You are on page 1of 9

CHUYÊN MỤC HỎI, ĐÁP VỀ NGHIỆP VỤ KIỂM TRA, GIÁM SÁT

1. Hỏi: Uỷ ban kiểm tra huyện uỷ A nhận được đơn của đảng viên B,
nội dung đơn vừa khiếu nại quyết định kỷ luật đảng của Đảng uỷ xã C đối
với đồng chí, vừa tố cáo Ban Thường vụ Đảng uỷ xã C bao che cho đồng
chí Bí thư chi bộ (nơi đồng chí B sinh hoạt) vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối
sống. Vậy, việc thực hiện quy trình giải quyết đơn vừa khiếu nại kỷ luật
đảng, vừa tố cáo như thế nào?
Trả lời:
- Tại Khoản 1, Điều 19, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của
Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng nêu:
“(1). Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, iỷ ban kiểm tra có nhiệm vụ giải
quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp
uỷ cùng cấp…”
- Tại Điểm 2.4, Khoản 2, Mục V, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày
09/12/2021 của Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung Quy định số
22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác
kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu:
“(2.4). Đơn vừa khiếu nại, vừa tố cáo thì tổ chức đảng chỉ giải quyết nội
dung khiếu nại và hướng dẫn người khiếu nại thực hiện quyền tố cáo theo quy
định”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ
A sau khi nhận được đơn khiếu nại của đảng viên B thì thực hiện quy trình giải
quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền. Mặt khác, Uỷ ban kiểm tra phân
công cán bộ làm việc với đảng viên B để làm rõ nội dung đơn tố cáo, nếu có đủ
cơ sở thì hướng dẫn đảng viên B làm đơn tố cáo đối với Ban Thường vụ Đảng
uỷ xã C và gửi đến tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy
định.
(Nguồn: Tạp chí Kiểm tra Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương)

2. Hỏi: Đồng chí Phan Văn C là Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ T,


bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh T khởi tố. Vậy, tổ chức đảng có
thẩm quyền nào sẽ đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ viên đối với đồng chí C?
Trả lời:
- Tại Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 29, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày
28/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật của Đảng nêu:
“(2.2). Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được
quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp và
đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý (ở Trung ương là Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp khi bị
tạm giam, truy tố; quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp
khi bị khởi tố”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp câu hỏi nêu, khi đồng chí Phan Văn
C bị cơ quan cảnh sát điều tra Công anh tỉnh T khởi tố, Ban Thường vụ tỉnh uỷ
T có văn bản báo cáo, đề nghị, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết
định đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ viên đối với đồng chí C.
(Nguồn: Tạp chí Kiểm tra Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương)

3. Hỏi: Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ G tiến hành kiểm tra khi có dấu
hiệu vi phạm đối với đảng viên B, kết luận đảng viên B vi phạm đến mức
phải thi hành kỷ luật. Khi xem xét, xử lý kỷ luật thì đảng viên B bị bệnh đi
điều trị nội trú tại bệnh viện. Trường hợp này tổ chức đảng phải xử lý như
thế nào? Khi nào thì tiếp tục thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật?
Trả lời:
- Tại Khoản 7, Điều 9, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban
Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của
Đảng nêu:
“(7). Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai hoặc đang nuôi
con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời tổ chức đảng xem xét, không xử lý kỷ
luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
- Tiết 1.2.6, Điểm 1.2, Khoản 1, Mục III, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày
09/12/2021 của Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung quy định số
22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác
kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu rõ:
“(1.2.6). Đảng viên bị bệnh nặng đang phải điều trị nội trú tích cực ở
bệnh viện để chữa bệnh, nếu có kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền thì
được hoãn, chờ đến khi sức khoẻ hồi phục mới xem xét, xử lý kỷ luật”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, đảng viên B bị kết luận có
vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Tuy nhiên, khi các tổ chức đảng có thẩm
quyền thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật, đảng viên B bị bệnh, phải
điều trị nội trú tại bệnh viện và được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì
chưa xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi ra viện, sức khoẻ hồi phục thì tổ chức đảng
có thẩm quyền tiếp tục thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên B
theo quy định.
(Nguồn: Tạp chí Kiểm tra Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương)

4. Hỏi: Đồng chí Nguyễn Văn A, Huyện uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ xã


M, Huyện N bị tố cáo. Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ N đã thành lập đoàn
kiểm tra giải quyết tố cáo. Khi đang tiến hành thẩm tra, xác minh thì người
tố cáo xin rút toàn bộ nội dung đơn tố cáo. Tuy nhiên, sau khi đồng ý cho
rút đơn, Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ cử cán bộ nắm tình hình, thấy nội
dung tố cáo có cơ sở đã tiến hành kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi
phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn A, có 2 loại ý kiến:
Ý kiến thứ 1: Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ quyết định kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn A, Huyện uỷ viên, Bí thư
Đảng uỷ xã là sai vì người tố cáo đã xin rút đơn thì theo Quy định số 22-
QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm
tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ không phải
giải quyết đơn nữa, nên sự việc dừng ở đây.
Ý kiến thứ 2: Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ quyết định kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn A, Huyện uỷ viên, Bí thư
Đảng uỷ xã là đúng. Vì tuy người tố cáo có đơn xin rút, nhưng qua nắm
tình hình thấy nội dung đơn tố cáo nêu có cơ sở, có dấu hiệu vi phạm thì
cần kiểm tra theo quy định.
Vậy, ý kiến nào đúng?
Trả lời:
- Tại khoản 4, Điều 20, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban
Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu:
“(4). Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng
giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp
có căn cứ xác định người tố cáo bị đe doạ, ép buộc, mua chuộc”.
- Điểm 2.7, Khoản 2, Mục IV, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày
09/12/2021 của Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung Quy định số
22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác
kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu:
“(2.6). Tổ chức đảng có thẩm quyền chấp nhận cho kết thúc giải quyết
một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn tố cáo khi người tố cáo có đơn tự nguyện
hoặc trong biên bản làm việc xin rút một phần hay rút toàn bộ nội dung đơn tố
cáo”.
“(2.7). Nếu người tố cáo xin rút đơn tố cáo hoặc một số nội dung trong
đơn tố cáo, nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền xác định nội dung tố cáo có cơ
sở thì thực hiện nắm tình hình để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, mặc dù người tố cáo xin
rút đơn và được Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ chấp nhận cho kết thúc giải quyết
đơn tố cáo, nhưng sau khi nắm tình hình, Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ xác định
nội dung tố cáo có cơ sở thì xem xét, kết hợp với các thông tin khác để quyết
định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn A và phải
chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Vật, ý kiến thứ 2 là đúng.
(Nguồn: Tạp chí Kiểm tra Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương)

5. Hỏi: Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở tiến hành kiểm tra đảng viên
khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên A là Chi uỷ viên Chi bộ tổ dân
phố, qua kiểm tra đã kết luận đồng chí A có vi phạm đến mức phải xem xét
kỷ luật; Uỷ ban kiểm tra xem xét quyết định và ban hành quyết định kỷ
luật bằng hình thức khiển trách đối với đồng chí A. Vậy, việc làm trên của
Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở là đúng hay sai?
Trả lời:
- Tại khoản 1, Điều 32, Điều lệ Đảng khoá XI quy định:
“(1). Uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ: Kiểm tra đảng viên, kể cả
cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn
cấp uỷ viên và trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên”.
- Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 11, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021
của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của
Đảng nêu:
“(2.1). Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở quyết định hình thức kỷ luật khiển
trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ (kể cả cấp uỷ viên chi bộ, cấp uỷ viên
đảng uỷ bộ phận, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý nhưng không phải
là cấp uỷ viên cùng cấp)”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, Uỷ ban kiểm tra đảng
uỷ cơ sở tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí A là chi
uỷ viên chi bộ Tổ dân phố, sau khi kết luận đồng chí A có vi phạm đến mức
phải xử lý kỷ luật, thì uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở phải thực hiện quy trình
xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên theo quy định, sau đó bỏ phiếu quyết định xử
lý kỷ luật đối với đảng viên A; nếu chưa thực hiện quy trình trên mà Uỷ ban
kiểm tra đã ban hành quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách là không
đúng quy trình quy định.
(Nguồn: Tạp chí Kiểm tra Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương)

6. Hỏi: Thanh tra Huyện A kết luận đồng chí Nguyễn Văn B, Phó Bí
thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã H có sai phạm trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao về lĩnh vực quản lý đất đai. Sau đó, Uỷ ban kiểm tra
Huyện uỷ A tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí
Nguyễn Văn B. Có 2 loại ý kiến:
Ý kiến thứ 1: Những sai phạm của đồng chí Nguyễn Văn B, Phó Bí
thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã H đã được Thanh tra huyện kết luận thì
không cần thẩm tra, xác minh vì kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp
luật, cũng giống như bản án của Toà án nhân dân đã tuyên thì căn cứ vào
đó, tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên, không cần phải
thẩm tra, xác minh nữa.
Ý kiến thứ 2: Mặc dù Thanh tra huyện đã kết luận về sai phạm của
đồng chí Nguyễn Văn B, nhưng đó là công tác thanh tra, còn khi tiến hành
kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, Đoàn kiểm tra vẫn phải thẩm tra, xác
minh theo quy trình, sau đó mới kết luận.
Trả lời:
- Tại tiết 3.2.1.1, mục 3.2, điểm 3.2, Khoản 3, Quy định số 22-QĐ/TW,
ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật của Đảng quy định:
“(3.2.1.1). Việc phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm thông qua: Công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra
của các cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và giám sát của nhân dân…”.
- Điểm c, Khoản 1, Điều 6, Quy định 1319-QĐ/UBKTTW, ngày
10/6/2013 của Uỷ ban Kiểm tra trung ương về phát hiện, xác định dấu hiệu vi
phạm, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi
phạm nêu:
“(c). Các thông tin, tài liệu, báo cáo, phản ánh về dấu hiệu vi phạm của
tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được thu thập, phát hiện từ các nguồn sau:
- Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, kiểm
toán, kiểm điểm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội…"
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, thì kết luận thanh tra
huyện về sai phạm của đồng chí B là căn cứ để phát hiện, xác định dấu hiệu vi
phạm để Uỷ ban Kiểm tra huyện uỷ A tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn B, Phó Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã
H. Qua kiểm tra, cần tiến hành thẩm tra, xác minh, làm rõ trách nhiệm cá nhân,
những vi phạm của đồng chí Nguyễn Văn B, của tổ chức đảng và đảng viên
khác có liên quan; kết luận khách quan, công tâm, chính xác và xem xét, xử lý
kỷ luật đảng nghiêm minh (nếu có).
Vậy, ý kiến 2 là đúng
(Nguồn: Tạp chí Kiểm tra Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương)

7. Hỏi: Đồng chí A là Đảng uỷ viên đảng uỷ xã vi phạm nhiệm vụ


chuyên môn của Chi bộ giao đến mức phải thi hành kỷ luật bằng hình thức
khiển trách. Tuy nhiên khi xem xét, xử lý kỷ luật có 2 loại ý kiến:
Ý kiến thứ 1: Xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí A thuộc thẩm quyền
của Đảng uỷ, vì đồng chí A là Đảng uỷ viên, Chi bộ chỉ xem xét theo quy
trình bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật và báo cáo để Đảng uỷ xem xét,
quyết định hình thức kỷ luật đối với đồng chí A.
Ý kiến thứ 2: Đồng chí A là Đảng uỷ viên nhưng vi phạm nhiệm vụ
chuyên môn của chi bộ giao nên chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí A
theo thẩm quyền được quy định tại Điều 11, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày
28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát
và thi hành kỷ luật của Đảng.
Vậy, ý kiến nào đúng?
Trả lời:
- Tại Khoản 1, Điều 7, Quy định số 22-QĐ/TW , ngày 28/7/2021 của Ban
Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu:
“(1). Chi bộ xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát đảng viên
trong chi bộ thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện
nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và quy định về trách
nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm”.
- Tại Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 11, Quy định này nêu:
“(1.1). Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ
(kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi
phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá”, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do
cấp trên giao).
Sau khi chi bộ quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với cấp uỷ
viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý, phải báo cáo lên cấp
uỷ mà đảng viên đó là thành viên và cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ quản lý cán
bộ…”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, thì đồng chí A là Đảng uỷ
viên bị phát hiện vi phạm nhiệm vụ chuyên môn của Chi bộ thì Chi bộ ban hành
quyết định, kế hoạch, tiến hành việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chi bộ
phân công. Khi kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật, căn cứ vào nội
dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng
hoặc giảm nhẹ, Chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí A bằng hình thức khiển
trách là đúng thẩm quyền theo quy định. Sau khi thi hành kỷ luật, chi bộ phải
báo cáo lên Đảng uỷ, Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ nơi đồng chí A là thành viên.
Vậy, ý kiến 2 là đúng.
(Nguồn: Tạp chí Kiểm tra Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương)

8. Hỏi: Đồng chí A là Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở kiêm Bí thư Đảng
uỷ cơ quan Sở. Khi bị tố cáo liên quan đến việc thực hiện chức trách Bí thư
Đảng uỷ cơ quan Sở thì cấp nào giải quyết, có 2 loại ý kiến:
Ý kiến thứ 1: Nội dung tố cáo liên quan đến việc thực hiện chức trách
Bí thư Đảng uỷ cơ quan Sở thì do Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ Khối các cơ
quan tỉnh giải quyết.
Ý kiến thứ 2: Đồng chí A là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh
uỷ quản lý nên nội dung tố cáo đều do Uỷ ban Kiểm tra tỉnh uỷ giải quyết.
Vậy, ý kiến nào đúng?
Trả lời:
- Khoản 1, Điều 19, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban
Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của
Đảng nêu:
“(1). Cấp uỷ, Ban Thường vụ cấp uỷ, Uỷ ban kiểm tra có nhiệm vụ giải
quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp
uỷ cùng cấp…”.
- Khoản 2, Điều 21, Quy định này nêu:
“(2). Nội dung tố cáo phải giải quyết đối với đảng viên: “những nội dung
liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và thực hiện nhiệm
vụ đảng viên; việc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương,
nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức
sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
- Khoản 1, Mục IV, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban
Bí thư về thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành
kỷ luật của Đảng nêu:
“(1)… Việc giải quyết tố cáo đối với đảng viên theo phân cấp quản lý
cán bộ. Ban Thường vụ cấp uỷ và cấp uỷ được quy định là một cấp giải quyết tố
cáo, trước hết thuộc trách nhiệm của Ban Thường vụ cấp uỷ; trường hợp thật
sự cần thiết Ban Thường vụ cấp uỷ báo cáo và đề nghị cấp uỷ trực tiếp giải
quyết tố cáo”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, thì đồng chí A là Tỉnh uỷ
viên, Giám đốc Sở kiêm Bí thư Đảng uỷ cơ quan Sở là cán bộ thuộc diện Ban
Thường vụ tỉnh uỷ quản lý. Khi đồng chí A bị tố cáo, mà nội dung tố cáo, kể cả
nội dung tố cáo liên quan đến việc thực hiện chức trách Bí thư Đảng uỷ Sở, thì
tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với đồng chí A là Uỷ ban
Kiểm tra tỉnh uỷ.
Vậy, ý kiến 2 là đúng.
(Nguồn: Tạp chí Kiểm tra Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương)

You might also like