You are on page 1of 20

- Trong tình huống trên, quần chúng A cần phải khai về mẹ kế (1

điểm).
- Theo Điểm 1 (1.4) phần I, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày
18/01/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về nghiệp vụ công tác
đảng viên hướng dẫn khai hoàn cảnh gia đình của quần chúng gồm:
Ông bà, nội, ngoại, cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ); cha,
mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng); vợ (hoặc chồng), anh, chị, em ruột của
bản thân, của vợ (hoặc chồng); các con. Như vậy Hướng dẫn số 12-
HD/BTCTW không quy định phải khai mẹ kế tuy nhiên có quy định
phải khai người nuôi dưỡng từ nhỏ của quần chúng. Mẹ kế là người
kế sau mẹ mình, đã cùng cha mình chăm lo, nuôi dưỡng mình đến
lúc trưởng thành, là một trong những người thân trong gia đình nên
phải khai rõ trong lý lịch quần chúng khi vào Đảng (4 điểm).
- Việc Đảng ủy cơ sở A trả lời không xét kết nạp hai quần chúng trên vào Đảng vì
tuổi đã cao là không đúng với quy định của Điều lệ Đảng (1 điểm).
- Theo Khoản 2, Điều 1, Điều lệ Đảng quy định: “Công dân Việt Nam từ mười
tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở
đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được Nhân dân tín nhiệm, đều có thể
được xét để kết nạp vào Đảng” (1 điểm).
Điểm 1, Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương
về “thi hành Điều lệ Đảng” quy định về tuổi đời như sau: Tại thời điểm chi bộ xét
kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). Việc
kết nạp những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết
định (2 điểm).
Căn cứ vào các nội dung quy định trên, nếu hai người nêu trên có đủ tiêu chuẩn
và điều kiện theo quy định, được quần chúng tín nhiệm và được 2/3 đảng viên
chính thức trở lên của chi bộ nhất trí thì đều được kết nạp vào Đảng (1 điểm).
Câu 3: Đảng viên A được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp
Đảng ngày 02/9/2020 và được chi bộ tổ chức lễ kết nạp vào ngày 25/9/2020.
Có ý kiến cho rằng, tuổi đảng của đảng viên A được tính từ ngày 02/9/2020,
nhưng có ý kiến khác cho rằng, tuổi đảng của đảng viên A được tính từ ngày
25/9/2020. Là bí thư chi bộ, đồng chí giải thích như thế nào ?
Gợi ý trả lời:
- Theo Khoản 4, Điều 5, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đảng viên đã được
công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết
định kết nạp”. Tại Mục 5 (5.3) Hướng dẫn 01-HD/TW, ngày 28/9/2021 của Ban
Bí thư, tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết
định kết nạp đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp hoặc không còn lưu giữ
được quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ đảng viên (2 điểm).
Như vậy:
- Nếu đảng viên A vẫn giữ được quyết định kết nạp thì tuổi đảng của đảng viên A
được tính từ ngày cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp tức là ngày
02/9/2020 (1,5 điểm).
- Nếu không còn lưu giữ được quyết định kết nạp thì tuổi đảng của đảng viên A
được tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp tức là ngày 25/9/2020 (1,5 điểm).
Điểm 27 (27.3.1) Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành
Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng quy định: Những đảng viên hoạt động cách
mạng lâu năm, giữ gìn được tư cách đảng viên, có đủ 30 năm, 40 năm, 45 năm,
50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi
đảng trở lên thì được tặng Huy hiệu Đảng. Trường hợp đảng viên được kết nạp
ngày 01/12/1977 thì đến ngày 01/12/2022 mới đủ 45 năm tuổi Đảng (3 điểm).
Theo điểm 18 (18.4) Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư
về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng: "Việc trao tặng Huy hiệu Đảng
được tổ chức vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 3-2; 19-5; 2-9 và ngày 07-11 hằng
năm...". Vì vậy đảng viên trên chưa được tặng đợt 07/11/2022 mà sẽ được tặng
Huy hiệu 45 năm tuổi đảng vào đợt 3/2/2023 (2 điểm).
Câu 5: Trong chi bộ của đồng chí có đảng viên nữ đang trong thời gian nghỉ
chế độ thai sản. Có đảng viên cho rằng đồng chí đó nghỉ thai sản nhưng vẫn
phải tham gia sinh hoạt Đảng, đảng viên khác lại cho rằng đồng chí đó nghỉ
thai sản thì đương nhiên được miễn sinh hoạt đảng. Là bí thư chi bộ, đồng
chí giải quyết tình huống này như thế nào?
 
Gợi ý trả lời:
- Căn cứ điểm 1.2 mục IV, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 18/01/2022 của
Ban Tổ chức Trung ương về nghiệp vụ công tác đảng viên, đảng viên nữ trong
thời gian nghỉ thai sản được xem xét miễn sinh hoạt đảng nếu đảng viên có
nguyện vọng (1,5 điểm).
Đảng viên phải làm đơn nêu rõ lý do và thời gian miễn công tác và sinh hoạt
đảng, báo cáo với chi bộ. Chi bộ xét, ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cơ sở xem xét,
quyết định (1 điểm).
- Là bí thư chi bộ, tôi sẽ tìm hiểu xem đảng viên nữ đó có nguyện vọng miễn sinh
hoạt đảng trong thời gian nghỉ thai sản hay không. Nếu đảng viên có nguyện
vọng, tôi sẽ hướng dẫn cho đảng viên làm đơn nêu rõ lý do và thời gian miễn sinh
hoạt báo cáo với chi bộ. Chi bộ xét, ra nghị quyết và đề nghị lên đảng ủy cơ sở
xét, miễn sinh hoạt cho đảng viên (2,5 điểm).
- Trong tình huống trên, Đảng viên A không được giữ lại thẻ đảng viên (2 điểm)
- Theo điểm c, mục 7.1, Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 28/9/2021 của Ban Bí
thư hướng đẫn về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nêu rõ: “Đảng viên
bị khai trừ, xóa tên và đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác thì chi bộ có
trách nhiệm thu lại thẻ đảng nộp lên cấp ủy cấp trên trực tiếp” (2 điểm).
- Là bí thư chi bộ, tôi sẽ yêu cầu đảng viên A nộp lại thẻ đảng viên để nộp lên
đảng ủy (1 điểm).
Câu 7: Chi bộ X tổ chức đại hội chi bộ, chi bộ đã bầu chi ủy gồm 3 đồng chí. Khi đề
cử và biểu quyết danh sách bầu bí thư, phó bí thư chi bộ có hai loại ý kiến:
Ý kiến thứ nhất: Đề cử cả ba đồng chí vừa trúng cấp ủy vào cùng một danh sách phiếu
bầu, ai nhất trí đồng chí nào là Bí thư thì đánh dấu (x) vào cột bí thư, ai nhất trí đồng
chí nào là phó bí thư thì đánh dấu (x) vào cột phó bí thư. Khi kiểm phiếu đồng chí
nào được số phiếu cao hơn trong cột bí thư thì làm bí thư, ai có số phiếu cao trong cột
phó bí thư thì làm phó bí thư.
Ý kiến thứ hai: Chi bộ trực tiếp bầu chi ủy trước, sau đó bầu bí thư, bầu phó bí thư
trong số chi ủy viên, không bầu chung chức danh bí thư và phó bí thư trên cùng một
lá phiếu.
Là chủ tịch đại hội, đồng chí giải thích với đại hội như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Trong tình huống trên, ý kiến thứ 2 đúng (2 điểm).
- Theo mục 22.1, Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về thi hành Điều lệ Đảng thì việc bầu chi ủy, bí thư, phó bí thư
chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) thực hiện như sau: “Chi bộ có 09 đảng viên chính thức
trở lên bầu chi ủy; chi bộ đông đảng viên bầu không quá 07 chi ủy viên. Chi bộ
trực tiếp bầu chi ủy trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi ủy
viên. Chi bộ có dưới 09 đảng viên chính thức bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí
thư”. Như vậy, với vai là trò chủ tịch đại hội, tôi sẽ điều hành cách bầu cử theo
trình tự trên, không bầu chung chức danh bí thư và phó bí thư trên cùng một lá
phiếu (3 điểm).
Câu 8: Đảng viên A (không có chức vụ) sinh hoạt tại Chi bộ B có vi
phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống đã được tổ chức đảng kết luận đến
mức phải thi hành kỷ luật. Chi bộ B đã thành lập tổ xem xét, thi hành kỷ
luật đối với đảng viên A và yêu cầu đảng viên A làm bản tự kiểm điểm để chi
bộ B tổ chức hội nghị kiểm điểm, xem xét, thi hành kỷ luật đối với đảng viên
A nhưng đảng viên A không làm bản tự kiểm điểm, từ chối kiểm điểm.
Trường hợp này Chi bộ B phải xử lý như thế náo?
Gợi ý trả lời:
Tại điểm 2.1, Khoản 2, Điều 13, Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2022 của
Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng,
quy định “Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình
thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành
xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm
quyền trực tiếp xem xét kỷ luật”. (2,5điểm)
Như vậy, Chi bộ B vẫn tổ chức hội nghị chi bộ để kiểm điểm, xem xét, xử lý kỷ
luật đối với đảng viên A và xem xét tình tiết tăng nặng đối với việc đảng viên A
không làm bản tự kiểm điểm.Trường hợp cần thiết, chi bộ B đề nghị cấp ủy và ủy
ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật đối với đảng viên A.
(2,5điểm).
Câu 9: Đồng chí A là Bí thư chi bộ B trực thuộc Đảng ủy cơ sở H, vi
phạm chính sách dân số (sinh con thứ 3). Chi bộ B không có chi ủy, không có
Phó bí thư Chi bộ. Vậy chi bộ B phải xử lý thế nào?
Gợi ý trả lời:

Tại điểm 7.1, mục 7, phần III, Hướng dẫn số 02-HD/TW ngày 09/12/2021 của
Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021
của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của
Đảng, quy định: “Chi bộ chỉ có bí thư chi bộ, nếu bí thư chi bộ bị xử lý kỷ luật
thuộc thẩm quyền của chi bộ thì bí thư chi bộ báo cáo cấp ủy cấp trên quản lý
trực tiếp để cử đại diện chủ trì hội nghị xem xét, kỷ luật. Sau khi biểu quyết quyết
định kỷ luật, chậm nhất 5 ngày chi bộ phải gửi báo cáo kết quả hội nghị (biên
bản họp, bản tự kiểm điểm, phiếu biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật, biên
bản kiểm phiếu của bí thư chi bộ) đến tổ chức đảng có thẩm quyền để ban hành
quyết định kỷ luật”. (2,5 điểm)
Như vậy, Đồng chí A (Bí thư chi bộ) phải báo cáo Đảng ủy cơ sở H cử đại diện
xuống chủ trì hội nghị Chi bộ B để xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí A.
(2,5 điểm)
Câu 10: Đảng viên A là đảng viên chính thức, không phải là cấp ủy viên,
sinh hoạt tại chi bộ cơ sở B, có vi phạm bị tòa án C tuyên hình phạt cải tạo
không giam giữ (Bản án được gửi đến chi bộ B). Vậy chi bộ B phải xử lý như
thế nào?
Gợi ý trả lời:

Tại khoản 3, Điều 17, Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp
hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, quy định:
“Đảng viên có vi phạm bị truy nã hoặc bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo
không giam giữ trở lên thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ hoặc
xoá tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy
trình thi hành kỷ luật”. (2,5 điểm)
Như vậy, Chi bộ cơ sở B phải báo cáo đề nghị lên tổ chức đảng có thẩm quyền
xem xét, quyết định khai trừ đối với đảng viên A theo quy định. (2,5điểm).
Câu 11: Chi bộ nhận được đơn tố cáo đối với đảng viên của Chi bộ,
trong quá trình giải quyết, người viết đơn tố cáo tự nguyện rút đơn, chi bộ
phải xử lý thế nào?
Gợi ý trả lời:

Tại điểm 2.5, điểm 2.6, mục 2, phần IV, Hướng dẫn số 02-HD/TW ngày
09/12/2021 ácủa Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung Quy định số
22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra,
giám sát và kỷ luật của Đảng, quy định:
“Người tố cáo được quyền xin rút một, một số nội dung tố cáo hoặc rút toàn bộ
đơn tố cáo bằng văn bản (phải lập biên bản, ký xác nhận của người tố cáo) trước
khi tổ chức đảng giải quyết tố cáo ra kết luận”.
“Tổ chức đảng có thẩm quyền chấp nhận cho kết thúc giải quyết một phần hoặc
toàn bộ nội dung đơn tố cáo khi người tố cáo có đơn tự nguyện hoặc trong biên
bản làm việc xin rút một phần hay rút toàn bộ nội dung đơn tố cáo”. (2,5 điểm)
Như vậy, Chi bộ nhận thấy người tố cáo tự nguyện xin rút đơn tố cáo, nếu có cơ
sở thì chấp nhận quyết định kết thúc giải quyết đơn tố cáo (phải lập biên bản có
ký xác nhận của người tố cáo về việc rút đơn (2,5điểm).
Câu 12. Đồng chí A là đảng viên dự bị của chi bộ B đã được tổ chức đảng
có thẩm quyền kết luận vi phạm về phẩm chất, đạo đức, lối sống đến mức
phải thi hành kỷ luật. Là bí thư chi bộ B, đồng chí xử lý tình huống này như
thế nào ?
Gợi ý trả lời:
Tại khoản 10, Điều, 9 Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung
ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, quy định: “Đảng viên dự bị vi
phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, khi hết thời hạn dự bị,
chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn
đủ tư cách đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên”.(1,5 điểm)
Tại điểm 1.1, khoản 1, Điều 11, Quy định 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành
Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, quy định: “Chi bộ quyết
định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên
thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ
nhiệm vụ do cấp trên giao)”(1.5 điểm).
Như vậy, đảng viên A đang trong thời gian dự bị có vi phạm về phẩm chất, đạo đức, lối
sống đã được tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận đến mức phải thi hành kỷ luật. Vì vậy,
chi bộ B có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật đối với đảng viên A bằng hình thức
khiển trách hoặc cảnh cáo. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì chi
bộ B đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên. (2 điểm)
Câu 13: Khi trên địa bàn thôn, xóm có dấu hiệu một số quần chúng bị kẻ
xấu lợi dụng kích động về chính sách đền bù, tái định cư, đã không nhận đền
bù, không bàn giao mặt bằng, chuẩn bị kéo lên huyện gây áp lực với Huyện
ủy, UBND huyện, gây mất trật tự, trên cương vị bí thư chi bộ, đồng chí xử lý
thế nào?
Gợi ý trả lời

- Nhanh chóng xác minh tình hình, báo cáo cấp ủy, chính quyền. (1,0 điểm)
- Phân công các đồng chí phó bí thư chi bộ hoặc chi ủy chi bộ tiếp tiếp xúc các
đối tượng để tìm hiểu thêm nguyên nhân, vận động mọi người không nên để bị
kích động, lôi kéo. (1,0 điểm)
- Vận động một số người dân gương mẫu bỏ ý định tham gia (1,0 điểm)
- Xác định kẻ xấu kích động, đứng sau (1,0 điểm)
- Yêu cầu chính quyền, cơ quan chức năng xem xét lại việc đền bù có đúng chế
độ, chính sách không? (1,0 điểm)
Câu 14: Khi phát hiện trên địa bàn có hoạt động tuyên truyền đạo trái
phép (nhất là tà đạo), với cương vị của mình, đồng chí làm gì?
Gợi ý trả lời

- Kiểm tra lại thông tin, báo cáo cấp ủy, chính quyền (1,25 điểm)
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành ngăn chặn hoạt động trái phép (1,25 điểm)
- Vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân (nhất là những người đã nhẹ dạ, tin,
theo) tỉnh táo, không bị lừa gạt, đấu tranh chống hoạt động truyền đạo trái pháp
luật. (1,25 điểm)
- Báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo (1,25 điểm)
Câu 15: Trên địa bàn có vụ xô sát đông người tranh chấp đất canh tác
(đất rừng) liên quan tới cán bộ, đảng viên mà nguyên nhân là sơ suất của cơ
quan chức năng đã cấp trùng quyền khai thác, sử dụng. Với vai trò là bí thư
chi bộ, đồng chí làm gì?
Gợi ý trả lời

- Cử ngay cán bộ, đảng viên ngăn chặn xô sát, nếu có người bị thương nhanh
chóng đưa đi cấp cứu, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc. (1,25 điểm)
- Báo cáo chính quyền và cơ quan chức năng nhanh chóng cử cán bộ xem xét giải
quyết theo pháp luật. (1,25 điểm)
- Yêu cầu cơ quan chức năng khắc phục hậu quả do việc sơ suất và có giải pháp
công bằng, hợp lý. (1,25 điểm)
- Tuyên truyền vận động các bên tham gia tranh chấp bình tĩnh, tôn trọng quyết
định xử lý có tình, có lý của chính quyền. (1,25 điểm)
Câu 16: Khi trên địa bàn của đồng chí có một số quần chúng đang trên
đường kéo về UBND huyện kiến nghị dừng một dự án gây ô nhiễm môi
trường (nghiêm trọng) tới những gia đình gần kề. Trên cương vị của mình,
đồng chí xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời

- Nhanh chóng báo cáo cấp ủy, chính quyền (1,0 điểm)
- Chỉ đạo, phối hợp với MTTQ, các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân
quay về. Trình bày, kiến nghị với lãnh đạo địa phương (cấp xã, phường) (2,0
điểm)
- Yêu cầu địa phương và các cơ quan chức năng xem xét lại dự án - có giải pháp
khắc phục, nếu không phải có phương án di dời, chuyển địa điểm. (2,0 điểm)
Câu 17: Ở chi bộ đồng chí có đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội, được miễn sinh
hoạt và công tác, không nộp tiền đảng phí hằng tháng vì cho rằng đã được miễn sinh
hoạt đảng tức là không có nghĩa vụ phải đóng đảng phí nữa. Là Bí thư chi bộ, đồng
chí giải quyết về vấn đề này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Theo quy định tại Điều 7, Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung
ương về thi hành Điều lệ Đảng đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt Đảng thì vẫn là đảng
viên và phải thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên, có quyền hạn và trách nhiệm sau: (1
điểm)
- Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định nếu đảng viên đó yêu cầu
(0,5 điểm)
- Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn .(0,5 điểm)
- Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt
đảng.(0,5 điểm)
- Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ
luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng. (0,5 điểm)
- Căn cứ quy định nêu trên, đối tượng được miễn sinh hoạt đảng vẫn phải đóng đảng phí hằng
tháng theo quy định. (1 điểm)
- Tuy nhiên, nếu đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có đơn đề nghị miễn hoặc giảm
mức đóng đảng phí thì chi bộ xem xét, báo cáo cấp ủy cơ sở quyết định (Quy định tại Quyết
định số 342-QĐ/TW, ngày 28/12/2010, của Bộ Chính trị quy định về chế độ đảng phí và Công
văn số 141-CV/VPTW/nb, ngày 17/3/2011) (1 điểm)
Câu 18: Ở chi bộ của đồng chí có đảng viên Nguyễn Văn A bị đình chỉ sinh hoạt đảng,
do đó, đồng chí Chi ủy viên phụ trách thu nộp đảng phí của Chi bộ đề xuất không thu
đảng phí đối với đồng chí Nguyễn Văn A, trên cương vị là Bí thư Chi bộ đồng chí xử
lý tình huống này như thế nào ?
Gợi ý trả lời:
- Tại Khoản 4, Điều 2, Điều lệ Đảng: Đảng viên có nhiệm vụ "sinh
hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định". Việc tổ chức đảng
quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên có dấu hiệu vi
phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng là nhằm ngăn chặn hành động
gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của
Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy
tố, tạm giam. (2,5 điểm)
- Vì vậy, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng vẫn là đảng viên của
Đảng (tạm thời không được sinh hoạt đảng trong thời gian bị đình
chỉ), vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ của đảng viên theo quy định
của Điều lệ Đảng. Do đó, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng vẫn
phải đóng đảng phí theo quy định. (2,5 điểm)
Câu 19: Tại chi bộ cơ sở cơ quan A có phân công đồng chí Nguyễn Thị B phụ trách
văn thư kiêm công tác đảng của chi bộ, khi nhận được văn bản do Huyện ủy gửi đến
có ghi tên người nhận là đồng chí Bí thư chi bộ, tuy nhiên đồng chí B cho rằng mình
phụ trách công tác đảng thì cần phải biết tất cả những nội dung chỉ đạo của cấp ủy
cấp trên nên đã tự mở phong bì khi chưa được sự đồng ý của đồng chí bí thư chi bộ.
Việc làm trên của đồng chí B là đúng hay sai, tại sao?

•Gợi ý trả lời:


- Đồng chí B tự mở phong bì ghi tên cá nhân đồng chí bí thư chi bộ khi chưa
được sự đồng ý là không đúng quy định của công tác văn thư. (1,5 điểm)
•Tại điểm c, điều 16, Mục 2, Quy định số 693-QĐ/VPTW ngày 15/12/2021 của
Văn phòng Trung ương Đảng “Quy định công tác văn thư trong cơ quan, tổ chức
Đảng”, quy định “Văn thư cơ quan được mở tất cả các bì văn bản gửi đến cơ
quan, tổ chức, trừ những bì văn bản gửi đến có dấu “riêng người có tên mở bì”, bì
thư riêng cá nhân, bì hồ sơ đấu thầu và những bì văn bản đến theo quy định riêng
của cơ quan, tổ chức đảng”. (2,5 điểm)
- Là bí thư chi bộ, bản thân phải nghiêm khắc nhắc nhở đồng chí văn thư, đảng vụ
để không được vi phạm lần sau; đồng thời yêu cầu đồng chí đó phải tích cực
nghiên cứu văn bản quy định hiện hành để thực hiện công tác văn thư đảm bảo
theo đúng quy định. (1 điểm)
Câu 20: Chi bộ X trực thuộc Đảng bộ cơ sở xã đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo,
chỉ đạo trong nhiệm kỳ 2015-2020, sau khi kết thúc nhiệm kỳ Đại hội, đồng chí bí thư
chi bộ đem toàn bộ tài liệu của nhiệm kỳ 2015-2020 đi tiêu hủy, vì cho rằng tài liệu
không còn giá trị sử dụng nên không cần phải lưu trữ nữa. Hành động trên là đúng
hay sai, tại sao?
Gợi ý trả lời:
•- Tại Tiết 1.1 (Mục II.1) “Thời hạn giao nộp hồ sơ, tài liệu về văn phòng đảng ủy cấp xã”
của Hướng dẫn số 15 - HD/VPTW, ngày 14/12/2016 của Văn phòng Trung ương Đảng hướng
dẫn về quản lý tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội
xã, phường, thị trấn, có ghi: (1 điểm)
•- Hồ sơ đại hội đảng bộ cấp xã: Trong thời hạn 1 tháng kể từ khi đại hội kết thúc (1 điểm)
•- Quý 1 hằng năm, các bộ phận, cá nhân thuộc đảng ủy cấp xã giao nộp hồ sơ, tài liệu có giá
trị lưu trữ đã giải quyết xong của năm trước vào văn phòng đảng ủy cấp xã. Riêng hồ sơ, tài
liệu xây dựng cơ bản thì giao nộp vào văn phòng đảng ủy cấp xã trong thời hạn 3 tháng, kể từ
ngày công trình được quyết toán. Trường hợp bộ phận, cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ tài
liệu đến hạn nộp theo quy định để phục vụ công việc phải lập danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại
gửi cho văn phòng đảng ủy cấp xã. Thời hạn giữ lại hồ sơ, tài liệu của bộ phận, cá nhân không
quá 2 năm, kể từ ngày đến hạn nộp lưu. (1 điểm)
•- Đảng ủy bộ phận (nếu có), chi ủy trực thuộc đảng ủy cấp xã; mặt trận tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội cấp xã giao nộp hồ sơ, tài liệu vào văn phòng đảng ủy cấp xã sau khi kết thúc
nhiệm kỳ hoạt động, thời gian không quá 03 tháng. (1 điểm)
•- Do đó, hành động đem tài liệu của nhiệm kỳ trước đi tiêu hủy là hoàn toàn sai so quy định
nêu trên. (1 điểm)

You might also like