" là cách nhìn của:

A. Người quản lí

B. Người sử dụng

C. Người lập trình hệ thống

D. Nhà kĩ thuật" D. Nhà kĩ thuật

"Tính chất nào không phải tính chất chung của hệ điều hành?

A. Tính thuận tiện

B. Tính ổn định

C. Tính hiệu quả

D. Tính tin cậy." B. Tính ổn định

"Trong quản lí thiết bị ngoại vi, các máy tính thế hệ thứ ba trở đi làm việc theo nguyên tắc

phân cấp nào?

A. Processor - Thiết bị ngoại vi - Thiết bị điều khiển.

B. Processor - Thiết bị điều khiển - Thiết bị ngoại vi.

C. Thiết bị điều khiển - Thiết bị ngoại vi - Processor.

D. Không đáp án nào đúng." B. Processor - Thiết bị điều khiển - Thiết bị ngoại vi.

"Mục tiêu nào sau đây nằm trong 5 mục tiêu chính của điều phối tiến trình?

A. Cực tiểu hoá thời gian chờ

B. Cực tiểu hoá thời gian phản hồi

C. Sự công bằng

D. Cả 3 đều sai." C. Sự công bằng

"Một tiến trình phải có tối đa bao nhiêu luồng (thread)?


A. 1

B. 0

C. 3

D. Không xác định." D. Không xác định.

"Cấu trúc tuyến tính là một module chương trình chứa đầy đủ thông tin về chương trình?

A. Đúng

B. Sai" A. Đúng

"Cấu trúc chương trình nào không thể thực hiện được việc chia sẻ dùng chung module?

A. Cấu trúc overlay

B. Cấu trúc phân trang

C. Cấu trúc module

D. Cấu trúc tuyến tính" D. Cấu trúc tuyến tính

"Việc phân chia module trong chương trình có cấu trúc module do cái gì thực hiện?

A. Hệ điều hành

B. Người lập trình

C. Chương trình dịch

D. Tự động" C. Chương trình dịch

"Trong cấu trúc phân trang, bảng quản lí trang được tạo ra bởi:

A. Tự động

B. Người lập trình

C. Chương trình dịch

D. Hệ điều hành" D. Hệ điều hành

"Trong kĩ thuật quản lí bộ nhớ phân vùng cố định sử dụng phương pháp nào để quản lí bộ

nhớ tự do:

A. Danh sách các vùng bộ nhớ tự do.

B. Bản đồ bitmap

C. Danh sách các vùng bộ nhớ đã cấp phát


D. Cả 3 đều sai." A. Danh sách các vùng bộ nhớ tự do.

"Trong kĩ thuật quản lí bộ nhớ phân vùng động, số lượng chương trình có thể nạp vào bộ

nhớ lớn nhất là:

A. Hệ số song song

B. Không xác định

C. Hệ số vùng cố định

D. Hệ số nạp " B. Không xác định

"Trong kĩ thuật quản lí bộ nhớ phân vùng động, cách thức quản lí bộ nhớ tự do bằng:

A. Bản đồ bitmap

B. Danh sách các vùng bộ nhớ tự do

C. Danh sách các vùng bộ nhớ đã cấp phát.

D. Cả 3 đều sai" A. Bản đồ bitmap

"Trong kĩ thuật phân đoạn, số lượng phần tử trong bảng quản lí đoạn là:

A. 1024 phần tử

B. 3 đoạn (stack, data, code)

C. Số lượng module.

D. Cả 3 đều sai" C. Số lượng module.

"Kích thước một trang (máy 386) là:

A. 4K

B. 2K

C. 16K

D. 8K" A. 4K

"Trong kĩ thuật giảm bớt số phần tử của bảng trang, nếu sử dụng kĩ thuật bảng trang ngược

thì số bảng phải dùng là:

A. 1

B. 2

C. 3
D. 4" A. 1

"Trong kĩ thuật giảm bớt số phần tử của bảng trang, nếu sử dụng kĩ thuật phân trang nhiều

cấp thì số bảng phải dùng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4" D. 4

"Tài nguyên của hệ thống bao gồm:

A. Bộ nhớ, bộ xử lí, bộ nhớ ngoài, máy in.

B. Bộ nhớ, bộ xử lí, hệ điều hành, các thiết bị vào ra.

C. Bộ nhớ, bộ xử lí và các thiết bị vào ra.

D. Cả 3 đều sai." D. Cả 3 đều sai.

"Hệ thống tính toán bao gồm các thành phần chính là:

A. Phần cứng, hệ điều hành và người sử dụng.

B. Phần cứng, chương trình ứng dụng và người sử dụng.

C. Phần cứng, hệ điều hành, chương trình ứng dụng và người sử dụng.

D. Phần cứng, hệ điều hành và chương trình ứng dụng." C. Phần cứng, hệ điều hành,

chương trình ứng dụng và người sử dụng.

"Shell là gì?

A. Là môi trường giao tiếp giữa phần cứng và hệ điều hành.

B. Là môi trường giao tiếp giữa chương trình và hệ điều hành.

C. Là môi trường giao tiếp giữa người sử dụng và hệ điều hành.

D. Cả 3 đều sai." C. Là môi trường giao tiếp giữa người sử dụng và hệ điều hành.

"Trong chế độ quản lí bộ nhớ phân đoạn kết hợp phân trang, việc truy nhập dữ liệu trên bộ

nhớ cần mấy lần truy nhập?

A. 1

B. 2
C. 3

D. 4" C. 3

"Đặc điểm nào không phải là của cấu trúc chương trình module?

A. Phân phối bộ nhớ liên tục khi chương trình hoạt động.

B. Dùng chung module

C. Tạo bảng quản lí module

D. Biên tập riêng từng module" A. Phân phối bộ nhớ liên tục khi chương trình hoạt

động.

"Đoạn găng là:

A. Đoạn chương trình sử dụng tài nguyên trong.

B. Đoạn chương trình sử dụng tài nguyên ngoài.

C. Đoạn chương trình xử lí tài nguyên găng.

D. Đoạn chương trình cho tài nguyên găng." C. Đoạn chương trình xử lí tài nguyên găng.

"Tài nguyên găng là:

A. Là tài nguyên của hệ thống.

B. Là tài nguyên bên trong của hệ thống.

C. Là tài nguyên bên ngoài của hệ thống.

D. Là tài nguyên mà khả năng phục vụ đồng thời bị hạn chế." D. Là tài nguyên mà

khả năng phục vụ đồng thời bị hạn chế.

"Tiến trình tồn tại ở mấy trạng thái chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 6" B. 3

"Chương trình nào không phải là chương trình hệ thống?

A. Hệ điều hành

B. Chương trình vi điều khiển


C. Chương trình dịch.

D. Chương trình biên dịch." B. Chương trình vi điều khiển

"Tại sao không có chuyển đổi từ trạng thái Ready sang trạng thái Blocked?

A. Tiến trình đang chạy.

B. Tiến trình chưa thực hiện.

C. Tiến trình chưa đủ tài nguyên.

D. Cả 3 đều đúng." B. Tiến trình chưa thực hiện.

"Tại sao không có chuyển đổi từ trạng thái Blocked sang trạng thái Running?

A. Tiến trình đang chạy.

B. Tiến trình chưa đủ tài nguyên.

C. Tiến trình chưa thực hiện nên không thể bị blocked.

D. Cả 3 đều đúng." B. Tiến trình chưa đủ tài nguyên.

"Trong kĩ thuật LRU (Least Recently Used), trang được chọn thay ra là trang có cặp giá trị

bit M, R là:

A. 1, 0

B. 0, 0

C. 0, 1

D. 1, 1" B. 0, 0

"Trong các chiến lược nạp trang, tất cả các trang của chương trình được nạp vào bộ nhớ

ngay từ đầu là chiến lược nào?

A. Nạp trước.

B. Nạp theo yêu cầu.

C. Phân phối giản đơn với cấu trúc phân trang.

D. Cả 3 đều đúng." C. Phân phối giản đơn với cấu trúc phân trang.

"Bảng quản lí trang của một chương trình được mô tả như sau:

Trang - Khung trang

0-4
1-7

2-5

3-6

Biết kích thước trang là 4KB. Địa chỉ của dữ liệu trong chương trình là 5457. Địa chỉ vật lý

của dữ liệu là:

A. 30033

B. 21841

C. 1936

D. 30936" A. 30033

"Bảng quản lí trang của một chương trình được mô tả như sau:

Trang - Khung trang

0-4

1-6

2-7

3-5

Biết kích thước trang là 4KB. Địa chỉ của dữ liệu trong chương trình là 6456. Địa chỉ vật lý

của dữ liệu là:

A. 936

B. 30936

C. 26936

D. 56936" C. 26936

"Trong kĩ thuật quản lí bộ nhớ phân vùng cố định thì số lượng chương trình có thể nạp vào

bộ nhớ lớn nhất là bằng:

A. Hệ số nạp

B. Hệ số vùng

C. Hệ số song song

D. Hệ số vùng cố định. " C. Hệ số song song


"Trong cấu trúc Overlay, chương trình được tổ chức các lớp như sau:

Lớp 0: 80K

Lớp 1: 40K, 60K, 100K

Lớp 2: 50K, 70K, 80K

Lớp 3: 60K, 70K

Lớp 4: 90K, 10K, 20K, 40K

Kích thước bộ nhớ yêu cầu để tổ chức cấu trúc chương trình này là:

A. 380K

B. 610K

C. 330K

D. 420K" D. 420K

"Có mấy lớp giải thuật điều độ cấp thấp?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4" C. 3

"Chương trình biên tập theo cấu trúc nào có tốc độ thưc hiện nhanh nhất?

A. Cấu trúc phân trang

B. Cấu trúc overlay

C. Cấu trúc tuyến tính

D. Cấu trúc phân đoạn

E. Cấu trúc động " C. Cấu trúc tuyến tính

"Yêu cầu nào không phải là yêu cầu của giải thuật điều độ tiến trình?

A. Không đưa các tiến trình vào trạng thái bế tắc.

B. Nếu tài nguyên găng được giải phóng thì nó sẽ được phục vụ ngay cho tiến trình chờ.

C. Không để tiến trình nằm vô hạn trong đoạn găng.


D. Đảm bảo tài nguyên găng không phục vụ quá khả năng của mình." A. Không đưa

các tiến trình vào trạng thái bế tắc.

"Giải thuật điều độ nào không làm cho tiến trình phải chờ đợi tích cực?

A. Semaphore

B. Khoá trong

C. Kiểm tra và xác lập

D. Cả 3 đều đúng." A. Semaphore

"Cho bảng thông tin của các tiến trình

Thứ tự - Thời điểm kích hoạt - Thời gian hoạt động

p0 - 0 - 7

p1 - 2 - 5

p2 - 4 - 6

p3 - 5 - 4

Thời gian chờ đợi trung bình theo giải thuật SJF là:

A. 5.75

B. 5

C. 6

D. 5.25" A. 5.75

"Cho bảng thông tin của các tiến trình

Thứ tự - Thời điểm kích hoạt - Thời gian hoạt động

p0 - 0 - 7

p1 - 2 - 5

p2 - 5 - 6

p3 - 8 - 4

Thời gian chờ đợi trung bình theo giải thuật FCFS là:

A. 4

B. 5.5
C. 6.33

D. 3" B. 5.5

"Cho bảng thông tin của các tiến trình

Thứ tự - Thời điểm kích hoạt - Thời gian hoạt động

p0 - 0 - 7

p1 - 2 - 5

p2 - 5 - 6

Thời gian chờ đợi trung bình theo giải thuật Round Robin với thời gian lượng tử là 3 :

A. 7

B. 7.33

C. 6.66

D. 7.66" B. 7.33

"Tại một thời điểm, với các hệ thống đơn bộ xử lí, có thể có tối đa bao nhiêu tiến trình ở

trạng thái "thực hiện":

A. 0

B. 1

C. Không xác định

D. Cả 3 đều sai" B. 1

"Điều kiện nào sau đây nằm trong nhóm điều kiện xảy ra tắc nghẽn:

A. Tồn tại tài nguyên găng.

B. Có sự chia sẻ tài nguyên dùng chung.

C. Không có sự thu hồi tài nguyên từ tiến trình đang chiếm giữ.

D. Cả 3 đều đúng." D. Cả 3 đều đúng.

"Lớp giải thuật phòng ngừa thường áp dụng với những hệ thống:

A. Vừa và nhỏ.

B. Tổn thất khi xảy ra nhỏ.

C. Xuất hiện nhiều bế tắc.


D. Xuất hiện ít bế tắc." C. Xuất hiện nhiều bế tắc.

"Đặc điểm nào không phải là của cấu trúc chương trình overlay:

A. Phân phối bộ nhớ theo sơ đồ tĩnh.

B. Tiết kiệm bộ nhớ.

C. Module ở lớp thứ i được gọi bởi module ở lớp thứ i-1.

D. Tại một thời điểm có nhiều hơn n module trong bộ nhớ (n là số lượng lớp)." D. Tại

một thời điểm có nhiều hơn n module trong bộ nhớ (n là số lượng lớp).

"Đặc điểm nào không phải là của cấu trúc chương trình tuyến tính:

A. Không tốn bộ nhớ khi thực hiện.

B. Thời gian thực hiện tối thiểu.

C. Lưu động cao.

D. Không dùng chung module." A. Không tốn bộ nhớ khi thực hiện.

"Cấu trúc thư mục cây là của hệ thống nào?

A. MS-DOS

B. UNIX

C. IBM OS

D. Cả A và C đều đúng" D. Cả A và C đều đúng

"Cấu trúc thư mục phân cấp là của hệ thống nào?

A. UNIX

B. MS-DOS

C. IBM OS

D. Windows NT" A. UNIX

"Phát biểu sau là tính chất nào của hệ điều hành: "Hạn chế truy nhập không hợp thức"?

A. Tin cậy và chuẩn xác.

B. Bảo vệ.

C. Hiệu quả.

D. Kế thừa và thích nghi" B. Bảo vệ.


"Phát biểu sau là tính chất nào của hệ điều hành: "Mọi công việc trong hệ thống đều phải

có kiểm tra"?

A. Tin cậy và chuẩn xác.

B. Bảo vệ.

C. Thuận tiện.

D. Hiệu quả." A. Tin cậy và chuẩn xác.

""Hệ điều hành là môi trường đối thoại giữa Máy - Thao tác viên - Người sử dụng" là cách

nhìn của:

A. Người lập trình hệ thống.

B. Người dùng.

C. Nhà kĩ thuật.

D. Người quản lí." A. Người lập trình hệ thống.

"Chương trình quản lí hoạt động và tài nguyên của máy tính là:

A. Chương trình ứng dụng.

B. Chương trình thường trú.

C. Chương trình quản lí.

D. Chương trình hệ thống." D. Chương trình hệ thống.

"Hệ điều hành thực hiện ở chế độ:

A. Bảo vệ.

B. Độc quyền.

C. Không độc quyền.

D. Thực." B. Độc quyền.

"Hệ điều hành được coi như là:

A. Thành phần phần cứng.

B. Mở rộng của máy tính điện tử.

C. Hệ thống điều khiển phần cứng.

D. Mở rộng của thành phần phần mềm." D. Mở rộng của thành phần phần mềm.
"Nhận xét nào không chính xác cho thuật toán điều phối Round Robin (RR):

A. RR điều phối các tiến trình dựa trên thời điểm vào Ready-List.

B. RR là một thuật toán điều phối không độc quyền.

C. RR ưu tiên cho các tiến trình có thời gian sử dụng CPU ngắn.

D. RR rất thích hợp với các hệ điều hành hiện nay vì RR giúp cho tính tương tác giữa ứng

dụng và end-user tốt hơn." C. RR ưu tiên cho các tiến trình có thời gian sử dụng CPU

ngắn.

"Phát biểu sau là tính chất nào của HĐH: "Hạn chế ảnh hưởng sai sót vô tình hay cố ý"?

A. Bảo vệ.

B. Thuận tiện.

C. Tin cậy và chuẩn xác.

D. Hiệu quả." A. Bảo vệ.

"Đâu không phải là vai trò của SPOOL:

A. Cho phép khai thác tối ưu thiết bị ngoại vi

B. Tăng độ an toàn thông tin

C. Giải phóng hệ thống khỏi sự ràng buộc về số lượng thiết bị.

D. Tạo ra kĩ thuật lập trình mới, cho phép giảm số lần duyệt file trong khi xử lý.

E. Tăng hiệu suất hệ thống." E. Tăng hiệu suất hệ thống.

""Từng module được biên tập riêng biệt, khi thực hiện chỉ việc nạp module đầu tiên vào bộ

nhớ" là đặc điểm của cấu trúc chương trình nào?

A. Cấu trúc động

B. Cấu trúc tuyến tính

C. Cấu trúc overlay

D. Cấu trúc phân trang" A. Cấu trúc động

"Ý kiến nào không phải là nhược điểm của cấu trúc động?

A. Tốn bộ nhớ

B. Thời gian thực hiện lớn


C. Kém linh động

D. Đòi hỏi người dùng phải hiểu cơ chế của hệ thống." A. Tốn bộ nhớ

"Trong chế độ quản lí bộ nhớ phân đoạn kết hợp phân trang, SCB gồm các thành phần nào

(theo đúng thứ tự):

A. Dấu hiệu nạp PCB, địa chỉ nạp PCB, độ dài PCB.

B. Độ dài PCB, địa chỉ nạp PCB, dấu hiệu nạp PCB.

C. Dấu hiệu nạp PCB, độ dài PCB, địa chỉ nạp PCB.

D. Địa chỉ nạp PCB, độ dài PCB, dấu hiệu nạp PCB." A. Dấu hiệu nạp PCB, địa chỉ

nạp PCB, độ dài PCB.

"Đâu không phải đặc điểm của chế độ phân trang?

A. Không cần phân phối bộ nhớ liên tục.

B. Bị phân đoạn ngoài.

C. Không sử dụng chung module giữa các chương trình.

D. Bảng PCB có thể rất lớn.

E. Hiệu quả không phụ thuộc vào cấu trúc chương trình nguồn." B. Bị phân đoạn ngoài.

"Trong chế độ quản lí bộ nhớ theo module, để đọc/ghi dữ liệu cần mấy lần truy nhập?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4" B. 2

"Đâu là đặc điểm của chế độ quản lí bộ nhớ theo module?

A. Không cần phân phối bộ nhớ liên tục.

B. Tồn tại hiện tượng phân đoạn ngoài.

C. Hiệu quả phụ thuộc vào cấu trúc chương trình nguồn.

D. Dễ dàng dùng chung module giữa các chương trình.

E. Tất cả các ý trên." E. Tất cả các ý trên.


"Trong kĩ thuật quản lí phân chương (vùng) động, các vùng nhớ sau còn trống có kích

thước như sau:

100k, 250k, 260k, 300k, 200k, 260k. Vùng nhớ nào sẽ được chọn để nạp chương trình có

kích thước 210k theo giải thuật Worst Fit:

A. 250k

B. 300k

C. 260k

D. 100k" B. 300k

"Chương trình dịch thực hiện ở chế độ:

A. Độc quyền

B. Không độc quyền

C. Thực

D. Bảo vệ" B. Không độc quyền

"Ai tạo ra SPOOL, người đó xử lí kết thúc, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai" A. Đúng

"Trong tổ chức SPOOL, với mỗi phép trao đổi vào ra, hệ thống tạo ra mấy chương trình

kênh?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5" A. 2

"SPOOL có can thiệp vào chương trình người dùng không?

A. Có

B. Không" A. Có

"SPOOL có mấy giai đoạn, là những giai đoạn nào?

A. 3 giai đoạn: khởi tạo, thực hiện, kết thúc.


B. 4 giai đoạn: khởi tạo, thực hiện, xử lí, kết thúc.

C. 2 giai đoạn: thực hiện, xử lí kết thúc.

D. 3 giai đoạn: khởi tạo, xử lí, kết thúc." C. 2 giai đoạn: thực hiện, xử lí kết thúc.

"Thiết bị ngoại vi trong các máy tính thế hệ I và II có hạn chế gì?

A. Tốc độ

B. Số lượng

C. Chủng loại

D. Cả 3 đều đúng." D. Cả 3 đều đúng.

"Có mấy lớp giải thuật chống bế tắc, là những giải thuật nào?

A. 3 (phòng ngừa, dự báo và tránh, nhận biết và khắc phục)

B. 2 (phòng ngừa, nhận biết và khắc phục)

C. 3 (phòng ngừa, điều hoà, nhận biết, khắc phục)

D. 2 (điều hoà, nhận biết và khắc phục)" A. 3 (phòng ngừa, dự báo và tránh, nhận biết

và khắc phục)

"Trong thiết kế và xây dựng hệ thống, nguyên lí Tập trung là của hệ thống nào?

A. Windows

B. UNIX

C. IBM OS

D. Cả 3 đều đúng." D. Cả 3 đều đúng.

"Trong thiết kế và xây dựng hệ thống, nguyên lí Thử và sai là của hệ thống nào?

A. IBM OS

B. UNIX

C. Linux

D. Windows" C. Linux

"Cơ chế "sự kiện và ngắt" được áp dụng cho các máy tính từ thế hệ thứ mấy?

A. Thế hệ I

B. Thế hệ III
C. Thế hệ II

D. Cả 3 đều sai." D. Cả 3 đều sai.

"Với người lập trình, chương trình và thực hiện chương trình là ánh xạ từ tên sang giá trị ??

A. Đúng

B. Sai " A. Đúng

"Bộ nhớ logic bị giới hạn về kích thước ??

A. Đúng

B. Sai" A. Đúng

"Cho bảng thông tin của các tiến trình

Thứ tự - Thời điểm kích hoạt - Thời gian hoạt động

p0 - 3 - 37

p1 - 10 - 20

p2 - 24 - 14

Thời gian chờ đợi trung bình theo giải thuật Round Robin với thời gian lượng tử 20ms là:

A. 25

B. 25.67

C. 36.67

D. 25.33" D. 25.33

"Đâu không phải là đặc điểm của thuật giải FCFS (First Come - First Serve)?

A. Thời gian chờ trung bình nhỏ

B. Không cần input bổ sung

C. Đơn giản

D. Mọi tiến trình đều kết thúc được" A. Thời gian chờ trung bình nhỏ

"Đâu không phải là đặc điểm của thuật giải SJF (Shortest Job First)?

A. Non-preemptive (độc quyền)

B. Dễ dàng dự báo thời điểm phục vụ tiến trình

C. Tiến trình dài có nguy cơ không kết thúc được.


D. Thời gian chờ trung bình nhỏ." C. Tiến trình dài có nguy cơ không kết thúc được.

"Đâu là đặc điểm của thuật giải RR (Round Robin)?

A. Mọi tiến trình đều kết thúc được.

B. Không cần tham số lượng tử thời gian

C. Non-preemptive (độc quyền)

D. Thời gian chờ đợi trung bình lớn."A. Mọi tiến trình đều kết thúc được.

"Đâu không phải là giải thuật điều độ cấp thấp?

A. Khoá trong

B. Kiểm tra và xác lập

C. Semaphore

D. Dự báo và phòng ngừa." D. Dự báo và phòng ngừa.

"Công cụ điều độ cấp cao nằm ngoài tiến trình được điều độ, do hệ thống đảm nhiệm ??

A. Đúng

B. Sai" A. Đúng

"Công cụ điều độ cấp thấp được cài đặt ngay vào trong tiến trình được điều độ ??

A. Đúng

B. Sai" A. Đúng

"Trong lớp giải thuật phòng ngừa, để chống tài nguyên găng ta có thể:

A. Tổ chức hệ thống tài nguyên logic

B. Tổ chức 2 mức truy nhập

C. Tổ chức SPOOL

D. Cả 3 đều đúng." D. Cả 3 đều đúng.

""Mỗi tài nguyên găng được đặt tương ứng với 1 biến nguyên đặc biệt" là đặc điểm của

giải thuật điều độ nào?

A. Khoá trong

B. Semaphore

C. Kiểm tra và xác lập


D. Cả 3 đều đúng" B. Semaphore

"Giải thuật "Người chủ ngân hàng" thuộc lớp giải thuật chống bế tắc nào sau đây?

A. Nhận biết và khắc phục

B. Phòng ngừa

C. Dự báo và tránh

D. Cả 3 đều sai." C. Dự báo và tránh

"Trong các đáp án dưới đây, đâu là cấu hình trong hệ thống nhiều processor?

A. Cấu hình phân cấp

B. Đẳng cấu

C. Liên kết linh hoạt

D. Cả 3 đều đúng." D. Cả 3 đều đúng.

""Khi chuyển lớp, cần phải giải phóng tài nguyên lớp cũ" là cách gọi của nguyên tắc nào

trong lớp giải thuật phòng ngừa?

A. Nguyên tắc phân phối

B. Nguyên tắc xử lý

C. Nguyên tắc điều độ

D. Nguyên tắc phòng ngừa" A. Nguyên tắc phân phối

"Công cụ để chống xếp hàng chờ đợi trong lớp giải thuật phòng ngừa là?

A. Điểm gác (control points)

B. Điểm tựa (adjcency points)

C. Điểm ngắt (break points)

D. Cả A và C đều đúng." D. Cả A và C đều đúng.

"Quản lý tài nguyên cho tiến trình con bao gồm Hệ thống quản lý tài nguyên tập trung và

Hệ thống quản lý tài nguyên phân tán??

A. Đúng

B. Sai" A. Đúng

"HĐH Window XP thuộc hệ điều hành nào sau đây?


A. Hệ điều hành cho hệ thống nhúng

B. Hệ điều hành cho máy tính cá nhân

C. Hệ điều hành cho máy tính mainframe

D. Hệ điều hành Server" B. Hệ điều hành cho máy tính cá nhân

"Đặc điểm chính của hệ điều hành thời gian thực?

A. Thời gian là yếu tố quan trọng nhất

B. Không có lựa chọn đúng

C. Chia sẻ thời gian

D. Quản lý thiết bị vào ra" A. Thời gian là yếu tố quan trọng nhất

"Sự phân cấp bộ nhớ từ bộ nhớ trong ra bộ nhớ ngoài thì:

A. Giảm dung lượng

B. Lựa chọn khác

C. Giảm chi phí trên 1 bit

D. Giảm thời gian truy cập" C. Giảm chi phí trên 1 bit

"Có bao nhiều phương pháp trao đổi vào ra dữ liệu với máy tính?

A. Tất cả các lựa chọn kia

B. Vào ra bằng chương trình

C. Vào ra bằng DMA

D. Vào ra bằng ngắt" A. Tất cả các lựa chọn kia

"Những đặc tính nào sau đây là chính của hệ điều hành nhúng?

A. Bị giới hạn bởi kích thước bộ nhớ, tốc độ CPU và kích thước màn hình và năng lượng

B. Quản lý thiết bị I/O

C. Chia sẻ thời gian

D. Đa CPU" A. Bị giới hạn bởi kích thước bộ nhớ, tốc độ CPU và kích thước màn hình

và năng lượng

"Tiến trình đang thực thi sẽ được chuyển sang loại danh sách nào sau đây? Khi mà HĐH

thu hồi bộ xử lý của nó cấp cho 1 tiến trình có mức độ ưu tiên cao hơn
A. Danh sách sẵn sàng (Ready List)

B. Danh sách tác vụ (Job List)

C. Danh sách chờ đợi (Waiting List)

D. Không câu nào đúng " A. Danh sách sẵn sàng (Ready List)

"Bộ nhớ trong máy tính gồm các loại nào bộ nhớ nào sau đây?

A. RAM, Hard Disk, CD ROM

B. ROM, RAM, Hard Disk

C. ROM, RAM

D. ROM, Hard Disk, Flash Disk" C. ROM, RAM

"HĐH theo lô (Batch System) bắt đầu ra đời từ thế hệ phát triển thứ mấy của máy tính điện

tử?

A. Thế hệ thứ 1

B. Thế hệ thứ 4

C. Thế hệ thứ 3

D. Thế hệ thứ 2" D. Thế hệ thứ 2

"Những chức năng nào sau đây không phải chức năng chính của HĐH?

A. Cung cấp cho người sử dụng 1 máy ảo mở rộng

B. Hộ trợ máy ảo

C. Cung cấp giao diện người sử dụng

D. Quản lý thiết bị I/O" C. Cung cấp giao diện người sử dụng

"Các HĐH nào sau đây thuộc về loại HĐH Server?

A. Linux

B. Ubuntu Server

C. Window XP

D. Ubuntu" B. Ubuntu Server

"Các thành phần chính của hệ điều hành gồm các thành phần nào?
A. Thành phần quản lý tiến trình, thành phần quản lý bộ nhớ, thành phần quản lý vào ra,

thành phần quản lý tập tin, thành phần bảo vệ bảo mật

B. Thành phần quản lý tiến trình, thành phần quản lý bộ nhớ, thành phần quản lý vào ra,

thành phần quản lý tập tin, thành phần bảo vệ bảo mật, dịch vụ hệ thống

C. Thành phần quản lý tiến trình, thành phần quản lý bộ nhớ, thành phần quản lý vào ra,

thành phần quản lý tập tin, thành phần bảo vệ bảo mật, thành phần quản lý giao diện

chương trình ứng dụng" B. Thành phần quản lý tiến trình, thành phần quản lý bộ nhớ,

thành phần quản lý vào ra, thành phần quản lý tập tin, thành phần bảo vệ bảo mật, dịch vụ

hệ thống

"Hệ điều hành bắt đầu ra đời vào thế hệ phát triển thứ mấy của máy tính điện tử?

A. Thế hệ thứ ba (1965-1980)

B. Thế hệ thứ tư (1980-nay)

C. Thế hệ thứ hai (1955-1965)

D. Thế hệ thứ nhất (1945-1955)" C. Thế hệ thứ hai (1955-1965)

"Những khẳng định nào sau đây là đúng về lời gọi hệ thống

A. Lời gọi hệ thống cho phép tiến trình người sử dụng truy cập và thực thi các chức năng

hệ điều hành tại chế độ nhân

B. Lựa chọn khác

C. Theo khía cạnh hiệu năng, sử dụng lời gọi hệ thống là tốt hơn sử dụng lời gọi thủ tục

D. Các chương trình người sử dụng sử dụng lời gọi hệ thống để triệu gọi các dịch vụ hệ

điều hành" A. Lời gọi hệ thống cho phép tiến trình người sử dụng truy cập và thực thi

các chức năng hệ điều hành tại chế độ nhân

"Hệ điều hành vào sau đây thuộc về hệ điều hành cho các máy tính cá nhân?

A. Android

B. IOS

C. Hệ điều hành mainframe

D. Window XP" D. Window XP


"Một hệ điều hành được chia thành một số tầng, mỗi tầng được xây dựng dựa trên các tầng

thấp hơn. Tầng thấp nhất là tầng vật lý, tầng cao nhất là giao diện người dùng. Hệ điều

hành đó được xây dựng dựa trên cấu trúc nào?

A. Cấu trúc vi nhân

B. Cấu trúc phân tầng

C. Cấu trúc nhân ngoài

D. Cấu trúc đơn khối" B. Cấu trúc phân tầng

"Mô hình đơn giản của hệ thống đơn khối gồm:

A. Một tập các thủ tịch tiện ích hỗ trợ thủ tục dịch vụ

B. Một chương trình chính triệu gọi các thủ tục dịch vụ

C. Một tập các thủ tục dịch vụ thực thi lời gọi hệ thống

D. Tất cả các lựa chọn trên" D. Tất cả các lựa chọn trên

"Sắp xếp nào sau đây cho thấy sự tăng dần dung lượng của các bộ nhớ của hệ thống máy

tính?

A. Register, Ram, Cache, Hard disk

B. Cache, Ram, Register, Hard disk

C. Register, Cache, Ram, Hard disk

D. Cache, Register, Ram, Hard disk" C. Register, Cache, Ram, Hard disk

"Một CPU có nhiều đơn vị thực thi câu lệnh, để có thể thực thi nhiều câu lệnh trong cùng

một thời điểm gọi là:

A. CPU đa nhân

B. Pipeline

C. Superscalar

D. Lựa chọn khác" A. CPU đa nhân

"Hệ điều hành trên máy MP3 thuộc loại hệ điều hành nào sau đây:

A. Hệ điều hành server

B. Hệ điều hành thiết bị cầm tay


C. Hệ điều hành thời gian thực

D. Hệ điều hành nhúng" D. Hệ điều hành nhúng

"Những câu lệnh nào sau đây được thực thi ở chế độ người sử dụng

A. Lựa chọn khác

B. Thay đổi bản đồ bộ nhớ

C. Vô hiệu hóa các ngắt

D. Đọc thông tin thời gian hệ thống" D. Đọc thông tin thời gian hệ thống

"1/ Hệ điều hành là chương trình hoạt động giữa người sử dụng với :

a/ Phần mềm của máy tính

b/ Phần cứng của máy tính

c/ Các chương trình ứng dụng

d/ CPU và bộ nhớ" b/ Phần cứng của máy tính

"2/ Trong việc phân loại mô hình hệ điều hành, loại có nhiều bộ xử lí cùng chia sẽ hệ thống

đường truyền, dữ liệu, đồng hồ, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi thuộc dạng :

a/ Hệ thống xử lí đa chương

b/ Hệ thống xử lí đa nhiệm

c/ Hệ thống xử lí song song

d/ Hệ thống xử lí phân tán

e/ Hệ thống xử lí thời gian thực" c/ Hệ thống xử lí song song

"3/ Máy tính có thể lưu trữ thông tin trong nhiều dạng thiết bị vật lí khác nhau như băng từ,

đĩa từ,.. Để thống nhất cách truy xuất hệ thống lưu trữ trong máy tính, hệ điều hành định

nghĩa một đơn vị lưu trữ là :

a/ Thư mục

b/Partition

c/FAT

d/ Tập tin" d/ Tập tin

"4/Ở hệ điều hành có cấu trúc phân lớp, tập hợp các lời gọi hệ thống được tạo ra bởi :
a/ Lớp phần cứng

b/Lớp giao tiếp với người sử dụng

c/Lớp ứng dụng

d/Lớp kế lớp phần cứng - hạt nhân" d/Lớp kế lớp phần cứng - hạt nhân

"5/ Lời gọi hệ thống là lệnh do hệ điều hành cung cấp dùng để giao tiếp giữa hệ điều hành

và:

a/ Tiến trình

b/ Chương trình ứng dụng

c/ Phần cứng máy tính

d/ Người sử dụng" a/ Tiến trình

"6/Trong các cấu trúc của hệ điều hành sau đây cấu trúc nào tương thích dễ dàng với mô

hình hệ thống phân tán

a/ Cấu trúc đơn giản

b/ Cấu trúc theo lớp

c/ Cấu trúc máy ảo

d/ Cấu trúc Servicer-client" d/ Cấu trúc Servicer-client

"1/ Câu nào sau đây là không chính xác :

a/ Tiến trình là một chương trình đang ở trong bộ nhớ

b/ Tiến trình là một chương trình đang xử lí, sở hữu một không gian địa chỉ, một con trỏ

lệnh, một tập các thanh ghi và stack

c/ Tiến trình tự quyết định thời điểm cần dừng hoạt động đang xử lí để phục vụ tiến trình

khác.

d/ Các tiến trình có thể liên lạc với nhau không thông qua hệ điều hành.

e/ Câu c,d là đúng

f/ Câu a,b là đúng" e/ Câu c,d là đúng


"2/"Tiến trình yêu cầu một tài nguyên nhưng chưa được đáp ứng vì tài nguyên chưa sẵn

sàng, hoặc tiến trình phải chờ một sự kiện hay thao tác nhập xuất " thuộc dạng chuyển

trạng thái nào sau đây:

a/ Running -> Ready

b/ Ready -> Running

c/ Running -> Blocked

d/ Blocked -> Ready

e/ Running -> End" c/ Running -> Blocked

"3/ Khi một tiến trình người dùng gọi đến một lời gọi hệ thống, tiến trình của hệ điều hành

xử lí lời gọi này hoạt động theo chế độ:

a/ Không đặc quyền

b/ Đặc quyền

c/ Không câu nào đúng" b/ Đặc quyền

"4/Giả tiến trình A sinh ra tiểu trình B, C, câu nào sau đây là không chính xác :

a/ Tiểu trình B và C không sử chung con trỏ lệnh

b/ Tiểu trình B và C không sử chung không sử chung tập thanh ghi

c/ Tiểu trình B và C không sử chung stack

d/Tiểu trình B và C không sử chung không gian địa chỉ." d/Tiểu trình B và C không sử

chung không gian địa chỉ.

"5/ DCB là một vùng nhớ lưu trữ các thông tin mô tả về tiến trình, nó có nhiều thành phần.

Thông tin về danh sách các tài nguyên hệ thống mà tiến trình đang sử dụng thuộc loại

thành phần nào sau đây :

a/ Định danh của tiến trình

b/ Trạng thái của tiến trình

c/ Thông tin giao tiếp

d/ Ngữ cảnh của tiến trình

e/Thông tin thống kê" d/ Ngữ cảnh của tiến trình


"7/ Hệ điều hành sử dụng các thành phần nào sau đây của nó để chuyển đổi ngữ cảnh và

trao CPU cho một tiến trình khác (đối với tiến trình đang thực thi)

a/ Bộ điều phối

b/ Bộ phân phối

c/ Khối quản lí tiến trình

d/ Khối quản lí tài nguyên" b/ Bộ phân phối

"8/ Để các tiến trình chia sẻ CPU một cách công bằng, không có tiến trình nào phải chờ đợi

vô hạn để được cấp CPU, hệ điều hành dùng thành phần nào để giải quyết vấn đề này:

a/ Bộ điều phối

b/ Khối quản lí tiến trình

c/ Khối quản lí tài nguyên

d/ Bộ phân phối" a/ Bộ điều phối

"9/ Giải thuật điều phối đơn giản và dễ cài đặt nhưng không thích hợp với các hệ thống

nhiều người dùng thuộc loại :

a/ Điều phối độc quyền

b/ Điều phối không độc quyền

c/ Không câu nào đúng

d/ Cả hai câu đều đúng" a/ Điều phối độc quyền

"10/ Nguyên lí phân phối độc quyền thường thích hợp với các hệ xử lí :

a/ Hệ thống xử lí theo thời gian thực

b/ Hệ thống đa chương

c/ Hệ thống chia sẻ tương tc

d/ Hệ thống xử lí theo lô

e/ không câu nào đúng" d/ Hệ thống xử lí theo lô

"11/Tiến trình đang thực thi sẽ chuyển về loại danh sách nào khi xảy ra sự kiện đợi một

thao tác nhập/xuẩt hoàn tất, yêu cầu tài nguyên dữ liệu chưa được thoã mãn, yêu cầu tạm

dừng:
a/ Danh sách sẵn sàng (Ready list)

b/ Danh sách tác vụ (Job list)

c/ Danh sách chờ đợi (Waiting list)

d/ Không câu nào đúng" c/ Danh sách chờ đợi (Waiting list)

"12/ Trong toàn bộ hệ thống hệ điều hành sử dụng bao nhiêu danh sách sẵn sàng:

a/ 2 danh sách

b/ 1 danh sách

c/ Một danh sách cho mỗi tiến trình

d/ Một danh sách cho một cho mỗi tài nguyên (thiết bị ngoại vi)

e/ Câu c,d là đúng" b/ 1 danh sách

"13/ Chức năng điều phối tác vụ của hệ điều hành được kích hoạt khi :

a/ Hệ thống tạo lập một tiến trình

b/ Tiến trình kết thúc xử lí

c/ Xảy ra ngắt

d/ Câu a,b đúng

e/ Câu b,c đúng" d/ Câu a,b đúng

"1/ Câu nào sau đây phát biểu không chính xác:

a/ Tiến trình xử lí tín hiệu theo cách riêng của nó

b/ Tiến trình xử lí tín hiệu bằng cách gọi hàm xử lí tín hiệu

c/ Tiến trình có thể trao đổi dữ liệu

d/ Tiến trình có thể thông báo cho nhau về một sự kiện

e/ Câu c,d đúng" d/ Tiến trình có thể thông báo cho nhau về một sự kiện

"2/ Phương pháp nhanh nhất để trao đổi thông tin giữa các tiến trình

a/ Đường ống

b/ Vùng nhớ chia sẻ

c/ Trao đổi thông điệp

d/ Socket" b/ Vùng nhớ chia sẻ


"3/ Kĩ thuật nào sau đây không thể áp dụng hiệu quả trong hệ thống phân tán

a/ Đường ống (Pipe)

b/ Vùng nhớ chia sẻ

c/ Trao đổi thông điệp

d/ Socket

e/ Câu c,d là đúng" e/ Câu c,d là đúng

"4/ Kĩ thuật nào sau đây là liên lạc trực tiếp giữa hai tiến trình

a/ Đường ống (Pipe)

b/ Vùng nhớ chia sẻ

c/ Trao đổi thông điệp

d/ Socket" a/ Đường ống (Pipe)

"6/ Trong các giải pháp đồng bộ tiến trình sau, giải pháp nào vi phạm điều kiện "Không có

hai tiến trình cùng ở trong miền giăng cùng lúc".

a/ Sử dụng biến cờ hiệu

b/ Sử dụng luân phiên

c/ Giải pháp Peterson

d/ Câu b,c là đúng" a/ Sử dụng biến cờ hiệu

"7/ Trong các giải pháp đồng bộ tiến trình sau, giải pháp nào giải quyết được vấn đề truy

xuất độc quyền trên các máy tính có một hay nhiều bộ xử lí chia sẻ một vùng nhớ chung

a/ Trao đổi thông điệp

b/ Monitor

c/ Semaphone

d/ Sleep và Wakeup

e/ Câu a,b là đúng

f/ Câu b,c là đúng" f/ Câu b,c là đúng

"8/ Trong các giải pháp sau, giải pháp nào tiến trình đang chờ nhưng vẫn chiếm dụng CPU

a/ Sleep and Wakeup


b/ Monitor

c/ Semaphone

d/ Busy waiting

e/ Trao đổi thông điệp" d/ Busy waiting

"1/ Trong các biện pháp ngăn chặn tắc nghẽn sau, biện pháp nào dễ ảnh hưởng đến việc

bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu của hệ thống:

a/ Tiến trình phải yêu cầu tất cả các tài nguyên trước khi xử lí

b/ Khi một tiến trình yêu cầu một tài nguyên mới và bị từ chối, nó phải giải phóng tài

nguyên đang bị chiếm giữ, sau đó được cấp phát trở lại cùng lần với tài nguyên mới

c/ Cho phép hệ thống thu hồi tài nguyên từ các tiến trình bị khoá và cấp phát trở lại cho

tiến trình khi nó thoát khỏi tình trạng bị khoá.

d/ Câu a và b đúng

e/ Câu b và c đúng" e/ Câu b và c đúng

"2/ Để ngăn chặn tắc nghẽn chúng ta phải đảm bảo tối thiểu một trong các điều kiện gây ra

tắc nghẽn không được xảy ra, trong các điều kiện sau điều kiện nào là khó có khả năng

thực hiện được :

a/ Có sử dụng tài nguyên không thể chia sẻ

b/ Sự chiếm giữ và yêu cầu thêm tài nguyên không thể chia sẻ

c/ Không thu hồi được tài nguyên từ tiến trình đang giữ chúng

d/ Tồn tại một chu kì trong đồ thị cấp phát tài nguyên" a/ Có sử dụng tài nguyên

không thể chia sẻ

"3/ Trong đồ thị cấp phát tài nguyên, tài nguyên được thể hiện bằng :

a/ Hình tròn

b/ Hình thoi

c/ Hình vuông

d/ Hình tam giác" c/ Hình vuông

"4/ Trong đồ thị cấp phát tài nguyên, tiến trình được thể hiện bằng :
a/ Hình tròn

b/ Hình thoi

c/ Hình vuông

d/ Hình tam giác" a/ Hình tròn

"5/ Để ngăn chặn một tắc nghẽn chỉ cần:

a/ Có sử dụng tài nguyên không thể chia sẻ

b/ Sự chiếm giữ và yêu cầu thêm tài nguyên không thể chia sẻ

c/ Không thu hồi được tài nguyên từ tiến trình đang giữ chúng

d/ Tồn tại một chu kì trong đồ thị cấp phát tài nguyên

e/ Một trong các điều kiện trên không xảy ra" e/ Một trong các điều kiện trên không

xảy ra

"1/ Địa chỉ thực tế mà trình quản lí bộ nhớ nhìn thấy và thao tác là:

a/ Địa chỉ logic

b/ Địa chỉ vật lí

c/ Không gian địa chỉ

d/ Không gian vật lí" b/ Địa chỉ vật lí

"2/Tập hợp tất cả địa chỉ ảo phát sinh bởi một chương trình gọi là:

a/ Không gian địa chỉ

b/ Không gian vật lí

c/ Địa chỉ vật lí

d/ Địa chỉ logic" a/ Không gian địa chỉ

"3/ Vào thời điểm nào sau đây tiến trình chỉ thao tác trên địa chỉ ảo, không bao giờ thấy

được các địa chỉ vật lí

a/ Thời điểm biên dịch

b/ Thời điểm nạp

c/ Thời điểm xử lí

d/ Câu a,b là đúng" c/ Thời điểm xử lí


"4/ Trong việc cấp phát vùng nhớ liên tục cho tiến trình, mô hình nào cho phép di chuyển

tiến trình trong bộ nhớ sau khi nạp :

a/ Mô hình Linker-Loader

b/ Mô hình Base-Limit

c/ Cả hai câu đều đúng

d/ Cả hai câu đều sai" a/ Mô hình Linker-Loader

"5/ Thuật toán chọn đoạn trống để thoã mãn nhu cầu cho một tiến trình (trong phân đoạn

vùng nhớ )

a/ First-fit

b/ Best-fit

c/Worst-fit

d/Không câu nào đúng" d/Không câu nào đúng

"6/ Hiện tượng phân mảnh là :

a/ Vùng nhớ bị phân thành nhiều vùng không liên tục

b/ Vùng nhớ trống được dồn lại từ các mảnh bộ nhớ nhỏ rời rạc

c/ Tổng vùng nhớ trống đủ để thoã mãn nhu cầu nhưng các vùng nhớ này lại không liên tục

nên không đủ để cấp cho tiến trình khác

d/ Không câu nào đúng" c/ Tổng vùng nhớ trống đủ để thoã mãn nhu cầu nhưng các

vùng nhớ này lại không liên tục nên không đủ để cấp cho tiến trình khác

"7/ Trong kĩ thuật cấp phát vùng nhớ phân đoạn một địa chỉ ảo được thể hiện bởi:

a/ Bộ <s,d> trong đó s là số hiệu phân đoạn, d là địa chỉ tương đối trong s

b/ Bộ <base, limit > với base là chỉ số nền, limit là chỉ số giới hạn

c/ Không câu nào đúng

d/ Cả hai câu đều đúng" a/ Bộ <s,d> trong đó s là số hiệu phân đoạn, d là địa chỉ

tương đối trong s

"8/ Với địa chỉ logic <s,d> và thanh ghi nền STBR, thanh ghi giới hạn STLR địa chỉ vật lí

được tính tương ứng với địa chỉ logic là:


a/ STLR -s-d

b/ STBR+s+d

c/ STLR- STBR+s+d

d/ s+d" b/ STBR+s+d

"9/ Thuật toán chọn vùng trống đầu tiên đủ lớn để nạp tiến trình là:

a/ First-fit

b/Best-fit

c/Worst-fit

d/ Không câu nào đúng" a/ First-fit

"10/ Thuật toán chọn vùng trống đầu tự do nhỏ nhất nhưng đủ lớn để nạp tiến trình là:

a/ First-fit

b/Best-fit

c/Worst-fit

d/ Không câu nào đúng" b/Best-fit

"11/ Thuật toán chọn vùng trống đầu tự do lớn nhất để nạp tiến trình là:

a/ First-fit

b/Best-fit

c/Worst-fit

d/ Không câu nào đúng" c/Worst-fit

"12/ Trong kĩ thuật phân trang nếu kích thước không gian địa chỉ là 2m kích thước trang là

2n câu nào sau đây phát biểu không chính xác:

a/ n-m bit cao của địa chỉ ảo biểu diễn số hiệu trang và n bit thấp cho biết địa chỉ tương đối

trong trang

b/ m-n bit thấp của địa chỉ ảo biểu diễn số hiệu trang và n bit cao cho biết địa chỉ tương đối

trong trang

c/ m-n bit cao của địa chỉ ảo biểu diễn số hiệu trang và n bit thấp cho biết địa chỉ tương đối

trong trang
d/ Câu b,c đúng

" c/ m-n bit cao của địa chỉ ảo biểu diễn số hiệu trang và n bit thấp cho biết địa chỉ

tương đối trong trang

"13/ Xét cơ chế MMU trong kĩ thuật phân trang với địa ảo có dạng <p,d> để chuyển đổi

địa chỉ này sang địa chỉ vật lí, MMU dùng bảng trang, phát biểu nào sau đây là chính xác:

a/ Phần tử thứ d trong bảng trang lưu số hiệu khung trang trong bộ nhớ vật lí đang chứa

trang p

b/ Phần tử thứ p trong bảng trang lưu số hiệu khung trang trong bộ nhớ vật lí đang chứa

trang d

c/ Phần tử thứ p+d trong bảng trang lưu số hiệu khung trang trong bộ nhớ vật lí đang chứa

trang p

d/ Phần tử thứ p trong bảng trang lưu số hiệu khung trang trong bộ nhớ vật lí đang chứa

trang p" d/ Phần tử thứ p trong bảng trang lưu số hiệu khung trang trong bộ nhớ vật

lí đang chứa trang p

"14/ Kĩ thuật cấp phát nào sau đây loại bỏ được hiện tượng phân mảnh ngoại vi

a/ Phân trang.

b/ Phân đoạn

c/ Cấp phát liên tục

d/ Câu a,b là đúng" a/ Phân trang.

"15/ Giả sử bộ nhớ chính được phân vùng có kích thước theo thứ tự là 600k, 500k, 200k,

300k, các tiến trình theo thứ tự yêu cầu cấp phát có kích thước 212K, 417K, 112K, 426K

.Nếu sử dụng thuật toán Best-fit quá trình cấp phát bộ nhớ sẽ như thể nào :

a/ 212K->600K, 417K->500K,112K->300K,426K->200K

b/212K->600K, 417K->500K,112K->200K,426K->300K

c/212K->300K, 417K->500K,112K->200K,426K->300K

d/ Không câu nào đúng" c/212K->300K, 417K->500K,112K->200K,426K->300K


"16/ Xét không gian địa chỉ có 8 trang, mỗi trang có kích thước 1K ánh xạ vào bộ nhớ có

32 khung trang, Hỏi phải dùng bao nhiêu bít để thể hiện địa chỉ logic của không gian địa

chỉ này

a/ 32bit

b/ 8 bit

c/ 24bit

d/ 13bit" d/ 13bit

"17/ Xét không gian địa chỉ có 8 trang, mỗi trang có kích thước 1K ánh xạ vào bộ nhớ có

32 khung trang, Hỏi phải dùng bao nhiêu bít để thể hiện địa chỉ vật lí của không gian địa

chỉ này

a/ 32bit

b/ 8 bit

c/ 15bit(215bit)

d/ 13bit" c/ 15bit(215bit)

"17/ Điều kiện một phân đoạn có thể thuộc không gian địa chỉ của 2 tiến trình:

a/ Không thể được

b/ Các phần tử trong bảng phân đoạn của hai tiến trình này cùng chỉ đến một vị trí vật lí

nhất

c/ Không câu nào đúng" b/ Các phần tử trong bảng phân đoạn của hai tiến trình này

cùng chỉ đến một vị trí vật lí nhất

"1/ Thuật toán thay thế trang mà chọn trang lâu được sử dụng nhất trong tương lai thuộc

loại :

a/ FIFO

b/ LRU

c/ Tối ưu

d/ NRU" c/ Tối ưu

"2/ Trong thuật toán thay thế trang "cơ hội thứ hai nâng cao" trang được chọn là trang :
a/ Trang đầu tiên được tìm thấy trong lớp có độ ưu tiên thấp nhất và khác rỗng.

b/ Trang đầu tiên được tìm thấy trong lớp có độ ưu tiên cao nhất và khác rỗng .

c/ Trang cuối cùng được tìm thấy trong lớp có độ ưu tiên thấp nhất và khác rỗng

d/ Trang cuối cùng được tìm thấy trong lớp có độ ưu tiên cao nhất và khác rỗng" a/ Trang

đầu tiên được tìm thấy trong lớp có độ ưu tiên thấp nhất và khác rỗng.

"3/ Thuật toán thay thế trang dùng thời điểm cuối cùng trang được truy xuất là thuật toán :

a/ FIFO

b/ LRU

c/ Tối ưu

d/ NRU" b/ LRU

"6/ Gọi p là xác suất xảy ra 1 lỗi trang (0<p<1)

p= 0: không có lỗi trang nào

p=1: mỗi truy xuất sinh ra một lỗi trang

ma : thời gian truy xuất bộ nhớ

swapin, swapout là thời gian hoán chuyển trang

Thời gian thực hiện 1 lần truy xuất bộ nhớ sẽ là :

a/ EAT= p*ma +(1-p)*(swapout+swapout)

b/ EAT= (1-p)*ma + p*(swapout+swapout)

c/ EAT= p*ma + (1-p)*(swapout-swapout)

d/ Câu a,b là sai" a/ EAT= p*ma +(1-p)*(swapout+swapout)

"9/ Các thuật toán sau thuật toán nào thuộc loại thuật toán thống kê:

a/ LFU

b/ LRU

c/ NRU

d/ NFU

e/ Câu a và d đúng

f/ Câu a và b đúng" e/ Câu a và d đúng


"10/ Số khung trang tối thiểu cần cấp phát cho một tiến trình được quy định bởi :

a/ Kiến trúc máy tính

b/ Dung lượng bộ nhớ vật lí có thể sử dụng

c/ Người lập trình

d/ Không câu nào đúng" a/ Kiến trúc máy tính

"11/ Nếu tổng số khung trang yêu cầu của các tiến trình trong hệ thống vượt quá số khung

trang có thể sử dụng, hệ điều hành sẽ :

a/ Huỷ bỏ tiến trình nào dùng nhiều khung trang nhất

b/ Tạm dừng tiến trình nào đó giải phóng khung trang cho tiến trình khác hoàn tất

c/ Huỷ bỏ tiền trình đang dùng ít khung trang nhất

d/Không câu nào đúng" b/ Tạm dừng tiến trình nào đó giải phóng khung trang cho

tiến trình khác hoàn tất

"12/Trong các thuật toán sau thuật toán nào không là thuật toán cấp phát khung trang

a/Cấp phát công bằng

b/Cấp phát theo tỉ lệ kích thước

c/Cấp phát theo thứ tự trước sau.

d/Cấp phát theo độ ưu tiên." c/Cấp phát theo thứ tự trước sau.

"6/ Khi một tiến trình kết thúc xử lí, hệ điều hành huỷ bỏ nó bằng một số hoạt động, hoạt

động nào sau là không cần thiết :

a/ Huỷ bỏ định danh của tiến trình.

b/ Thu hồi các tài nguyên cấp phát cho tiến trình

c/ Huỷ tiến trình ra khỏi tất cả các danh sách quản lí của hệ thống

d/ Huỷ bỏ PCB của tiến trình

e/ câu b,c là đúng" a/ Huỷ bỏ định danh của tiến trình.

"5/Bit Dirty trong cấu trúc của 1 phần tử bảng trang có ý nghĩa :

a/ Cho biết trang nào đã được truy xuất đến và trang nào không

b/ Cho biết trang đó có tồn tại trong bộ nhớ hay không.


c/ Cho biết trang đó đã bị thay đổi hay chưa để cập nhật trang trên đĩa." c/ Cho biết

trang đó đã bị thay đổi hay chưa để cập nhật trang trên đĩa.

"5/ Khi giải quyết bài toán miền giăng, điều kiện nào sau đây là không cần thiết:

a/ Không có hai tiến trình nào ở trong miền giăng cùng một lúc

b/ Phải giả thiết tốc độ các tiến trình, cũng như về số lượng bộ xử lí

c/ Một tiến trình bên ngoài miền giăng không được ngăn cản các tiến trình khác vào miền

giăng

d/ Không có tiến trình nào phải chờ vô hạn để được vào miền giăng" b/ Phải giả

thiết tốc độ các tiến trình, cũng như về số lượng bộ xử lí

You might also like