You are on page 1of 189

HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI (Lý thuyết cơ bản )

Lời ngỏ:Học thuật phong thủy có Lý tín mà cũng có mê tín. Người nào hiểu được bí quyết
của phong thủy rồi tạo phước cho người, ấy là Lý tín. Nếu không hiểu được bí áo
của phong thủy mà lấy ngụy làm chân rồi bói trạch tạo mộ, ấy là Mê tín.
Chúng ta đã và đang cùng nhau nghiên cứu Phong thủy học thì chẳng những phải
nỗ lực tìm tòi học tập để thấu triệt phong thủy, thâm hiểu cái tinh thần vì người
khác mà an nguy, cứu bần…, mà còn cần phải tìm cho được “chân”, “ngụy” giữa
các trường phái phong thủy: Tam nguyên, Tam hợp, Phi tinh,….
Nay tôi cũng vì muốn chúng ta càng ngày càng đi sâu vào nghiên cứu mà đưa lên
chủ đề “Huyền Không Đại quái” để cùng mọi người nghiên cứu đạo lý phong
thủy.
Lý của “HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI” đã rất thâm sâu mà nghĩa thì vô cùng.
Nhưng khi đã thông đạt thì chỉ học ít lại vẫn có thể thâm cầu bởi pháp dụng thì rất đơn giản.
Tổng quát thì cũng là: Thiên địa, thủy hỏa, sơn trạch, phong lôi (8 quái
tượng) cho đến âm dương thuận nghịch, ngũ hành sinh khắc, phu thê phối hợp
mà điên điên đảo, thiên địa giao cấu, phụ mẫu tam bàn quái mà thôi.HUYỀN KHÔNG ĐẠI
QUÁI PHẦN I : LÝ THUYẾT CƠ BẢN Phần này, nội dung lấy giảng giải quái Lý làm
chủ, đây cũng là cơ sở của HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI ĐẠI THÀNH phái. Cần gia tâm
nghiên cứu chương này thì
dễ tiếp thu mà hiểu rõ những chương về sau .- Bát quái Chú giải : Nguyên trước chỉ có quái
hào mà không có tên quái, sau thêm quái danh
mà có ca quyết, nay cũng đưa ra đây để các bạn tham khảo
- Càn tam liên ☰ Khôn lục đoạn ☷- Chấn ngưỡng bồn ☳ Cấn phúc uyển ☶- Ly trung
hư ☲ Đoài thượng khuyết ☱Khảm trung mãn ☵ Tốn hạ đoạn ☴

- Tiên hậu thiên bát quái đồ Đồ 1 – Tiên thiên bát quái Đồ 2 : Hậu thiên bát quái-
Tổ hợp của 64 quái :Từ Thái Cực ban đầu phân âm dương, tuần hoàn thứ tự giao phối mà
thành 64
quái. Bát quái (8 quái) gọi là nguyên quái, 64 quái gọi là thành quái, mà tổ thành
của thành quái là âm dương thêm âm dương, rồi lại thêm âm dương 6 lần như vậy
mới thành 64 quái

Các ô màu trắng trong đồ là hào dương, các ô màu là hào âm. Từ Càn đến Phục
sơ hào đều là dương, là dương nghi. Từ Cấn đến Khôn, sơ hào đều là âm, là âm nghi,
mà hào thượng là 1 âm 1 dương, tương gian ở đó mà có cái nghĩa đối đãi lưu hành.Đến
như cách bài liệt quái thì lấy hào dưới cùng gọi là sơ hào, ở trung ương của
toàn quái đổi là hào nhị, còn lại là hào thượng hoặc hào tam.
* Chú giải : Người ta khi xem đồ thì phát hiện tổ hợp của thành quái đều do 2 hào
âm dương tương giao mà thành
- Tầng 1 – Thái cực lúc âm dương chưa sanh
- Tầng 2 – Phương trên là dương nghi, phương dưới là âm nghi
- Tầng 3 – Âm nghi phân là 2 phần, dương nghi cũng phân 2 phần, mà thành tứ tượng tức
thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm.
- Tầng 4 – Mỗi phần của tứ tượng đều phân ra 2 phần, toàn bộ đều lấy tiên là
dương, dưới là âm mà bài liệt, hình thành đủ 8 phần, gọi là bát quái, tức Càn, Đoài,
Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn , Khôn
- Tầng 5 – Mỗi quái lại phân 2 phần, toàn bộ đều lấy trên dương dưới âm mà bài
liệt
- Tầng 6 – Lấy mỗi 1 phần dương hoặc âm của tầng 5 phân làm 2 phần. Dùng công
thức trên dương dưới âm mà bài liệt
- Tầng 7 – Lấy mỗi 1 phần âm hoặc dương của tầng 6, phân làm 2 phần. Dùng
công thức trên dương dưới âm mà bài liệt tiện thành 64 quái.Nhứt lục tứ cửu song song
khởi
Quyết cấu Bác Phục điên điên đảo
Vãng lai kháp tịch đoàn đoàn chuyển
Quái tượng thuận nghịch hào hào đáo 64 quái không ngoài 8 quái Càn Đoài Ly Chấn Tốn
Khảm Cấn Khôn. Từ Càn đến
Phục 4 cung thì 3 hào ngoài lấy thứ tự Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn mà
thuận vào nên gọi là “Dương tùng tả biên đoàn đoàn chuyển” là vậy.
Từ Cấn đến Khôn 4 cung thì 3 hào ngoài lấy thứ tự Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm
Cấn Khôn mà nghịch vào, nên gọi là “Âm tùng hữu lệ chuyển tương thông”.
Phần này thuyết minh quái lệ của Chu tử. Đem 64 quái phân làm viên đồ và
phương đồ, mà 64 quái đều lấy quái hào ra làm đại biểu ( - - ) là hào âm, ( - ) là
hào dương.
Viên đồ dương tận cùng giữa Ngọ, Ngọ là Càn toàn hào dương, sau khi hoàn thành
dương quái hào thì sanh sơ hào âm Cấu quái, đấy là cái lý dương tận âm sanh.
Toàn tiết đều lấy bài liệt của quái với tổ hợp biến hoán của ngoại bàn và nội bàn
làm chủ.
Lưỡng đồ Áo

Bí Chu Tử nói : Bài bổ ở viên đồ là Càn tận ở trong Ngọ, Khôn tận ở trong Tí, Ly tận ở trong
Mão, Khảm tận ở trong Dậu. Dương sanh ở trong Tí mà tận ở trong Ngọ,
âm sanh ở trong Ngọ mà cực ở trong Tí, nên dương tại Nam, âm tại Bắc.
Càn bắt đầu ở Tây Bắc, cuối ở Đông Nam nên dương tại Bắc, âm tại Nam. Hai cái
này là số âm dương đối đãi, tròn ở ngoài là dương, vuông ở trong là âm. Tròn thì động mà
làm thiên, vuông thì tịnh mà làm địa.
Trần Hi Di phương viên lưỡng đồ ,Chú giải :
Càn tận ở Ngọ - là chỉ Càn quái tại Ly cung đình lại
Khôn tận ở Tí – là chỉ Khôn quái tại Khảm cung đình lại
Ly tận ở Mão – là chỉ Ly quái tại Chấn cung đình lại
Khảm tận ở Dậu – là chỉ Khảm quái tại Đoài cung đình lại
Càn bắt đầu ở Tây Bắc, xem 18 đầu trong tại đồ vuông thì Càn 1 tại vị Tây Bắc
xuất hiện hướng bên tả lần lần bài lên trên, cuối cùng khi đến vị Đông Nam thì bị Khôn
chiếm cứ. Khôn quái có 6 hào toàn âm, 6 hào trong Khôn quái không có hào
nào là dương, tức khí của Càn quái tàn hết, nên gọi là Càn tận ở Đông Nam –
Dương tại Bắc, âm tại Nam thì có 2 cách nói :
a. Đại Súc quái và Đại Tráng quái của địa quái ở Bắc vị có 3 hào thuần dương.
Quán quái và Dự quái của địa quái ở Nam vị có 3 hào thuần âm.
b. Nam vị là dương, nhưng dương hết thì âm sanh, là nơi sanh ra âm. Bắc vị là âm,
nhưng âm hết thì dương sanh, là nơi sanh ra dương vậy.
Thiệu Bá Ôn nói : Càn Đoài Ly Chấn tại thiên là dương, tại địa là cương, tại thiên
thì cư ở Đông Nam, tại địa thì cư ở Tây Bắc. Tốn Khảm Cấn Khôn tại thiên là âm,
tại địa là nhu, tại thiên thì cư ở Tây Bắc, tại địa thì cư ở Đông Nam, nên có
câu:"Càn là thiên môn, Tốn là địa hộ". Âm dương tương thác là thiên văn, cương
nhu tương giao là địa lý.
Nội tầng phương đồ hòa viên (Khi có thời gian sẽ vẽ lại đồ này)

Trong câu chữ thường đề cập đến thiên địa thì đều có chỉ dẫn. Thiên là chỉ về ngoại
bàn, địa là chỉ về nội bàn. Ngoại bàn là viên đồ đã nói ở bài trước, nội bàn là
phương đồ hóa viên đồ.
Còn như âm dương thì căn cứ câu : “Dương tùng tả biên đoàn đoàn chuyển, âm
tùng hữu lộ chuyển tương thông”.
Bắt đầu của Càn Đoài Ly Chấn, ở ngoại bàn thì tại Đông Nam, ở nội bàn thì tại
Tây Bắc .
Bắt đầu của Tốn Khảm Cấn Khôn, ở ngoại bàn thì tại Tây Bắc, ở nội bàn thì tại Đông Nam
Hợp khán phương viên đồ mà thấy 1-9 phụ mẫu quái, 3 hào ở trong viên đồ, 3 hào ở ngoài
phương đồ, tám cung phối thành Thái, Tổn, Ký, Ích, Hằng, Vị, Hàm, Bỉ chính là bát quái.
3 hào ở ngoài viên đồ, 3 hào ở trong phương đồ, mỗi cung đều được Thái, Tổn,
Ký, Ích, Hằng, Vị, Hàm, Bỉ, cũng là bát quái.
(Cũng sẽ vẽ lại đồ này)Ở trong tầng 1 lấy quái của phương đồ hóa viên đồ Tầng 2 là 3 hào
sơ, nhị và tam của nội bàn
Tầng 3 lấy hào sơ, hào nhị và hào tam của ngoại bàn làm thượng quái, phối với hào
tứ, hào ngũ và hào lục là hạ quái mà thành quái mới. Trong đồ này không có 6 hào,
tham xét ở đồ trước thì rõ.
Tầng 4 là hào tứ, hào ngũ, hào lục của ngoại bàn.
Tầng ở ngoài cùng là ngoại bàn 64 quái đồ. Càn là thiên quái, Khôn là địa quái,
Cấn là Sơn quái, Tốn là phong quái, Khảm là thủy quái, Ly là hỏa quái, thuộc ở nhứt vận
phụ quái, tức là Giang Bắc quái.
Thiên địa Bỉ quái, Trạch Sơn Hàm quái, Hỏa Thủy Vị Tế quái, Lôi Phong Hằng
quái, Phong Lôi Ích quái, Thủy Hỏa Ký Tế quái, Sơn Trạch Tổn quái, Địa Thiên
Thái quái, thuộc ở Cửu vận mẫu quái, tức là Giang Nam quái.
- Thiên Địa là Bỉ - trên Càn dưới Khôn vậy
- Trạch Sơn là Hàm – trên Đoài dưới Cấn
- Hỏa Thủy Vị Tế - trên Ly dưới Khảm
- Lôi Phong là Hằng – trên Chấn dưới Tốn
- Phong Lôi là Ích – trên Tốn dưới Chấn
- Thủy Hỏa Ký Tế - trên Khảm dưới Ly
- Sơn Trạch là Tổn – trên Cấn dưới Đoài
- Địa Thiên là Thái – trên Khôn dưới Càn
Trong Khôn mà ngoài Càn, giao mà thành Bỉ
Trong Cấn mà ngoài Đoài, giao mà thành Hoàn
Trong Khảm mà ngoài Ly, giao mà thành Vị Tế Trong Tốn mà ngoài Chấn, giao mà thành
Hằng
Trong Chấn mà ngoài Tốn, giao mà thành Ích
Trong Ly mà ngoài Khảm, giao mà thành Ký Tế Trong Đoài mà ngoài Cấn, giao mà thành
Tổn
Trong Càn mà ngoài Khôn, giao mà thành Thái
- Càn cung Càn quái bất biến, Càn với Khôn đối
- Đoài cung Trung Phu quái bất biến, Trung Phu đối với Tiểu quá
- Ly cung Ly quái bất biến, Ly đối với Khảm
- Chấn cung Gi quái bất biến, Gi đối với Đại quá
- Tốn cung Đại quá quái bất biến, quái này có đối
- Khảm cung Khảm quái bất biến, quái có đối
- Cấn cung Tiểu quá quái bất biến, không có dư phản
- Khôn cung Khôn quái bất biến, có đối có phản. Mỗi cung đều có 1 quái bất động,
nên gọi là thất tinh khứ đã kiếp vậy Ngoại bàn 64 quái phối quái vận pháp

Ngoại bàn 64 quái phối quái vận pháp Từ Càn là thiên quái đến Địa Lôi Phục 32 quái đều
thuộc về 4 quái càn Đoài Ly Chấn, 4 quái này thuộc Dương, tại phần trên của mỗi quái đều
lấy càn đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn mà thuận bài xuống dưới
Từ Thiên Phong Cấu Quái đến khôn vi địa quái 32 quái đều thuộc về
Tốn Khảm Cấn Khôn, 4 quái này thuộc âm , tại phần trên của mỗi quái đều lấy Càn Đoài
Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn mà thuận bài xuống dưới

Đến như 9,4,3,8,2,7,6,1 là đại biểu của quái Tức Càn -9, Đoài -4,
Ly 3 chấn 8 Tốn – 2, Khảm -7, Cấn -6, Khôn 1 Số này do tiên thiên quái phối . Lạc Thư mà
ra
Lấy Tốn cung quái làm ví dụ 9
Càn Tốn quái
4 Đoài Tốn quái
3
Ly Tốn quái
8
Chấn Tốn quái
2
Tốn Tốn quái
7
Khảm Tốn quái
Quái phản là lấy thượng quái của thành quái làm hạ quái, lấy hạ quái của thành
quái làm thượng quái Đối quái - Phản quái đồ Vận 2 là thí dụ HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI
(tiếp theo)
vanhoai: Từ đây chúng ta bắt đầu đi vào phần lý thuyết của Huyền Không Đại
Quái. Các bạn cần đọc từ từ để hiểu rõ Nhất vận:Nhứt vận bát quái là 1 của 1, là Tham
Lang, là Nam Bắc bát thần, là phụ mẫu quái.
Trong 8 quái này thì quái trên với quái dưới là tương đồng, thuộc bước 1 của bát
quái nên thuộc về nhứt vận quái. Tính danh là Tham lang thuộc Bắc quái, còn gọi
là phụ quái, với Nam quái mẫu quái hợp gọi là Nam Bắc phụ mẫu quái
- Nhứt vận Tham Lang quái

thượng quái ☷ ☶ ☵ ☴ ☳ ☲ ☱ ☰ thượng quái

với

hạ quái

tương đồng ☷ ☶ ☵ ☴ ☳ ☲ ☱ ☰ hạ quái


☷ ☶ ☵ ☴ ☳ ☲ ☱ ☰ thành quái

☷ ☶ ☵ ☴ ☳ ☲ ☱ ☰

- Nhứt vận Tham Lang quái là quái thứ 1 trong bát quái, cho nên là bát quái 1 của
1Nhị vận:- Nhị vận bát quái là 2 của 1, là Cự môn, là Giang Tây quái, là Thiên nguyên long

Hỏa Trạch Lôi Thiên Sơn Thủy Địa Phong

☲X☱ ☳X☰ ☶X☵ ☷X☴

Cách Khuể Vô Đại Kiển Mông Quan Thăng

vọng tráng

8 quái này thuộc nhị vận Cự môn quái, nó từ nhứt vận Tham lang quái biến qua,
nên gọi là 2 của 1. Một là nhứt vận Tham Lang quái, hai là nhị vận Cự môn quái >
Tham Lang quái biến hào nhị và hào tam thành Cự Môn quái

☰ ☱ ☲ ☳ ☴ ☵ ☶ ☷

☰ ☱ ☲ ☳ ☴ ☵ ☶ ☷

Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn

☰ ☱ ☲ ☳ ☴ ☵ ☶ ☷

☳ ☲ ☱ ☰ ☷ ☶ ☵ ☴

Vô Cách Khuể Đại Quan Kiển Mông Thăng

vọng tráng

Thành quái và phản quái Nhị vận

thành phản thành phản thành phản thành phản

quái quái quái quái quái quái quái quái

☱ ☲ ☰ ☳ ☵ ☶ ☴ ☷

☲ ☱ ☳ ☰ ☶ ☵ ☷ ☴

Cách Khuể Vô Đại Kiển Mông Quan Thăng

vọng tráng

Tam vận:• Tam vận bát quái là 3 của 1, là Lộc tồn, là Giang tây quái, là Nhân nguyên
long Đại quá, Trung phu, Nhu, Tụng, Tấn, Minh di, Di, Tiểu quá 8 quái này thuộc tam vận
Lộc Tồn quái, nó do nhứt vận Tham lang biến qua, nên gọi là 3 của 1. Một là nhứt vận Tham
Lang quái, ba là tam vận Lộc Tồn quái.

Nhu với Tụng phản. Trung phu với Đại quá phản, Minh Di với Tấn phản, Di với
Tiểu quá phản
Tứ vận:- Tứ vận Văn khúc quái : Nhứt vận thành quái Tham lang, tứ vận thành quái Văn
khúc Độn, Tụy, Đỉnh, Giải, Gia nhân ,Truân, Đại súc , Lâm 8 quái này thuộc Tứ vận Văn
khúc quái, do nhứt vận Tham Lang biến ra, nên gọi là 4 của 1. Một là nhứt vận Tham lang,
bốn là tứ vận Văn khúc quái
Đại Súc với Độn phản, Lâm với Tụy phản, Gia Nhân với Đỉnh phản, Truân với
Giải phản Lục vận:Lục vận bát quái là 6 của 1, là vũ khúc là Giang Đông quái, là địa nguyên
long Tỉnh, Hoán, Khiêm, Bác, Quải, Lý , Phong, Phệ hạp 8 quái này thuộc Lục vận Vũ khúc
quái, nó do nhứt vận Tham lang quái biến ra, nên gọi là 6 của 1. Một là nhứt vận Tham lang
quái, sáu là lục vận Vũ khúc quái
Quyết với Lý phản, Phong với Phệ Hạp phản, Bác với Khiêm phản, Hoán với Tỉnh
phản Thất vận:Thất vận bát quái là 7 của 1, là Phá quân là Giang Đông quái, là nhân
nguyên long Đồng nhân, Tùy, Đại hữu, Qui muội, Tiệm, Tỉ, Cổ, Sư 8 quái này thuộc Thất
vận Phá quân quái, nó do nhứt vận Tham lang quái biến ra,
nên gọi là 7 của 1, Nhứt vận thành quái Tham lang, thất vận thành quái Phá quân

Đại Hữu với Đồng nhân phản, Quy muội với Tùy phản, Tỉ với Sư phản, Tiệm với
Cổ phản Bát vận Bát vận bát quái là 8 của 1, là Phụ tinh là Giang Đông quái, là thiên nguyên
long Cấu, Khốn, Lữ, Dự, Tiểu súc, Tiết, Bí, Phục,8 quái này thuộc bát vận Tả phụ quái, nó
do nhứt vận Tham lang quái biến ra, nên gọi là 8 của 1. Một là nhứt vận Tham lang quái,
tám là bát vận Tả phụ quái.
Tiểu Súc với Cấu phản. Tiết với Khổn phản, Lữ với Bí phản, Phục với Dự phản
Cửu vận:Cửu vận bát quái là 9 của 1, là Bật tinh, cũng là Tham lang, là Nam Bắc bát thần,
là phụ mẫu quái.Ích, Hằng, Ký tế, Vị tế, Bĩ, Thái, Hàm, Tổn 8 quái này thuộc cửu vận Hữu
bật quái, nó do nhứt vận Tham lang quái biến ra, nên gọi là 9 của 1. Một là Tham lang quái,
chín là Hữu bật quái, đây thuộc Nam quái còn gọi là mẫu quái, với nhứt vận Tham lang quái
hợp gọi là Nam Bắc Phụ Mẫu quái

Thái với Bỉ phản, Tổn với Hàm phản, Ký Tế với vị Tế phản, Ích với Hằng phản.
Bảng kê Nam Bắc quái, Giang Đông quái
Giang Đông quái : Do 3 hào trong phụ quái biến ra là Giang Đông quái
- Sơ hào biến ra là Tả phụ, là thiên nguyên
- Nhị hào biến ra là Phá quân, là nhân nguyên
- Tam hào biến ra là Vũ khúc, là địa nguyên
Bảng kê Nam Bắc quái, Giang Tây quái
Giang Tây quái : Do 3 hào trong mẫu quái biến ra là Giang Tây quái
- Sơ hào biến ra là Cự Môn, là thiên nguyên
- Nhị hào biến ra là Lộc Tồn, là nhân nguyên
- Tam hào biến ra là Văn Khúc, là địa nguyên

Huyền không đại quái, khí vượng suy Lấy quái Địa Lôi Phục là ví dụ:
- Hạ nguyên lục vận – Địa Lôi Phục bát vận quái là bình - dưỡng
- Hạ nguyên thất vận - Địa Lôi Phục bát vận quái là bình- Dưỡng
- Hạ nguyên bát vận - Địa Lôi Phục bát vận quái là vượng- Dưỡng
- Hạ nguyên cửu vận - Địa Lôi Phục bát vận vận quái là bình- Dưỡng
- Thượng nguyên nhị vận – Địa Lôi Phục bát vận quái là Suy - Lão
- Thượng nguyên nhị vận – Địa Lôi Phục bát vận quái là Suy - Lão
- Thượng nguyên tam vận - Địa Lôi Phục bát vận quái là Suy - Lão
- Thượng nguyên tứ vận - Địa Lôi Phục bát vận quái là Suy- Lão
Hợp thập và Đồng nguyên long

Trong một vận khi một quái vượng thì đối quái ( hợp thập) là suy. Như bát vận thì
Tả Phụ (8)là vượng và Cự Môn (2) là suy.
Đồng khí nguyên long thì vượng rất vượng mà suy rất suy. Như Bát vận, Tiểu súc
quái thiên nguyên long là cực vượng và Đại tráng quái thiên nguyên long là cực
suy.Đến đây thì với những người có nhiều nghiệm chứng về phong thủy đã có thể nhận ra
sự "diệu dụng" của Huyền Không Đại Quái rồi. "họa phúc chỉ trong gang tấc"Khi đã
chọn được quái vận thích hợp còn phải xét đến phép biến hào kẻo lại biến "cát thành hung"
Dưới đây chỉ lấy 2 thuần quái làm thí dụ, cử ra cát hung của 6 hào biến quái để khắc ứng
vận dụng. Các bạn cần phải chuyển quyền diễn cứu xét các biến quái
khác và tinh biểu quái tượng để giải thích cát hung khắc ứng.☯ Khôn quái lục hào biến quái
ta tử pháp:
- Sơ hào biến Địa Lôi Phục. Quái Khôn ở trên thuộc Thổ, quái Chấn 8 ở dưới
thuộc Mộc. Số 1 và 8 không hợp, Mộc khắc Thổ nên chủ Khôn cung mệnh và
Chấn cung mệnh có hung sự như quả phụ, phụ nữ dâm loạn, khắc mẹ, làm giặc,
con ngỗ nghịch đánh mẹ, trưởng phòng đinh tài đều bại.
Bát bạch vận chánh hợp ta tử pháp; nhị hắc vận chánh phản ta tử; thượng nguyên
phản ta tử; hạ nguyên hợp ta tử.
Phản ta tử thì gặp nạn xe ngựa mà tử, sét đánh, nghịch tử, phá tài tổn nhân đinh.
Thiên vận hợp ta tử thì sanh trung thần hiếu tử, tài lộc văn quý, vượng điền trạch,
tấn hoạnh tài, phú quý trường thọ.
- Nhị hào biến địa Thủy Sư. Quái Khôn 1 ở trên thuộc Thổ, quái Khảm 7 ở dưới
thuộc Thủy. 1 và 7 không hợp, Thổ khắc Thủy; chủ phụ nữ tổn thương vì nạn xe,
trung phòng bại tuyệt hoặc bôn ba tha hương. Tam bích vận chánh phản ta tử, thất
xích vận chánh hợp ta tử. Thượng nguyên phản ta tử, hạ nguyên hợp ta tử. Phản ta
tử thì gặp nhiều hung sự, gia đạo khốn cùng, tổn nhân đinh, thối tài. Hợp ta tử thì
ngủ phúc lâm môn, phú quý vượng đinh, phước lộc thọ toàn.
- Tam hào biến Địa Sơn Khiêm. Quái Khôn 1 ở trên thuộc Thổ, quái Cấn 6 ở dưới
thuộc Thổ.,.2.thổ.tỉ.hòa.,.hợp.1-6 cọng tông, chủ phu phụ tương hòa. Phòng phòng đều
phát, vượng đinh phát tài, tử hiếu tôn hiền, khoa danh quan tước, quý hiển tôn
vinh, nếu lại làm điều nhân đức thì phát phú quý lâu bền.
Lục bạch thiên vận chánh hợp ta tử. Tứ lục vận chánh phản ta tử. Hạ nguyên hợp ta
tử, thượng nguyên phản ta tử. Phản ta tử thì sanh tai họa; hợp ta tử thì nhiều việc
tốt đẹp.
- Tứ hào biến Lôi Địa Sự. Quái Chấn 8 ở trên thuộc Mộc, quái Khôn 1 ở dưới
thuộc Thổ. Số 8 và 1 không hợp, Mộc khắc Thổ, chủ nghịch tử, khắc mẫu, treo cổ,
trâu húc trẻ nhỏ, rắn cắn phụ nữ, xe nạn mà tử, sét đánh, phụ nữ bị hiếp, lớn nhỏ loạn
luân, đinh tài đều bại. Chấn cung mệnh và Khôn cung mệnh đều bị họa.
Nhị hắc vận chánh phản ta tử. Bát bạch thiên vận chánh hợp ta tử. Thượng nguyên
hợp ta tử, hạ nguyên phản ta tử. Hợp ta tử thì nhân đinh đại vượng, tài nguyên
hưng thịnh, con cháu phú quý, văn chương hiển đạt, đa tài đa phước.
- Ngũ hào biến Thủy Địa Tỉ. Quái Khảm 7 ở trên thuộc Thủy, quái Khôn 1 ở dưới
thuộc Thổ. Số 7 và 1 không hợp. Thổ khắc Thủy. Khôn cung mệnh và Khảm cung
mệnh bị hung sự, như hỏa tai, thiếu nữ bị hại chết, nữ nhân dâm loạn; trung phòng
tổn đinh phá tài, tuyệt đinh vô tự, phòng phòng đều bại.
Tam bích vận chánh phản ta tử, thất xích vận chánh hợp ta tử. Thượng nguyên
phản ta tử, hạ nguyên hợp ta tử. Thiên vận phản ta tử thì phòng phòng đều bại đinh
tài. Thiên vận hợp ta tử thì phòng phòng đều phú quý vượng nhân đinh, phát vỏ quan,
phước lộc lâu bền.
- Thượng hào biến Sơn Địa Bác. Quái Cấn 6 ở trên thuộc Thổ, quái Khôn 1 ở dưới
thuộc Thổ. 2 Thổ tỉ hòa là vượng. Cấn cung mệnh và Khôn cung mệnh đều được
phước ấm, các phòng khác cũng phát phú quý. Mẫu tử hoan hỷ, hiếu tử hiền tôn,
tài lộc phong thạnh, điền trạch hưng long. Lục bạch vận chánh hợp ta tử, tứ lục vận
chánh ta tử. Hạ nguyên hợp ta tử, thượng nguyên phản ta tử. Phản ta tử thì các
phòng đều bị hung tai. Hợp ta tử thì vạn sự cát tường.
Càn quái lục hào biến quái ta tử pháp:
- Sơ hào biến Thiên Phong Cấu. Quái Càn 9 ở trên thuộc Kim, quái Tốn 2 ở dưới
thuộc Mộc. Kim khắc Mộc, số 9-2 không hợp, chủ Càn cung mệnh, Tốn cung
mệnh bị họa. Trưởng phòng tổ đinh tổn khẩu, lão ông trưởng phụ tự vẫn, trưởng nữ thiếu
phụ bị sát. Nhị hắc vận chánh phản ta tử, bát bạch vận chánh hợp ta tử. Hạ
nguyên hợp ta tử, thượng nguyên phản ta tử. Phản ta tử thì bị uổng tử, ít con cháu,
nữ nhân sản nạn, lão ông bệnh ho đờm, nam nhân bị suyễn, phổi và đầu viêm hỏa,
xuất huyết, bị vật nhọn tổn thương, gia đạo cùng khổ. Hợp ta tử thì sanh quý tử, thê
tử vinh hoa, tài nguyên vượng tấn, hưng gia lập nghiệp, an cư phước lộc.
- Nhị hào biến Thiên Hỏa Đồng Nhân. Quái Càn 9 ở trên thuộc Kim, quái Ly 3 ở dưới thuộc
Hỏa. Hỏa khắc Kim, số 9-3 không hợp, chủ Càn cung mệnh, Ly cung
mệnh bị hung sự. Trưởng phòng trung phòng bất lợi, nghịch tử sát phụ, nam nữ dâm loạn,
nạn xe tử vong, thường bị xuất huyết, đầu xuất huyết, phụ nữ bị sát.
Thất xích vận chánh hợp ta tử. Tam bích vận chánh phản ta tử. Thượng nguyên
phản ta tử, hạ nguyên hợp ta tử. Phản ta tử thì nam nữ hình thương, tai họa trùng
trùng. Hợp ta tử thì liền phát đại tài, phú quý vượng nhân đinh.
- Tam hào biến Thiên Trạch Lý. Quái Càn 9 ở trên thuộc Kim, quái Đoài 4 ở dưới
thuộc Kim. Hợp 4-9 vi hữu, phu phụ tương tùy, 2 Kim tỉ hòa là vượng, chủ phòng
phòng đều vượng đinh phát tài, làm quan phú hậu, nam anh hùng, nữ tú lệ, phước
lộc thọ toàn. Trưởng phòng, thiếu phòng phát trước, nhị phòng phát sau. Càn cung
mệnh, Đoài cung mệnh thọ phước.
Tứ lục vận chánh phản ta tử, lục bạch thiên vận chánh hợp ta tử. Thượng nguyên
phản ta tử, hạ nguyên hợp ta tử. Phản ta tử thì bị hung tai, hợp ta tử thì cát khánh
trùng trùng, mọi việc thuận lợi.
- Tứ hào biến Phong Thiên Tiểu Súc. Quái Tốn 2 ở trên thuộc Mộc, quái Càn 9 ở dưới thuộc
Kim. Kim khắc Mộc, số 2-9 không hợp, chủ Tốn cung mệnh, Càn cung
mệnh gặp hung sự, thiếu nữ bị đao sát thương, gian phu dâm phụ tương sát, trưởng
phòng khó sanh con, bệnh hen suyễn, gan, mật, loạn luân, bại tài tổn nhân đinh.
Bát bạch thiên vận chánh hợp ta tử. Nhị hắc thiên vận chánh phản ta tử. Thượng
nguyên phản ta tử, hạ nguyên hợp ta tử. Phản ta tử thì nạn xe mà tử, bị nạn nước
lửa, tổn đinh, bệnh nan y, đinh tài đều bại. Hợp ta tử thì phát hoạch tài, cát khánh,
quý đinh.
- Ngũ hào biến Hỏa Thiên Đại Hữu. Quái Ly 3 ở trên thuộc Hỏa, quái Càn 9 ở trên
thuộc Kim. Kim bị Hỏa khắc, số 3-9 không hợp, chủ Ly cung mệnh, Càn cung
mệnh gặp hung sự, lão ông tổn thương, phụ nữ tự vẫn, con ngỗ nghịch, nữ nhân bị
đao sát, dâm loạn, nạn nước lửa, phá tài tuyệt tự, phòng phòng đều bất lợi. Tam
bích vận chánh phản ta tử. Thất xích vận chánh hợp ta tử… Hạ nguyên vận hợp ta
tử, thượng nguyên vận phản ta tử. Phản ta tử thì tai họa liên miên, gặp nhiều hung
sự, bại đinh tài. Hợp ta tử thì phát phước lộc đinh tài đều vượng.
- Thượng hào biến Trạch Thiên Quyết. Quái Đoài 4 ở trên thuộc Kim, quái Càn 9 ở dưới
thuộc Kim. 2 Kim tỉ hòa là vượng, hợp 4-9 vi hữu, phu phụ tương tùy, Đoài
Càn 2 cung thọ phước, các phòng đều phát phú quý, đinh tài lưỡng vượng, quý
hiển tôn vinh, phước lộc thọ khảo.
Tứ lục vận chánh phản ta tử, Lục bạch vận chánh hợp ta tử. Chánh phản ta tử thì đại hung,
thứ phản ta tử thì thứ hung (1, 2, 3). Chánh hợp ta tử thì đại cát, thứ hợp
ta tử thì thứ cát (7, 8, 9).
Nghi dụng hợp ta tử được đại cát lợi, gia an nhân thái, cảnh xứ an thuận, phát phú
và quý, hưng gia lập nghiệp, nhân đinh đại vượng, nam thanh, nữ tú , đời đời vinh
hoa phú quý. Phản ta tử thì nhất đinh không dùng.
Trích:
Nguyên văn bởi bong hong vang Chào anh van hoai. Em muốn hỏi anh một chút về ứng
dụng 64 quái. Lấy VD của
anh ở trên. Quẻ Khôn biến hào 1 được quẻ Phục, hợp vận 8,quẻ này tốt trong vận
8. Nhưng em chưa biết thực tế phải làm sao để có được quẻ biến đó? (dịch cửa,
quay nhà...?) Mong anh chỉ dẫn.Thực ra phần dụng biến hào này dùng cho âm phần thì
dễ hơn so với dương trạch,
vì dương trạch không gian quá nhỏ. Em chịu khó theo dõi tiếp những phần tiếp
theo để có thể ứng dụng Đại Quái cho dương trạch Linh thần và Chính thần Quái
hợp đương vận là Chính Thần vượng khí
Quái hợp với vận đối của đương vận (hợp thập) là Linh Thần suy khí
Quái hợp nguyên (hạ hoặc thượng nguyên) với quái đương vận là phụ chính thần
vượng khí
Quái hợp nguyên với quái linh thần là phụ linh thần suy khí
Quái Chính thần vượng gặp thủy biến vượng thành suy
Quái linh thần hoặc phụ linh thần gặp thủy sẽ biến suy thành vượng gọi là linh thần
vượng khí
Như vậy chính và linh thần chia làm 2 mảng rõ rệt, cũng có thể hiểu là lưỡng phiến
Tọa Hỏa sơn Lữ bát vận chính thần gặp sơn là vượng sơn
Hướng Thủy trạch tiết bát vận, Phong trạch trung phu tam vận linh thần gặp thủy là
vượng hướng.
Tọa Hỏa sơn Lữ bát vận chính thần gặp sơn là vượng sơn
Hướng Thủy trạch tiết tả phù, Thiên lôi vô vọng cự môn linh thần đương vận gặp
thủy là vượng hướng (lại đồng nguyên long), tốc phát.

Huynh đệ quái lai thủy, tài lộc hưng vượng.• Tông quái:Chữ tông của tông quái có ý là giao
tông hay giao thông:
- Sơ hào là đem hào trên của thành quái chuyển xuống dưới mà thành
- Nhị hào là đem hào ngũ của thành quái chuyển xuống dưới mà thành
- Tam hào là đem hào tứ của thành quái chuyển xuống dưới mà thành
- Tứ hào là đem hào tam của thành quái chuyển lên trên mà thành
- Lục hào là đem hào sơ của thành quái chuyển lên trên mà thành
Ví dụ :
Tông quái của thành quái Hỏa Lôi Phệ Hạp là Sơn Hỏa Bí quái. Căn cứ vào biểu đồ ở phần
trước để so sánh quan hệ giữa thành quái và tông quái. Mọi người cần
lưu ý từ phản hào mà thành tông quái với thành quái có 56 cái bất đồng, mà tổng
số của thành quái có 64 quái, mất đi 8 quái thì có vấn đề gì không ? và quái mất đi
là quái nào?
Khi tra xét thì biết quái không phạm hào phản( tông quái) cộng có 8 cái, 8 cái này
là Càn quái, Trung phu quái, Ly quái, Minh Di quái, Khôn quái, Tiểu quá quái,
Khảm quái và Đại quá quái.8 quái này cũng là tỉ đối giữa thành quái và tông quái
ngoài 56 quái kia.
Lại như trong Kinh nói, mỗi cung đều có 1 quái bất động, nên chỉ nói thất tinh khứ
đã kiếp vậy. Bất động có nghĩa là thành quái mà sau biến thành tông quái, kết
quả cũng đồng một dạng với thành quái, ấy tức là bất động.
Ví dụ: Khảm quái
• Phản quái, tông quái đồ:
Tỉnh hãm mà tương ngộ với Khốn. Khiêm nhẹ mà Dự đãi( lười biếng). Tiểu Súc
thì quả ( ít) mà Lý thì không có chỗ. Phệ Hạp là thực ( ăn ) mà Bí thì toàn sắc màu.

- Tiểu Súc đối với Dự( thác quái) phản với Lý ( tông quái)
- Lý đối với Khiêm( thác quái), phản với Tiểu Súc( tông quái)
- Bí đối với Khổn( thác quái), phản với Phệ Hạp( tông quái)
- Phệ Hạp đối với Tỉnh( thác quái), phản với Bí( tông quái)
- Dự đối với Tiểu súc( thác quái), phản với Khiêm ( tông quái)
- Khiêm đối với Lý( thác quái), phản với Dự( tông quái)
- Khổn đối với Bí( thác quái), phản với Tỉnh( tông quái)
• Huynh đệ quái lai thủy, tài lộc hưng vượng Như 1 thủy từ Dự quái đến , 1 thủy từ Tiểu
Súc đến, lại có 1 thủy từ Cấu quái đến,
1 thủy từ Phục quái đến. Dự với Tiểu Súc thì Phục, với Cấu đều là đồng vận đối đổi quái,
mà Phục là phản quái của Dự, Cấu là phản quái của Tiểu Súc, nên 4 quái
này lại thuộc 1 khí tương thông. Lại như có 1 thủy từ Độn quái đến, 1 quái từ Khiêm
quái đến, Độn là phản hào của Dự quái tái hợp quái phản lưỡng quái, là 1
cuộc mà có thể thâu được 6 thủy. Gọi là “ thủy thượng bài long điểm vị trang,
huynh đệ cánh tử tôn”
Vài quái này có liên quan như huynh đệ thân mật, nên ở trên loan đầu. Hai quái
hoặc ba quái trong này là lai thủy mà lại thuộc chánh thủy thì phú quý chẳng nhỏ.
Như trong đồ này có chỉ 3 đường lai thủy, chỉ cần đương vận, nếu Dương Trạch thì
tài lộc lập tức hưng vượng, âm trạch thì con cháu thăng tiến quan chức

Thuận tử 48 cuộc- Nghịch tử 48 cuộc Lấy nguyên quái thượng hạ tương đồng (cùng quẻ âm
hoặc dương) làm mẫu quái
khởi 48 thuận tử cuộc. Lại lấy nguyên quái thượng hạ quái bất đồng (khác quẻ âm
dương) làm mẫu quái khởi nghịch tử cuộc.
Mà thuận tử, nghịch tử cuộc đều lấy thành quái do biến sơ hào đến biến thượng
hào, mỗi quái biến 6 lần, 8 quái tức biến thành 48 cuộc.
1- Thuận tử 48 cuộc:
2- Thuận tử 48 cuộc:
Như vậy: Càn, Khôn, Ly, Khảm, Tốn, Chấn, Cấn, Đoài là phụ mẫu của các quái
thuộc vận 6, 7, 8
3- Nghịch tử 48 cuộc:
4- Nghịch tử 48 cuộc:
Như vậy, Thái, Bĩ, Vị tế, Ký tế, Hàm, tổn, Ích, Hằng là phụ mẫu của các quái thuộc
vận 2, 3, 4
Càn Khôn sau khi giao thì Khảm Ly dụng sự, Lôi phong, Sơn Trạch đều có sở cư,
nên Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn là phụ mẫu của các quái, mà bát quái
sau khi giao, Thiên địa định vị, Sơn Trạch thông khí, Lôi Phong tương bạc, Thủy
Hỏa bất tương xạ thì Thái, Tổn, Ký tế, Ích, Hằng, Vị tế, Hàm, Bỉ lại đều là phụmẫu của vạn
vật, đấy cũng là cái nghĩa tử lại sanh tôn đó thôi.
Nguyên văn bởi 1268 Kính anh VH:
Phần nghịch tử 48 cuộc bảng đầu hình như anh bị nhầm: có 02 Khuê - Kiển; 02
Thăng - Vô vọng Đúng, các bạn bỏ bớt đi mỗi thứ một cái. Chắc tại uống nhiều cà phê quá
nên mắt
hoa, nhìn hai thành một.Huyền không ngũ hành (quan trọng)Mỗi quái đều có ngũ hành
riêng, lấy Thiên quái (thượng quái) phối với số của Hà Đồ ta được ngũ hành của quái.
Thí dụ 1: Thiên phong cấu quái, xét thiên quái là quái Càn. Càn tiên thiên cư ở cung Ly (9).
(4-9 )là kim tiên thiên. Vậy Thiên phong cấu huyền không ngũ hành
là Kim
Thí dụ 2: Trạch thiên quải, xét thiên quái là Đoài. Đoài tiên thiên cư ở cung Tốn
(4). (4-9) là kim tiên thiên. Vậy Trạch thiên quải huyền không ngũ hành thuộc
Kim.
Nhị thập tứ sơn phân ngũ hành
Tri đắc vinh khô tử dữ sanh
Phiên thiên đảo địa đối bất đồng
Kỳ trung bí mật tại nguyên không
Nhận long lập huyệt yếu phân minh
Tại nhân tử tế biện thiên tâm
Thiên tâm ký biện huyệt hà nan Đản bả hướng trung phóng thủy khán
Tùng ngoại sanh nhập danh vi tấn Định trì tài bảo tích như sơn
Tùng nội sanh xuất danh vi thối
Gia nội tiền tài giai phế tận
Sanh nhập khắc nhập danh vi vượng
Tử tôn cao quan tận phú quý Đây chính là bí mật của Nguyên Không , đến như cha con
cũng không thể cho biết,
chỉ có thể "tâm truyền". Cái vi hiệu của Nguyên Không Đại Quái chỉ trong 7 chữ “
phiên thiên đảo địa đối bất đồng”. khi 24 sơn đã phân định được ngũ hành thì sự vinh nhục
sanh tử tất nhiên đã rõ ràng. Lại lúc dụng sự, dùng thời này thì tốt, dùng
thời kia thì xấu, đó là đối bất đồng của thời khí. Lại có dùng chỗ này thì tốt, dùng
chỗ khác thì xấu, đấy là đối bất đồng của vật khí. Cái nghĩa lý bí mật này nếu
không được truyền tâm thì không thể hiểu.
Khi đã tìm được thiên tâm tức là chính khí trong huyệt, mà phóng thủy trong
hướng. “Tùng ngoại sanh nhập, tùng nội sanh xuất” là nói hướng chuyển của khí ở trong
huyệt. Ví dụ đang ở nơi suy bại mà nhận được khí sanh vượng ở ngoài vào
thì gọi là từ ngoài sanh nhập. Hướng là ta, Ta được thủy sanh nhập, khắc nhập là
cát, sanh Xuất, khắc xuất là hung
Như: Lập sơn hướng Lữ - Tiết được bát bạch chánh thần vận, lại thu thủy ở Khuê
quái nhị hắc linh thần vận. Tiết quái ngũ hành thuộc hỏa. Khuê quái ngũ hành
thuộc mộc, mộc sinh hỏa là thủy sanh hướng tức cát.
Van hoai: Đến đây chúng ta đã đi xong phần cơ bản của NGUYÊN KHÔNG ĐẠI
QUÁI, Như đã nói ở phần đầu: "Lý của “HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI” đã rất
thâm sâu mà nghĩa thì vô cùng. Nhưng khi đã thông đạt thì chỉ học ít lại vẫn có
thể thâm cầu bởi pháp dụng thì rất đơn giản", đúng vậy, pháp dụng đơn giản đến
không ngờ và hiệu quả cũng bất ngờ.
Chúng ta sẽ tiếp tục đi đến phần dụng "nguyên không đại quái" cho dương trạch.PHẦN II:
HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI CHO DƯƠNG TRẠCH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN:Vì một
quái chỉ chiếm chưa tới 6 độ, cho nên việc đo độ số căn nhà cần phải thực
hiện tỉ mỉ và chính xác, chỉ cần sai 1/2 độ là đã có kết quả khác nhau. Về cơ bản
cần kéo giây ra ngoài nhà ít nhất 2 mét và cầm la kinh trên tay cách mặt đất 1 mét
(trong người không mang kim loại, điện thoại,..), lưu ý giọt nước trên la kinh cho
cân bằng, nhắm cho song song với sợi giây và đo...Huyền không đại quái, đối với dương
trạch thì ngoại khí loan đầu quyết định 70
- 80% thắng bại của căn nhà.
1-) Bên ngoài nhà (quyết định 70-80%): Cổng, ao hồ, vị trí có nước cần bố trí tại
quái Linh thần suy khí (1,2,3,4 đối với vận 8). Đặc biệt cần xét yếu tố ngũ hành với
quái tại hướng nhà, lưu ý hướng nhà chứ không phải cửa xem có sinh nhập, khắc
nhập hay tị hòa với cổng, vị trí có thủy hay không. Nếu sinh xuất, khắc xuất thì
hung không dùng 2-) Bên trong nhà (quyết định 20-30%):- Cửa ra vào nhà cửa sổ, cần bố trí
tại quái chính thần vượng khí. Nhà lầu thì vị trí
bậc trên cùng của cầu thang bước vào tầng cũng phải ở chính thần vượng khí
(6,7,8,9 đối với vận 8)
- Vị trí đặt nước, phong thủy luân, hồ cá cần đặt tại quái chính thần vượng khí
- Bếp cần đặt tại quái Linh thần suy khí, Đá thạch anh cũng cần đặt tại linh thần
suy khí
Thí dụ: Nhà 251 độ Cửa chính đi 2 cánh ngay giữa, cổng đi một cánh bên phải từ nhà nhìn
ra
Hướng nhà thuộc quái Phong thủy hoán Vũ khúc(6) chính thần, huyền không ngũ hành
thuộc Hỏa
Xét ngoài nhà
- Cổng đi 1 cánh trong quái thuần Khảm, tham lang (1) linh thần, ngũ hành Hỏa tị hòa với
hướng(tốt), thêm quái Sơn thủy mông, cự môn (2), linh thần, ngũ hành
thủy khắc hướng (tốt)
- Non bộ có thủy đặt tại Hỏa thủy vị tế, hữu bật, chính thần gặp thủy thành suy
Xét trong nhà
- Cửa chính đi 2 cánh giữa trong Hoán quái (6), chính thần (tốt), Khảm quái, linh
thần (xấu) =>50-50
- Cửa phụ có Cổ quái (7) chính thần, tốt. Thêm Thăng quái (2) chánh linh thần, rất
xấu => hung
- Phong thủy luân giữa 2 quái tốn linh thần và Tỉnh chánh thần => 50-50
- Bếp tại Vô vọng quái, cự môn(2) chánh linh thần => rất tốt
- Đá thạch anh tại Tiết quái (8) chánh thần đương vận => rất xấu (ảnh hưởng sức
khỏe và nhân đinh)

Nhà này nhập trạch giữa năm 2003, Chồng làm đến trưởng phòng một công ty lớn.
Từ khi có hòn non bộ thì công việc nhiều trục trặc. Khi có thạch anh thì vợ bệnh
nan y.Nhất quái thuần thanh & nhất chính đương quyền
Nhất quái thuần thanh Cảnh hữu tịnh âm tịnh dương pháp
Tiền hậu bát xích bất nghi tạp
Tà chánh thọ lai âm dương thủ Khí thừa sanh vượng phương vô sát
Lai sơn khởi đảnh tu yếu tri Tịnh âm tịnh dương này chẳng phải là tịnh âm tịnh dương của
câu “ dương long
dương hướng thủy lưu dương”. Bởi long mạch chỉ theo 1 quái mà đến gọi là tịnh.
Muốn xét tịnh hay bất tịnh thì xét nơi cận thân 1 tiết (quái), hoặc từ trước đến, hoặc
từ sau đến, phải hết sức thanh thuần, không được hỗn tạp mà lấn qua quái khác, nói
8m (bát xích) là rất gần. Đã lấy 1 quái thuần thanh thì chỗ eo đất cách long quái
không được rộng, lấy trước sau 8 m là chỉ hai bên quái lộ.
Khi bố trí phong thủy cần gọn trong một quái, không nên lai tạp. Được như vậy thì
mọi việc mới theo ý muốn.Đối với những người học Phi tinh thì đều biết: Thành môn càng
hẹp thì khí càng mạnh, chính là "nhất quái thuần thanh" đó thôi Nhất chính đương
quyền Nhất chính đương quyền, Bách tà phải phục
Trong một cung hướng bố trí phong thủy kiêm nhiều quái, Nếu có quái của đương
vận thì quái này sẽ là chủ của cung hướng đó. Như vận 8 thì quái Tả Phụ(8) là
chính thần đương vận và Cự Môn(2) là linh thần đương vận
Thí dụ: Nhà Nhâm hướng Bính, 164 độ nhập trạch 2001 (vận 7)
Trong một cung hướng bố trí phong thủy kiêm nhiều quái, Nếu có quái của đương
vận thì quái này sẽ là chủ của cung hướng đó. Như vận 8 thì quái Tả Phụ(8) là chính
thần đương vận và Cự Môn(2) là linh thần đương vận
Thí dụ: Nhà Nhâm hướng Bính, 164 độ nhập trạch 2001 (vận 7)
Hướng Đại hữu quái phá quân(7) ngũ hành mộc, Cổng có Đại tráng Cự môn(2)
ngũ hành mộc tị hòa hướng
Cửa chính có chứa các quái: Đại tráng 2, đại hữu 7, quải 6, kiền 1
Cổng có chứa các quái: Tiểu súc 8, Đại tráng 2
Vì cửa chính có chứa quái đại hữu 7 là chính thần đương vận, lại được cổng tị hòa
với hướng nên vận 7 phát.
Qua vận 8 lúc này cổng có chứa Tiểu súc quái tả phụ là chính thần đương vượng
có thủy thành suy khí. Cửa chính có chứa đại tráng quái cự môn (2) là linh thần đương vận
suy khí, cho nên qua vận 8 thì đại bại Hợp ta tử và phản ta tử pháp Đối với dương trạch,
nếu tọa hướng nhà vào quái chính thần thì gọi là sơn hướng
hợp ta tử pháp, nếu tọa hướng nhà vào quái linh thần thì gọi là sơn hướng phản ta
tử.
Tọa - Hướng nhà hợp ta tử thì gia đình hòa thuận
Tọa - Hướng phản ta tử thì gia đạo bất an
Cổng, vị trí có thủy ngoài nhà vào quái linh thần là hợp ta tử và ngược lại là phản
ta tử Cửa vào quái chính thần là hợp ta tử và ngược lại là phản ta tử Thí dụ: Nhà thanh
cong tu
Tọa Gia nhân quái, văn khúc(4), hướng Giải quái (4) ngũ hành Mộc linh thần là
phản ta tử. Cổng vào Vị tế quái cửu tử (9) chính thần là phản ta tử. Cho nên nếu
không thay đổi cổng thì có sửa thế nào cũng khó mà thay đổi được cục diện.
Thủy theo lục pháp tại Khảm quái tham lang(1) ngũ hành hỏa, linh thần là hợp ta
tử nhưng bị sinh xuất nên cũng không thay đổi được gì
Cửa phía sau nằm trong 2 quái chính thần nên cũng đỡ đôi chút
Tọa hướng phản ta tử thì gia đạo bất an.
Thí dụ 2: Nhà khôn hướng cấn 40 độ

Nhà này hướng Thiên lôi vô vọng nhị vận là linh thần suy khí, phía trước có
con đường động khí mạnh biến suy khí thành vượng khí
Thủy khẩu tại Phong hỏa gia nhân tứ vận là linh thần suy khí gặp thủy thành
vượng. Gia nhân thuộc hỏa khắc vô vọng thuộc kim là khắc nhập, biến hung thành
cát
Cửa chính có Bí quái bát vận là "nhất chính đương quyền", tài lộc dồi dào. Nhưng,
cũng có Vô vọng quái nhị vận là linh thần đương vận, Cho nên tiền vào nhiều mà
ra cũng nhiều.
Sơn - hướng phản ta tử nên gia đạo bất an
Thí dụ 3: Nhà hongai72

Tọa Hỏa sơn Lữ bát vận, hướng Thủy trạch Tiết bát vận, hợp ta tử pháp
Cổng đi 1 cánh chứa quái Phong trạch trung phu tam vận, ngũ hành Hỏa tị hòa
hướng là hợp ta tử Cửa chính có chứa Tiết quái chính thần đương vận cũng là hợp ta
tử Khi có điều kiện sẽ luận về thủy phía sau nhà (bí mật tại nguyên không, hì hì)
Sơn hướng hợp ta tử thì gia đình hòa thuận, con cái ngoan hiền
Nhà phạm tuyến không vong Phạm tuyến không vong là khi độ số vào giữa hai quái là hung
cục
Có hai cách:
1-) Giữa hai quái cùng ngũ hành: Thí dụ: Tiết quái bát vận và trung phu quái tam
vận cùng ngũ hành hỏa, lúc này ta cần dụng thủy để hỏa được sinh nhập, khắc nhập
thì có thể cứu được.
2-) Giữa hai quái khác hành: Như Ly quái tham lang hành mộc và Cách quái cự môn hành
kim, Lúc này dụng thủy cần thỏa diều kiện cho cả hai, có thể là hành hỏa chẳng hạn.
Phạm tuyến không vong lại giữa hai Cung hạ quái là đại hung, không nên dùng.
Thí dụ 180 độ là giữa hai quái Kiền và cấu có hạ quái (tức địa quái)càn và hạ quái
tốn. Kể cả dụng thủy sát hai quái này cũng kỵ. Như hướng Cấu bát vận không được
dụng thủy Kiền nhất vận cho dù ngũ hành cùng thuộc kim
Thí dụ 4: Nhà Hoa Mai

253 độ phạm không vong giữa hai quái Phong thủy hoán lục vận và Thuần khảm
nhất vận. Ngũ hành cùng là hỏa. Thủy kích phía trước tại Sơn thủy mông nhị vận
ngũ hành thủy là khắc nhập, hợp ta tử pháp
Thủy phía sau tại Vô vọng quái Cự môn thì ....(sẽ phân tích ở phần khác)
Nhà mặt phố không có cổng Nhà mặt phố không có cổng, lúc này quyết định vẫn là cửa
nhập khí có được vượng khí hay không
Thí dụ 5: nhà 42 độ
Hướng 42 độ, Thiên lôi vô vọng nhị vận là chánh linh thần gặp đường lớn là vượngthủy.
Cửa nhập khí có Bí quái bát vận là chính thần đương vận và kí tế quái cửu
vận. Cho nên nhà này làm ăn phát đạt đến bây giờ (2012)

Bậc cầu thang trên cùng bước vào tầng lầu ở vào trạch thủy khốn bát vận là chính
thần đương vận, cũng là hợp ta tử pháp

Nhà mặt phố Thí dụ 6: Nhà 347 độ, xây dựng và nhập trạch vận 7, đến nay chưa đổi vận
theo
phi tinh
Nhà này cửa chỉ đi một nửa bên phải(từ trong nhà nhìn ra), vận 7 cửa có chứa Tỉ quái thất
vận là chính thần đương vận nên phát mạnh, tài lộc dồi dào. Qua vận 8 vì
nhờ đi phần cửa bên phải có 2 quái Tỉ và bác đều là chính thần phụ nên ở thế bình
tài không còn phát mạnh như trước nữa.
Nhà mặt phố hướng chính thần, Chính thần gặp thủy thành suy, nếu cửa bố trí
không hợp ta tử sẽ dẫn đến suy bại
.PHẦN III
HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI BÍ TRUNG BÍ (những bí mật trong bí mật)
Khôn Nhâm Ất cự môn tùng đầu xuất
Giáp Quí Thân tham lang nhất lộ hành
Cấn Bính Tân vị vị thị phá quân
Tốn Thìn Hợi tận thị vũ khúc vị
Tham lang tinh là quái ở trong thiên địa phụ mẫu tam bàn quái. Cự môn tinh là giang tây
quái ở trong đông tây phụ mẫu tam bàn quái. Vũ khúc tinh và Phá quân
tinh là giang đông quái ở trong đông tây phụ mẫu tam bàn quái
Một trong những bí mật của nguyên không là:" Phàm hễ quái vận ngũ hành mà kết
thành hợp thập, tức nguyên vận qui trung là đại cát"
Do đó, nếu nhất vận tham lang tinh với cửu vận bật tinh kết thành phu phụ thì sanh
tử sanh tôn phát phú phát quí. Các vận khác cũng suy như vậy.
Trạch phần mà quái vận kết thành hợp thập thì chủ nhân được thọ phước ấm mà
phát phú quí
Khôn Nhâm Ất cự môn tùng đầu xuất . Chẳng phải Cự môn mà cùng một lệ với Cự Môn
Thăng quái của nhị vận ở trong Khôn và Quán quái của nhị vận ở trong Nhâm
(Thăng với Quán thông) cần phối với Tiết quái bát vận ở trong Ất, chính là Cự môn cách.
Tọa Tiết quái, hướng Lữ quái bát vận, có thủy lai, khứ tại Thăng quái và Quán quái
nhị vận là cách kết hợp tốt nhất.
Ai học phong thủy cũng biết cách bố trí của Huyền Vũ, Thanh long, Bạch hổ,Đằng xà, Chu
tước Đây có phải là "khôn nhâm ất quyết" ???!!!

Giáp Quí Thân tham lang nhất lộ hành


Chẳng phải Tham lang mà cùng một lệ với tham lang. Trạch phần quái vận mà kết hợp thập
thì nhà nhà phát phú, phát quí, cho nên Dương Công mới nói: Ly quái của nhất vận trong
Giáp cần phối với Vị tế quái cửu vận trong Thân và Ích quái cửu vận trong Quí, đó chính là
1-9 hợp thập, vận qui trung thì mới năng chế tứ phương mà làm chủ tể các tinh của 4
phương rồi nắm giữ vượng khí.
Ly (1) - Ích (9) - Vị tế (9) là tham lang cách.
Các bạn để ý đây là một cách dụng thủy đến từ phía tọa, tại sao nhỉ???Cấn Bính Tân
vị vị thị phá quân Chẳng phải phá quân mà cùng một lệ với phá quân
Quái Đại Hữu thất vận trong Bính phối với Minh di quái tam vận trong Cấn và
Tiểu quá quái tam vận trong Tân là Phá Quân cách. Thoạt nhìn thì giống Cự Môn
cách trong Khôn Nhâm Ất, nhưng xét kỹ sẽ thấy 2 Thủy và Hướng có một sinh
nhập, một khắc nhập.Tốn Thìn Hợi tận thị vũ khúc vị Chẳng phải vũ khúc mà cùng một
lệ với vũ khúc
Đây lại là một cách thủy đến từ phía tọa.
Lý quái của Lục vận trong Thìn phối với Đại Súc quái tứ vận trong Tốn và Tụy
quái tứ vận trong Hợi là Vũ Khúc cách.
Như vậy mỗi câu trong Khôn Nhâm Ất quyết cho ta một cách bài bố sơn hướng
thủy. 4 cách cuộc này lấy 1 gia vào 9, 2 gia vào 8, 3 gia vào 7, 4 gia vào 6 đều hợp
thành 10 mà lý khí được toàn mỹ.
Thi viết:
Tam nguyên quái vận ải tinh trang
Vận lâm trung ương chế tứ phương
Dụng thử lượng sơn dữ bộ thủy
Lập trạch an phần đại cát xương
Lưỡng thủy đối đãi vận hợp thập
Năng tương phạm đan biến đào châu
Cánh đắc sơn hướng dã hợp thập
Nhất môn đỉnh thạnh cổ kim thù 64 quái vận & chủ vận quái Trong mỗi vận đều có một quái
làm chủ vận, Nếu lập tọa sơn ở quái này lại hợp hướng , thủy thì đại cát.
- Nhứt vận: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là Tham Lang thiên
nguyên quái. Là Nam Bắc Phụ mẫu quái, Khôn quái là chủ vận
- Nhị vận: Tráng, Khuê, Cách, Vọng, Thăng, Mông, Kiển, Quán là Cự Môn thiên
nguyên quái, lại là Giang Tây quái, chủ vận Thăng quái.
- Tam vận: Nhu, Trung, Minh, Gi, Quá, Tụng, Tiểu, Tấn là Lộc Tồn nhân nguyên
quái, lại là Giang Tây quái. Minh Di quái chủ vận.
- Tứ vận: Đại Súc, Lâm, Gia, Truân, Đỉnh Giải, Độn, Tụy là Văn Khúc địa nguyên
quái, lại là Giang Tây quái. Lâm quái chủ vận.
- Lục vận: Quyết, Lý, Phong, Phệ Hạp, Tỉnh, Hoán, Khiêm, Bác là Vũ Khúc địa
nguyên quái, lại là Giang Đông quái. Khiêm quái chủ vận.
- Thất vận: Đại hữu, Quy Muội, Đồng Nhân, Tùy, Cổ, Sư, Tiệm, Tỉ là Phá Quân
nhân nguyên quái, lại là Giang Đông quái. Sư quái chủ vận.
- Bát vận: Tiểu Súc, Tiết, Bí, Phục, Cấu, Khổn, Lữ, Dự là Tả Phụ thiên nguyên
quái, lại là Giang Đông quái. Phục quái chủ vận.
- Cửu vận: Thái, Tổn, Ký Tế, Ích, Hằng, Vị Tế, Hàm, Bỉ là Hữu Bật thiên nguyên
quái, lại là Nam Bắc quái. Thái quái chủ vận.Một số cách cục điển hình Long Thiên Lôi Vô
Vọng (9 của nhị vận) không được thâu Thiên Trạch Lý thủy (9
của lục vận), ấy là âm dương tương thừa.
Long Địa Hỏa Minh Di (1 của tam vận) không được thâu thủy Thiên Trạch Lý (9
của lục vận) và Thiên Lôi Vô Vọng (9 của nhị vận) không được thâu thủy Địa
Thiên Thái (1 của cửu vận) và Thiên Trạch Lý (9 của lục vận) thủy, ấy là long thủy
giao chiến, lại là âm dương giao giới, thủy cũng không hợp vận.
Long Thiên Lôi Vô Vọng (9 của nhị vận) thâu thủy Thiên Địa Bỉ (9 của cửu vận)
Cuộc này là phụ mẫu gặp tử tức, tức là lục tú gặp tam cát, lại là 1 9 hợp thập, rất
tốt.
Hướng Trạch Sơn Hàm (4 của cửu vận) thâu Thiên thủy Tụng (9 của tam vận), ấy
là chân phu phụ, hướng và thủy đồng ngũ hành, 4 9 lại hợp sanh thành.
Long Thủy Lôi Truân (7 của tứ vận) lập Tốn quái (2 của nhứt vận) hướng, thâu
Tốn quái thủy, đây là Tham Lang hợp cuộc nên không thể lập vượng hướng của
bổn long, vượng hướng bổn long là Trạch Địa Tụy. Cuộc này long, hướng, thủy
thủ 1 4 hợp ngũ, 2 7 sanh thành vận 1 là Tham Lang nên Tham Lang hợp cuộc.
Long Khôn quái (1 của nhứt vận) Lập Địa Thiên Thái (1 của cửu vận) hướng, thâu
Thiên Thủy Tụng (9 của tam vận) và Càn quái thủy. Hợp thủy ở Thái quái (1 của
cửu vận), tiêu ở Thiên Hỏa Đồng Nhân (9 của thất vận). Đây là cuộc tam nguyên
bất bại; long hướng và thủy thủ 1 9 hợp thập.
Long Thiên Thủy Tụng (9 của tam vận) thâu Trạch Lôi Tùy (4 của thất vận) thủy;
4 9 hợp số sanh thành, đều là hợp ta tử pháp. Vận lại thủ 3 7 hợp thập.
Bát vận mà thâu Dự quái thủy, gọi là sát thủy, bởi Dự quái của bát vận là đương
vận, long lấy vượng làm vượng, thủy lấy suy làm vượng Phụ mẫu quái“Phụ mẫu âm dương
tử tế tầm, tiền hậu tương kiêm định;
Tiền hậu tương kiêm lưỡng lộ khán, phân an lưỡng biên an”.Quái có phụ mẫu của quái, hào
có phụ mẫu của hào, phụ mẫu của hào tức là 1 hào biến ra, quái trước quái sau, phân ra
hai đường tức là tử tức, nếu không xem xét kỹ lưỡng thì thai nguyên của phụ mẫu không
thật làm cho âm dương sai thác. Càn Đoài Ly Chấn là dương nghi, Tốn Khảm Cấn Khôn là
âm nghi, âm dương lưỡng
nghi nhất định không thể có sai thác, tức Càn Đoài của 3 hào ngoài không được tạp
dụng với Ly Chấn; Tốn Khảm không được tạp dụng với Khôn Cấn, vì tạp dụng
cũng là sai thác; cũng như 9 4 không thể tạp với 3 8; 2 7 không thể tạp với 1 6,
cũng tức là Kim không thể tạp dụng với Mộc; Hỏa không thể tạp với Thủy. Đây là
nói về tuyến không vong, không thể dụng kiêm giữa kim với mộc, thủy với hỏa. Ví
dụ: Lập hướng không vong giữa Trạch thủy khốn bát vận và Hỏa thủy vị tế cửu
vận là đại hung.
Cần phải nhớ kỹ khi cách long cách hướng, cách sơn cách thủy, hoặc định sơn lập
hướng phải áp dụng nguyên tắc này. Đây là nguyên tắc của xuất vị với bất xuất
vị như Dương Công nói: “Quái nội bát quái bất xuất vị, đại đại nhân tôn quý; hướng
thủy lưu quy nhứt lộ hành, đáo xứ hữu thanh danh; long hành xuất quái vô quan
quý, bất dụng lao tâm lực; chỉ bả thiên y phước đức biền, vị giải kiến vinh quang”.Đó là điều
Dương Công đặc biệt lưu ý, biện chánh quái bất xuất vị mới tốt, nếu kết
hợp được long hoặc thủy của phụ mẫu quái thì càng tốt.
Dương Công nói:“Đảo bài phụ mẫu ấm long vị, sơn hướng đồng lưu thủy;
Thập nhi âm dương nhứt lộ bài, tổng thị quái trung lai”Đảo bài phụ mẫu là ý nghĩa về
điên điên đảo, âm dương giao cấu đều là pháp đảo
bài.
Sơn hướng với thủy thần tất phải đảo bài để định âm dương.
Ta coi lại phần Giang Đông Và Giang Tây quái
Ví như vào vận hạ nguyên thâu long là Phong quái thì phải chuyển qua Chấn quái
mà lai, khứ thủy (thủy đến hoặc đi); Vào vận thượng nguyên thâu hướng là Độn
quái thì phải chuyển qua Bĩ quái mà lai, khứ thủy; Chấn là phụ mẫu của Phong; Bĩ là
phụ mẫu của Độn, ấy là đảo bài.
Sự diệu dụng của ải tinh, người mới nhập học không thể thấu triệt minh bạch, bởi
vì trong cát có hung, trong hung có cát, trong cát lại có cát, trong hung lại có hung.

Giống như câu“Tam dương thủy hướng tận nguyên lưu, phú quý vĩnh vô hưu;
Tam dương lục tú nhị thần đương, lập kiến nhập triều đường”Tam dương tức là tam cát,
Nam Bắc bát thần phụ mẫu quái là tam cát, không nói
tam cát mà nói tam dương vì kiêm dụng Bính Ngọ Đinh; Lục tú là nói thuận
nghịch lục tử của 48 cuộc; nhị thần là nói 2 quái Quải và Cấu trong Bính Ngọ Đinh
tương đối với 2 quái Bác và Phục của trong tam âm. Quải mà tận thì là thuần Càn,
dương tận trong Ngọ, có 1 âm mới sanh mà thành quẻ Cấu. Bác mà tận thì là thuần
Khôn, âm tận trong Tí, có 1 dương mới sanh thành thành quẻ Phục; 4 quái này là
khuôn mẫu của Càn Khôn, là phép tắc của âm dương. Ý nói Càn là phụ mẫu của
Cấu mà cũng là phụ mẫu của Quải (Phụ mẫu quải là Đoài mà Phụ mẫu Đoài là
Càn); Khôn là phụ mẫu của Phục và cũng là phụ mẫu của Bác (phụ mẫu của Bác là
Cấn mà Khôn lại là phụ mẫu của Cấn), thường mà gặp tam dương tam âm long
thủy phối hợp thì nhất định phát phước.
Như thí dụ ở bài trước: Long Thiên Lôi Vô Vọng (9 của nhị vận) thâu thủy Thiên Địa Bỉ (9
của cửu vận) Cuộc này là phụ mẫu gặp tử tức, tức là lục tú gặp tam cát,
lại là 1-9 hợp thập, rất tốt.
Phần phụ mẫu giao mà sinh lục tử, các bạn xem lại tại
http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=3284&page=4 Để biết phụ mẫu của các
quái Phu phụ quái“Tí Quý Ngọ Đinh thiên nguyên cung,
Mão Ất Dậu Tân nhứt lộ đồng,
Nhược hữu sơn thủy nhứt đồng đáo,
Bán huyệt Càn Khôn Cấn Tốn cung,
Thủ đắc phụ tinh thành ngũ cát,
Sơn trung hữu thử thị chân long”.Trong phép “trừu hào, hoán tượng” thì sơ hào là thiên
nguyên, trung hào là nhân nguyên, thượng hào là địa nguyên; 2 hào sơ và thượng hào giao
thông là nhân
nguyên, 2 hào sơ và trung hào giao thông là địa nguyên, 2 hào trung và thượng hào
giao thông là thiên nguyên, đây là tam nguyên thiên địa nhân, tức Giang Đông
Giang Tây Nam Bắc bát thần quái. “Sơn thủy nhất đồng đáo” là nói sơn thủy đều đắc vượng
khí. “Bán huyệt Càn Khôn Cấn Tốn cung” là nói Tí Quý Ngọ Đinh Mão Ất Dậu Tân, trong các
phương vị này đều có quái khí của Càn Khôn Cấn Tốn.
“Thủ đắc phụ tinh thành ngũ cát” là 1 loại pháp quyết ải tinh như trong Thanh
Nang áo ngữ đã nói: Khôn Nhâm Ất Cự Môn tùng đầu xuất, chẳng hoàn toàn là Cự Môn mà
cùng một lệ với Cự Môn.
Tưởng Đại Hồng nói: Phần này tiếp theo tiết La Kinh chiếu quá giáp, nói rõ
phương vị lý khí, tức là tác dụng của nguyên không đại quái trong Thiên Ngọc
kinh. Còn về pháp phân ra Tí Ngọ Mão Dậu là thiên nguyên cung, Dần Thân Tị Hợi là nhân
nguyên cung, Thìn Tuất Sửu Mùi là địa nguyên cung thì có chứa ẩn diệu lý của thiên
nguyên.Đây tuy lấy tứ trọng chi là thiên nguyên cung, nhưng 4 chi này chẳng phải đều thuộc
thiên nguyên, mà là trong 4 chi này còn có thiên nguyên long. Nói “phụ tinh ngũ cát” tức là
nói sự thanh thuần của thiên nguyên cung; bởi tuy thiên nguyên long bao gồm các quái mà
cửu tinh thì chỉ có phụ mẫu tam cát, nên e rằng về lâu sau sẽ phát tiết hết tận mà thành suy
vi, do đó phải kiêm thâu long thần Phu Phụ cung hợp khí nhập huyệt để thành ngũ cát,
sau đó nhất nguyên mà kiêm lưỡng nguyên làm cho long lực bền lâu không dứt.
Dương Công đưa ra thiên nguyên long cách, lấy Tí Ngọ Mão Dậu ở vào tứ chánh
vị, như người đứng nơi chánh vị nắm giữ kỷ cương, bao hàm âm dương ngũ hành,
thư hùng giao cấu, tam bát phẩm phối; nhưng thiên đạo thì quá cao, mà nguyên khí
của bổn cung thì cửu tinh chỉ có phụ mẫu tam cát, do sợ khí lực không đủ nên phải
kiêm Phụ tinh chân khí nhập huyệt để trợ long thần mà thừa được vận thượng hạ của lưỡng
nguyên thì thần khí mới sung mãn, dù suy vận sắp đến cũng không lo, mà đã đến thì cũng
không sợ suy .
Càn Khôn Cấn Tốn là Dương Công ám chỉ có phụ tinh ở trong đó; tam cát là chỉ về bổn quái
phụ mẫu; ngũ cát là kiêm hợp quái mà nói
Càn cung chứa Cấn quái nhất vận và Khiêm quái lục vận là Nhất Lục cộng tông
Khôn cung chứa Thăng quái nhị vận và Cổ quái thất vận là nhị thất đồng đạo
Cấn cung chứa Sư quái tam vận và Mông quái bát vận là tam bát vi bằng
Tốn cung chứa Đại súc quái tứ vận và Thái quái cửu vận là tứ cửu vi hữu

Huyền Không đại quái càng nghiên cứu càng thấy thâm sâu, phức tạp; Cho nên
chúng ta cần phải đem hết tinh lực mà tập trung chú ý nghiên cứu thì mới có thể lãnh ngộ,
khi đã dung hội quán thông yếu lĩnh thì có thể biến phức tạp thành giản đơn mà vận
dụng được linh hoạt .
Nói tổng quát thì 3 tiết thiên nguyên địa nguyên nhân nguyên, tức Tí Ngọ Mão
Dậu phối Ất Tân Đinh Quý, Thìn Tuất Sửu Mùi phối Càn Khôn Cấn Tốn là phu
phụ đồng tông, riêng Dần Thân Tị Hợi thì không phối Giáp Canh Bính Nhâm làm
phu phụ, như vậy đủ biết nguyên ý không lấy Giáp Canh Bính Nhâm kiêm Dần
Thân Tị Hợi (đây vì là nơi âm nghi dương nghi phân giới nên không tương thuộc
hay còn gọi là phân tuyến đại không vong).
Dương Công nói:
“Tham Lang nguyên thị phát lai trì,
Tọa hướng huyệt trung nhân vị tri,
Lập trạch an phần quá lưỡng kỷ,
Phương sanh quý tử hảo nam nhi”.Tham Lang tinh là phụ mẫu của các tử tức, là thống lĩnh
các quái, đắc khí trước
tiên mà thi triển sức lực dài xa. Nhân nguyên và địa nguyên kiêm thủ Tham Lang
long mạch, không đương chánh quái mà chỉ đến 1 điểm ở bên Tham Lang thì lực
lượng bất chuyên nên phát phước chậm. Kinh văn nói “Quá lưỡng kỹ phương sanh
quý tử là nói cái đại ý, lại vì Tham Lang phụ mẫu quái là rất tôn quý nên tất nhiên
sản sanh anh hào; nhứt quái đắc thời thì sẽ phát thôi quan. Sự ứng nghiệm nhanh
hay chậm không nên chỉ căn cứ vào 1 loại quái khí để luận, mà cần phải tham hợp
khí thế sơn thủy thì mới chuẩn xác.
Thi viết:Dương Công đinh ninh tác gia truyền
Ngã kim công khai truyền dữ nhân Đắc quyết hoàn tu khuyến khảo nghiệm
Tẩu biến thiên nhai hảo cứu bần
Bình dương long huyệt yếu tọa không
Tọa không phương kiến khí tượng hùng
Thỉnh khán thế giới đại đô thị
Đa thị tọa không phước vô cùng
Bình dương chân kết hậu tọa không
Tất sanh nam nhi vi tam công Đại quái nhược năng hợp ngũ cát
Cánh hiển tạo hóa hữu thần công
Long hướng thủy phong chỉ hữu tứ
Đại quái hà đắc ngũ cát long
Chỉ duyên nhứt tinh kiêm nhứt tinh
Hợp phụ tiện thành ngũ cát longẢi tinh diệu quyết chân áo bí
Bất đắc khẩu truyền bất vi công
Nhậm quân trí tuệ siêu nhan
Dã tu khẩu truyền phương năng không Ải tinh bí quyết như thử kỳ Thiên dư ngũ lai ky yên
chi
Hảo đắc lão đạo đắc chánh truyền
Công khai giảng thuật đại gia tri
Tùng thử ải tinh tri giả đa
Thiên địa tạo hóa tận bao la
Phiên thiên đảo địa bằng quân ý
Y bổn hữu truyền thả xướng ca
VanHoai:
Nhận thấy có một số bạn mới chỉ hiểu sơ về Huyền Không Đại Quái đã vội vàng,
hấp tấp dùng Đại quái đi tư vấn cho người. Đại Quái ứng nghiệm mạnh và tức
thời, cho nên cần thật cẩn trọng. Chúng ta mới chỉ ở phần nổi của "tảng băng Đại quái".
Tôi xin tạm thời dừng ở đây, để các bạn có thời gian nghiên cứu và đọc tiếp"
Lục thập tứ quái ải tinh pháp"
Các bạn hãy lấy giấy viết ra và tự trả lời các câu hỏi sau đây:
1- Thế nào là Phản quái, thác quái, tông quái và dùng để làm gì?
2- Cách dụng huyền không Đại Quái vào dương trạch như thế nào? Dụng thủy,
dụng sơn?....
3- Thế nào là quái hợp thập? Cách dụng ra sao?
4- Thế nào là quái phụ mẫu? cách dụng ra sao?
5- Thế nào là quái phu phụ? cách dụng ra sao?
Sau khi đã nghiềm ngẫm và trả lời các câu hỏi trên. Hãy lấy chính nhà mình
làm "chuột thì nghiệm" nếu thấy kết quả mỹ mãn hãy chờ đọc tiếp phần sau.
Chúc các bạn tinh tấn.Chào anh Van Hoai và các ACE.
Anh tạm dừng để các ACE nghiên cứu và thảo luận là rất đúng, vì học phải hiểu
thật kỹ lý thuyết, phải cùng nhau phân tích xem chỗ nào không hiểu, chỗ nào
không logic cần xem xét lại, sau khi đã thông hiểu kỹ lý thuyết thì từ từ ứng dụng
từng điều một xem sự việc sẩy ra như thế nào?
Từ ngày anh viết mà chẳng thấy ACE chịu thảo luận gì cả.
Anh Van Hoai đã cất công viết bài, chúng ta (ACE) những người đang học hỏi cần
tích cực phân tích chi tiết và cùng nhau thảo luận để thật thấu hiểu sau đó mang ra ứng
dụng cho nhà mình, sau khi thành công thì tự theo dõi hàng trăm ngôi nhà thấy ứng nghiệm
tốt thì lúc đó may ra mới có khả năng tư vấn.
Hy vọng chúng ta mở một chuyên mục thảo luận HKĐQ có sự giúp đỡ của anh
VanHoai và các ACE có kinh nghiệm.
Mến chào.Nhằm nâng cao kiến thức về phong thủy, Diễn Đàn HUYỀN KHÔNG LÝ
SỐmở phòng thảo luận PHONG THỦY
I- Mục đích: Cùng nhau trao đổi, học tập, nghiên cứu các môn phong thủy. Đặc
biệt tìm hiểu và nghiên cứu về HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI (Đại Thành phái,
Liên Thành phái,...)II- Đối tượng tham gia: Tất cả mọi thành viên của Diễn đàn có đủ điều
kiện đều
có thể đăng ký tham gia. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ mời một số thành viên đặc
biệt tham gia.
III- Điều kiện tham gia: Các thành viên có một trình độ về phong thủy nhất định
(trung , cao), có những nghiệm chứng về phong thủy...
Thành viên muốn tham gia xin trả lời các câu hỏi về Đại Quái sau:
* Câu hỏi chính (bắt buộc):
1- Thế nào là Phản quái, thác quái, tông quái và dùng để làm gì?
2- Cách dụng huyền không Đại Quái vào dương trạch như thế nào? Dụng thủy,
dụng sơn?....
3- Thế nào là quái hợp thập? Cách dụng ra sao?
4- Thế nào là quái phụ mẫu? cách dụng ra sao?
5- Thế nào là quái phu phụ? cách dụng ra sao?
* Câu hỏi phụ (không bắt buộc):
1- Tại sao Khôn Nhâm Ất quyết không là 2 câu mà là 4 câu tức 4 cách dùng vì 1
hoặc 2 cách là có thể dụng được rồi?
2- Bạn dùng trình gì để vẽ sơ đồ nhà (Acad, Photoshop,....)?
3- Bạn đã dụng huyền không Đại Quái cho nhà nào chưa? Có hiệu quả không? Nếu
có, nêu cụ thể (sơ đồ nhà, độ hướng, thời điểm thực hiện sửa theo đại quái, thời
gian ứng nghiệm,...) Các bạn có thể gửi câu trả lời bất cứ lúc nào, Phòng thảo luận PHONG
THỦY
luôn đón chào các bạn Ban Quản Trị diễn đàn HUYỀN KHÔNG LÝ SỐ trân trọng thông
báo Trích:
Nguyên văn bởi van hoai Khôn Nhâm Ất cự môn tùng đầu xuất Chẳng phải Cự môn mà
cùng một lệ với Cự Môn
Thăng quái của nhị vận ở trong Khôn và Quán quái của nhị vận ở trong Nhâm
(Thăng với Quán thông) cần phối với Tiết quái bát vận ở trong Ất, chính là Cự môn cách.
Tọa Tiết quái, hướng Lữ quái bát vận, có thủy lai, khứ tại Thăng quái và Quán
quái nhị vận là cách kết hợp tốt nhất.
Ai học phong thủy cũng biết cách bố trí của Huyền Vũ, Thanh long, Bạch hổ, Đằng
xà, Chu tước Đây có phải là "khôn nhâm ất quyết" ???!!!BIẾN QUÁI TRONG TRẠCH NHẬT
TIỂU ĐỆ THẤY:KHÔN NHÂM ẤT CỦA SƯ PHỤ--------------------------
Khôn nhâm ất (2)
Thăng quái của nhị vận ở trong Khôn và Quán quái của nhị vận ở trong Nhâm
(Thăng với Quán thông) cần phối với Tiết quái bát vận ở trong Ất, chính là Cựmôn cách.
Tọa Tiết quái, hướng Lữ quái bát vận, có thủy lai, khứ tại Thăng quái và
Quán quái nhị vận là cách kết hợp tốt nhất.
+ LY đảo bài, thuận bài {(-): Khuê 2, Tấn 3, Đỉnh 4/ (+):Lữ 8, Đại Hữu 7, Phệ Hạp 6}.
+ KHẢM đảo bài, thuận bài {(+): Kiển 2, Nhu 3, Truân 4/ (-):Tiết 8, Tỷ 7, Tỉnh 6}.
+ KHÔN đảo bài, thuận bài {(-): Thăng 2, Minh Di 3, Lâm 4/ (+): Phục 8, Sư 7,
Khiêm 6}.
+ TỐN đảo bài, thuận bài {(-): Quán 2, Trung Ph u3, Gia Nhân 4/ (+): Tiểu súc 8,
Tiệm 7, Hoán 6}.
*****************************************- Tọa âm quái Tiết quái (8) [KHẢM];
- Hướng dương Lữ quái (8) [LY], thu thủy tại:
- Thủy âm Thăng quái (2) [KHÔN]
- Thủy âm Quán quái (2) [TỐN]
TỐN KHẢM LY, KHÔN - SAO đông tứ trạch lại lọt KHÔN vào đây???Trích:
Nguyên văn bởi van hoai Thác quái & Quái Phản Đối quái - Phản quái đồ[/center]
Vận 2 là thí dụ
Đệ dụng Thác quái và phản quái cùng vận để giải thích:"[Giang đông nhất quái tòng lai cát.
Bát thần tứ cá nhất]"Vận 8: biến nhất hào. Âm dương giao cấu đồ & Âm dương nội quái hào
1 với
ngoại quái hào 4.
Vận 7: biến nhị hào, âm dương giao cấu giữa sơn-phong, địa-thủy, hỏa-thiên, lôi
trạch quái & Âm dương nội quái hào 2 với ngoại quái hào 5.

Vận 6: biến nhị tam, âm dương giao cấu giữa phong-thủy; sơn-địa, thiên-trạch,
hỏa-lôi quái & Âm dương nội quái hào 3 với ngoại quái hào thượng.

【 bổ chú 】 bát thần, chỉ vận 6, vận 7, vận 8, mỗi vận có 08 quái. Kỳ mỗi quái
nội, ngoại hào, các giao thông nhất hào [chỉ 1 hào giao cấu giữa hào sơ với hào 4;
hào 2 với hào 5; hào 3 với hào thượng; nhất hào tương giao giữa 08 quái], cố vị chi
nhất. 08 quái thành 04 lưỡng quái tương giao, Nên Không viết bát cá, mà viết tứ cá
giả, mỗi vận bát quái chi trung, nhất nhị tam tứ, lục thất bát cửu câu bị, như tại tiền
tứ vận nhất nhị tam tứ thu long, tắc tất lục thất bát cửu thu thủy. Hậu tứ vận phản
thị. Thử tiết đan chỉ bài long, bất kiêm thủy luận cố chích hữu tứ cá: lục thất bát
vận dĩ kiền khôn vi lão phụ mẫu. Kiền quái tại châm lộ chi đông, cố viết giang đông. Viết
nhất quái, mỗi vận bát quái hợp nhất quái thuần thanh chi nghĩa, tức bảo
chiếu kinh sở vị bát quái chích hữu nhất quái thông thị dã.[Giang tây nhất quái bài long vị.
Bát thần tứ cá nhị.]Vận 2: biến hào 2, 3 - Nhị vận bát quái vi nhất chi nhị, vi cự môn ' Vi
giang tây
quái, vi thiên nguyên long'
+ Âm dương giao cấu nội quái nhị hào 2 với ngoại quái hào 5 & hào 3 với hào
thượng;
+ Âm dương tương giao giữa Địa-phong; sơn-thủy; Thiên-lôi; trạch hỏa! tám quái
thành 04 cặp quái tương giao.
Hay đồ tròn: Thác quái và phản quái vận 2:
Vận 3: Tam vận bát quái vi nhất chi tam, vi lục tồn, vi giang tây quái, vi nhân
nguyên long.
+ Âm dương giao cấu nội quái nhị hào sơ với ngoại quái hào 4 & hào 3 với hào
thượng;
+ Âm dương tương giao giữa Lôi-sơn, địa-hỏa, Thiên-Thủy, trạch-phong! tám quái
thành 04 cặp quái tương giao.

Vận 4: tứ vận bát quái vi nhất chi tứ, vi văn khúc, vi giang tây quái, vi địa nguyên
long

Vận 4: tứ vận bát quái vi nhất chi tứ, vi văn khúc, vi giang tây quái, vi địa nguyên
long
【 bổ chú 】 thử chỉ vận 2, 3, 4, mỗi vận chi 8 quái. Mỗi quái các giao thông
lưỡng hào [02 hào giao thông nội ngoại quái/ các quái với nhau], cố vị chi nhị. nhị tam
tứ vận, dĩ bĩ thái vi lão phụ mẫu. Bĩ quái tại châm lộ chi tây, cố viết giang tây
bài long vị. Tòng lai cát, long vị nghi cát, đối cử chi hỗ văn dã.【 tứ khố 】 giang tây bát long
thân canh dậu tân tuất kiền hợi nhâm vi đệ nhị quái, thu tham cự vũ tam cát sa thủy, nhi bát
thần chi trung giáp tuất nhâm tân tứ thần, câu tại nhị quái.【 chung án 】 tứ khố sở tái vi:
giang tây nhị quái bài long vị. Bát thần tứ cá nhị.
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 2
Hồi 1 ( line ở đây )

Hồi 2 này chuyên bàn về chữ VẬN trong HKĐQ tài liệu nói về vận của HKĐQ ( douloat ở
đây )

Phái liên thành này nói về 9 vận nhưng tài liệu thì chỉ thấy có 8 vận ( TÀI LIỆU ) . Không nói
đến vận 5 . Hoặc nói đến mỗi người một kiểu không rõ ràng , đại khái và đánh đố . Hoặc là
họ giấu nghề trục lợi , hoặc là họ không đủ trình . Nay tôi xin nói rõ vấn đề này

A/ Họ nói về vận các kiểu như này :


1. THẤT: TAM NGUYÊN CỬU VẬN
Nhất vận khảm thuỷ quản 20 năm
Nhị vận khôn thổ quản 20 năm
Tam vận chấn mộc quản 20 năm
Tứ vận tốn mộc quản 30 năm
Lục vận càn kim quản 30 năm
Thất vận đoài kim quản 20 năm
Bát vận cấn thổ quản 20 năm
Cửu vận li hoả quản 20 năm
2.
Vận trong huyền không đại quái
Huyền không phong thủy gồm có 2 lớp kiến thức liên quan với nhau, Huyền Không phi tinh
và Huyền Không Đại quái. Đại vận huyền không 180 năm được phân chia khác nhau theo 2
lớp kiến thức này. Huyền không phi tinh chia Đại vận 180 năm thành tam nguyên cửu vận
gồm Hạ Nguyên, Trung Nguyên, Thượng Nguyên mỗi nguyên có 3 vận, mỗi vận 20 năm
(bằng nhau). Đối với huyền không đại quái việc phân chia dựa vào bát quái (là nền tảng của
Đại quái) do vận trong Đại quái sẽ chỉ có 8 vận. Độ dài của mỗi vận phụ thuộc vào các hào
của mỗi quái.
Độ dài mỗi vận tương ứng mỗi quái dựa vào số hào âm và hào dương. Mỗi hào dương
tương ứng với 9 năm, mỗi hào âm tương ứng với 6 năm.
Vận 1 tương ứng với quái Khôn sẽ có độ dài 18 năm, Vận 9 tương ứng với quái Càn sẽ có
độ dài 27 năm. Trong đại quái 8 vận sẽ được chia thành 2 nguyên Thượng Nguyên (từ vận
1 - 4) và Hạ Nguyên (vận 6 - 9) như vậy Đại quái phong thủy sẽ được chi thành "nhị nguyên
bát vận".

3. Huyền không đại quái ai tinh pháp tường giải


Huyền không đại quái luận nguyên vận chia làm thượng nguyên và hạ nguyên (thượng hạ
nhị nguyên bát vận). Tam nguyên chia thành nhị nguyên.
Thượng nguyên gồm 1, 2, 3,4, hạ nguyên gồm 6, 7, 8, 9. vận 5 10 năm đầu do vận 4 quản,
10 năm sau do vận 6 quản (ngũ hoàng tiền 10 niên quy vận 4, hậu 10 niên quy vận 6) kỳ
thực cũng chính là tam nguyên cửu vận, chỉ bất quá đem ngũ vận chia đôi, nửa trước thuộc
thượng nguyên, nửa sau thuộc hạ nguyên. “thanh nang tam tự kinh” viết: “đại huyền không,
dụng cửu tinh”. Tức dùng cửu tinh thuận nghịch ai mà luận cát hung mộ trạch. Huyền không
đại quái tại thượng hạ nguyên vận dụng tinh không giống nhau, cửu tinh chia hai lộ âm
dương, dương thuận âm nghịch. Tức dương nhất lộ, âm nhất lộ.
Huyền không đại quái ai tinh âm dương nhị trạch dụng tinh không giống nhau. Dương trạch
với âm trạch ai tinh hai cách cần phân biệt rõ, không thể lẫn lộn.
Nhị thập tứ sơn ai tinh, chỉ dùng ai tinh chân quyết bên trên mà lập tinh bàn, dương trạch
nhập trung bài tinh bàn, ai tinh dùng bản sơn tinh; âm trạch nhập trung bài tinh bàn, ai tinh
dùng phụ mẫu tinh. Phụ mẫu tinh do bản sơn tinh nghịch kinh tứ vị (987654321←) mà ra.
Tinh tuỳ thượng hạ nguyên vận mà thuận phi hoặc nghịch phi, nên nói điên điên đảo, thuận
nghịch hành.

Vậy đó đơn cử ra ba ví dụ dẫn chứng trên ta thấy , nói mập mờ kiểu đó không dẫn chứng
không giải thích , không phải đánh đố thì là gì ? Đừng nói với tôi là sách vở chưa đưa ra hết
nhé . Vậy phổ biến làm gì ? Hay là nói hết thì thầy lấy gì ăn . Nếu đã nghĩ như vầy thì loại
này , chỉ là loại thầy lang vườn , với vài ba món bí quyết thiến gà mổ lợn . Chứ học thuật
gì ? Còn không phải thì là lưu manh . Chẳng có từ nào khác hơn .

B/ Những gợi ý mở rộng của tôi về vấn đề này :


 Nếu bạn tinh ý bạn sẽ thấy họ đưa ra sách vở nhưng không đưa ra các trạch mộ tên
tuổi để nghiệm chứng , năm tháng ngày giờ kết phát . Có lẽ khi viết ra man thư họ quên thật
khà khà . Hoặc là sách vở họ chưa đủ còn thiếu sót . Vậy thì đừng lấy chữ Đại quái nữa vì
chữ Đại chính là chữ nhân bị chặn ngang đầu ha ha .
 Tiếp nữa là dù bất cứ trường phái nào thì tất cả các hệ thống luận lý khí của họ cũng
là công cụ không phải thực . Chỉ là công thức , đồ thức mô phỏng lại vũ trụ chứ không phải
vũ trụ . Các bạn khi học phải hiểu rỏ điều này tránh bị lừa . Hệ thống đó tốt hay không là
được chứng minh qua những con người sử dụng hệ thống đó có tốt không .
 Khi muốn nghiên cứu bất cứ môn huyền học cổ đông phương nào mà bạn muốn
thấu đáo thì trước hết bạn phải nắm vững lịch pháp đã . Vì lịch pháp được làm ra từ những
đầu óc tinh hoa của nhân loại , từ những bậc hiền nhân thông thiên quán địa . Vậy nghiên
cứu về vận của HKĐQ này cũng không thoát khỏi kiến thức TAM NGUYÊN của lịch pháp .
Nếu nó ra khỏi kiến thức này thì nó là hệ thống bịp . Còn nếu nó ở trong thì quá đơn giản với
những người rành về kiến thức lịch Tam nguyên . ( Về lịch pháp Tam nguyên tôi sẽ mở rộng
dưới đây )
 Vận của khí thiên địa thì xuôi ngược qua chín cung Lạc thư . Hay âm độn , dương
độn vậy
 Nhưng vận của quái khí thì thuận nghịch chỉ có bảy bước khác nhau , qua bước thứ
tám thì trở lại chính nó . Nó là những bước biến hào để hình thành một quẻ . Có hai cách
biến chính . Cách 1 là biến từ ngoài vào trong , từ trên xuống dưới . Hình 1a

Hình 1a
Dùng hình bàn tay này bày liệt 4 quẻ dương ở dưới 4 quẻ âm ở trên mà học biến hào , biến
vận của HKĐQ các bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều .

Cách biến 2 là biến từ trong ra ngoài và từ dưới lên


trên Hình 2a

Hình 2a
Hình 3a Tổng hợp hai cách biến hào
Hình
3a

 Ý của tôi về vận HKĐQ thì cũng chẳng qua là Tam nguyên cửu vận mỗi một vận chia
đều 20 năm đi hết một chu thiên là 180 năm .
 Phái này cũng chẳng qua là loại sinh sau đẻ muộn . Bạn nào đã học phái phong thủy
tam hợp thì biết . Ngũ hành thì có 5 loại khác nhau . Nhưng hướng chỉ có 4 hướng ghép với
4 hành như sau : Đông mộc , Nam hỏa , Tây kim , Bắc thủy . Vậy nên chỉ có Tứ đại cục long
. Thổ ở trung cung không có cục thổ long . Nên vận 1 nhất khảm quản 20 đầu . Vận 2 nhì
khôn quản 20 năm kế tiếp ... Cứ thế đến vận 5 trung cung hành thổ . Không có cục thổ long
tương ứng họ đành ghép 10 năm đầu của vận 5 quy về vận 4 . Và 10 năm sau của vận 5
hành thổ quy về vận 6 . " Muốn hiểu sâu phần này bạn liên tưởng đến Hà đồ , hướng đông
và nam là mộc hỏa tương sinh nên 10 năm đầu của vận 5 quy về mộc hỏa thuộc vận 4 . Và
hướng tây và bắc của Hà đồ là kim thủy tương sinh nên 10 năm sau của vận 5 quy về kim
thủy thuộc vận 6 ."
 Các bạn từ từ nghiên cứu những gì không hiểu hỏi tôi , nếu câu hỏi đúng và chính
đáng , trả lời được tôi sẽ trả lời !

C/ Mở rộng về lịch Tam Nguyên : (line sách lịch Tam Nguyên)

 Lịch tam nguyên là lịch pháp cổ được các quan đại học sĩ ở viện Hàm Lâm của các
triều đình xưa soạn ra để ban bố cho dân chúng sử dụng mục đích phục vụ cuộc sống . Dĩ
nhiên chẳng ngài nào dám biên soạn bậy bạ vô căn cứ , vô nguồn gốc . Soạn bậy nhẹ bị rớt
chức mất mão mất đai , nặng thì bị hình ngục chứ chẳng chơi . Nên lịch nầy đáng tin tưởng
chứ không phải các giang hồ thuật sĩ kiểu như tôi và bạn viết đúng cũng được sai cũng xong
.

Nam nữ cửu cung


 "Tam nguyên kinh" nói rằng: "Cửu cung kiến trạch, nam mệnh thượng nguyên Giáp
tý khởi 1 Khảm ; trung nguyên Giáp tý khởi 4 Tốn; hạ nguyên Giáp tý khỏi 7 Đoài, nghịch
hành cửu cung. Nữ mệnh thượng nguyên Giáp tý khởi 5 trung; trung nguyên Giáp tý khởi 2
Khôn; hạ nguyên Giáp tý khởi 8 Cấn, thuận hành cửu cung".
Xét, Thượng nguyên Giáp tý khởi 1 Khảm, Trung nguyên Giáp tý khởi 4 Tốn, Hạ nguyên
Giáp tý khởi 7 Đoài, nghịch hành cửu cung, tức tam nguyên năm, cửu tinh nhập trung cung,
chỉ một tinh, không phân ra nam nữ mệnh Tam nguyên gia lấy 1 bạch nhập trung cung, thì 6
bạch khởi 1 Khảm; 6 bạch là Càn vây, Càn là nam, vì vậy lấy 1 bạch nhập trung cung thuộc
về nam mênh. Lại lấy Càn 6 bạch là nam, thì Khôn 2 hắc là nữ. Nam lấy 6 bạch khởi Khảm
1, thì nữ lấy 2 hắc khởi Khôn 2, 2 hắc gia Khôn 2 thì 5 hoàng nhập trung cung, vậy lấy 5
hoàng nhập trung cung thuộc về nữ mệnh, mà thượng nguyên Giáp tý bèn bắt đầu ở đó.
Năm nghịch mà sao thực là thuận, vì vậy nam nghịch hành. Năm thuận, thì tinh thực nghịch,
vì vậy nữ thuận hành. Thế tục lấy Thượng nguyên làm Trung nguyên, liền bảo là Thượng
nguyên khởi 7 Đoài, Trung nguyên khởi 1 Khảm, Hạ nguyên khởi 4 Tốn.

 Khang Hi năm 56 phụng chỉ cải chính, sắp thành biểu như sau:

 Gợi ý :

Nam nữ cửu cung lại gọi là nam nữ mệnh cung, là một loại phương pháp của thuật sỹ giang
hổ dùng để suy đoán lành dữ của người ta, thời cổ "Thông thư" đều cố chép đến một loại
nội dung này.

Tuy không có đặc biệt thâm nghĩa, nhưng số chữ nó thứ tự bầy ra lại mười phần tài tỉnh. Hai
cung số của nam nữ thật vừa phải, không phải là 6 thì là 15, mỗi 5 lần 6 và 4 lần 15 theo
cách mà sinh; như lấy cung số của nam định là 10 vị, cung số của nữ định là một số vị; thì
theo năm sai nhau 9, 18 hoặc 81, 18 hoặc 81, hoặc số vừa phải giữa hai số là 9, thì 18 là
bội số của 9, 81 là bình phương của 9, mà còn 9, 18 và 81 cũng là theo khoảng giữa mà
xuất ra Nếu quả như nam nữ đổi cho nhau, thì kết quả của nó cũng giống vậy, chẳng qua là
18 với 81 đổi cho nhau. Thực tại đó là chữ số sắp bày ra thật tài tình, giang hồ thuật sỹ mỗi
lần vì thế cố tình giở trò huyền hoặc chịu mệnh thiên cơ.

Lịch tam nguyên dùng trong bát trạch , kỳ môn , Huyền không phi tinh :

TIỆP QUYẾT
Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần (Tý, Tuất, Thân, Ngọ, Thìn,
Dần dầu tiên trong mỗi vòng thiên can)
Phiên âm:
Nhát tứ thất cung nam khởi bộ,
Ngũ nhị bát cung nữ thuận thôi.
Nam ngũ ký nhị nữ ký bát,
Giáp Tý chu luân bản mệnh tầm.
Thượng nguyên Giáp Tý nhất cung liên,
Trung nguyên khởi Tốn hạ Đoài gian,
Thượng ngủ trung nhị hạ bát nữ,
Nam thuận nữ nghịch khởi căn nguyên.
Dịch thơ:
BÀI VÈ ĐẾM TẮT
Nam đêm từ cung một, bốn, bảy,
Nữ năm, hai, tám đếm xuôi vòng.
Năm nam gửi hai, nữ gửi tám,
Một vòng Giáp Tý trọn chín cung.
Giáp Tý Thượng nguyên từ cung một,
Trung nguyên từ Tốn Hạ nguyên Đoài.
Nữ thượng năm, trung hai, hạ tám,
Nam ngược nữ thuận tính không sai.
Tính toán Tam nguyên, không thể sai lầm.
Nam sinh vào Giáp Tý Thượng nguyên bắt đầu tính từ cung Khảm 1 đêm ngược chiểu kim
đồng hồ, thuộc mệnh Khảm, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Ly, sinh năm Bính Dần thuộc
mệnh Cấn; Nam sinh vào Giáp Tý Trung nguyên bắt đầu đếm từ cung Tốn 4, thuộc mệnh
Tốn, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Chấn, sinh năm Bính Dần thuộc mệnh Khôn. Nam sinh
vào giáp Tý Hạ nguyên bát đầu đếm từ cung Đoài 7, nên thuộc mệnh Đoài, sinh năm Ất
Sửu thuộc mệnh Càn, sinh năm Bính Dần thuộc cung Trung 5 gửi mệnh Khôn, Khôn là 2.
Nữ sình vào Giáp Tý Thượng nguyên bắt đầu đếm từ cung Trung 2 theo chiều kim đồng hồ,
nên gửi mệnh Cấn 8, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh Càn, sinh năm Bính Dần thuộc mệnh
Đoài. Nữ sinh vào Giáp Tý Trung nguyên đếm từ cung Khôn 2, nên thuộc mệnh Khôn, sinh
năm Ất Sửu thuộc mệnh Chân, sinh năm Bính Dần thuộc mệnh Tôn. Nữ sinh vào Giáp Tý
Hạ nguyên bắt đầu đếm từ cung Cấn 8, nên thuộc mệnh Cấn, sinh năm Ất Sửu thuộc mệnh
Ly, sinh năm Bính Dần thuộc mệnh Khảm. Từ đó loại suy ra các trường hợp khác.
Nếu cung mệnh là cung Trung 5, nam phải gửi mệnh Khôn, nữ phải gửi mệnh Cấn, bao
gồm những trường hợp có năm sinh như sau:

Giải thích:
"bảng tính cửu cung trạch mệnh theo Tam nguyên" trên đây được sơ đồ hoá tử quy tắc tính
Tam nguyên Giáp Tý trên bàn tay, đồng thời chỉ rõ cung nào là điểm khởi đầu dành cho
người nam, người nữ tại Tam nguyên thượng, trung, hạ. Quy tắc trình bày bằng bảng tính
cũng tương tự như quy tắc tính trên lòng bàn tay.
Vì mỗi nguyên gồm 60 năm, nên mỗi lẩn đếm nhiều nhất có tới 60 số. Bởi vậy mà sinh
ra "bài vè đếm tắt" dế tiện ghi nhớ . Cách đếm tắt cũng tuân theo những quy tắc hệt như
cách đếm bình thường, nhưng không đếm lần lượt từng cặp can chi mà đếm tắt bằng các
vòng thiên can.
Trong mỗi nguyên, vòng thiên can đầu tiên bắt đầu bằng Giáp Tý, vòng thiên can thứ
hai bắt đầu bằng Giáp Tuất, vòng thiên can thứ ba bắt dầu bang Giáp Thân... cứ như vậy,
Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dẩn lẩn lượt (đứng dầu các
vòng thiên can, hết một vòng lại quay trở về Giáp Tý. Đếm tắt qua các vòng thiên can như
vậy sẽ giúp người tính toán tiết kiệm dược thời gian, tránh nhẩm lẫn, và không phải ghi nhớ
thứ tự từng cặp can chi trong tổng cộng sáu mươi hoa giáp.
Về quy tắc đếm, cũng tương tự như quy tắc tính Tam nguyên trên lòng bàn tay:
Nam đếm ngược chiều kim đồng hổ, sinh vào Thượng nguyên đếm từ Khảm 1, sinh vào
Trung nguyên đếm từ Tôn 4, sinh vào Hạ nguyên đếm từ Đoài 7; Nữ đếm thuận chiểu kim
đồng hồ, sinh vào Thượng nguyên đếm từ Trung 5, sinh vào Trung nguyễn đêm tư Khôn 2,
sinh vào Hạ nguyên đêm tù cân 6. Như bài vè đã viết: "Nam đếm từ cung một, bốn, bảy: Nữ
năm, hai, tám đếm xuôi vòng', cẩn cứ vào cung mệnh tính dược đề phân biệt Đông tứ
mệnh, Tây tứ mệnh. Còn: "Năm nam gửi hai nữ gởi tám ; Một vòng Giáp Tý trọn chín cung,
nghĩa là nếu kết quả rơi vao cung Trung 5, là nam thì gửi mệnh Khôn 2, là nữ thì gửi mệnh
cấn 8.
Ví dụ: Một người nam sinh vào năm Canh Thân Trung nguyên, nếu đếm lần lượt theo từng
cặp Giáp Tý, sẽ rất mất thời gian vì số lượng lên đến 57 cặp. Trường hợp này có thể sử
dụng cách đếm tắt như trên: Ta thấy Canh Thân thuộc vòng thiên can cuối .cùng, tức đứng
sau Giáp Dần. Nam Trung nguyên khởi đầu từ cung Tôn 4, vậy Tốn 4 là Giáp Tý, Chấn 3 là
Giáp Tuất, Khôn 2 là Giáp Thân, Khảm 1 là Giáp Ngọ, Ly 9 là Giáp Thìn, cân 8 là Giáp Dần.
Đền đây ta tiếp tục đếm từng cặp can chi: Đoài 7 là Ất Mão, Càn 6 là Bính Thìn, Trung 5 là
Đinh Ty, Tôn 4 là Mậu Ngọ. Vậy người nam này thuộc mệnh Tốn. Cách tính này rõ ràng
giản tiện hơn so vơi cách đếm lần lượt 57 cạp can chi.
Bảng tra ở dưới cùng liệt kê những trường hợp mệnh Trung cung phải gửi mệnh Khôn,
Cấn.
Nếu bạn sinh vào những năm này, chỉ cần tra bảng là biết mình thuộc trường hợp "Trung
cung gửi mệnh", mà không cẩn mất thời gian tính toán.

D/ Biện Ngụy :
Chương này tôi định viết mà thôi các bạn đọc ở trong sách này cũng được . Sách tên là
HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ . Trong sách này cái gì về huyền học đông phương cũng
đều có cả trên thiên văn dưới địa lý . Được soạn bởi viện hàn lâm học sĩ triều đình đời
Thanh . Các bạn thông hiểu thật sự một vài chương trong đó cũng đã là cao thủ rồi , cứ có
thắc mắc về nguồn gốc huyền học các bạn truy tầm trong đó đều có giải thích cặn kẽ . Hay
ít ra cũng cho bạn gợi ý tìm tòi đúng hướng . Trong này có chương BIỆN NGỤY rất hay .
Nói về mấy loại giang hồ thuật sĩ ( Dĩ nhiên Giang Hồ Thuật Sỹ cũng có loại tốt , loại xấu
không quơ đũa cả nắm ) . Nhưng mấy tay Giang hồ thuật sĩ kiểu HKĐQ ở VN thì
loại secondhand chuẩn !Tạm lấy lời nói đầu của sách để giới thiêu:

Thuật trạch cát là một hê thống phức tạp, có thế nói là hỗn
tạp, vì nó được hợp thành từ nhiều nguồn, được xây dựng bồi nhiều
nhà, tạo thành nhiều phái nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Càng về
sau, nhất là khi xã hội có những biến động, con người không nắm
được tương lai, không dự đoán được kết quả công việc của mình định
làm thỉ giới giang hồ thuật sĩ lợi dụng tâm lý lo sợ đo' mà nguy tạo
thềm vào nhiều thần sát, còn bọn con buôn lại cho in ra các loại
lịch vạn sự trong đó chứa nhiều điều không có căn cứ, thậm chí rất
vô lí.
Vua Càn Long, trước tình hình đố, đa ra lệnh cho một số học sĩ
giỏi về lỉnh vực này, đứng đầu là nhà thiên văn học Mai Cốc Thành
đứng ra soạn bộ 'Hiệp kỷ biện phương thư", sách soạn xong được
dâng lên vua Càn Long thấm định, vì vậy còn có tên gọi là "Khâm
định biện phương thư". Cho đến nay, bộ sách này vẫn được đánh giá
là đày đủ nhất và cố giá trị nhất về thuật trạch cát: không chỉ bdi
khói lượng đồ sộ mà còn hồi nội dung phong phú, trong đố cốc tác
giả đã dành một phàn thích đáng đế trinh bày cơ sở u luận, sau đó
mới trình bày nguồn gốc, tính chất và qui luật vận động của từng
thần sát, đồng thời dã phê phán những quan điếm thiếu căn cứ, sai
lầm của các tác giả trước đí , đặc biệt đã dành hẳn một quyển đế
phê pháp kịch liệt những ngụy tạo của giới giang hồ thuật sỉ.

Bộ "Hiệp kì biện phương thư" được xếp vào loại "Thuật số’ trong
"Tứ khố toàn thư" cùng với các quyến Thái huyền, Hoàng cực kinh
thế, Dịch lâm, Lục nhâm đai toàn, Địa lí toàn thư...
Line tập 1 HKBPT

Line tập 2 HKBPT


THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ! Hồi 3 ( Còn Tiếp )

Lưu ý : Các dòng chữ màu vàng , màu tím là những dòng chữ tôi giải rõ ý
nghĩa và phản biện lý thuyết của môn phái Huyền không đại quái này
LIÊN THÀNH PHÁI ( Line nguồn )

PHẦN CƠ BẢN
Mục lục

Chương 1: Cơ sở thiên
Lão thiếu âm dương
Tiên hậu thiên âm dương điên đảo
Tiên thiên âm dương biến hoá đại giao cấu
Huyền không nhị thập tứ sơn phối âm dương
Tam nguyên cửu vận
Huyền không là hợp ngũ, hợp thập, hợp thập ngũ

Chương 2: Huyền không đại quái


Nhất: Phụ mẫu thông căn quái
Nhị: Huyền không sơn thượng thông căn cầu thiên quái
Tam: Huyền không thuỷ lí thông căn cầu địa quái

Chương 3: Huyền không tứ đại cục


Chương 4: Nhâm Khôn Ất quyết với các loại ai tinh
Sơn thượng cửu tinh định cục
Nhị thập tứ sơn triều nghênh thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết
Tiên thiên mệnh quái bí thuật liên thành cao cấp kỹ trì
Không vị lưu thần

Chương 5: Đại quái ai tinh với thâu sơn xuất sát


Nhị thập tứ sơn đại quái ai tinh pháp
Đại quái ngũ hành
Túc độ ngũ hành
Sinh nhập khắc nhập quyết
Nhị thập tứ sơn ai tinh thâu sơn xuất sát

Chương 6: Kiêm sơn với kiêm thuỷ


Chương 7: Long sơn tọa hướng
Long toạ hướng thuỷ chi quan hệ
Phát tú phát khiếu
Hướng thượng kiến sơn kiến thuỷ quyết
Tự khố thuỷ tá khố thuỷ quyết
Đắc thì đắc vị quyết
Đồng tôn thuỷ sổ tiền thuỷ

Chương 8: Thành môn và thành môn ai tinh


Thành môn
Thành môn ai tinh

Chương 9: Kinh thiên nhất quyết tối vi cơ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THIÊN
Nhất: Lão thiếu âm dương .

.
Càn Đoài là lão dương
Khôn Cấn thuộc lão âm
Khảm Tốn chính thiếu dương
Li Chấn là thiếu âm

Hình AA Hình này tôi soạn rất công phu , có chứa nhiều đạo lý thú vị trong đó .
Bạn nên tải về máy tính mở to ra cho dễ đọc ! ( Hình A trong hình là hình gốc , Hình B ,
Hình C và khác là tôi san định cho rõ lý )

NHỊ: TIÊN HẬU THIÊN ÂM DƯƠNG ĐIÊN ĐẢO


Càn nhập Khảm - Khôn nhập Li - Khảm nhập Chấn - Li nhập Đoài .
Cấn nhập Tốn . Đoài nhập Càn . Tốn nhập Cấn . Chấn nhập Khôn

Chẳng qua là hai cái Bát quái tiên thiên xếp xuôi ngược chứ Tiên - Hậu nào vào đây ?
Chơi chữ ngược xuôi đảo lộn . Đem Tiên thiên BQ chuyển ngược , rồi bảo Càn nhập
Khảm ( là Càn tiên thiên phía nam chui xuống hậu thiên Khảm phía bắc , các câu khác
tương tự )

Đây là nói tiên thiên nhập hậu thiên phương vị: Càn Khôn tiên thiên tương đối, Khôn tiên
thiên là Khảm hậu thiên, Càn giao Khôn tiên thiên ở hậu thiên chính là Càn nhập Khảm, Li
Khảm tiên thiên tương đối, Khảm tiên thiên là Đoài hậu thiên, Li giao Khảm tiên thiên ở hậu
thiên chính là Li nhập Đoài... các quái khác theo đó mà suy ra. Đây là một phần của Thiên
Tâm chính vận đồ mà Vô Cực Tử truyền thụ cho Tưởng Đại Hồng.

Tam: Tiên thiên âm dương biến hoá đại giao cấu

Đây là 8 sơn thiên nguyên long chính giao, như Tý giao Ngọ, Ngọ giao Tý, phiên đảo nhau
mà giao, là một phần ứng dụng của Tiên hậu thiên điên đảo bên trên, bản chất Đại quái luôn
là điên điên đảo, điên đảo cũng chính là 1 trong 4 phép truyền tâm mà người học Đại quái
phải hiểu cho bằng được
Đem chín con số của Lạc thư phối với tám quẻ Tiên thiên bát quái , các số đối cung cộng
lại thành 10 rồi bảo Thiên nguyên chính phối . Vậy chứ không biết các số Tiên thiên bát
quái cơ bản cộng nhau bằng chín tất cả các phương hả ? Chẳng qua là một cách diễn
số . Linh thiêng gì ở đây ?

Đồ hình Tiên - Hậu bát quái căn bản , các số đối cung Tiên thiên bát quái cộng lại bằng
9 , Các số Hậu thiên bát quái cộng lại bằng 10

Đưa thêm nhiều hình ảnh lấy từ sách Hiệp kỷ biện phương thư ( Để cho các bạn dễ ngộ
hơn )
Thiên nguyên chính cấu
Thiên nguyên chính phối (Diên niên, hợp 10)
Tiên thiên chính phối: Càn phối Khôn, Chấn phối Tốn; Khảm phối ly và Cấn phối đoài.
tý cấu ngọ ngọ cấu tý -------------- tiên thiên Càn phối tiên thiên khôn
mão cấu dậu .dậu cấu mão -------------- tiên thiên Ly phối tiên thiên khảm.
càn cấu tốn . tốn cấu càn -------------- tiên thiên Cấn phối tiên thiên đoài
cấn cấu khôn . khôn cấu cấn -------------- tiên thiên Chấn phối tiên thiên Tốn.
Địa Nhân nhị nguyên bàng cấu:

Khác với thiên nguyên, nhân địa nhị nguyên là tử tức nên không chính giao như thiên
nguyên mà bàng giao, cách 10 vị giao nhau. Tam nguyên Thiên-Địa-Nhân giao cấu này thực
sự là chính pháp của Huyền không đại quái, cội nguồn của nó rất sâu xa, khó mà nói trong
vài trang cho rõ được.

 A/ Đây là lời của giang hồ thuật sĩ thành phần không tốt , có gì đâu mà nói
không được ? Thiên nguyên hợp 10 chính là nói cái lý khí của các cung đối nghịch
của Tiên thiên luôn đối lập mà cân bằng . Khí tại thời không mọi điểm luôn luôn có
thái cực .

Địa nguyên hợp 5 vì số 5 trung cung là hành thổ là đất vạn vật sinh ra từ đất mẹ . Tử
qui về lại đất , hợp 5 sinh thổ phát phúc cho người .
Nhân nguyên hợp 15 . Thì không phải là số ma phương của của Lạc thư sao ?
Ma phương lạc thư tổng các số ngang , dọc , chéo , trong , ngoài đều 15 biểu đạt Đại
Đạo ở tất cả mọi pháp , mọi sự vật .

Địa-Nhân nguyên bàng phối (Thiên y, hợp 5, hợp 15)


Tiên thiên bàng phối: Càn phối Cấn, Đoài phối Khôn, Ly phối Tốn,
Chấn phối khảm.
Nhâm cấu thìn
Thìn cấu nhâm -------------- tiên thiên Khôn (nhâm 1) phối tiên thiên đoài (Thìn 4): địa
Quý cấu tị
Tị cấu quý -------------- tiên thiên khôn (quý 1) phối tiên thiên đoài (tị 4): nhân
Bính cấu tuất
Tuất cấu bính -------------- tiên thiên càn (bính 9) phối tiên thiên cấn (tuất 6): địa
Đinh cấu hợi
Hợi cấu đinh
Giáp cấu mùi
Mùi cấu giáp
Ất cấu thân
Thân cấu ất
Canh cấu sửu
Sửu cấu canh
Tân cấu dần
Dần cấu tân

Tứ: Huyền không nhị thập tứ sơn phối âm dương

Thiên nguyên càn khôn cấn tốn dương,


Tý ngọ mão dậu âm diệc tường,
Địa nguyên âm thìn tuất sửu mùi,
Giáp canh nhâm bính là dương phương,
Nhân nguyên, Dần thân tị hợi dương ngũ vị,
ất tân đinh quý âm phương lương,
nhược là dương long dụng âm thuỷ,
âm long dương thuỷ vạn niên xương,
duy hữu nhị thiên giao cấu pháp,
bất luận can chi dữ âm dương.

CÀN TỐN CẤN KHÔN NHÂM BÍNH GIÁP CANH DẦN THÂN TỊ HỢI 12 SƠN NÀY LÀ
DƯƠNG.
TÝ NGỌ MÃO DẬU QUÝ ĐINH ẤT TÂN SỬU MÙI THÌN TUẤT 12 SƠN NÀY LÀ ÂM.

Đồ hình này cũng chẳng qua là 24 long trong Huyền không phi
tinh
Ngũ: Huyền Không Cửu Cung Phối Âm Dương

Nhất tam thất cửu (1 3 7 9) cung là dương


Nhị tứ lục bát (2 4 6 8) cung là âm
Các số âm dương này chỉ mang tính tương đối khi dùng, thực tế mỗi số tùy thời đều có lúc
âm có lúc dương, việc cố định các số này (như Lục pháp chẳng hạn) là một sai lầm rất lớn,
cần đặc
biệt lưu ý.

Quyết thì đã ghi rõ ràng rồi còn bình luận lung tung qua phái khác , trình đã kém còn
đi chú giải . Khi các số đứng riêng rẽ thì chẵn Âm , lẻ Dương , chẳng có quyển kinh
dịch nào ghi chú khác đi cả . Học Âm-Dương mãi rồi lẫn lộn không phân biệt được
đen trắng thị phi sao ? !... 1234 khi đứng một mình là trạng thái sinh khởi . Khi phối
với Ngũ hoàng trung cung thì số âm hóa thành dương , dương hóa thành âm để rõ lý
dịch biến , biến tất thông . Nhưng bản chất tại mỗi thời riêng nó thì âm chẵn , dương
lẻ lý này bất biến . Nếu như trên có lẽ là trường hợp đặc biệt . Chắc là Bd lưỡng tính .
Ha ha

Lục: Huyền Không Bát Quái Phối Âm Dương


Càn khảm cấn chấn là dương
Khôn li tốn đoài là âm

Quyết này chuẩn người hiểu dịch ai cũng chấp nhận .


Chẳng qua là âm quái đa dương , dương quái đa âm .
Quái dương thì nhiều hào âm , Quái âm thì nhiều hào dương
Vẽ lại đồ hình trên cho dễ hiểu . Nạp số Lạc thư vào tiên thiên bát quái . Các cặp 49-27-16-38 , chẳng qua là số sinh và
số thành , hình thành một cặp biểu thị thái cực hiện hữu tại mỗi một điểm của thời không .

So sánh với Nam phái thì đây chính là Dương Công thư hùng đồ chân âm chân dương, đây
là chân âm dương của tiên thiên bát quái, không phải âm dương của hậu thiên bát quái và
càng
không phải âm dương của các phương vị trên 24 sơn.

THẤT: TAM NGUYÊN CỬU VẬN


Nhất vận khảm thuỷ quản 20 năm
Nhị vận khôn thổ quản 20 năm
Tam vận chấn mộc quản 20 năm
Tứ vận tốn mộc quản 30 năm
Lục vận càn kim quản 30 năm
Thất vận đoài kim quản 20 năm
Bát vận cấn thổ quản 20 năm
Cửu vận li hoả quản 20 năm

Quyết này phải xem lại . Lịch tam nguyên thời hiến do các nhà Thiên văn học đời tống
soạn ra rất kỹ họ lấy thất tinh liên châu ( Nhật nguyệt kim mộc thủy hỏa thổ đứng
thẳng hàng tại phương bắc hành thủy làm mốc , đó là năm , tháng , ngày và giờ giáp
tý đầu tiên ) . Nên nhất vận số 1 hành thủy phi thuận lên dần dần 20 năm một vận theo
Lạc thư tuần tự đến vận 5 khí vào trung cung là hành thổ . Ở đây lại tới vận 5 một
nửa là mộc một nửa là kim không tuân theo khí của thiên địa . Dám khẳng định là sai
người xưa viết ra quyết này không rõ lý . Hoặc có kẻ chơi xấu cố tình lợi dụng sự
mập mờ của chữ nghĩa viết lệch đi . Mấy kẻ hậu học vì thiếu trình chỉ biết đưa sách ra
phổ biến kiếm lợi chứ chẳng thấy bình luận gì . Khà khà

BÁT: NHỊ PHIẾN


Nhất nhị tam tứ (1234) thuộc thượng nguyên nhất phiến.
Lục thất bát cửu (6789) thuộc hạ nguyên nhất phiến.

Hai chữ thượng nguyên hay hạ nguyên họ dùng ở đây , nghĩa chính của nó là
nguyên khí hoặc nguyên thần cũng được ( Không phải thượng , trung , hạ nguyên ở
trong lịch dùng để chỉ thời không ) . Lời lẽ của bọn giang hồ thuật sĩ , nói để mê hoặc
lòng người đã quen .
Nghĩa chính của thái cực diễn ra Tiên - Hậu bát quái . Nhất khí hay nguyên khí
theo chín cung tả sang hữu thì thành tượng khí dương , đi nghịch hữu sang tả thì
thành tượng khí âm . Ở đây nếu diễn theo lưỡng nghi phương thẳng đứng từ 1,2..4 là
tượng âm-dương tiêu trưởng của nghi dương ; 6,7..9 số thành là tượng âm-dương
tiêu trưởng của nghi âm . Cũng là thượng nguyên nhất phiến , hạ nguyên nhất phiến
mà họ nói .

Nhất lục (1-6), tứ cửu (4-9) kim thuỷ tương sinh là nhất phiến ngũ hành.
Nhị thất (2-7), tam bát (3-8) mộc hoả tương sinh là nhất phiến ngũ hành.

Bình Giải :
Gợi ý mở rộng thêm cho các bạn về đoạn này .
Mười thiên can tuần tự gia thêm số vào ta có :
Giáp 1 - Ất 2 - Bính 3 - Đinh 4 - Mậu 5 - Kỷ 6 - Canh 7 - Tân 8 - Nhâm 9 - Quí 10
Nên :
Giáp kỷ hợp thủy - Ất canh hợp hỏa - Bính tân hợp mộc - Đinh nhâm hợp kim - Mậu
quí hợp thổ

Thiên can ngũ hợp hóa khí khi đủ điều kiện tùy theo cục thế của nó , hóa ra bất cứ
hành nào trong năm hành , chứ không phải cố định như :Giáp - Kỷ hóa Thổ
Ất - Canh hóa Kim
Bính - Tân hóa Thủy
Đinh - Nhâm hóa Mộc
Mậu - Quý hóa Hỏa
Bạn nào giỏi Tử bình sẽ rõ điều này ! Ở đây họ cố định các cặp số có ngũ hành riêng
biệt chẳng hạn (4-9) hành kim vậy không biết họ làm kết phát được mấy ngôi nhà mấy
cái mộ rồi . Mà nói như đúng rồi , chia rẽ phái này đả kích phái kia . Hay chỉ là màn
tuyên truyền nhét chữ vào mồm các bậc chân sư phong thủy đời xưa họ nói là tổ sư
của họ ?
CỬU: HUYỀN KHÔNG LÀ HỢP NGŨ HỢP THẬP HỢP THẬP NGŨ

.[1-6] với [4-9] nhất phiến: Phối hợp 10, hợp 5,15
Nhất tứ hợp ngũ (1-4=5) kim thuỷ tương sinh, lục cửu hợp thập ngũ (6-9=15) kim thuỷ
tương sinh.
Nhất cửu hợp thập (1-9=10) kim thuỷ tương sinh, tứ lục hợp thập (4-6=10) kim thuỷ tương
sinh.
2-7] với [3-8] Nhất Phiến: Phối hợp 10, hợp 5, 15
.Nhị tam hợp ngũ (2,3=5) mộc hoả tương sinh, thất bát hợp thập ngũ (7,8=15) mộc hoả
tương sinh.
nhị bát hợp thập (2,8=10) mộc hoả tương sinh, tam thất hợp thập (3,7=10) mộc hoả tương
sinh
Thể: hay bản chất nhất phiến theo trục sửu mùi của hà đồ!

Nhưng khi đem đi sử dụng thì chuyển thành trục Thìn tuất của Lạc thư!
4-9 và 1-6 là 1 cặp thư hùng
3-8 và 2-7 là 1 cặp thư hùng
4-9 không thể hợp với 2-7 vì cùng một phiến
3-8 không thể hợp với 1-6 vì cùng một phiến
Thuần dương bất sinh, thuần âm không trưởng.

Liên Thành 24 sơn lập hướng thì sơn, hướng, phong, sa, thủy đều phù hợp với các luật
hợp ngũ, hợp thập, hợp thập ngũ bên trên, đây là yếu quyết sinh thành của ngũ hành, được
Liên
Thành hiểu và vận dụng rất sâu sắc và cũng liên hệ rất mật thiết với phép thu sơn xuất sát
của
Liên Thành mà cho đến nay vẫn ít người hiểu được. Chỉ có thể là "tâm thọ khẩu truyền hoặc
người
đắc thiên cơ" mới có thể hiểu được mà thôi.

Lý đoạn này đã bàn qua ở trên A/


CHƯƠNG 2: HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI

Nhất: Phụ mẫu thông căn quái

1. Phụ mẫu: sơn thượng thông căn quái:


Thiên nguyên: Phụ mẫu thông căn quái hợp 5, hợp 15.
Địa nguyên – Nhân nguyên: Phụ mẫu thông căn quái hợp 10.

Quyết là:
Huyền không phong thuỷ dụng thông căn,
Nhất thông thông đáo nam thiên môn,
Lôi thanh khinh quá tây nam địa,
Thiếu nữ vu sơn độc hoài xuân.
Tứ chính tý ngọ tại đối cung,
Tứ duy dã giảng đối trung thần,
Thuận nghịch đãn khan âm dữ dương,
Án tự tiệm tiến tả hữu luân.

Giảng nghĩa:
Đệ nhất câu: “Huyền không phong thuỷ dụng thông căn
”Phong xét dưới khía cạnh tiên thiên còn là Tốn, Thủy là khảm – Tốn (2), khảm (7) dụng
thông căn theo nguyên lý (2-7) hay là sinh thành của Hà đồ [xem toàn bộ ải tinh phần sau sẽ
rõ].
Nguyên lý tiên thiên sinh thành thông căn được thể hiện dưới khía cạnh hậu thiên: Khảm
quái 2
sơn Nhâm Quý – Tốn quái 02 sơn Thìn Tị:

 Địa nguyên nhâm thông thìn: Nhâm thuộc địa nguyên tiên thiên thuộc Khôn (1),
Thìn thuộc địa nguyên tiên thiên là Đoài (4) – Lão âm lão dương giao cấu.

 Nhân nguyên: Quý thông tị cũng tương tự.


Phong là hậu thiên tốn vậy, thuỷ là hậu thiên khảm vậy, tức nói khảm quái 2 sơn nhâm
quý với tốn quái 2 sơn thìn tị tương thông nhau, thế nhân cứ nói "phong thủy" mà không biết
đây
là khởi nguồn của Thông căn quái.

Đệ nhị câu:“Nhất thông thông đáo nam thiên môn”


Nhất thông thông đáo là nối tiếp của câu trên, ý nói là sự liên tục nhau, nam là hậu thiên
li vậy, thiên môn là hậu thiên càn vậy, tức li quái 2 sơn bính đinh với càn quái 2 sơn tuất hợi
tương
thông nhau
Đệ tam câu : “Lôi thanh khinh quá tây nam địa
”Lôi là hậu thiên chấn, tây nam hậu thiên khôn, tức chấn quái 2 sơn giáp ất với khôn quái
2 sơn mùi thân tương thông nhau.
Đệ tứ câu : “ Thiếu nữ vu sơn độc hoài xuân” :
Thiếu nữ hậu thiên đoài quái, vu sơn là hậu thiên cấn quái, tức đoài quái 2 sơn canh tân
với cấn quái 2 sơn sửu dần tương thông nhau.
“Tứ chính tý ngọ tại đối cung,
Tứ duy dã giảng đối trung thần,
Thuận nghịch đãn khan âm dữ dương,
Án tự tiệm tiến tả hữu luân.”
2 câu đầu giảng tứ chính tý ngọ mão dậu cùng tứ ngung càn khôn cấn tốn 8 sơn thì thông
căn tại đối cung của chính sơn đó (đích trung thần là trung hào, cũng là thiên nguyên long).
2 câu sau giảng âm dương thuận nghịch bài pháp, theo thứ tự mà xét, thuận đối âm (thuận
thời châm), nghịch đối dương (nghịch thời châm) theo âm dương đó mà tả hữu lần lượt bài
tới.)
Tiên thiên âm dương biến hóa giao cấu đồ (Thông căn đồ), hay còn gọi là Lưới
Đế Thích (lưới trời Đế Thích bên Đạo gia)

Tam nguyên Thiên-Địa-Nhân giao cấu này thực sự là chính pháp của Huyền không đại
quái: Thiên –địa-nhân nguyên Tiên thiên âm dương biến hóa giao cấu (nhập thủ long phối
xuất
thủy khẩu) diễn giải như sau:
1. Thiên nguyên: Diên Niên, Hợp 10.
Tý long nhập thủ, thủy khẩu phối ngọ → tý tiên thiên là khôn, lão âm
Ngọ long nhập thủ, thủy khẩu phối tý → ngọ tiên thiên là kiền, lão dương
Càn long nhập thủ, thủy khẩu phối tốn → Càn tiên thiên là cấn, lão âm
Tốn long nhập thủ, thủy khẩu phối Càn → tốn tiên thiên là đoài, lão dương
Mão long nhập thủ, thủy khẩu phối dậu → mão tiên thiên là ly, thiểu âm
Dậu long nhập thủ, thủy khẩu phối mão → dậu tiên thiên là khảm, thiểu dương
Khôn long nhập thủ, thủy khẩu phối cấn → khôn tiên thiên là tốn, thiểu âm
Cấn long nhập thủ, thủy khẩu phối khôn → cấn tiên thiên là chấn, thiểu dương
2. Nhân nguyên
Quý long nhập thủ, thủy khẩu xuất tị → quý tiên thiên là (thân: nhân nguyên tại Khôn) quái
chi tử
lão âm.
Tị long nhập thủ, thủy khẩu xuất quý → tị tiên thiên là (tân: nhân nguyên tại đoài) quái chi tử
lão
dương.
Tân long nhập thủ, thủy khẩu xuất dần → tân tiên thiên chi (quý: nhân nguyên tại khảm)
quái chi
tử thiểu dương.
Dần long nhập thủ, thủy khẩu xuất tân → quý tiên thiên chi (ất chấn) quái chi tử thiểu âm
Ất long nhập thủ, thủy khẩu xuất thân → ất tiên thiên chi (đinh ly) quái chi tử thiểu âm
Thân long nhập thủ, thủy khẩu xuất ất → thân tiên thiên chi (tị tốn) quái chi tử thiểu dương
Đinh long nhập thủ, thủy khẩu xuất hợi → đinh tiên thiên chi (hợi kiền) quái chi tử lão dương
Hợi long nhập thủ, thủy khẩu xuất đinh → hợi tiên thiên chi (dần cấn) quái chi tử lão âm
3. Địa nguyên
Nhâm long nhập thủ, thủy khẩu xuất thần → nhâm tiên thiên chi (mùi khôn) quái chi tử lão
âm
Thần long nhập thủ, thủy khẩu xuất nhâm → thần tiên thiên chi (canh đoái) quái chi tử lão
dương
Canh long nhập thủ, thủy khẩu xuất sửu → canh tiên thiên chi (nhâm khảm) quái chi tử thiểu
dương
Sửu long nhập thủ, thủy khẩu xuất canh → sửu tiên thiên chi (giáp chấn) quái chi tử thiểu
âm
Giáp long nhập thủ, thủy khẩu xuất mùi → giáp tiên thiên chi (bính ly) quái chi tử thiểu âm
Mùi long nhập thủ, thủy khẩu xuất giáp → Mùi tiên thiên chi (thìn tốn) quái chi tử thiểu
dương
Bính long nhập thủ, thủy khẩu xuất tuất → bính tiên thiên chi (tuất kiền) quái chi tử lão
dương
Tuất long nhập thủ, thủy khẩu xuất bính → tuất tiên thiên chi (sửu cấn) quái chi tử lão âm
Ở phần trên: thiên, nhân, địa nguyên thể hiện tiên thiên âm dương biến hóa giao cấu (long
nhập
thủ, thủy xuất khẩu), tiên thiên âm dương biến hóa.
Như vậy nguyên lý thông căn đều hợp Thư Hùng (âm dương); Hợp tứ tượng 16 27 38 49;
và hợp
Thiên-địa-nhân nguyên.
Đây là Sơn thượng thông căn quyết, một trong các quyết quan trọng nhất của Liên Thành,
sẽ nói
rõ chi tiết ở phần sau).

Bình Giải :
Từ CHƯƠNG 2: HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI đến bây giờ họ nói trên trời dưới biển
về cái quyết Nhất: Phụ mẫu thông căn quái
Quyết là:
Huyền không phong thuỷ dụng thông căn,
Nhất thông thông đáo nam thiên môn,
Lôi thanh khinh quá tây nam địa,
Thiếu nữ vu sơn độc hoài xuân.
Tứ chính tý ngọ tại đối cung,
Tứ duy dã giảng đối trung thần,
Thuận nghịch đãn khan âm dữ dương,
Án tự tiệm tiến tả hữu luân.

Bạn chỉ cần nhìn kỹ cái hình tôi vẽ lại dưới đây là bạn hiểu ngay . Chẳng qua là họ
nạp số Lạc thư vào Tiên thiên bát quái , sau đó họ phối số Lạc thư với 24 sơn hướng
địa bàn . Từ đó các cặp sơn hay hướng nào hợp tổng bằng 5 hay 10 hoặc 15 là họ
cho đó là thông căn .
Bạn nhìn ở trung tâm có cái hình lưới mà họ gọi là (lưới trời Đế Thích bên Đạo
gia) đối chiếu ra hình bên ngoài là bạn hiểu ngay

Huyền không thuỷ lí thông căn


Quyết là:
Nhâm thông mùi địa quý thông thân
Giáp tại tuất trung ất tại hợi
Bính khởi sửu cung đinh khởi dần
Canh vọng thìn hề tân vọng tị
Tứ chính tứ duy dã đối cung
Kì quái thả tuỳ sơn thượng khởi
Thuận nghịch ai khứ hợp quái nội
Hợp ngũ hợp thập hợp thập ngũ

Nhâm _ Mùi

Tý _ Ngọ

Quý _ Thân

Sửu _ Bính

Cấn _ Khôn

Dần _ Đinh
Giáp _ Tuất

Mão _ Dậu
Ất _ Hợi

Thìn _ Canh

Tốn _ Càn

Tị _ Tân

Bính _ Sửu

Ngọ _ Tý

Đinh _ Dần

Mùi _ Nhâm

Khôn _ Cấn

Thân _ Quý

Canh _ Thìn

Dậu _ Mão

Tân _ Tị

Tuất _ Giáp

Càn _ Tốn

Hợi _ Ất

Đây là Thủy lí thông căn quyết, một trong các quyết quan trọng nhất của Liên Thành. Cũng
là bí quyết dụng "thủy pháp"

Nhị: Huyền không sơn thượng thông căn cầu thiên quái;
Sơn thượng bài quái xuất thông căn,
Đối cung thiên quái tiện thị chân.

Bình Giải :
Bàn về đoạn (Nhị: Huyền không sơn thượng thông căn cầu thiên quái) họ dùng cái phi
tinh chuồn chuồn của riêng họ ở dưới , để giải thích sự thông căn hay chỉ là vẽ ra để
làm rắc rối phức tạp cố tạo ra huyền diệu mê hoặc tâm trí . Chứ đơn giản bạn nhìn
vào cái hình tôi vẽ ra sau đây bạn hiểu liền . Cũng chỉ là Âm-Dương nhị phiến , hợp 5 ,
hợp 10 , hợp 15 . Mà họ đã đưa ra coi như là tiên đề của họ . Chứng minh biện luận
mọi cái rối rắm huyền diệu bí ảo của bộ môn phong thủy .
Nhâm thông căn Thìn vì cùng phiến 16 - 49 ( nhâm 1 cộng thìn 4 = 5 hợp ngũ )
Tý thông căn ngọ cùng phiến 16 - 49 ( tý 1 + Ngọ 9 = 10 hợp thập )
Càn thông căn Tốn cùng phiến 16 - 49 ( Tốn 4 + Càn 6 = 10 hợp thập )
Dần thông căn tân cùng phiến 27 -38 ( dần 8 + Tân 7 = 15 hợp thập ngũ )
Sửu thông canh tương tự hợp thập ngũ cùng phiến
Khôn thông cấn hợp thập cùng phiến
Các sơn Giáp , Mão , Ất , Dậu , Tuất , Hợi , Bính , Thân họ chưa liệt kê ra nhưng nhìn cũng đoán biết chẳng qua qui
luật là : Hợp thập , hợp ngũ , hợp thập ngũ và cùng phiến .

Nhâm sơn:
Nhâm sơn thượng thông căn tại thìn, thìn tại Tốn tứ cung, từ tốn tứ cung khởi 4, nhâm
sơn dương nghịch hành, 4 tại Tốn, 5 nhập trung, 6 tại chấn, 7 tại Cấn, 8 tại Khảm, 9 tại Càn,
1 tại
Đoài, 2 tại Khôn, 3 tại Ly.

Bình Giải : Phi tinh chuồn chuồn của họ đây , các bạn chưa hiểu luật mà
đọc nó chỉ có đứt mạch máu não . Đang chứng minh Nhâm thông căn Thìn , họ cho
Thìn 4 khởi nghịch từ phải sang trái và cứ đến 5 họ cho nhập TRUNG CUNG sau đó đi
tiếp , không theo LƯỢNG THIÊN XÍCH đến Nhâm là 8 , họ lại nói tiếp , 8 là địa quái
đối cung là thiên quái Chấn 3 ( cùng phiến ) nên thông căn chẳng thấy nói gì liên quan
đên Thìn cả ?
Nếu nói như vậy thì chỉ cần nói Nhâm 1 , Thìn 4 hợp ngũ là được rồi .
Thực ra họ chưa đủ trình để thấy hoặc nói lấp lững cố giấu . Nhìn cái đồ hình ta thấy .
Thiên quái 3 đối cung địa quái 8 . Thiên quái 4 đối cung địa quái 9 .
Thiên quái 2 đối cung địa quái 7 . Thiên quái 1 đối cung địa quái 6 .
Thiên quái địa quái họ nói ở đây chẳng qua là số sinh và số thành của Lạc thư các cặp
16-49-27-38 .
Thêm nữa là các số đứng cạnh không kể trung cung đều cùng phiến hợp thập , hợp ngũ ,
hợp thập ngũ .
Vậy khi phi tinh chuồn chuồn như vậy theo qui luật thuận nghịch họ đã nói , đã đặt ra
thì toàn bàn sẽ hợp số sinh thành , điều này là họ giấu hay kém quá họ không giải được !
Các sơn khác cách làm tương tự .

8 đến nhâm là địa quái, thiên quái tại đối cung, nên nhâm sơn thiên quái là 3 chấn.
Tý sơn:
Tý sơn thượng thông căn tại ngọ, ngọ tại li cửu cung, theo li cung khởi cửu, tý sơn âm
thuận hành, 9 tại Ly, 1 tại Khôn, 2 tại Đoài, 3 tại Càn, 4 tại Khảm, 5 nhập trung, 6 tại Cấn,
7 tại Chấn, 8 tại Tốn.

4 đến tý là địa quái, thiên quái tại đối cung, nên tý sơn thiên quái là cửu li

Quý sơn:
Quý sơn thượng thông căn tại tị, tị tại tốn tứ cung, theo tốn tứ cung khởi tứ, quý sơn âm
thuận hành, 4 tại Tốn, 5 nhập trung, 6 tại Ly, 7 tại Khôn, 8 tại Đoài, 9 tại Càn, 1 tại Khảm, 2
tại Cấn,
3 tại Chấn.
1 đến quý là địa quái, thiên quái tại đối cung, nên quý sơn thiên quái là lục càn.

Sửu sơn:
Sửu sơn thượng thông căn tại canh, canh tại đoài thất cung, theo đoài thất cung khởi thất,
sửu sơn âm thuận hành.

Nhất đáo sửu là địa quái, thiên quái tại đối cung, nên sửu sơn thiên quái là lục càn.
Cấn sơn:Cấn sơn thượng thông căn tại khôn, khôn nhị cung, theo khôn nhị cung khởi nhị
dương
sơn nghịch hành.

Thất đáo cấn là địa quái, thiên quái tại đối cung, cho nên cấn sơn thiên quái là nhị khôn.

Dần sơn:
Dần sơn thượng thông căn tại tân, tân tại đoài thất cung, theo đó đoài thất cung khởi
thất, dần sơn dương nghịch hành.

Tam đáo dần là địa quái, thiên quái tại đối cung, cho nên dần sơn thiên quái là bát cấn.
Thìn sơn:
Thìn sơn thượng thông căn tại nhâm, nhâm tại khảm nhất cung, theo đó khảm nhất cung
khởi nhất, thìn sơn âm thuận hành.
Tứ đáo thìn là địa quái, thiên quái tại đối cung, cho nên thìn sơn thiên quái là cửu li.

Tốn sơn:
Tốn sơn thượng thông căn tại càn, càn tại càn lục cung, theo đó càn lục cung khởi lục, tốn
sơn dương nghịch hành.

Nhất đáo tốn là địa quái, thiên quái tại đối cung, cho nên tốn sơn thiên quái là lục càn.

Tị sơn:
Tị sơn thượng thông căn tại quý, quý tại khảm nhất cung, theo đó khảm nhất cung khởi
nhất, tị sơn dương nghịch hành.

Thất đáo tị là địa quái, thiên quái tại đối cung, cho nên tị sơn thiên quái là nhị khôn

Huyền không sơn thượng thiên quái địa nguyên cửu cung đồ
THÌN CỬU _ BÍNH TỨ _ MÙI NHỊ

GIÁP NHẤT _ TRUNG _ CANH THẤT

SỬU LỤC _ NHÂM TAM _ TUẤT BÁT

Bình Giải : Họ dùng đồ hình này để minh chứng cho Địa nguyên long của
họ . ( 24 long trên la kinh họ cũng chia ra 3 loại là Thiên nguyên long , Địa nguyên
long , Nhân nguyên long , giống như bên Huyền không phi tinh ) . Đồ hình này là Nhân
nguyên long . Họ cũng dùng phi tinh chuồn chuồn của họ nhưng lại kết hợp với
LƯỢNG THIÊN XÍCH .

Huyền không sơn thượng thiên quái thiên nguyên cửu cung đồ

tốn lục _ ngọ nhất _ khôn bát

mão thất _trung _ dậu tam

cấn nhị _ tý cửu _ càn tứ


Bình Giải : Đồ hình này là chứng minh Thiên nguyên long của họ , cũng
phi tinh chuồn chuồn nhưng vô tình lại giống như LƯỢNG THIÊN XÍCH
Huyền không sơn thượng thiên quái nhân nguyên cửu cung đồ
tị nhị _ đinh thất _ thân tứ
ất tam _ trung _ tân cửu
dần bát _ quý lục _ hợi nhất

Bình Giải : Đồ hình này là chứng minh Nhân nguyên long của họ , cũng phi
tinh chuồn chuồn kết hợp với LƯỢNG THIÊN XÍCH phi nghịch .

SƠN THƯỢNG THIÊN QUÁI 24 SƠN ĐỒ


Bình Giải : Từ ba đồ hình phi tinh chuồn chuồn kết hợp với LƯỢNG
THIÊN XÍCH ở trên họ cho ra đồ hình 24 thiên địa nhân long này , nhưng họ cũng
không ghi rõ đâu là Thiên long , Địa long , Nhân long đúng là bọn giang hồ thuật sĩ xấu
bụng . Tôi sẽ vẽ lại cho rõ ở dưới đây để bạn xem .

Đồ hình tôi vẽ lại có ghi rõ Thiên , Địa , Nhân long các bạn đối chiếu trong ngoài thì

Tam: Huyền không thuỷ lý thông căn cầu địa quái


Nguyên tắc là : Sơn một đường, thủy một đường
- Sơn thượng bài theo: Dương nghịch, âm thuận
- Thủy lý bài theo: Dương thuận âm nghịch
Thí dụ: Nhâm sơn.
Nhâm sơn thượng thông căn tại thìn, thìn tại Tốn tứ cung, từ tốn tứ cung khởi 4, nhâm
sơn dương thuận hành, 4 tại Tốn, 5 nhập trung, 6 tại ly, 7 tại khôn, 8 tại đoài, 9 tại Càn, 1 tại
khảm, 2 tại cấn, 3 tại chấn.
01 đến nhâm là địa quái, nên nhâm sơn địa quái là nhất khảm.
Vậy thì tại sao lại cần đến khẩu quyết của thủy lý thông căn?
Thực tế ứng dụng thủy pháp thì đây là một quyết quan trọng. Qua nghiên cứu thì thấy
ứng dụng này cũng tương đồng với pháp "Tam đại quái" của Tưởng Đại Hồng.
Cổ thư cũng có chép về quyết này, xin được đưa ra để làm minh chứng.
“Thuỷ tòng địa hạ nhị bàng cầu,
Xuân lôi tự tòng thiên thượng lai,
Nhật chiếu sơn đầu dung dung ý,
Phong xuy trạch chiểu thị bàng thu.
Tứ chính nam lai bắc vãng gian,
Tứ duy hoàn thị tòng trung thủ,
Âm dương thuận nghịch chiếu cục chuyển,
Nhất vị nhất cung tư tế luân.
”“Thuỷ tòng địa hạ nhị bàng cầu”:
Thuỷ là hậu thiên khảm vậy, địa là hậu thiên khôn vậy, nhị bàng tức hai hào hai bên, tức
là khảm quái thì nhâm quý với khôn quái hai sơn mùi thân tương thông.
“Xuân lôi tự tòng thiên thượng lai”:
Xuân lôi là hậu chấn vậy, thiên thượng là hậu thiên càn vậy, tức chấn hai hào (sơn) giáp
ất với càn quái hai hào tuất hợi tương thông.
“Nhật chiếu sơn đầu dung dung ý ”:
Nhật là hậu thiên li vậy, sơn là hậu thiên cấn vậy, tức li quái hai hào bính đinh với cấn
quái hai hào sửu dần tương thông.
“Phong xuy trạch chiểu thị bàng thu”:
Phong là hậu thiên tốn vậy, trạch, chiểu, thu đều là nói hậu thiên đoái vậy, tức là hậu thiên
tốn hai hào thìn tị với hậu thiên đoài quái hai hào canh tân tương thông.
“Tứ chính nam lai bắc vãng gian”:

Chính là tứ chính quái trung hào (sơn thiên nguyên) tương ứng nhau, nam bắc chính là tý
ngọ tương thông, đương nhiên đông tây quái thì mão dậu cũng là tương thông như vậy.
“Tứ duy hoàn thị tòng trung thủ”
Tứ duy quái chính là trung hào càn khôn cấn tốn cùng dạng với tứ chính đối đãi tương
thông.
“Âm dương thuận nghịch chiếu cục chuyển, nhất vị nhất cung tư tế luân ”.
Chính là nói âm sơn thuận chuyển, dương sơn nghịch chuyển bài pháp.
Thủy lý thông căn thị địa quái,
Địa quái nguyên tại bản cung tầm.
Nhâm thuỷ:
Nhâm thuỷ lí thông căn tại mùi, mùi tại khôn nhị cung, theo đó khôn thượng không khởi
nhị mà khởi tứ nghịch hành.
Nhất đáo nhâm, cho nên nhâm thuỷ lí địa quái là nhất.

Bình Giải :
Từ đoạn : Tam: Huyền không thuỷ lý thông căn cầu địa quái họ nói trên trời
dưới biển đến đây chỉ để chứng minh cái câu TAM này , dùng cái phi tinh chuồn
chuồn này , không khởi nhị khôn mà khởi tứ phi chuồn chuồn đến đáo nhất nhâm ,
họ cho đó là thông căn hợp ngũ . Bạn đọc chắc nổ não . Với mấy cái trò dẫn đi vòng
vèo này .... Khà khà .
Đơn giản đây chỉ là trò điên điên , khùng khùng , điên đảo , đảo điên mà họ nói ở :
NHỊ: TIÊN HẬU THIÊN ÂM DƯƠNG ĐIÊN ĐẢO
Thật ra chỉ là trò diễn lý của Tiên thiên bát quái . Tôi lấy cái hình của họ và vẽ lại theo
lý họ nói là bạn hiểu ngay tại sao không khởi nhị khôn mà khởi tứ đoài . Họ cũng
chẳng nói tứ đoài họ chỉ ghi khởi 4 ( đúng là lanh mưu ... Ha ha ) .
Lý của họ nói là thông nhau vì khôn hậu thiên và khôn tiên thiên

Bình Giải : Hình gốc của họ nói về lý âm - dương điên dảo , họ cho Càn từ
trên trời phía nam chui tận vào phía bắc trong đất luôn .
Hình dưới đây tôi vẽ lại cũng cho Càn từ trên trời phía nam , chuyển qua phía tây ra
hình dưới đây ! Giải được tại sao khởi 4 ở khôn hậu thiên phía tây nam .
Vậy giải thích lý thông căn thủy các sơn khác cũng tương tự
vậy !

Dùng hình này cũng giải thích được . Tứ cửu số của Hà đồ phối Hậu Thiên bát quái ở
phía tây

Tý thuỷ:
Tý thuỷ lí thông căn tại ngọ, ngọ tại li cửu theo đó li thượng khởi cửu nghịch hành
Tứ đáo tý, cho nên tý thuỷ lí địa quái là Tứ
Quý thuỷ lí thông căn tại thân, thân tại khôn cung theo đó khôn cung không khởi nhị mà
thượng khởi tứ thuận hành.

Bát đáo quý, quý thuỷ lí địa quái là bát.


Các sơn khác cũng quyền như vậy
Tổng lại thủy lí địa quái 24 sơn đồ:
Huyền không thuỷ lí địa quái địa nguyên cửu cung đồ

THÌN THẤT _ BÍNH NHỊ _ MÙI CỬU

GIÁP BÁT _ TRUNG _ CANH TỨ

SỬU TAM _ NHÂM NHẤT _ TUẤT LỤC

Nhất đến Nhâm bay nghịch

Bình giải : Bằng hình ảnh


Huyền không thuỷ lí địa quái địa nguyên cửu cung đồ
Chẳng qua là lý của Hậu thiên quái phối tượng Hà
đồ !

Huyền không thuỷ lí địa quái thiên nguyên cửu cung đồ

TỐN NHẤT _ NGỌ LỤC _ KHÔN TAM

MÃO NHỊ _ TRUNG _ DẬU BÁT

CẤN THẤT _ TÝ TỨ _ CÀN CỬU

Nhất đến Tốn bay nghịch

Bình giải : Bằng hình ảnh


Thú vị các lão sư đại quái cũng biết chơi !

Huyền không thuỷ lí địa quái nhân nguyên cửu cung đồ

TỊ TỨ _ ĐINH CỬU _ THÂN THẤT

ẤT LỤC _ TRUNG _ TÂN NHỊ

DẦN NHẤT _ QUÝ BÁT _ HỢI TAM

Nhất đến Dần bay nghịch


Bình giải : Bằng hình ảnh

Nhất đến Dần bay nghịch


Các lão sư đại quái cũng thú vị thật ! Đem cái phi tinh chuồn chuồn bay tới , bay lui làm
đảo lộn cả Hậu Thiên quái nhưng vẫn giữ đúng bản chất của nó . Không như các đại sư
lưu manh quái Việt Nam chỉ biết dịch sách xong đưa sách ra phổ biến , bình loạn vài
dòng rồi bảo được chân truyền , ngộ đạo , ông này ông kia nhưng xét kỹ thật giống lưu
manh giảng đạo , tiều phu đánh đàn !

Thủy lý địa quái 24 sơn đồ


Bình Giải : Cái đồ hình 24 sơn địa quái thủy lý này họ đã vẽ đưa ra còn giấu
giấu , giếm giếm . Đúng là lối tư duy hạ tiện lưu manh đã quen . Mấy loại này mà học
đạo thì chỉ có phá đạo .
Tôi vẽ lại cái đồ hình này nói rõ họ chơi bẩn ở đâu và chú giải lại dưới đây !
Bình Giải : Hình 24 sơn địa quái thủy lý tôi vẽ lại , bạn nhìn vào các số tôi
khoanh tròn trên hình vẽ thay vì phải viết số 9 màu xanh đậm họ lại viết màu đen , thay
vì viết số 7 màu xanh lợt họ lại viết màu đen . Điều này nghĩa là gì ? Họ có giấu qui luật
của nó .
Qui luật của nó là : Họ dụng cái lối phi tinh chuồn chuồn của họ cũng phi theo LƯỢNG
THIÊN XÍCH nhưng cứ đến số 5 dù bất cứ nơi đâu , họ cho 5 nhập trung cung rồi phi
tiếp . Ở đây là phi nghịch theo LƯỢNG THIÊN XÍCH .
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 4 ) còn tiếp

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 4 ) còn tiếp
Lưu ý : Các dòng chữ màu vàng , màu tím là những dòng
chữ tôi giải rõ ý nghĩa và phản biện lý thuyết của môn phái
Huyền không đại quái này
LIÊN THÀNH PHÁI ( Line nguồn )

CHƯƠNG 3: HUYỀN KHÔNG TỨ ĐẠI CỤC

Nhất: Huyền không tứ đại cục


Nhất lục thuỷ cục: bao gồm nhất lục thượng nguyên cục và nhất lục hạ nguyên cục.
Tứ cửu kim cục: bao gồm tứ cửu thượng nguyên cục và tứ cửu hạ nguyên cục
Nhị thất hoả cục: bao gồm nhị thất thượng nguyên cục và nhị thất hạ nguyên cục
Tam bát mộc cục: bao gồm tam bát thượng nguyên cục và tam bát hạ nguyên cục

Bình giải :
Gợi ý : Trong phong thủy loan đầu không có thổ long nên chỉ có tứ đại cục long .
Chẳng hạn như phái TAM HỢP . Dần Ngọ Tuất hỏa long , Thân Tý Thìn thủy long , Hợi
Mão Mùi mộc long , Tỵ Dậu Sửu kim long . Không có thổ long .

Lại luận về chữ NGUYÊN để các bạn thấy rõ vấn đề : Người ta dùng chữ NGUYÊN
một cách đa dạng NGUYÊN THẦN , NGUYÊN KHÍ , NGUYÊN DƯƠNG , NGUYÊN ÂM ,
NGUYÊN VẬN ... vv . Các bạn không phân biệt thấu đáo về nó , các bạn sẽ đi đến ngõ
cụt . Ở đây phái Liên thành phân chia THÁI CỰC ra làm nhị phiến . THƯỢNG NGUYÊN
phiến đầu , HẠ NGUYÊN phiến sau . NGUYÊN TIỀN phiến đầu ( số sinh ) . NGUYÊN
HẬU phiến sau ( số thành ) . Đấy các bạn thấy tôi dùng chữ NGUYÊN có đa dạng
không ? Bởi vậy các bạn không phân biệt rõ chữ NGUYÊN bạn sẽ đi vào ngõ cụt .

Các hình dưới đây giải rõ và rộng vấn đề cho thấu đáo !
Các hình này lấy từ sách hiệp kỷ biện phương thư . Được các quan đại học của triều đình nhà
Thanh cho là nguồn gốc của lý số
Bình giải :
Nhị phiến phối Hà đồ , phái Liên thành họ chỉ đưa ra nhị phiến phối Hà đồ còn nhị
phiến phối Lạc thư họ giấu biệt , hoặc sách vở của họ không đủ bị thất lạc làm cho những ai có
tâm muốn học mất đi đầu mối . Có lắm kẻ đoán mò vận trong HKĐQ có nhị nguyên bát vận , hay
cửu vận . Họ vận dụng sự rối rắm của chữ nghĩa đổi trắng thay đen . Thôi không nói nhiều đến
bọn giang hồ thuật sĩ xấu bụng này nữa .
Như các hình nguồn gốc lý số ở trên tôi đã đưa ra .
Đã có nhị phiến phối với Hà đồ tất phải có nhị phiến phối với Lạc thư .
Bởi Hà - Lạc đồ thư tuy hai mà một nó cũng chính THÁI CỰC diễn tượng ra .
Các con số từ 1 đến 9 đại biểu Âm - dương ở Hà đồ thì từng cặp ôm nhau tại tứ chính ( Đông , tây
, nam , bắc ) . Mà ở Lạc thư lại tách biệt số Dương tại tứ chính , số Âm tại tứ duy ) . Chỉ đơn
giản điều này thôi ta đã nhìn được cả đại đạo .
Mô hình phân tử nước cứ 2 nguyên tố hydro mang điện tích âm xoay quanh một nguyên tố oxy
mang điện tích dương tạo thành một phân tử nước . Mặt trời dương di chuyển quanh thiên hà
mang theo một đống âm trái đất , kim , mộc thủy hỏa thổ xung quanh .
Dương chủ chính Âm chủ duy . Trong nhà mà các bà chủ chính thì các ông coi chừng ... Khà khà !

Bình giải : Nhị phiến phối Lạc thư là tôi đưa vào , họ có đưa ra nhưng chẳng thấy

nói gì
Lạc thư lại tách biệt số ( Dương tại tứ chính , số Âm tại tứ duy , tuy từng cặp Âm-Dương vẫn
đồng hành ) riêng biệt từng phiến vẫn bổ túc , đối ứng cho nhau qua Ngũ Hoàng trung cung , hợp
thập , hợp thập ngũ . Chỉ đơn giản điều này thôi ta đã nhìn được cả đại đạo .
Từ nhị phiến phối Lạc thư này ta đã quá dư thừa những bằng cứ để biết rằng :
Vận trình , lịch trình để đo thời khí trong HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI cũng là lịch TAM NGUYÊN
CỬU VẬN .

Nhị: Nhị thập tứ sơn chi tứ đại cục


Nhâm sơn bính hướng, thượng nguyên tam bát cục.
Bính sơn nhâm hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.
Tý sơn ngọ hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.
Ngọ sơn tý hướng, thượng nguyên nhất lục cục.
Quý sơn đinh hướng, hạ nguyên nhất lục cục.
Đinh sơn quý hướng, hạ nguyên nhị thất cục.
Sửu sơn mùi hướng, hạ nguyên nhất lục cục.
Mùi sơn sửu hướng, thượng nguyên nhị thất cục.
Cấn sơn khôn hướng, thượng nguyên nhị thất cục.
Khôn sơn cấn hướng, hạ nguyên tam bát cục.
Dần sơn thân hướng, hạ nguyên tam bát cục.
Thân sơn dần hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.
Giáp sơn canh hướng, thượng nguyên nhất lục cục.
Canh sơn giáp hướng, hạ nguyên nhị thất cục.
Mão sơn dậu hướng, hạ nguyên nhị thất cục.
Dậu sơn mão hướng, thượng nguyên tam bát cục.
Ất sơn tân hướng, thượng nguyên tam bát cục.
Tân sơn ất hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.
Thìn sơn tuất hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.
Tuất sơn thìn hướng, hạ nguyên tam bát cục.
Tốn sơn càn hướng, hạ nguyên nhất lục cục.
Càn sơn tốn hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.
Tị sơn hợi hướng, thượng nguyên nhị thất cục.
Hợi sơn tị hướng, thượng nguyên nhất lục cục.
VH Chú:- Nhâm sơn bính hướng, thượng nguyên tam bát cục. Phát ở thượng nguyên nếu
bố trí hợp cách, đặc biệt vận 3.- Tý sơn ngọ hướng, hạ nguyên tứ cửu cục. Phát ở hạ
nguyên nếu bố trí hợp cách, đặc biệt vận 9.Các sơn khác cũng quyền như vậy

Bình giải : Nhị thập tứ sơn chi tứ đại cục


Các bạn dùng cái hình tôi vẽ lại của tôi dưới đây sẽ hiểu đoạn văn này dể hơn .
Và coi lại lý thuyết đoạn : ( sơn thượng thông căn cầu thiên quái ) .
Nhâm sơn bính hướng, thượng nguyên tam bát cục.
Các bạn chú ý số 3 nằm ở cung nhâm 38 bạn bè nên phát ở vận 3 vận 8 .
Các sơn hướng khác tương tự

Tứ đại cục vượng sát

Nhất lục (1-6) cục vượng nhất lục vận, tam bát (3-8) là sát vận.

Tứ cửu (4-9) cục vượng tứ cửu vận, nhị thất (2-7) là sát vận.

Nhị thất (2-7) cục vượng nhị thất vận, tứ cửu (4-9) là sát vận.
Tam bát (3-8) cục vượng tam bát vận, nhất lục (1-6) là sát vận.

Bình giải : Tứ đại cục vượng sát

Nhất lục (1-6) cục vượng nhất lục vận, tam vận , bát vận (3-8) là sát vận
.
Tứ cửu (4-9) cục vượng tứ cửu vận, nhị vận , thất vận (2-7) là sát vận.

Nhị thất (2-7) cục vượng nhị thất vận, tứ vận , cửu vận (4-9) là sát vận.

Tam bát (3-8) cục vượng tam bát vận, nhất vận , lục vận (1-6) là sát vận.
Tứ: Nhất quái thuần thanh cách.

《Thiên Ngọc kinh 》 viết: “Đông tây lưỡng quái chân kỳ dị, tu tri bản hướng,

bản thủy tứ thần kỳ, đại đại trứ phi y”. Tức sơn thủy đồng một quái hay còn gọi là “nhất

gia cốt nhục” là một trong các cách đặc biệt của Liên Thành phái.

Nhất quái thuần thanh cách cục cộng lại thành 8 cách:

1. Tham lang cách.

2. Cự môn cách.

3. Lộc tồn cách.

4. Văn khúc cách.

5. Vũ khúc cách.

6. Phá quân cách.

7. Tả phụ cách.

8. Hữu bật cách.

VH chú: "nhất quái thuần thanh" hay còn gọi là "bổn hướng thủy" là nguyên lý

của "nhất dương chỉ" một trong các chiêu thức tuyệt kỷ của Liên Thành".

Bình giải : Nhất quái thuần thanh cách.


Nhất quái thuần thanh cách chẳng qua là lập hướng thu thủy cùng với long nhập thủ
cùng một quái . VD : Long đến từ hướng Càn , lập hướng số cửu 9 Càn , thu thủy số
cửu 9 Càn , các bạn xem hình tôi vẽ sẽ hiểu ngay .

Ngũ: Tam nguyên bất bại hướng thủy kiêm thu chi cách cục.

“Kiền sơn kiền hướng thủy triều kiền, kiền phong xuất trạng nguyên;

Mão sơn mão hướng mão nguyên thủy, sậu phú thạch sùng bỉ

Ngọ sơn ngọ hướng ngọ lai đường, đại tướng trấn biên cương;

Khôn sơn khôn hướng khôn thủy lưu, phú quý vĩnh vô hưu”

Tý Cấn Tốn Dậu, cũng như trên. Đây chính là sơn, hướng, thủy loan đầu kết hợp lý khí
đồng tại nhất quái chi nghiệm.

VH chú: Đây cũng là một trong “ngũ trung bí”của Liên Thành.

“Thất tinh đả kiếp pháp”, Tam hợp, Huyền không, Loan đầu… phái nào cũng nói đến,

nhưng đều ở mức sơ sài thiếu sâu sắc.

Các bạn có điều kiện nghiên cứu thêm Địa Lý Băng Hải sẽ ngộ được.

Bình giải : Tam nguyên bất bại hướng thủy kiêm thu chi cách cục.

“Kiền sơn kiền hướng thủy triều kiền, kiền phong xuất trạng nguyên;
Mão sơn mão hướng mão nguyên thủy, sậu phú thạch sùng bỉ
Ngọ sơn ngọ hướng ngọ lai đường, đại tướng trấn biên cương;

Khôn sơn khôn hướng khôn thủy lưu, phú quý vĩnh vô hưu”
Lại lấy lại cái hình này bạn xem kỹ sẽ hiểu !
Lục: Kiêm sơn kiêm thủy của Huyền không.
“Đồng nguyên tương hợp quái khả kiêm
Bất đồng vị hợp bất tương kiêm.”Thí dụ: Tọa Ngọ hướng Tí
Ngọ Thiên quái là nhất khảm tức ai sơn là (1-6) sơn kiêm Bính thì hợp vì Bính thiên
quái là tứ tốn hợp ngũ, Thủy kiêm Nhâm có địa quái là Nhất khảm đồng một quái-tốt. Nếu
sơn bố trí kiêm Đinh có thiên quái là thất đoài (2-7) tuy không sát nhưng không hợp được
(1-6), thủy kiêm Quí có địa quái bát Cấn (3-8) khắc (1-6) chủ dâm loạn.

Bình Giải : Các bạn nhìn vào hình và nhìn vào cung ngọ có 2 tầng ai sơn
và ai thủy tôi vẽ lại áp vào La kinh bạn sẽ hiểu dể dàng đoạn này !
CHƯƠNG ĐẶC BIỆT: DỤNG PHÁP CỦA LIÊN THÀNH
DỰA VÀO CƠ SỞ TỨ ĐẠI CỤC
Bản tổng hợp ai sơn - ai thủy
Để tiện cho việc áp dụng HK Đại quái Liên thành đây là bản tổng hợp Thiên quái (Ai Sơn)
và địa quái (ai thủy) của mỗi cung.
Tứ đại cách cuộc này là đại bí mật của huyền không chân gia, chỉ truyền cho con cháu

và một ít người bản tánh trung lương thông tuệ mà thôi. Đây là một phần quan trọng
trong"di

thư" của sư tổ Triệu Liên Thành.

a) Nguyên lý cơ bản phải đồng nguyên long: Để phát huy tác dụng điều bắt buộc khi bố trí

sơn thủy phải đồng nguyên long. Cho dù có hợp các nguyên tắc sau mà không đồng

nguyên long thì chỉ bình chứ không phát.

b) Nhất quái thuần thanh cách.

Thiên ngọc kinh nói: “Đông tây lưỡng quái chân kỳ dị, tu tri bổn hướng bổn thủy tứ thần

kỳ, đợi đợi trước phi y”. Đây là nói về nhất quái thuần thanh, Nhất quái thuần thanh còn gọi

là nhất gia cốt nhục.


Cách cuộc của nhất quái thuần thanh có 8 loại là Tham lang cách (1); Cự môn cách (2), Lộc

tồn cách (3), Văn khúc cách (4), Vũ khúc (6) cách; Phá quân (7) cách, Tả phụ (8) cách và
hữu

bật (9) cách.

Thí dụ: Nhà tọa Nhâm hướng bính, ai sơn của Nhâm là 3, bố trí thủy ở Sửu có ai thủy cũng

là 3. Thủy ở Sửu còn gọi là "bổn hướng thủy" của Nhâm sơn Bính hướng. Đây chính là Lộc
tồn

cách, vị trí kích tài cho dương trạch.

c) Hợp thập ải tinh cách.

Hợp thập ải tinh cách gồm có:

Thiên địa định vị

Sơn trạch thông khí

Lôi phong tương bạc

Thủy hỏa bất tương xạ

Đối đãi hợp thập ải tinh cách có 4 tổ hợp:

1-9 hợp 10 ải tinh cách.

2-8 hợp 10 ải tinh cách.


3-7 hợp 10 ải tinh cách.

4-6 hợp 10 ải tinh cách.

Thí dụ: Nhà tọa Nhâm hướng Bính, có giao lộ ở Thìn. Nhâm có thiên quái là 3, Thìn có địa

quái là 7 chính là 3-7 hợp thập ải tinh cách.

Ngoài ra còn các tổ hợp, hợp 5 hợp 15, các bạn tự nghiên cứu.
d) Tam nguyên chiếu thần thủy:
- Thượng nguyên Canh Tí Tỵ có địa quái tứ Tốn là chiếu thần thủy.
Thí dụ: Nhà tọa Quí hướng Đinh có thủy khẩu ở Tỵ thì phát trong thượng nguyên
- Trung nguyên vận 4 và nửa vận 5, tứ Tốn quản sự, lấy Nhâm Tốn Dần địa quái nhứt Khảm
là chiếu thần thủy.

Bình Giải bằng hình ảnh


Đến đây thì phái Liên thành chẳng còn gì cho tôi đáng để giải thêm nữa cả !
Tóm lại Liên thành phái chia thái cực làm 2 phiến lấy số Hà Lạc phối với Tiên - Hậu bát quái biện
chứng cho lý thuyết của mình . Không ngoài các cặp số .
27-38 một phiến .
16-49 một phiến
Cùng với các quy luật hợp thập , hợp ngũ , hợp thập ngũ và hết chuyện .
À còn một chút nữa là :
CHẲNG CÓ GÌ HAY HO CẢ , ĐẠO LÝ , CHÂN LÝ KHÔNG THẤY MÀ LƯU MANH THÌ CÓ THỪA !
CÁC BẠN CỨ THEO ĐIỀU HỌ NÓI , LÀM THEO ĐIỀU HỌ DẠY !
LÀ ĐÃ ĐẾN LÚC CÁC BẠN TÀN ĐỜI !

Thí dụ: Nhà Thìn hướng Tuất có thủy khẩu ở Nhâm thì phát ở vận 4 và 1/2 vận 5.
- Trung nguyên lục Càn quản sự, lấy Mùi Càn Đinh địa quái cửu ly là chiếu thần thủy.
- Hạ nguyên lấy Tuất Ngọ Ất địa quái lục Càn là chiếu thần thủy.
e) Tam nguyên tài thần tinh thủy:
- Thượng nguyên lấy Sửu Khôn Hợi là tài tinh thủy, địa quái là Chấn là Chấn vì Chấn
là thiên mệnh tài tinh; thiên quái là Cấn vì Cấn là thiên khố tài tinh.
- Thượng nguyên lại lấy Bính Mão Tân địa quái là Khôn, vì Khôn là Cự Môn tài tinh
thủy.
- Trung nguyên lấy Mùi thủy địa quái Bính, vì Bính là Thiên quỷ tài tinh thủy.
- Hạ nguyên lấy Giáp Dậu Quý thiên quái là Chấn, địa quái là Cấn, Chấn và Cấn là tài
tinh thủy. Lại lấy Thìn thủy địa quái canh, vì Canh là Thiên hán tài tinh thủy.
f) Ngũ quỷ thủy lộ:
- Thượng nguyên lấy Nhâm Tốn Dần, địa quái là tham lang là ngũ quỷ thủy và cũng chủ
ngũ quỷ đới tài lai.
- Trung nguyên lấy Tuất Ngọ Ất, địa quái Càn là ngũ quỷ thủy lộ.
- Hạ nguyên có Tuất Ngọ Ất là chiếu thần, cũng chủ ngũ quỷ đới tài lai.
g) Tam dương thủy:
- Cửu thủy Mùi Càn Đinh, địa quái là Ly, Ly là tam dương thủy.
- Thìn Tí Tân tam sơn, thiên quái là Ly, là tam dương tọa sơn đều chủ đại phú quý và
trường cửu.

VH giải thêm:
- Một trong 3 cung Mùi, Càn, Đinh có thủy nếu hợp thì phát tài lộc
- Một trong 3 cung Thìn, Tí, Tân có sơn nếu hợp thì chủ phú quí.
Giải mã cho Tam nguyên sơn thủy tương phối chánh cuộc
- Hạ nguyên Canh Mão Đinh tam sơn. Canh Mão Đinh thiên quái là Đoài. Nếu thủy lai
Thìn Cấn Thân 3 thủy đều là hạ nguyên 2 7 thủy với tọa sơn đồng thuộc 1 quái, tức là
thủy lai đương diệu là chân long, còn gọi là thạch phá thiên kinh, vả lại thủy lai và khứ
toàn tại Thìn Cấn Thân tức là Đoài sơn thủy lưu Đoài Hỏa cuộc, còn gọi là tận dương
nhứt cuộc; nếu thủy lai khứ có 3 thủy Giáp Dậu Quý là đều thuộc hạ nguyên 3 8 tài
tinh thủy, bát Cấn lại với tọa sơn thất Đoài giao cấu, chủ hạ nguyên đại phú; nếu thủy
lai khứ có 3 thủy Tuất Ngọ Ất là đều thuộc trung nguyên 1 6 thủy tức hạ nguyên chiếu
thần, lục Càn lại với tọa sơn nhị Khôn giao cấu nên trung nguyên phát, hạ nguyên cũng
phát. Nhưng 2-7 không phối được với 1-6 nên dù phát nhưng về sai bại, chủ dâm loạn,
ly tán…
Nếu thủy lai khứ có 3 thủy Mùi Càn Đinh thì tuy hạ nguyên 4-9 thủy nhưng 4-9
với tọa sơn 2-7 không phối, dù phát cũng bị tật bịnh, về sau thì tuyệt tự.
VH giải thích thêm:
Nói 3 cung Canh Mão Đinh có thủy tại Thìn Cấn Thân tức nói Tọa Canh hướng Giáp có thủy
tại Thìn (địa nguyên). Tọa Mão hướng Dậu có thủy tại Cấn (thiên nguyên), tọa đinh hướng
quí có
thủy tại Thân (nhân nguyên). Chứ không thể hiểu là 3 cung Thìn Cấn Thân cùng có thủy
đến một
lúc.
- Hạ nguyên 3 sơn Tuất Khôn Dần thì Tuất Khôn Dần thiên quái là Cấn, địa quái là Chấn,
nếu thủy lai khứ Giáp Dậu Quý tức hạ nguyên 3 8 tài tinh thủy với tọa sơn đồng thuộc
1 quái, là thủy lai đương diện, là chân long, cũng tức là thạch phá thiên kinh quyết.
Vả lại thủy lai khứ đều tại Giáp Quý Dậu, tức là Cấn Sơn Cấn hướng thủy lưu Cấn đại
cuộc, cũng là tịnh âm nhất cuộc; cuộc này tọa sơn là tài tinh mà thủy lộ cũng tài tinh, đại
cuộc
chủ phát tài bạch, trung cuộc cũng phú gia nhứt huyện, tiểu cuộc cũng phú 1 vòng, đều chủ
hạ
nguyên phát phước.
Nếu thủy lai khứ có Thìn Cấn Thân 3 thủy đều hạ nguyên 2 7 thủy, thất Đoài với tọa sơn
bát Cấn giao cấu nên chủ hạ nguyên phát, Thìn thủy địa quái là Canh, Canh là Thiên hán tài
tinh
nên phát phước rất nhiều.
Nếu thủy lai khứ có Mùi Càn Đinh 3 thủy đều thuộc hạ nguyên, 9 thủy trung nguyên
chiếu thần, Tốn 4 với tọa sơn Chấn 3 giao cấu chủ trung nguyên phát phước; Mùi thủy địa
quái
là Bính, Bính là Thiên quỷ tài tinh thủy nên phát tài lộc nhiều như không bền vì 3-8 không
phối
được 4-9.
Nếu thủy lai khứ có Tuất Ngọ Ất 3 thủy, thì tuy trung nguyên 1 6 thủy, hạ nguyên chiếu
thần nhưng 1 6 với 3 8 không phối, dù phát cũng dâm loạn, bệnh gân xương...
VH chú thêm: Nhà có tọa 3-8 người ngủ trong phòng có cửa phòng an vào 1-6 thì người
đó không dâm loạn cũng bệnh gân xương, thí dụ nhà Nhâm hướng Bình cửa phòng an vào
Tuất.
- Hạ nguyên 3 sơn Thìn Tí Thân, 3 cung đều là tam dương sơn 9, tọa sơn thiên quái là
ly, địa quái là Tốn, nếu thủy lai khứ Mùi Càn Đinh 3 thủy đều thuộc 4-9 tam dương
thủy với tọa sơn đồng thuộc 1 quái, tức thủy lai đương diện là chân long, cũng tức là
thạch phá thiên kinh quyết.
Vả thủy lai khứ đều tại Mùi Càn Đinh là Ngọ sơn Ngọ hướng thủy lưu Ngọ đại cuộc, là tịnh
âm nhứt cuộc, cuộc này tọa sơn với thủy lộ đều là tam dương nhật tinh chủ đại quý. Nay
vận hạ
nguyên đã phát tiết 60 năm, chỉ còn lại 30 năm đại phát.
Nếu thủy lai khứ có Giáp Dậu Quý 3 thủy là đều hạ nguyên 3 8 tài tinh thủy, tọa sơn Chấn
3 với Tốn 4 giao cấu, chủ hạ nguyên đại phú nhưng lâu dài thì bại vì 3-8 không giao được 4-
9.
Nếu thủy lai khứ có Tuất Ngọ Ất 3 thủy là đều trung nguyên 1 6 thủy chiếu thần, Khảm 1
với tọa sơn ly 9 giao cấu, chủ trung nguyên phát phước, hạ nguyên cũng phát.
Nếu thủy lai khứ có Thìn Cấn Thân 3 thủy là 2 7 thủy, nhưng 2 7 với tọa 4 9 không phối,
dù phát cũng dâm loạn, về sau thì tuyệt tự.
Các cung khác cũng luận như trên.
Pháp dụng Tứ Đại cục cho dương trạch
Như chúng ta đã biết đối với dương trạch thì nơi giao thoa của thủy lộ chính là điểm cần
xét khi coi một ngôi nhà củng như những nhà cao cây cao chung quanh, đó chính là :"Tiên
khan
kim long động bất động, thứ xét huyết mạch nhận lai long".
Ba yếu tố chính khi xét 1 căn nhà theo HK ĐQ Liên Thành
1)
- Thủy lộ, Cổng, Cửa và những nơi có thủy động ngoài nhà: Từ Ai Sơn của tọa nhà mà
tính đến Ai Thủy của các cung có thủy động trên cần hợp các yếu tố như của các bài
trước. Nếu được đồng nguyên long thì "cát càng thêm cát". Điều kỵ khi nhà thuộc
nhân hay địa nguyên kiêm quá 3 độ thì cần xét đến"không vị kỵ lưu thần"
- Nhà có cửa sau bố trí ngay tọa: Đối với thiên nguyên long thì vẫn ổn. Nhưng với những
nhà nhân và địa nguyên thì đây là một đại họa không gì cứu vãn được.
2) Thủy trong nhà
- Cầu thang: Bậc trên cùng chính là chỗ nhập khí cho người sống trên tầng đó. Cho
nên nó được tính như cửa nhập khí so với tâm của tầng.
- Cửa phòng: Phòng ngủ là một tiểu thái cực mà mỗi người trong nhà có sự thọ khí
khác nhau. Cho nên cửa phòng phải ở một vị trí đặc biệt cần được quan tâm. Nó
được bố trí nếu được đồng nguyên với tọa và hợp sơn thủy thì quá tốt, bằng
không hợp nguyên long chí ít cũng không được khắc sát với tọa. Với những nhà
vợ chồng con cái khắc khẩu thì việc bố trí cửa phòng hợp cách cũng có thể hóa
giải được.
- Vị trí hồ cá hoặc phong thủy luân: cũng cần đồng nguyên và hợp cách với tọa nhà
- Những vị trí khác như chậu rửa hoặc vòi nước: nếu dùng nước thường xuyên thì
cần phải xét còn nếu thời gian sử dụng quá ít thì thôi.
3) Bếp:
Cân bằng thủy hỏa là một yếu tố quan trọng. Cho nên vị trí bếp cần xét thật kỹ vì
bếp chủ về sức khỏe và nhân đinh trong nhà. Có những người bị bệnh nan y, sau khi
chuyển bếp mà có thể gặp thầy gặp thuốc để khỏi bệnh hoặc trở nên nhẹ nhàng hơn.
Bếp xét ai sơn và cần đồng nguyên long. Đặt biệt là nhân nguyên và địa nguyên.
Bếp so với tọa đồng khí hoặc hợp 5 10 15 hay hợp khí tiên thiên.
Huyền Không Đại Quái Liên Thành Phái, Một bí mật trong các bí mật đang dần
được bật mí. Lý thuyết thì sâu xa nhưng cách dụng thì thật đơn giản mà hiệu quả. Trên
các trang mạng phong thủy của Trung Quốc cũng bàn luận rất nhiều nhưng việc tổng hợp
được qui tắc của dụng pháp và đưa lên cho mọi người thì chưa thấy.

Với vòng ai tinh sơn thủy trên là một sự kết hợp kỳ diệu của "sơn thượng thông căn" và
"thủy lý thông căn" nền tảng của lý thuyết Liên Thành phái cùng với Thành môn, thành môn
ai

tinh, Khôn nhâm ất quyết, các loại ai tinh.... Tất cả lý thuyết Liên Thành đã nằm gọn trong
tay các

bạn.

Bình Giải : Đây là hai tầng la kinh quan trọng của họ . Nhưng họ không cho in nó vào La kinh . Có lẽ mục đích là
giấu bí mật và cà khịa môn phái khác rằng :
MÔN PHÁI CỦA HỌ LÀ CAO SIÊU MỘT SƠN HƯỚNG HỌ DÙNG KHÔNG QUÁ 10⁰ , TRONG KHI CÁC MÔN PHÁI KHÁC LÀ
15⁰
ĐỂ THUẬN TIỆN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU TÔI ĐÃ GHÉP 2 TẦNG NÀY VÀO LA KINH CỦA HỌ ( hình dưới )
Quý sơn đinh hướng, quý sơn lục, đinh hướng cửu, là tứ cửu kim sinh nhất lục thủy, là

hướng thượng tứ cửu sinh tọa sơn nhất lục thuỷ, là sinh nhập, nơi đầu hướng cần có thủy
phía

trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Nhâm sơn bính hướng, thượng nguyên tam bát cục, sơn sinh hướng, hướng thượng cần

có thuỷ.
Bính sơn nhâm hướng, thượng nguyên tứ cửu cục, sơn sinh hướng. Do vậy nơi đầu hướng

cần trống thoáng hoặc là có thuỷ.

Tí sơn ngọ hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, Do vậy nơi đầu hướng cần trống

thoáng hoặc là có thuỷ.

Ngọ sơn tý hướng, thượng nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có

thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Quý sơn đinh hướng, hạ nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy

phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Đinh sơn quý hướng

Hạ nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy phía trước và sau đó

lại có sơn phía sau thủy.

Sửu sơn mùi hướng, hạ nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy

phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Mùi sơn sửu hướng, thượng nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có

thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Cấn sơn khôn hướng, thượng nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có
thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.

Khôn sơn cấn hướng, hạ nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống

thoáng hoặc là có thuỷ.

Dần sơn thân hướng, hạ nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống

thoáng hoặc là có thuỷ.

Thân sơn dần hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần

trống thang hoặc là có thuỷ.

Giáp sơn canh hướng, thượng nguyên nhất lục cục. hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần

có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.


Canh sơn giáp hướng, hạ nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Mão sơn dậu hướng, hạ nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Dậu sơn mão hướng, thượng nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần
trống thoáng hoặc là có thuỷ.
Ất sơn tân hướng, thượng nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống
thoáng hoặc là có thuỷ.
Tân sơn ất hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống thoáng
hoặc là có thuỷ.
Thìn sơn tuất hướng, hạ nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống
thoáng hoặc là có thuỷ.
Tuất sơn thìn hướng, hạ nguyên tam bát cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống
thoáng hoặc là có thuỷ.
Tốn sơn càn hướng, hạ nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Càn sơn tốn hướng, thượng nguyên tứ cửu cục.sơn sinh hướng, nơi đầu hướng cần trống
thoáng hoặc là có thuỷ.
Tị sơn hợi hướng, thượng nguyên nhị thất cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Hợi sơn tị hướng, thượng nguyên nhất lục cục.hướng sinh sơn, nơi đầu hướng cần có thủy
phía trước và sau đó lại có sơn phía sau thủy.
Nam Phong chú: tuy hướng sinh sơn cần nơi đầu hướng cần có thủy phía trước và sau đó
lại có sơn phía sau thủy, tuy nhiên mấu chốt vẫn là sơn, thủy có hay không là phụ trợ thêm

thôi, đây chính là để hợp Đảo kị long cách.

Từ : CHƯƠNG 4: NHÂM KHÔN ẤT QUYẾT VỚI CÁC LOẠI


AI TINH trở về sau tôi giải ở Hồi 5 THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN ( line ở đây )
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 5 ) còn tiếp

CHƯƠNG 4: NHÂM KHÔN ẤT QUYẾT VỚI CÁC LOẠI


AI TINH
Nhất: Sơn thượng cửu tinh định cục
Giáp quý thân tham tinh
Khôn nhâm ất cự môn
Tý mùi mão lộc tồn
Tuất càn tị thị văn
Thìn tốn hợi vũ khúc
Cấn bính tân phá quân
Dần canh đinh tả phụ
Ngọ dậu sửu bật tinh
Phân chia ra làm sơn đáo hướng, hướng đáo sơn nhị bàn. Ai tinh khởi ở thông căn quyết.
Dương thuận âm nghịch luân chuyển, ngũ nhập trung cung.
Theo đó sơn thượng đáo hướng, hướng thuỷ cần được đồng nguyên hợp long tọa.
Theo đó hướng thượng đáo sơn, long sơn cần được đồng nguyên hợp hướng thuỷ.
Nhâm sơn bính hướng
Nhâm ai là Cự môn, Nhâm thông Thìn, khởi Cự môn tại Thìn, Nhâm dương nên thuận ai,
Lộc tại Bính, Văn tại Mùi, Liêm nhập trung, Vũ tại Canh… Theo đó sơn thượng đáo hướng
đồ:
CỰ TỐN _ LỘC LI _ VĂN KHÔN
THAM CHẤN _ TRUNG CUNG _ VŨ ĐOÀI
BẬT CẤN _ PHỤ KHẢM _ PHÁ CÀN
Bính thượng đắc lộc tồn tinh.
Bính ai là Phá quân, Bính thông Tuất, khởi Phá quân tại Tuất, Bính dương nên thuận ai,
Phụ tại Nhâm, Bật tại Sửu… Theo đó hướng thượng đáo sơn đồ:
CỰ TỐN _ LỘC LI _ VĂN KHÔN
THAM CHẤN _ TRUNG CUNG _ VŨ ĐOÀI
BẬT CẤN _ PHỤ KHẢM _ PHÁ CÀN
Nhâm sơn thượng đắc tả phụ

Tý sơn ngọ hướng:


Tý ai là Lộc tồn, Tý thông Ngọ, khởi Lộc tồn tại Ngọ, Tý âm nên nghịch ai, Văn tại
Tốn, Liêm nhập trung, Vũ tại Mão… Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:
VĂN TỐN _ LỘC LI _ CỰ KHÔN
VŨ CHẤN _ TRUNG CUNG _ THAM ĐOÀI
PHÁ CẤN _ PHỤ KHẢM _ BẬT CÀN

Ngọ hướng thượng đắc lộc tồn tinh


Ngọ ai là Hữu bật, Ngọ thông Tý, khởi Bật tại Tý, Ngọ âm nên nghịch ai, Tham tại
Càn, Cự tại Dậu… Theo đó hướng thượng đáo sơn đồ
VŨ TỐN _ VĂN LI _ LỘC KHÔN
PHÁ CHẤN _ TRUNG CUNG _ CỰ ĐOÀI
PHỤ CẤN _ BẬT KHẢM _ THAM CÀN

Tý sơn thượng đắc hữu bật tinh.

Quý sơn Đinh hướng

Sơn thượng đáo hướng đồ


Đinh hướng thượng đắc hữu bật
Hướng thượng đáo sơn đồ :

LỘC TỐN _ CỰ LI _ THAM KHÔN


VĂN CHẤN _ TRUNG CUNG _ BẬT ĐOÀI
VŨ CẤN _ PHÁ KHẢM _ PHỤ CÀN

Quý sơn thượng đắc phá quân.

Sửu sơn mùi hướng:

Sơn thượng đáo hướng đồ :

LỘC TỐN _ CỰ LI _ THAM KHÔN

VĂN CHẤN _ TRUNG CUNG _ BẬT ĐOÀI

VŨ CẤN _ PHÁ KHẢM _ PHỤ CÀN

Sửu Sơn Thượng Đắc Văn Khúc

Các sơn khác cũng quyền như vậy.


Nhị thập tứ sơn triều nghênh thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết:

1. Thiên nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Tý khởi bản cung nghịch hành,

Tốn càn càn tốn thuận hành,

Ngọ mão dậu tham tốn nghịch,

Khôn cấn khởi ngọ hành thuận

2. Địa nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Nhâm canh bính khởi tuất thuận,

Sửu mùi canh thượng nghịch luân,

Thìn tuất tuất thìn giai nghịch hành,

Giáp khởi bản cung thuận ứng

3. Nhân nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Ất tân đinh khởi tị nghịch,

Hợi tị tị hợi thuận hành,

Thân dương quý âm khởi bản cung,

Dần khởi ất hề đại thuận


Quyết này dùng phối hợp tam nguyên linh chính. Thượng nguyên và 30 năm đầu

trung nguyên lấy Tham Cự Lộc Văn Vũ 5 phương này có thủy là ngũ cát thủy, Hạ nguyên

và 30 năm sau của trung nguyên thì lấy Vũ Phá Phụ Bật Tham 5 phương này có thủy là ngũ

cát.

Đặc biệt 30 năm sau của trung nguyên và hạ nguyên thì dùng Tham lang là thôi

chiếu thần, phương vị của Tham lang nếu có thủy thì thôi tài lộc đại phát. Tại thượng

nguyên và 30 năm đầu của trung nguyên thì dùng Tả phụ là thôi chiếu thần, phương vị

của Tả phụ tinh nếu có thủy thì thôi tài lộc đại phát.

Như tý sơn ngọ hướng, dùng khẩu quyết trên khởi tham lang tại bản cung nghịch

hành, tức là Tý khởi Tham, cự tại càn, lộc tại dậu, văn tại khôn, liêm trinh tinh nhập trung

ngũ bất động, vũ đến ngọ, phá đến tốn, phụ đến mão, bật đến cấn. Trong thời gian thượng

nguyên và 30 năm đầu trung nguyên thì các phương khảm càn đoài khôn li có thuỷ là ngũ
cát thuỷ, riêng phương Mão nếu kiến thủy thì đại phát tài lộc. Trong thời gian 30 năm sau
trung nguyên và hạ nguyên thì các phương li tốn chấn cấn khảm có thuỷ là ngũ cát thuỷ,
riêng phương Tý nếu kiến thủy thì đại phát tài lộc.
Tý sơn ngọ hướng triều nghênh thuỷ lộ khởi tham lang đồ:
TỐN PHÁ _ LI VŨ _ KHÔN VĂN
CHẤN PHỤ _ LIÊM TRINH _ ĐOÀI LỘC
CẤN BẬT _ KHẢM THAM _ CÀN CỰ
Nam Phong Chú thích thêm để giải khẩu quyết:
Phần Thôi chiếu thần:
Thôi chiếu thần thượng nguyên và 30 năm đầu trung nguyên dùng Phụ tinh, hạ
nguyên và 30 năm sau của trung nguyên dùng Tham tinh, chính là kinh văn viết:
“Tham Phụ bất đồng luận” (Tham tinh và Phụ tinh thì luận không giống nhau),
đúng vậy, vì Tham tinh là thượng nguyên tinh lại dùng làm cát thủy ở hạ nguyên, Phụ tinh
là hạ nguyên tinh lại dùng làm cát thủy ở thượng nguyên.
“Thủ đắc Phụ tinh thành ngũ cát, sơn trung hữu thủy thị chân long” (giữ lấy Phụ
tinh để thành ngũ cát, trong núi mà có nước thì đấy là chân long), đúng như vậy, nếu
thượng nguyên mà phương Phụ tinh có nước, lại là cục thế sơn long chứ không phải bình
dương long thì có thể chắc đó là dấu tích chân long.
Phần khẩu quyết:
Tý khởi tham lang ở tại bản cung nghịch hành: Tý Tham, Càn Cự, Dậu Lộc…
Tốn tham lang khởi ở càn thuận hành: Càn Tham, Tý Cự, Cấn Lộc, Mão Văn, Liêm quy
trung cung, Tốn Vũ…
Càn khởi tham lang ở tốn thuận hành: Tốn Tham, Ngọ Cự, Khôn Lộc, Dậu Văn, Liêm quy
trung, Càn Vũ…
Ngọ Mão Dậu khởi tham lang ở tốn nghịch hành: Tốn Tham, Mão Cự, Cấn Lộc, Tý Văn,
Liêm quy trung, Càn Vũ, Dậu Phá, Khôn Phụ, Ngọ Bật
Khôn Cấn khởi tham lang ở ngọ thuận hành: Ngọ Tham, Khôn Cự, Dậu Lộc, Càn Văn,
Liêm
quy trung, Tý Vũ, Cấn Phá…
Nhâm Canh Bính khởi tham lang ở tuất thuận hành: Tuất Tham, Nhâm Cự, Sửu Lộc, Giáp
Văn, Liêm quy trung, Thìn Vũ, Bính Phá, Mùi Phụ, Canh Bật.
Sửu Mùi khởi tham lang ở canh nghịch hành: Canh Tham, Mùi Cự, Bính Lộc, Thìn Văn,
Liêm quy trung, Giáp Vũ, Sửu phá…
Thìn khởi tham lang ở tuất nghịch hành: Tuất Tham, Canh Cự, Mùi Lộc, Bính Văn, Liêm
quy trung, Thìn Vũ[/B]…
Tuất [/B]khởi tham lang ở thìn nghịch hành: Thìn Tham, Giáp Cự, Sửu Lộc, Nhâm Văn,
Liêm quy trung, Tuất Vũ[/B]…
Giáp [/B]khởi tham lang ở bản cung thuận hành: Giáp Tham…
Ất Tân Đinh khởi tham lang ở tị nghịch hành: Tị Tham, Ất Cự,Dần Lộc, Quý Văn, Liêm quy
trung, Hợi Vũ, Tân Phá[/B], Thân Phụ, Đinh Bật[/B].
Hợi khởi tham lang ở tị thuận hành: Tị Tham, Đinh Cự, Thân Lộc, Tân Văn, Liêm quy trung,
Hợi Vũ[/B]…
Tị khởi tham lang ở hợi thuận hành: Hợi Tham, Quý Cự, Dần Lộc, Ất Văn, Liêm quy trung,
Tị Vũ [/B]…
Thân khởi tham lang ở bản cung thuận hành: Thân Tham[/B]…
Quý khởi tham lang ở bản cung nghịch hành: Quý Tham[/B]…
Dần khởi tham lang ở ất thuận hành: Ất Tham, Tị Cự, Đinh Lộc, Thân Văn, Liêm quy trung,
Tân Vũ, Hợi Phá, Quý Phụ, Dần Bật[/B]
Xếp lại toàn bộ sẽ thấy các sơn ai tinh lần lượt được như sau:
Tý Quý Giáp Thân: Tham lang
Nhâm Mão Ất Mùi Khôn: Cự môn
Càn Hợi Thìn Tốn Tị Tuất: Vũ khúc
Dậu Tân Sửu Cấn Bính: Phá quân
Dần Ngọ Canh Đinh: Hữu bật
Vừa trùng khớp với Thế quái ca quyết của Thẩm là huyền không phi tinh, thực ra
đây chính là khẩu quyết của Đại quái, họ Thẩm hiểu nhầm và dùng nhầm, Phi tinh thực
vẫn lập bằng bàn hạ quái, kiêm ngoài 7 độ thì tạp loạn không dùng được mà thôi, dùng
thế quái lập bàn thì không nghiệm

VH chú giải thêm phần ai tinh

Thí dụ: Ai sơn của Nhâm hướng Bính

Nhâm ai là Cự môn, Nhâm thông Thìn, khởi Cự môn tại Thìn, Nhâm dương nên

thuận ai, Lộc tại Bính, Văn tại Mùi, Liêm nhập trung, Vũ tại Canh…

Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:

cự tốn _ lộc li _ văn khôn

tham chấn _ trung cung _ vũ đoài

bật cấn _ phụ khảm _ phá càn


Nhâm sơn Bính hướng là 3-8 cuộc đại kị 1-6

Ta xét ai tinh sẽ thấy cung Chấn ai sơn là tham lang (1), cung Đoài ai tinh là Vũ

khúc (6). Hai cung này gọi là ngoại cung của Nhâm sơn Bính hướng. Nếu bố trí sơn (nhà

cao, cây cao,...) thì đại bại

Tương tự như vậy

Sửu sơn mùi hướng :

Sơn thượng đáo hướng đồ :

lộc tốn _ cự li _ tham khôn

văn chấn _ trung cung _ bật đoài

vũ cấn _ phá khảm _ phụ càn

Đây là 1-6 cuộc kị 3-8, hai cung Tốn và Càn ai tinh là 3-8 nên Tốn Càn là ngoại

cung của Sửu sơn Mùi hướng không được có sơn

Các cung khác cũng tương tự như vậy

Các bạn coi phần nghiệm chứng nhà Bính hướng Nhâm 347 độ
Tiên thiên mệnh quái bí thuật Liên Thành phái

1-6 kỵ 3-8 do không hợp thư hùng-Thuần dương bất sinh, dương thịnh thì âm suy nên bất

lợi đặc biệt cho nữ nhân.

4-9 kỵ 2-7 do không hợp thư-hùng-Thuần âm bất trưởng, âm thịnh thì dương suy, nên có

bất lợi đặc biệt cho nam nhân.

Dùng Cung mệnh của người so với cục của nhà và các hình thế chung quanh nhà để tìm

cát hung.

Thí dụ: Nhà Tọa Nhâm hướng Bính là cục 3-8 tức hợp với những người có cung mệnh là 3

- 8 - 2 - 7 Khắc người có cung mệnh là 1 – 6


Hướng thượng kiến sơn kiến thuỷ quyết
Toạ sinh hướng thời nghi tú thuỷ,
Hướng khứ sinh toạ yếu cơ phong.
Toạ sinh hướng là hướng thượng tốt nhất được trống thóang hoặc có thuỷ.
Hướng sinh toạ là hướng thượng cần có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau
thủy.
Bài đọc thêm
Liên Thành Phái Huyền Không
Sự sinh tồn của nhân loại trong vũ trụ từ xưa đến nay đã có vô số lần khảo nghĩa như kiến
trúc nhà ở phải cầu được những hoàn cảnh lợi ích, che mưa tránh gió, phương tiện môn lộ,

thủy, có quang, từ đó mà phát sinh thuyết Phong thủy như Bốc lạc của Chu Công, Thiên U
của Lưu
Công đều chọn Sơn Thủy tương phối; Đến đời Tấn có Táng Kinh của Quách Phác thì đều
trọng âm
dương nhị trạch. Đạo Phong thủy rất chú trọng ý nghĩa về hình thế và lý khí, cũng có sách
chuyên
trọng hình thế mà không chú trọng lý khí. Ngày xưa phong thủy chân nghĩa bị Hoàng gia cất
giữ
trong cung điện do sợ người vận dụng làm bất lợi cho ngôi vị, đến khi Hoàng Sào vào
Trường An,
Dương Quân Tùng mới truyền bá cho dân gian chân nghĩa Phong thủy. Tuy nhiên, do người
được
truyền thụ có kiến thức bất đồng từ đó mà ra phân phái hình thế, lý khí, tam hợp, huyền
không
tam pháp.
Hình thế thì theo nhãn lực mà xét tới Sơn thủy,
Lý khí thì xét hình thế hợp Sơn thủy để thẩm nguyên vận mà biện cát hung;
Tam hợp là pháp xét hình thế hợp sơn thủy lấy can chi sinh vượng mộ;
Huyền không là cái thuật xét hình thế hợp Sơn thủy mà thẩm định nguyên vận hợp tiên
hậu thiên quái lý; Quái lý là cái huyền cơ thâm tạng (?) của thiên địa nên chẳng phải ai cũng

thể thẩm thấu được, cho nên từ Dương Công về sau trong dân gian thuyết về hình thế và
luận tam
hợp là rất nhiều, chiếm địa vị chủ đạo trong giới phong thủy. Đến đời Minh Thanh, Tưởng
Đại
Hồng do không chịu làm việc cho ngoại di nên công danh thất chí bèn lấy Kham Dư làm tiêu
khiển,
sau được Vô Cực Tử truyền cho Huyền không thuật rồi soạn bộ “Địa lý biện chính”, chú giải
Thanh
nang Kinh Áo ngữ, Thiên ngọc Kinh, Đô thiên bảo chiếu kinh. Nhưng văn cú trong sách quá
nhiều
ẩn ngữ, bởi cho rằng thiên cơ không dám tiết lộ cho nên hậu nhân chỉ đắc được Thư mà
không
đắc được Quyết, từ đó huyền không học phát sinh nhiều môn phái vậy.
Có câu hỏi rằng: anh phong thủy, tôi phong thủy, mọi người nói phong thủy, cuối cùng thì
thế nào là phong, thế nào là thủy? Hay câu: Đại huyền không, tiểu huyền không, ai cũng nói
huyền
không vậy ai là huyền, ai là không? Ở đây không nói ai đúng ai sai mà chỉ câu trong các loại
học
thuyết đó, thuyết nào có lý, có chứng cứ hợp được thực dụng và có ứng nghiệm thì là loại
học
thuyết nên theo, bất kể là dùng bát trạch hay tam hợp, huyền không hoặc những phương
pháp
nào khác, miễn là có lợi đối với nhân loại.
Đồng một thời với Tưởng Đại Hồng (đời Minh Thanh) có Triệu Liên Thành ở Vũ Ninh thâm
đắc huyền không chân quyết, dân gian thời đó thường nói Nam Tưởng Bắc Triệu; Do Triệu
Liên
Thành đơn truyền ít có người biết nên hậu thế chỉ biết Tưởng Đại Hồng là người đắc được
huyền
không pháp quyết mà không biết Triệu Liên Thành.
Người được Triệu Liên Thành truyền thừa là Lưu Nguyệt Tuyền, Lưu Nguyệt Tuyền lại
truyền cho Thái Lương Tài; Thái lương Tài lại truyền cho Đông Duy Sở người Hồ Bắc; Đông
Duy Sở
truyền cho Tiền Dư Anh người Vũ Ninh; Tiền Dư Anh truyền cho Trịnh Ngọc Phân và Lưu
Chỉ An;
Lưu chỉ An là cháu đích tôn 5 đời của Lưu Nguyệt Tuyền, thông triệt Liên Thành tinh yếu,
kết bạn
thân thiết với Vương Yêu Đạt, Vương Yêu Đạt sinh năm 1886 mất năm 1976, Ông là một
danh y
nổi tiếng của Trung quốc và cũng là minh sư địa lý; Ông soạn quyển “ngưỡng quán phủ sát”

quyển “Địa lý biện chính yết ẩn”, là tinh túy của Liên thành phái. Ông không sợ tiết lộ thiên
cơ mà
công khai những điều Tưởng Công không dám làm nên gọi là Yết ẩn.
Ngày nay có nhiều sách viết về Liên Thành Huyền Không. Nhưng chủ yếu vẫn dựa trên 2
quyển
- Huyền Không đại Quái Ai Tinh Mật Chỉ là di thư của Triệu Liên Thành trước khi mất
- Huyền Không đại Quái Địa lý biện chính yết ẩn của Vương Yêu Đạt
Chúng ta may có cơ duyên được cao tăng hậu ái ban truyền chân quyết, nên cố gắng trau
dồi yếu nghĩa của Huyền Không Liên Thành mà đem sở học giúp đời ngõ hầu tạo phước
cho dân
gian để khỏi phụ cái đại tâm của Tiên Thánh.
Không vị lưu thần
Không vị lưu thần quyết
Thủy thần suy vượng hữu quyền hành lập hướng na di yếu biện minh
Không vị lưu thần tối dịch phạm nhất ti thất sát tiện vô tình
Cự môn phiên hướng phi lâm cấn dần vị khước xưng không vị danh
Nhâm cự phiên lâm lai đáo Bính, Đinh cung không ngoại thị môn trướng
Nhược hoàn xoa cảng chi hà nhiễu trùng pha âm dương đa thụ kinh
Trùng phá dương cung nam bất dục âm cung trùng phá nữ vô thành
Đan cung trùng trứ nhân tài giảm song vị trùng lai tiện thiểu đinh
Canh lự vi quan đa bác lạc triêu đường nhất đáo họa căn sinh
Công động hách liệt minh chung đỉnh chích phạ trung đồ tẩu cẩu phanh
Mạc vị loạn lưu như chức cẩm nhất phùng thử kiếp phúc chung khinh
Xét 2 cung bên cạnh đầu hướng nếu có thủy, xem có phạm sát là không vị .

1. Nhâm sơn Bính hướng


+ Tốn tối kỵ, cung tốn thủy vi khảm (thủy lý 1 – Xem đồ hình), Nhâm sơn chấn (Sơn
thượng 3) chi sát [không hợp thư hùng, cô dương bất trưởng],
+ Tị là tứ tốn (thủy lý 4), bính hướng địa quái/thủy lý là nhị (2) khôn, khôn (2) - tốn (4)
là sát. Nhâm sơn bính hướng tị tốn thủy trùng phá giả, chủ nam nữ cụ hung. Trùng
tọa sơn quái giả khắc đinh. Trùng hướng thủy quái giả khắc đinh bại tài.〈bính hướng
khôn (2 thủy lý),
+ Ngọ vị thị không vị, ai càn (6), Chấn (3)- càn (6) Tam -bát ; nhất - lục vi sát, vi khắc bại
đinh tài. 〉+ Đinh vị diệc diệc thị không vị, ai ly (9), khôn (2)- ly (9) nhị cửu vi sát, vi khắc bại
đinh
tài. 〉
2. Tý sơn ngọ hướng.
Tý sơn ngọ hướng lấy bính là không vị [/B], tý sơn cửu (sơn thượng 9), ngọ
hướng lục 6, bính thủy lý nhị (2), giao phối tọa sơn (9) là sát [không hợp thư hùng, thuần
âm bất sinh hại nữ nhân], Tị thủy lý vi tứ (4), giao phối với tọa sơn (9) hướng thượng (6)
hợp.
Các cung khác cũng quyền như vậy.
CHƯƠNG 5: ĐẠI QUÁI AI TINH VỚI THÂU SƠN XUẤT
SÁT
Nhất: Nhị thập tứ sơn đại quái ai tinh pháp
Tại thông căn quyết cầu thiên quái, dương sơn thì dùng nghịch ai, âm sơn thì dụng
thuận ai. Dùng để xét sơn phong sa thuỷ để thủ tài.
Bên trái là địa quái bên phải là thiên quái, các sơn còn lại cũng theo đó mà suy ra.
Xem sơn thượng bài thiên quái bên trên, đó là địa quái, thiên quái là đối cung tầm, tức
lấy đối diện lại là thiên quái vậy.
Nam Phong chú:
Đây là một phần của một trong 4 Tâm Ấn Phong thủy lý khí (khi học phong thủy
lý khí đến một mức nào đó sẽ bắt đầu tự ngộ các tâm ấn này): Điên đảo tâm ấn. Sơn
thượng thông căn bài quái bên trên chính là địa quái, lấy đối cung sẽ là số thiên quái, thiên
địa quái số hợp lại không ngoài 1 6, 2 7, 3 8, 4 9. Nếu ngoài các tổ hợp này là sai.
NVhieu chú:
Đồ hình trên để dùng để phân tích, luận tứ đại cục sát.
Nhất lục (1-6) cục vượng nhất lục vận, tam bát (3-8) là sát vận [thuần dương bất
sinh, sát nam đinh].
Tứ cửu (4-9) cục vượng tứ cửu vận, nhị thất (2-7) là sát vận [thuần âm bất trưởng,
sát nữ nhân].
Nhị thất (2-7) cục vượng nhị thất vận, tứ cửu (4-9) là sát vận.
Tam bát (3-8) cục vượng tam bát vận, nhất lục (1-6) là sát vận.
Nhập tứ sơn ai tinh chi thu sơn xuất sát.
Nhất lục (1-6) kỵ tam bát (3-8); tam bát (3-8) kỵ nhất lục (1-6).
Tứ cửu (4-9) kỵ nhị thất (2-7); nhị thất (2-7) kỵ tứ cửu (4-9).
VH: Phần này sẽ được diễn giải ở một trình độ cao hơn hoặc người có "thiên cơ"
sẽ hiểu được
Nhị: Đại quái ngũ hành.
Khảm mộc; tốn thuỷ; li đoài kim.
Cấn chấn khôn thổ; càn là hoả.
Li là nhật hề khảm là nguyệt.
Đại quái ngũ hành tiêu tai hoạ.
Cho đến nay vẫn chưa lý giải được tại sao LT lại tính như vậy
.Tam: Nhị thập tứ sơn ngũ hành (hay còn gọi Túc độ ngũ hành)
Do Nhật Nguyệt biến đổi với thời gian, vị trí Thái dương (mặt trời) và Địa cầu khi
chuyển động trong không gian qua thời gian thực tế có sự biến động, ngũ hành 24 sơn khi
xưa so với nay do đó mà có thay đổi, tuy nhiên vẫn ghi chép ra cả ở đây để người học có
thể chiêm nghiệm và đối chứng.
Nam Phong chú: như ngũ hành đại quái bên trên, căn nguyên 24 sơn ngũ hành
của Liên Thành rất khó hiểu.
Tứ: Sinh nhập khắc nhập quyết
Thuận giả hỉ kì sinh,
Nghịch giả hỉ kì khắc...
Cần nhất là được sinh nhập khắc nhập, tỉ hoà cũng là cát. kị sinh xuất và khắc xuất,
Sinh nhập chính là theo đó ngoại sinh nhập nội, là tiến thần,
Sinh xuất chính là theo đó nội sinh ngoại là sinh xuất, là thoái thần.
Như thuận bài thì sinh nhập là vượng, sinh xuất cũng là vượng, sinh nhập chủ cao
quan, sinh xuất chủ phú nhưng lại không quý.
Nghịch bài thì khắc nhập là tài, khắc xuất cũng là tài, chủ phú nhưng lại không
quý.
Lấy sơn bàn làm chủ với hướng thượng thuỷ thượng để luận sinh khắc.
(Nam Phong chú:
Dùng tinh tại tọa sơn làm chủ để luận, dùng tinh tại hướng và tinh tại thủy khẩu
làm khách để luận, khách sinh chủ hoặc khắc chủ là cát, chủ sinh khách hoặc khắc khách
là hung.)
Ngũ, Huyền không tam hợp yếu nghĩa
Nhất, hợp vận, hợp nguyên, hợp sinh thành (1-6, 2-7, 3-8, 4-9); hợp 5, hợp 10,
hợp 15.
Nhị, [Tọa-Long, Tọa-Hướng, Hướng-thủy]: Tọa khứ hợp long đệ nhất nghĩa, Tọa
hướng tương hợp vị nhị yếu; Hướng dữ thủy hợp thị tam chân.
Huyền không chi Long Sơn Hướng Thủy: Tọa sinh hướng thì nghi (cần phải) tú
thủy, hướng khứ sinh Tọa yếu (yêu cầu) kỳ phong.
Chương 6: Kiêm sơn và kiêm thuỷ
Kiêm sơn kiêm thuỷ:
Long Sơn Hướng Thuỷ có cái có thể kiêm dùng cũng có cái không thể kiêm dùng,
hợp ngũ (5) hợp thập (10), hợp thập ngũ (15) thì có thể kiêm dùng với nhau. Không hợp
thì không thể kiêm dùng, không thể kiêm dùng mà cố cưỡng cầu kiêm dùng thì không
tránh được hung họa, xuất quái kiêm thì đều là hung. Kiêm dùng chia ra rõ ràng: sơn có
thể kiêm hoặc không thể kiêm; thủy có thể kiêm hoặc không thể kiêm; hai cái riêng biệt
không được lẫn lộn.
Sơn thượng kiêm có: long, sơn, tọa, phong, sa tương kiêm.
Hướng thượng kiêm có: hướng, thuỷ, môn, lộ, khí khẩu tương kiêm.
Sơn thượng tý (9) quý (6)=[hợp 15] có thể kiêm dùng nhưng thuỷ lí tý (4) quý (8)
[không hợp 5, 10, 15] không thể kiêm dùng, sơn thượng tý là cửu quý là lục thành thập
ngũ khả kiêm, thuỷ lí tý tứ quý bát không hợp nên không thể kiêm dùng.
Nhâm sơn là tam (3) chấn, tý sơn là cửu (9) li, là thập nhị nên không thể kiêm
dùng, hợi sơn là nhất (1) khảm cùng với Nhâm sơn tam (3) chấn là tứ cũng không thể kiêm
dùng. Nhâm thuỷ là nhất (1) khảm, tý thuỷ là tứ lục (4), hợp ngũ nên có thể kiêm dùng,
hợi thuỷ là tam bích (3) với nhâm thủy là nhất (1) khảm, là tứ không hợp nên không thể
kiêm dùng.
CHƯƠNG 7: LONG-SƠN-TỌA-HƯỚNG-THUỶ
Nhất: Quan hệ giữa Long Toạ Hướng Thuỷ:
Lấy toạ huyệt là chủ là nội, hướng với sa thuỷ là khách là ngoại.
Lấy long là chủ, lấy toạ sơn là khách.
Lấy toạ sơn là chủ, hướng thuỷ là khách.
Lấy lai thuỷ là chủ, khứ thuỷ là khách,
Long hợp toạ, toạ hợp hướng và lai thuỷ, hướng hợp khứ thuỷ.
Dương Long (+) cần phải lập âm Chi (-) tọa hướng, dương tọa (+) thì tất cần âm
hướng (-).
Như Càn long lập tý sơn ngọ hướng vậy,
+ Càn tứ (4), Tý cửu (9), tứ âm (4-) cửu dương (9+). Long với tọa nhất âm
(-) nhất dương (+),
+ Tý sơn cửu (9), ngọ thuỷ lục (6), cửu dương (9+) lục âm (6-) hướng thuỷ
cũng vậy là nhất âm (-) nhất dương (+).
(Nam Phong chú:
Phần này tuy ngắn nhưng rất quan trọng chớ nên khinh xuất xem nhẹ, sách Thiên
Ngọc viết: “Càn sơn Càn hướng thủy lưu Càn, Càn thượng cao phong xuất trạng nguyên,
Khôn sơn Khôn hướng Khôn thủy lưu, phú quý vĩnh vô hưu”. Cẩn thận mà xem xét thì đều
nằm trong cái quan hệ long tọa hướng thủy này hết. Dương tất cần Âm phối, Âm tất cần
Dương phối, mới có giao cấu sinh thành, đó mới là chân chính pháp. Tịnh âm tịnh dương
(âm long lập âm hướng thu âm thủy, dương long lập dương hướng thu dương thủy) thực
sự là ngụy pháp Tam hợp.
Quan hệ chủ khách là quan trọng trong luận sinh khắc tiết sát, Bảo Chiếu viết:
“Chủ nhân hữu lễ khách tôn trọng, khách tại Tây hề chủ tại Đông”, như tọa Mão hướng
Dậu, tọa Đông hướng Tây, chủ Đông khách Tây, chính là khách tại Tây hề chủ tại Đông).
Nhị : Khai khiếu phát tú

Sơn long mà không phát tú, thì có quý mà không vinh hiển, không khai khiếu, thì

nhân đinh sẽ không phồn vượng.

Dùng tiên hậu thiên hỗ Tham. Long ở hậu thiên phương có phong là khiếu, Tiên

thiên phương có thuỷ là tú.


Nhâm Tý Quý long, tất cần mùi khôn thân phương kiến phong, canh dậu tân

phương hội thuỷ. Do Nhâm Tý Quý là tiên thiên khôn vị, canh dậu tân là tiên thiên khảm

vị.

Bính ngọ đinh long, lấy tuất càn hợi là khiếu, tất cần tuất càn hợi phương có

phong, lấy giáp mão ất là tú, giáp mão ất phương có thuỷ. Do bính ngọ đinh là tiên thiên

càn vị, giáp mão ất phương là tiên thiên li vị. Dụng hậu thiên ứng tiên thiên, cho nên tuất

càn hợi phương cần phong, giáp mão ất phương cần thuỷ.

Khai khiếu phát tú biểu :

Tam: Hướng thượng kiến sơn kiến thuỷ quyết

Toạ sinh hướng thời nghi tú thuỷ,

Hướng khứ sinh toạ yếu cơ phong.


Toạ sinh hướng là hướng thượng tốt nhất được trống thoáng hoặc có thuỷ.

Hướng sinh toạ là hướng thượng cần có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía

sau thủy.

Đã đăng trong chương Đặc Biệt

Tứ: Tự khố thuỷ tá khố thuỷ quyết

Đương nguyên thuỷ chính là tự khố, hợp với nguyên vận thì là tá khố.

Đương vận chi thuỷ thì lực đại.hợp vận chi thuỷ thì lực tiểu.

Lấy thuỷ lí bài quái để mà luận.

Như nhất vận đắc nhất khảm thuỷ là tự khố thuỷ, nhất vận đắc tứ tốn, lục càn,

cửu li chi thuỷ là tá khố thuỷ.


Nam Phong chú: nói hợp nguyên vận ở đây chính là 1 6, 4 9 vận cùng hợp với
nhau (Kim Thủy tương sinh); 2 7, 3 8 vận cùng hợp với nhau (Mộc Hỏa tương sinh), chứ
không phải là thượng, trung, hạ nguyên hợp nhau.
Ngũ: Đắc thời đắc vị quyết
Đương vận chi thuỷ thì xưng là đắc thời, hợp vận chi thuỷ thì xưng là đắc vị. Đắc
thì đắc vị dần táng mão phát, phú quý cửu trường.
Cũng như trên lấy thuỷ lí bài quái để luận.
Lục: Đồng tôn thuỷ sổ tiền thuỷ
Đồng toạ lai thuỷ xưng đồng tôn,
Hợp hướng khứ thuỷ hào sổ tiền.
CHƯƠNG 8: THÀNH MÔN VÀ THÀNH MÔN AI TINH
Nhất: Thành môn
Chia ra làm thành môn sơn và thành môn thủy.
Nơi khuyết khẩu là thành môn, lấy Sơn Là Thành Khuyết Khẩu Xứ Là Môn (hình tựa như
tòa thành trì có một cửa mở ra)

Nơi thủy bao ba bên bốn bề, có nơi xuất thủy là thành môn, lấy Thuỷ Là Thành và nơi
Thủy Xuất Là Môn.

Thành môn chủ yếu cần đồng nguyên hợp quái hoặc hợp ngũ hợp thập hợp
thập ngũ.
Thí dụ:
Tý sơn bài quái tại cửu, ngọ hướng tại lục[thuỷ lí bài quái], có càn tốn là thành môn, thành
môn chủ yếu phải hợp lai khứ, do thuỷ lí càn bài cửu, nếu như là thuỷ lai thì với tý sơn đồng
vận;
nếu là thuỷ khứ ngọ, ngọ hướng là lục, với càn cửu hợp thập ngũ. Tốn thuỷ bài tại nhất, lai
thuỷ
với tý sơn nhất cửu hợp thập, ngọ hướng khứ thuỷ, ngọ hướng lục là nhất lục cộng tôn.
Trong trường hợp lai khứ thuỷ không nhất định, thành môn thì lại không thể di chuyển,
cho nên nếu khả lai thì lại bất khả khứ vậy, nếu là khả khứ thì lại là bất khả lai vậy, nói
chung lại
thì lai thủy cần phải hợp tọa, khứ thuỷ cần phải hợp hợp hướng, đây là nguyên tắc chung để
định thủy lai khứ.
CHƯƠNG 9: KINH THIÊN NHẤT QUYẾT TỐI VI CƠ
Kinh thiên nhất quyết [/B]
Càn sơn càn hướng thuỷ lưu càn, càn phong xuất trạng nguyên.
Mão sơn mão hướng mão nguyên lưu, sậu phú thạch sùng tỉ.
Ngọ sơn ngọ hướng ngọ lai đường, đại tướng trị biên cương.
Khôn sơn khôn hướng thuỷ khôn lưu, phú quý vĩnh vô hưu.
Tý, cấn, tốn, dậu tứ sơn hướng thuỷ cũng là như nhau. Đây chính là sơn, hướng, thuỷ
đồng tại nhất quái chi nghiệm.

CHƯƠNG 10: LUẬN HÌNH


Nhất:
Ngũ tinh: lấy theo sơn hình mà nói:
Đắc vị là: trung thổ, đông mộc, nam hoả, tây kim, bắc thuỷ.
Đắc sinh: kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim.
Nam Phong chú:
Liên Thành bí bản rất nhiều chổ chỉ ghi vắn tắt, vốn là mật truyền trong môn phái
nên nếu người đọc không rõ có thể không hiểu hoặc dùng nhầm. Đắc vị như trên chính là
như tại phương Đông thấy sơn hoặc nhà cửa cao tầng hình Mộc là đắc vị, nếu sơn mộc
tinh uy nghi (dương mộc) mà tại phương giáp thì dương mộc đắc vị và hiển cách, nếu tại
phương mão ất thì đắc vị mà không hiển cách(âm dương sai lệch), nếu sơn mộc hình thô
ác thì đắc vị nhưng sinh người hiểm ác. Đắc sinh như trên là ví dụ tại phương Dậu có sơn
hình thủy mềm mại thì đắc sinh do được Tây kim sinh thủy, nếu hình thủy như thô ác thì
đắc sinh nhưng lại có hậu họa về sau hoặc có người yểu mệnh.
Nhị:Cao đê (nơi cao và nơi thấp)Nếu đắc lệnh thì cần cao, nếu thất lệnh thì cần thấp.
Như thổ tinh kết huyệt, mộc tinh sơn phong cao là sát, nhưng nếu là hoả tinh cao
thì lại tốt do thụ được khí, hoả tinh thấp thì thổ tinh không thụ được khí lại phải luận là
sát.
Tam: Quỷ diệu
Quỷ là tử khí, diệu là sinh khí.
Sau huyệt sa quay đầu mà đi là quỷ, nếu sa ở lại chầu về huyệt là diệu; thuỷ khúc
khúc chiết chiết, nhất quái thuần thanh đi mà như lưu luyến muốn ở lại là diệu, đi thẳng
một mạch chẳng quay đầu là quỷ.
Tứ:
Tam dương lục tú nhị thần
Tý sơn lấy ngọ là tam dương, khôn tốn là lục tú, cấn càn là nhị thần. Dụng bài quái
pháp, sơn thượng tý tại cửu, thuỷ lí khôn bài tại tam, đắc sơn cửu thuỷ tam là li (cửu là li,
tam chấn tiên thiên cũng là li, chấn tiên hậu thiên đại hoàn nguyên). Khôn thông cấn, cấn
bài tại thất, sơn đắc cửu, thuỷ đắc thất(là tiên thiên càn đoài đồng cung), tốn bài tại nhất,
đắc sơn cửu, thuỷ đắc nhất, là hợp thập, tốn thông càn, càn bài tại cửu (thuỷ lí) đắc sơn
cửu là đồng quái.
Nhâm sơn lấy bính là tam dương, mùi thìn là lục tú nhâm canh là nhị thần, sơn
thượng nhâm là tam, thuỷ lí mùi tại cửu, đắc sơn tam thuỷ cửu, là li (chấn tam hoàn
nguyên) mùi thông nhâm, do nhâm là mùi thuỷ lí thông căn, thìn thuỷ lí bài tại thất, đắc
sơn tam thuỷ tứ là phong lôi tương phổ.
Quý sơn lấy đinh là tam dương, thân tị là lục tú quý tân là nhị thần, sơn thượng
quý lục, thuỷ lí thân thất, đắc sơn lục thuỷ thất (là hậu thiên càn đoài đồng cung) thân
thông quý do quý thân thuỷ lí thông căn. Tị thuỷ lí bài tại tứ, đắc sơn lục, thuỷ tứ, là hợp
thập, tị thông tân, tân thuỷ lí bài tại nhị, đắc sơn lục thuỷ nhị là càn khôn định vị.
Tam dương lục tú nhị thần phương tốt nhất là có thuỷ.
Phần cuối
Địa là khí thượng hành nên thành là chất, thiên là chất hạ trầm nhi thành ra khí,
cố địa lí lấy hình làm đầu, khí tắc sau đó theo hình mà thành, hình khí giao thì thành cái
thật, chất là cái hình thành nên hình dáng sơn xuyên trên địa cầu này, mỗi cái đều có hình
thủ nhất định. Khí là cái vô hình được phóng thích ra từ sự lưu chuyển của nhật nguyệt,
tuỳ thời mà động, tùy thời mà biến đổi. Khí vốn là biến động mà không cố định, vì vậy mà
cát hung cũng theo đó mà thay đổi, họa phúc theo đó mà thay đổi. Đây là sự luân chuyển
của thiên thời, không phải là việc ma quỷ gì cả. Con người cư trú và sinh sống, phải theo
hình thế của địa và thụ khí của thiên, từ đó mà có cát hung sự việc. Dưới chân là đất đã là
như vậy, trên đầu thiên khí đã là như vậy, con người ở giữa chịu lấy cái cát hung. Ngày
vốn bắt đầu ở phương đông, đến nam thì nóng nhất, đến tây bắt đầu dịu mát, đến bắc thì
tối tăm và lại kết thúc ngày, vì lẽ đó mà tựa lưng vào bắc mặt hướng về nam chính là để
thụ được cái tinh quang của nhật nguyệt, tuy nhiên do con người sinh sống 8 phương lập
cực bất đồng, không hiểu cái lý của thiên địa, đông tây loạn cả, làm sao không hung?
“Lân chi tây nãi ngô chi đông
Ngã thị nam li tiền chi khảm
Khảm địa phản vi hậu chi li “
Chính do việc nhận định điểm lập cực khác nhau mà cùng một hướng có sự khác
nhau, nếu hiểu rằng lập cực điểm là trung tâm thì 8 phương tức thời có thể minh định. 8
phương đã định thì họa phúc sẽ rõ ràng.
Tiên thiên tương hợp thụ kì hình,
Hà lạc sinh thành dĩ cấu tinh.
Nhất sơn nhất thuỷ thục vi tình,
Nguyên lai chỉ vi hợp thiên tâm.
Âm dương 2 trạch nói về lí thì chỉ có một mà thôi, chủ yếu là hình khí tương hợp,
nếu chỉ hợp hình mà không hợp khí thì cũng không thể cát, chỉ có hợp cả hình và khí (lý
khí) mới chính là sinh thành hợp thiên tâm. Hình khí trung hoà thì phúc ngược lại thì hung.
Khí của Dương trạch theo chính môn mà nhập nội, do đó chính môn rất trọng yếu,
khí ngoài trạch thì theo lộ hoặc nơi thông thoáng mà nhập, do đó lộ và nơi thông thoáng
cũng là trọng yếu. Đời sống con người không thể tách rời khỏi thủy, thuỷ là yếu tố không
thể thiếu, đứng đầu trong tất cả các tài nguyên của cuộc sống, do đó thủy cũng là hết sức
trọng yếu với dương trạch. Bày ra tam yếu: môn, lộ, thủy để người đừng nhầm lẫn, họa
phúc dương trạch do Tam yếu này thống lĩnh và quyết định cả.
Cát hung của Trạch thì chia 3 mức: nhất là cát, nhị là bình, tam là hung, bình thì
rất nhiều còn cát và hung thì ít. Đắc nguyên vận, đắc sơn hướng khí thuỷ thì là cát, bất
đắc vận đắc sơn hướng khí thuỷ thì là bình, đắc vận bất đắc sơn hướng khí thuỷ thì là bình.
Bất đắc vận bất đắc sơn hướng khí thuỷ thì là hung. Đây là đại cương mà nói, vì thế gian
vạn sự vạn vật biến hóa đa đoan bất nhất. Sơn thượng thiên quái luận nguyên vận, toạ và
kiệu tinh, thuỷ lí địa quái luận chính môn, bàng môn (cửa phụ hoặc cửa sổ), hạng lộ, khí
khẩu, thuỷ lộ chi cát hung. Đây là cái lí không bao giờ thay đổi khi quán xét âm dương nhị
trạch.
Nhị thập tứ sơn sơn thượng thiên quái và thuỷ lí địa quái

Chủ yếu là hình thế cao xung quanh như cao ốc, cầu… cần tại sơn thượng thiên
quái vượng. Chính môn, bàng môn, khí khẩu, đạo lộ, lai khứ thuỷ cần tại thuỷ lí địa quái
vượng.
Thí dụ: Trạch Nhâm sơn bính hướng.
Nhâm sơn là tam chấn, thượng nguyên tam bát cục, bính hướng địa quái tại nhị
khôn, nhị, tam là hợp ngũ. Tại thượng nguyên lập cục, thiên quái tam bát nhị thất phương
cần có hình thế cao như nhà cao tầng, cầu, đất cao…, địa quái tam bát nhị thất phương
cần có môn, lộ, khí khẩu hoặc thuỷ. Tổng lại là toạ hợp nơi cao hoặc lai thuỷ, hướng hợp
môn, lộ, khí khẩu hoặc khứ thuỷ, như vậy là thượng cát.
Như nguyên vận không phải là thượng nguyên, hạ nguyên thất bát nhị vận cũng
có thể dùng, chủ yếu thiên quái tam bát nhị thất phương phải kiến sơn, địa quái tam bát
nhị thất phương có môn lộ khí khẩu hoặc thuỷ. Tổng yếu toạ hợp nơi cao hoặc lai thuỷ,
hướng hợp môn, hạng lộ, khí khẩu hoặc khứ thuỷ, như vậy cũng là cát.
Nếu như giới hạn địa hình, chính môn không thể ở tại thất bát nhị tam địa quái
xứ, thì miễn cưỡng cũng có thể mở tại tứ cửu phương, tổng yếu môn, lộ, khí khẩu hoặc
thuỷ lộ tương hợp tứ cửu thì cũng được bình an. Nhất thiết không được dùng nhất lục
vận hoặc khai chính môn tại nhất lục, hoặc nhất lục địa quái phương có lộ, thuỷ đạo xung
xạ, hoặc trong nhất lục vận tại thiên quái nhất lục phương có lầu cao hoặc hình thế cao.
Tất cả đều chủ hung hoạ thoái tài, thất đinh ngoài ý muốn.
Còn lại theo đó mà suy ra.
Hiện thời dương trạch hình tuy vạn biến, tuy nhiên lí chỉ có một, tổng lại không
ngoài toạ, hướng, môn, lộ, khí khẩu, nội ngoại lai khứ thuỷ, chỉ cần phù hợp là có thể dùng,
hợp chính là hợp nguyên vận thiên địa quái vậy, tổng tại huyền không âm dương, hình
khí, thiên địa, nội ngoại giao cấu.
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) Hồi 1 (còn tiếp )
Tôi khi đăng bài về Huyền không phi tinh thì bị người của phái Huyền không đại quái cà
khịa , HK Phi Tinh là ngụy pháp , HK Phi tinh là tiểu huyền không .
Ta đây mới là chính pháp nè , là đại pháp nè , rất chi là láu cá , lưu manh . Bực mình thật ,
tại vì mình không biết nó ( HKĐQ) thế nào nhưng nó thì lại biết mình .
Đành phải bỏ ra chút thời gian xem nghiên cứu Huyền không đại quái xem nó thế nào !
Thì nó cũng như các phái phong thủy khác thôi . Chẳng qua phái này ở Việt Nam bị lưu
manh hóa quá nhiều .
Bài này là mở đầu chuyện về Huyền không đại quái , dĩ nhiên còn nhiều chương nữa , các
bạn từ từ đợi xem . ( Tôi vừa kể chuyện , vừa dẫn giải nền tảng lý thuyết của Huyền không
đại quái từ thấp đến cao , từ nông cạn nhất đến sâu xa nhất . Bằng phương pháp khoa học
nhất . Chứ không phải theo cái kiểu lưu manh của mấy người phái này ở Việt Nam đã dẫn
giải , vừa lưu manh (Nói không rõ ràng , đánh đố , nói đầu giấu đuôi ...vv Tạo sự tò mò kích
thích người nghe để trục lợi ) lại thêm nữa yếu kém kiến thức , không đủ trình để trình bày
chân nghĩa của vạn pháp qua ngôn từ !

THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái ) .


Thiên địa chân thần ( Tên này tôi đặt , chính cái tên cũng đã đại khái rồi ) . Bài này rất quan
trọng vì học Huyền không đại quái các bài sau như hợp thập , đồng nguyên long ...vv . Có
thể bỏ qua chứ bài này không nắm được chân tủy coi như anh chẳng biết gì về đại quái cả .

A/ Các môn cổ học đông phương huyền bí không nằm ngoài ĐỒ - THƯ Tiên-Hậu
bát quái . Âm - Dương thuận nghịch . Đây cũng chính là Chân Thần là Tâm Dịch là Vô
tự thiên thư được hình tượng khái quái hóa qua quan sát vũ trụ của người xưa .

1 . Hà Đồ :
Hà đồ có thể tóm tắt như sau :

Số 5/10 tức 15, tượng trưng cho Thái Cực, cho Thượng Đế. Bốn cặp số bên ngoài tượng
trưng cho Tứ Tượng, tức Vạn Hữu.

Nên ghi nhận:

1+4=5

6 + 9 = 15
3+2=5

8 + 7 = 15

2. Lạc Thư :
Lạc Thư thường được trình bày thành ma phương như sau:

3. Phục Hi Bát Quái thứ tự đồ

Ta trông hình này như một cái cây. Thái Cực là gốc, Âm Dương là hai cành chính, vạn vật là
Bát Quái, là những cành con phía trên.

Chấn, Ly, Đoài, Càn là chiều Âm tiêu, Dương trưởng, nên ta thấy Chấn chỉ có 1 Dương, Ly
2 Dương cách, Đoài 2 Dương liền, Càn 3 Dương.
Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là chiều Dương tiêu, Âm trưởng, nên ta thấy Tốn có 1 Âm, Khảm 2
Âm cách, Cấn 2 Âm liền, Khôn 3 Âm.

Càn ở chính Nam, Khôn chính Bắc, Ly chính Đông, Khảm chính Tây, Tốn Tây Nam, Cấn
Tây Bắc, Đoài Đông Nam, Cấn Đông Bắc.
5. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái thứ tự đồ

Ta trông hình này Thái Cực như là gốc cây; còn 64 quẻ hay vạn hữu như là những cành cây
nhỏ. Như vậy Thái Cực hay Trời chẳng xa lìa vạn hữu.

6. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái phương vị đồ


Muốn vẽ đồ bản phía dưới, trước hết ta ghi nhận:
a) Kiền là 1, Đoài là 2, Ly là 3, Chấn là 4, Tốn là 5, Khảm là 6, Cấn là 7, Khôn là 8.

b) Đoạn ta vẽ 1 vòng tròn, và chia vòng tròn làm 8 phần.

c) Ta viết xuống phía dưới sát vòng tròn mỗi quẻ 8 lần. Ví dụ: 11111111 22222222
v.v...Người xưa gọi thế là nhất trinh bát hối nghĩa là một quẻ nằm, 8 quẻ chạy.

d) Trên mỗi con số, ta viết chồng lên 8 con số theo thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Như vậy ta sẽ có:

Nghĩa là ta sẽ có:
Và hình Phục Hy chu thiên dịch sau :

Phục Hy Chu dịch

7. Văn Vương Bát Quái thứ tự đồ

8. Văn Vương Bát Quái phương vị đồ


9. Quái biến đồ
A. 64 quẻ Dịch trình bày theo toán học

Đồ bản sau cùng xếp các quẻ theo tổng số hào Âm Dương.

Ta biết: Các quẻ Dịch được phân phối theo công thức sau đây:

(A + B)6 = A6 + 6A5B + 15A4B2 + 20A3B3 + 15A2B4 + 6AB5 + B6

Ta biết A là Dương và B là Âm. Như vậy ta có:

- 1 quẻ lục Dương = Kiền ( A6 )

- 6 quẻ ngũ Dương, nhất Âm ( 6A5B )

- 15 quẻ tứ Dương, nhị Âm ( 15A4B2 )

- 20 quẻ tam Dương, tam Âm ( 20A3B3 )

- 15 quẻ nhị Dương, tứ Âm ( 15A2B4 )

- 6 quẻ nhất Dương, ngũ Âm ( 6AB5 )

- 1 quẻ lục Âm = Khôn (B6)

Ghi chú: Ví dụ 2: 6 quẻ ngũ Dương, nhất Âm, thì hào sơ quẻ 1 phải là hào Âm, rồi tiếp hào
nhị của quẻ 2 và hào tam của quẻ 3 là hào Âm, v.v... chót hết là hào Thượng của quẻ đó là
hào Âm (quẻ Thiên Phong Cấu = 5 Dương, 1 Âm). Nhớ phải tính bắt đầu từ hào Sơ.

B. Bát Quái trình bày theo toán học


( A + B )3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3

Như vậy ta có:

- 1 quẻ 3 Dương là Kiền ( A3 )

- 3 quẻ 2 Dương, 1 Âm ( 3A2B ) = Tốn, Ly, Đoài

- 3 quẻ 1 Dương, 2 Âm ( 3AB2 ) = Chấn, Khảm, Cấn

- 1 quẻ 3 Âm là Khôn ( B3 )

☰☴☲☱☳☵☶☷
Kiền Tốn Ly Đoài Chấn Khảm Cấn Khôn

C. Tứ Tượng trình bày theo toán học

( A + B )2 = A2 + 2AB + B2

Như vậy ta có:

- 1 quẻ 2 Dương là Thái Dương ( A2 )

- 1 quẻ 1 Dương, 1 Âm là Thiếu Dương ( AB )

- 1 quẻ 1 Âm, 1 Dương là Thiếu Dương ( AB )

- 1 quẻ 2 Âm là Thái Âm ( B2 )

Thái Dương Thiếu Dương Thiếu Âm Thái Âm

D. Âm Dương trình bày theo toán học

( A + B ) Như vậy ta có A là Dương, B là Âm.

Âm Dương

10. Văn Vương Lục Thập Tứ Quái đồ


11. Lưỡng đồ áo bí của Huyền không đại quái
Lưỡng đồ này đồ hình vòng tròn ngoài là chu thiên dịch Phục Hy . Ở trong chính là Quy tàng
dịch đã thất truyền ! Thực ra là nó bị giấu đi và lý của nó không ngoài kinh dịch , nghịch đảo
với chu dịch , bạn nào tinh ý quan sát đồ hình sẽ ngộ ra !

12. Nội tầng phương đồ hòa viên ( Trích từ sách Huyền không đại quái )
Tầng ngoài chính là chu thiên dịch , nội tầng chính là quy tàng dịch !
Đồ hình tương tự đơn giản hơn !

B/
1 Sách lý thuyết Huyền Không đại quái line tại đây

2 Một số hình ảnh , văn tự sưu tầm ở các sách khác không có line
3 Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc . Bài này mở đầu và tôi còn viết tiếp khi có thời
gian !
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 5 ) còn tiếp
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 5 ) còn tiếp
Lưu ý : Các dòng chữ màu vàng , màu tím là những dòng
chữ tôi giải rõ ý nghĩa và phản biện lý thuyết của môn phái
Huyền không đại quái này

CHƯƠNG 4: NHÂM KHÔN ẤT QUYẾT VỚI CÁC LOẠI


AI TINH
Nhất: Sơn thượng cửu tinh định cục
Giáp quý thân tham tinh
Khôn nhâm ất cự môn
Tý mùi mão lộc tồn
Tuất càn tị thị văn
Thìn tốn hợi vũ khúc
Cấn bính tân phá quân
Dần canh đinh tả phụ
Ngọ dậu sửu bật tinh
Phân chia ra làm sơn đáo hướng, hướng đáo sơn nhị bàn. Ai tinh khởi ở thông căn quyết.
Dương thuận âm nghịch luân chuyển, ngũ nhập trung cung.
Theo đó sơn thượng đáo hướng, hướng thuỷ cần được đồng nguyên hợp long tọa.
Theo đó hướng thượng đáo sơn, long sơn cần được đồng nguyên hợp hướng thuỷ.

Bình Giải : Khôn Nhâm Ất quyết mà họ nói chẳng qua là họ dùng tên các
ngôi sao của chòm sao Bắc Đẩu thay thế các con số của Hà Lạc mục đích là dễ phân
biệt khi nó phân tầng của la kinh , hay để thành lập công thức kiểu như bên toán học
người ta không thể chỉ dùng số để lập công thức mà phải dùng cả chữ và chữ cái lập
công thức . Chứ chẳng có bí quyết gì như họ nói cả , các bạn cứ theo hướng của tôi
viết để nhìn nhận và tư duy sẽ hiểu ngay vấn đề . Để thuận tiện cho việc nghiên cứu
tôi vẽ lại hình và ghép nó vào La Kinh các bạn xem hình vẽ dưới .

Nhâm sơn bính hướng


Nhâm ai là Cự môn, Nhâm thông Thìn, khởi Cự môn tại Thìn, Nhâm dương nên thuận ai,
Lộc tại Bính, Văn tại Mùi, Liêm nhập trung, Vũ tại Canh… Theo đó sơn thượng đáo hướng
đồ:
CỰ TỐN _ LỘC LI _ VĂN KHÔN
THAM CHẤN _ TRUNG CUNG _ VŨ ĐOÀI
BẬT CẤN _ PHỤ KHẢM _ PHÁ CÀN
Bính thượng đắc lộc tồn tinh.
Bính ai là Phá quân, Bính thông Tuất, khởi Phá quân tại Tuất, Bính dương nên thuận ai,
Phụ tại Nhâm, Bật tại Sửu… Theo đó hướng thượng đáo sơn đồ:
CỰ TỐN _ LỘC LI _ VĂN KHÔN
THAM CHẤN _ TRUNG CUNG _ VŨ ĐOÀI
BẬT CẤN _ PHỤ KHẢM _ PHÁ CÀN
Nhâm sơn thượng đắc tả phụ

Bình Giải bằng hình

CHƯƠNG 4: NHÂM KHÔN ẤT QUYẾT VỚI CÁC LOẠI


AI TINH Tôi chỉ giải bằng hai hình này đã đủ các bạn tự nghiên cứu thêm , họ
đưa ra cho nhiều làm hoa mắt chứ 2 hình tôi giải đã tóm tắt hết rồi !

Tý sơn ngọ hướng:


Tý ai là Lộc tồn, Tý thông Ngọ, khởi Lộc tồn tại Ngọ, Tý âm nên nghịch ai, Văn tại
Tốn, Liêm nhập trung, Vũ tại Mão… Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:
VĂN TỐN _ LỘC LI _ CỰ KHÔN
VŨ CHẤN _ TRUNG CUNG _ THAM ĐOÀI
PHÁ CẤN _ PHỤ KHẢM _ BẬT CÀN

Ngọ hướng thượng đắc lộc tồn tinh


Ngọ ai là Hữu bật, Ngọ thông Tý, khởi Bật tại Tý, Ngọ âm nên nghịch ai, Tham tại
Càn, Cự tại Dậu… Theo đó hướng thượng đáo sơn đồ
VŨ TỐN _ VĂN LI _ LỘC KHÔN
PHÁ CHẤN _ TRUNG CUNG _ CỰ ĐOÀI
PHỤ CẤN _ BẬT KHẢM _ THAM CÀN

Tý sơn thượng đắc hữu bật tinh.

Quý sơn Đinh hướng

Sơn thượng đáo hướng đồ

Đinh hướng thượng đắc hữu bật


Hướng thượng đáo sơn đồ :

LỘC TỐN _ CỰ LI _ THAM KHÔN


VĂN CHẤN _ TRUNG CUNG _ BẬT ĐOÀI
VŨ CẤN _ PHÁ KHẢM _ PHỤ CÀN

Quý sơn thượng đắc phá quân.

Sửu sơn mùi hướng:

Sơn thượng đáo hướng


đồ :
LỘC TỐN _ CỰ LI _ THAM KHÔN

VĂN CHẤN _ TRUNG CUNG _ BẬT ĐOÀI

VŨ CẤN _ PHÁ KHẢM _ PHỤ CÀN


Sửu Sơn Thượng Đắc Văn Khúc

Các sơn khác cũng quyền như vậy.

Nhị thập tứ sơn triều nghênh thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết:

1. Thiên nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Tý khởi bản cung nghịch hành,

Tốn càn càn tốn thuận hành,

Ngọ mão dậu tham tốn nghịch,

Khôn cấn khởi ngọ hành thuận

2. Địa nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Nhâm canh bính khởi tuất thuận,

Sửu mùi canh thượng nghịch luân,

Thìn tuất tuất thìn giai nghịch hành,

Giáp khởi bản cung thuận ứng

3. Nhân nguyên thuỷ lộ khởi tham lang thuận nghịch quyết

Ất tân đinh khởi tị nghịch,

Hợi tị tị hợi thuận hành,

Thân dương quý âm khởi bản cung,

Dần khởi ất hề đại thuận

Quyết này dùng phối hợp tam nguyên linh chính. Thượng nguyên và 30 năm đầu
trung nguyên lấy Tham Cự Lộc Văn Vũ 5 phương này có thủy là ngũ cát thủy, Hạ nguyên

và 30 năm sau của trung nguyên thì lấy Vũ Phá Phụ Bật Tham 5 phương này có thủy là ngũ

cát.

Đặc biệt 30 năm sau của trung nguyên và hạ nguyên thì dùng Tham lang là thôi

chiếu thần, phương vị của Tham lang nếu có thủy thì thôi tài lộc đại phát. Tại thượng

nguyên và 30 năm đầu của trung nguyên thì dùng Tả phụ là thôi chiếu thần, phương vị

của Tả phụ tinh nếu có thủy thì thôi tài lộc đại phát.
Như tý sơn ngọ hướng, dùng khẩu quyết trên khởi tham lang tại bản cung nghịch
hành, tức là Tý khởi Tham, cự tại càn, lộc tại dậu, văn tại khôn, liêm trinh tinh nhập trung
ngũ bất động, vũ đến ngọ, phá đến tốn, phụ đến mão, bật đến cấn. Trong thời gian thượng
nguyên và 30 năm đầu trung nguyên thì các phương khảm càn đoài khôn li có thuỷ là ngũ
cát thuỷ, riêng phương Mão nếu kiến thủy thì đại phát tài lộc. Trong thời gian 30 năm sau
trung nguyên và hạ nguyên thì các phương li tốn chấn cấn khảm có thuỷ là ngũ cát thuỷ,
riêng phương Tý nếu kiến thủy thì đại phát tài lộc.
Tý sơn ngọ hướng triều nghênh thuỷ lộ khởi tham lang đồ:
TỐN PHÁ _ LI VŨ _ KHÔN VĂN
CHẤN PHỤ _ LIÊM TRINH _ ĐOÀI LỘC
CẤN BẬT _ KHẢM THAM _ CÀN CỰ
Nam Phong Chú thích thêm để giải khẩu quyết:
Phần Thôi chiếu thần:
Thôi chiếu thần thượng nguyên và 30 năm đầu trung nguyên dùng Phụ tinh, hạ
nguyên và 30 năm sau của trung nguyên dùng Tham tinh, chính là kinh văn viết:
“Tham Phụ bất đồng luận” (Tham tinh và Phụ tinh thì luận không giống nhau),
đúng vậy, vì Tham tinh là thượng nguyên tinh lại dùng làm cát thủy ở hạ nguyên, Phụ tinh
là hạ nguyên tinh lại dùng làm cát thủy ở thượng nguyên.
“Thủ đắc Phụ tinh thành ngũ cát, sơn trung hữu thủy thị chân long” (giữ lấy Phụ
tinh để thành ngũ cát, trong núi mà có nước thì đấy là chân long), đúng như vậy, nếu
thượng nguyên mà phương Phụ tinh có nước, lại là cục thế sơn long chứ không phải bình
dương long thì có thể chắc đó là dấu tích chân long.
Phần khẩu quyết:
Tý khởi tham lang ở tại bản cung nghịch hành: Tý Tham, Càn Cự, Dậu Lộc…
Tốn tham lang khởi ở càn thuận hành: Càn Tham, Tý Cự, Cấn Lộc, Mão Văn, Liêm quy
trung cung, Tốn Vũ…
Càn khởi tham lang ở tốn thuận hành: Tốn Tham, Ngọ Cự, Khôn Lộc, Dậu Văn, Liêm quy
trung, Càn Vũ…
Ngọ Mão Dậu khởi tham lang ở tốn nghịch hành: Tốn Tham, Mão Cự, Cấn Lộc, Tý Văn,
Liêm quy trung, Càn Vũ, Dậu Phá, Khôn Phụ, Ngọ Bật
Khôn Cấn khởi tham lang ở ngọ thuận hành: Ngọ Tham, Khôn Cự, Dậu Lộc, Càn Văn,
Liêm
quy trung, Tý Vũ, Cấn Phá…
Nhâm Canh Bính khởi tham lang ở tuất thuận hành: Tuất Tham, Nhâm Cự, Sửu Lộc, Giáp
Văn, Liêm quy trung, Thìn Vũ, Bính Phá, Mùi Phụ, Canh Bật.
Sửu Mùi khởi tham lang ở canh nghịch hành: Canh Tham, Mùi Cự, Bính Lộc, Thìn Văn,
Liêm quy trung, Giáp Vũ, Sửu phá…
Thìn khởi tham lang ở tuất nghịch hành: Tuất Tham, Canh Cự, Mùi Lộc, Bính Văn, Liêm
quy trung, Thìn Vũ[/B]…
Tuất [/B]khởi tham lang ở thìn nghịch hành: Thìn Tham, Giáp Cự, Sửu Lộc, Nhâm Văn,
Liêm quy trung, Tuất Vũ[/B]…
Giáp [/B]khởi tham lang ở bản cung thuận hành: Giáp Tham…
Ất Tân Đinh khởi tham lang ở tị nghịch hành: Tị Tham, Ất Cự,Dần Lộc, Quý Văn, Liêm quy
trung, Hợi Vũ, Tân Phá[/B], Thân Phụ, Đinh Bật[/B].
Hợi khởi tham lang ở tị thuận hành: Tị Tham, Đinh Cự, Thân Lộc, Tân Văn, Liêm quy trung,
Hợi Vũ[/B]…
Tị khởi tham lang ở hợi thuận hành: Hợi Tham, Quý Cự, Dần Lộc, Ất Văn, Liêm quy trung,
Tị Vũ [/B]…
Thân khởi tham lang ở bản cung thuận hành: Thân Tham[/B]…
Quý khởi tham lang ở bản cung nghịch hành: Quý Tham[/B]…
Dần khởi tham lang ở ất thuận hành: Ất Tham, Tị Cự, Đinh Lộc, Thân Văn, Liêm quy trung,
Tân Vũ, Hợi Phá, Quý Phụ, Dần Bật[/B]
Xếp lại toàn bộ sẽ thấy các sơn ai tinh lần lượt được như sau:
Tý Quý Giáp Thân: Tham lang
Nhâm Mão Ất Mùi Khôn: Cự môn
Càn Hợi Thìn Tốn Tị Tuất: Vũ khúc
Dậu Tân Sửu Cấn Bính: Phá quân
Dần Ngọ Canh Đinh: Hữu bật
Vừa trùng khớp với Thế quái ca quyết của Thẩm là huyền không phi tinh, thực ra
đây chính là khẩu quyết của Đại quái, họ Thẩm hiểu nhầm và dùng nhầm, Phi tinh thực
vẫn lập bằng bàn hạ quái, kiêm ngoài 7 độ thì tạp loạn không dùng được mà thôi, dùng
thế quái lập bàn thì không nghiệm

VH chú giải thêm phần ai tinh

Thí dụ: Ai sơn của Nhâm hướng Bính

Nhâm ai là Cự môn, Nhâm thông Thìn, khởi Cự môn tại Thìn, Nhâm dương nên

thuận ai, Lộc tại Bính, Văn tại Mùi, Liêm nhập trung, Vũ tại Canh…

Theo đó sơn thượng đáo hướng đồ:

cự tốn _ lộc li _ văn khôn

tham chấn _ trung cung _ vũ đoài

bật cấn _ phụ khảm _ phá càn

Nhâm sơn Bính hướng là 3-8 cuộc đại kị 1-6

Ta xét ai tinh sẽ thấy cung Chấn ai sơn là tham lang (1), cung Đoài ai tinh là Vũ

khúc (6). Hai cung này gọi là ngoại cung của Nhâm sơn Bính hướng. Nếu bố trí sơn (nhà

cao, cây cao,...) thì đại bại

Tương tự như vậy

Sửu sơn mùi hướng :

Sơn thượng đáo hướng đồ :

lộc tốn _ cự li _ tham khôn

văn chấn _ trung cung _ bật đoài


vũ cấn _ phá khảm _ phụ càn

Đây là 1-6 cuộc kị 3-8, hai cung Tốn và Càn ai tinh là 3-8 nên Tốn Càn là ngoại

cung của Sửu sơn Mùi hướng không được có sơn

Các cung khác cũng tương tự như vậy

Các bạn coi phần nghiệm chứng nhà Bính hướng Nhâm 347 độ

Tiên thiên mệnh quái bí thuật Liên Thành phái

1-6 kỵ 3-8 do không hợp thư hùng-Thuần dương bất sinh, dương thịnh thì âm suy nên bất

lợi đặc biệt cho nữ nhân.

4-9 kỵ 2-7 do không hợp thư-hùng-Thuần âm bất trưởng, âm thịnh thì dương suy, nên có

bất lợi đặc biệt cho nam nhân.


Dùng Cung mệnh của người so với cục của nhà và các hình thế chung quanh nhà để tìm
cát hung.
Thí dụ: Nhà Tọa Nhâm hướng Bính là cục 3-8 tức hợp với những người có cung mệnh là 3
- 8 - 2 - 7 Khắc người có cung mệnh là 1 – 6
Bình Giải :
Về phần Tiên thiên mệnh quái bí thuật Liên Thành phái họ ghi cái tựa đề như vầy và viết
đại vào mấy câu như trên rồi thôi ý rằng muốn biết thêm phải trả tiền . Tôi không ngại khó
giải rõ qua những hình ảnh tôi tổng hợp dưới đây và vạch mặt cái sai của họ cho các bạn
thấy là :
TẤT CẢ NHỮNG GÌ HỌ HIỂU BIẾT VỀ MỆNH QUÁI CỦA HKĐQ NÀY ĐỀU SAI . HỌ NÓI
HỌ DẪN CHỨNG ĐỀU NẰM Ở LÝ THUYẾT . CẢ CÁI LA KINH VÀ CẢ BỘ SÁCH NÀY .
HỌ KHÔNG CÓ SỐ LIỆU THIÊN VĂN HỌC CỔ ĐỂ CHỨNG MINH VÀ CÁC BẠN CŨNG
ĐỪNG TỰ LÝ LUẬN VỚI TÔI LÀ VÌ NGHỀ NGHIỆP HAY BÍ QUYẾT NHÉ . ( Các bạn nào
trình cao sẽ nhận thấy tôi nói đúng điều này )

Gợi ý : Một vòng chu thiên vũ trụ theo lịch cổ là 360 năm hay hai lần thượng
trung hạ nguyên , hoặc sáu nguyên hay đi được sáu vòng Hoa Giáp . Các bạn nào có
trình về kỳ môn hay về lịch pháp đều biết rằng mỗi một Can Chi hoa giáp trong tam
nguyên đều mang một quẻ tượng , quẻ số khác nhau cả .
Ví Dụ : Kỳ Môn thượng nguyên giáp tý , độn cục 1 , trung nguyên giáp tý , độn cục 4
và hạ nguyên giáp tý , độn cục 7 . Hay phi tinh bát trạch thượng nguyên Giáp Tý
mệnh nam nhất bạch phi , trung nguyên giáp tý tứ lục , hạ nguyên giáp tý thất xích .
Nhưng chỉ có một mình cái tên HKĐQ của Việt Nam này là lấy 60 hoa giáp đổi
thẳng ra 64 quẻ mệnh quái và phi luôn . Công nhận chỉ có một mình một bóng , muốn
dẫn đi đâu thì dẫn vậy mà 500 thí sinh của Huyền Không lý số .com vẫn cúi đầu gật gù
hùa nhau khen hay ... khà khà !
Đây là ( line ) quyển sách có số liệu tôi lấy ra làm dẫn chứng !

Hướng thượng kiến sơn kiến thuỷ quyết


Toạ sinh hướng thời nghi tú thuỷ,
Hướng khứ sinh toạ yếu cơ phong.
Toạ sinh hướng là hướng thượng tốt nhất được trống thóang hoặc có thuỷ.
Hướng sinh toạ là hướng thượng cần có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía sau
thủy.
Bài đọc thêm
Liên Thành Phái Huyền Không
Sự sinh tồn của nhân loại trong vũ trụ từ xưa đến nay đã có vô số lần khảo nghĩa như kiến
trúc nhà ở phải cầu được những hoàn cảnh lợi ích, che mưa tránh gió, phương tiện môn lộ,

thủy, có quang, từ đó mà phát sinh thuyết Phong thủy như Bốc lạc của Chu Công, Thiên U
của Lưu
Công đều chọn Sơn Thủy tương phối; Đến đời Tấn có Táng Kinh của Quách Phác thì đều
trọng âm
dương nhị trạch. Đạo Phong thủy rất chú trọng ý nghĩa về hình thế và lý khí, cũng có sách
chuyên
trọng hình thế mà không chú trọng lý khí. Ngày xưa phong thủy chân nghĩa bị Hoàng gia cất
giữ
trong cung điện do sợ người vận dụng làm bất lợi cho ngôi vị, đến khi Hoàng Sào vào
Trường An,
Dương Quân Tùng mới truyền bá cho dân gian chân nghĩa Phong thủy. Tuy nhiên, do người
được
truyền thụ có kiến thức bất đồng từ đó mà ra phân phái hình thế, lý khí, tam hợp, huyền
không
tam pháp.
Hình thế thì theo nhãn lực mà xét tới Sơn thủy,
Lý khí thì xét hình thế hợp Sơn thủy để thẩm nguyên vận mà biện cát hung;
Tam hợp là pháp xét hình thế hợp sơn thủy lấy can chi sinh vượng mộ;
Huyền không là cái thuật xét hình thế hợp Sơn thủy mà thẩm định nguyên vận hợp tiên
hậu thiên quái lý; Quái lý là cái huyền cơ thâm tạng (?) của thiên địa nên chẳng phải ai cũng

thể thẩm thấu được, cho nên từ Dương Công về sau trong dân gian thuyết về hình thế và
luận tam
hợp là rất nhiều, chiếm địa vị chủ đạo trong giới phong thủy. Đến đời Minh Thanh, Tưởng
Đại
Hồng do không chịu làm việc cho ngoại di nên công danh thất chí bèn lấy Kham Dư làm tiêu
khiển,
sau được Vô Cực Tử truyền cho Huyền không thuật rồi soạn bộ “Địa lý biện chính”, chú giải
Thanh
nang Kinh Áo ngữ, Thiên ngọc Kinh, Đô thiên bảo chiếu kinh. Nhưng văn cú trong sách quá
nhiều
ẩn ngữ, bởi cho rằng thiên cơ không dám tiết lộ cho nên hậu nhân chỉ đắc được Thư mà
không
đắc được Quyết, từ đó huyền không học phát sinh nhiều môn phái vậy.
Có câu hỏi rằng: anh phong thủy, tôi phong thủy, mọi người nói phong thủy, cuối cùng thì
thế nào là phong, thế nào là thủy? Hay câu: Đại huyền không, tiểu huyền không, ai cũng nói
huyền
không vậy ai là huyền, ai là không? Ở đây không nói ai đúng ai sai mà chỉ câu trong các loại
học
thuyết đó, thuyết nào có lý, có chứng cứ hợp được thực dụng và có ứng nghiệm thì là loại
học
thuyết nên theo, bất kể là dùng bát trạch hay tam hợp, huyền không hoặc những phương
pháp
nào khác, miễn là có lợi đối với nhân loại.
Đồng một thời với Tưởng Đại Hồng (đời Minh Thanh) có Triệu Liên Thành ở Vũ Ninh thâm
đắc huyền không chân quyết, dân gian thời đó thường nói Nam Tưởng Bắc Triệu; Do Triệu
Liên
Thành đơn truyền ít có người biết nên hậu thế chỉ biết Tưởng Đại Hồng là người đắc được
huyền
không pháp quyết mà không biết Triệu Liên Thành.
Người được Triệu Liên Thành truyền thừa là Lưu Nguyệt Tuyền, Lưu Nguyệt Tuyền lại
truyền cho Thái Lương Tài; Thái lương Tài lại truyền cho Đông Duy Sở người Hồ Bắc; Đông
Duy Sở
truyền cho Tiền Dư Anh người Vũ Ninh; Tiền Dư Anh truyền cho Trịnh Ngọc Phân và Lưu
Chỉ An;
Lưu chỉ An là cháu đích tôn 5 đời của Lưu Nguyệt Tuyền, thông triệt Liên Thành tinh yếu,
kết bạn
thân thiết với Vương Yêu Đạt, Vương Yêu Đạt sinh năm 1886 mất năm 1976, Ông là một
danh y
nổi tiếng của Trung quốc và cũng là minh sư địa lý; Ông soạn quyển “ngưỡng quán phủ sát”

quyển “Địa lý biện chính yết ẩn”, là tinh túy của Liên thành phái. Ông không sợ tiết lộ thiên
cơ mà
công khai những điều Tưởng Công không dám làm nên gọi là Yết ẩn.
Ngày nay có nhiều sách viết về Liên Thành Huyền Không. Nhưng chủ yếu vẫn dựa trên 2
quyển
- Huyền Không đại Quái Ai Tinh Mật Chỉ là di thư của Triệu Liên Thành trước khi mất
- Huyền Không đại Quái Địa lý biện chính yết ẩn của Vương Yêu Đạt
Chúng ta may có cơ duyên được cao tăng hậu ái ban truyền chân quyết, nên cố gắng trau
dồi yếu nghĩa của Huyền Không Liên Thành mà đem sở học giúp đời ngõ hầu tạo phước
cho dân
gian để khỏi phụ cái đại tâm của Tiên Thánh.
Không vị lưu thần
Không vị lưu thần quyết
Thủy thần suy vượng hữu quyền hành lập hướng na di yếu biện minh
Không vị lưu thần tối dịch phạm nhất ti thất sát tiện vô tình
Cự môn phiên hướng phi lâm cấn dần vị khước xưng không vị danh
Nhâm cự phiên lâm lai đáo Bính, Đinh cung không ngoại thị môn trướng
Nhược hoàn xoa cảng chi hà nhiễu trùng pha âm dương đa thụ kinh
Trùng phá dương cung nam bất dục âm cung trùng phá nữ vô thành
Đan cung trùng trứ nhân tài giảm song vị trùng lai tiện thiểu đinh
Canh lự vi quan đa bác lạc triêu đường nhất đáo họa căn sinh
Công động hách liệt minh chung đỉnh chích phạ trung đồ tẩu cẩu phanh
Mạc vị loạn lưu như chức cẩm nhất phùng thử kiếp phúc chung khinh
Xét 2 cung bên cạnh đầu hướng nếu có thủy, xem có phạm sát là không vị .

1. Nhâm sơn Bính hướng


+ Tốn tối kỵ, cung tốn thủy vi khảm (thủy lý 1 – Xem đồ hình), Nhâm sơn chấn (Sơn
thượng 3) chi sát [không hợp thư hùng, cô dương bất trưởng],
+ Tị là tứ tốn (thủy lý 4), bính hướng địa quái/thủy lý là nhị (2) khôn, khôn (2) - tốn (4)
là sát. Nhâm sơn bính hướng tị tốn thủy trùng phá giả, chủ nam nữ cụ hung. Trùng
tọa sơn quái giả khắc đinh. Trùng hướng thủy quái giả khắc đinh bại tài.〈bính hướng
khôn (2 thủy lý),
+ Ngọ vị thị không vị, ai càn (6), Chấn (3)- càn (6) Tam -bát ; nhất - lục vi sát, vi khắc bại
đinh tài. 〉+ Đinh vị diệc diệc thị không vị, ai ly (9), khôn (2)- ly (9) nhị cửu vi sát, vi khắc bại
đinh
tài. 〉

Bình Giải : Cũng chẳng qua là Nhị Phiến ( 16 & 49 không hợp 27 & 38 )
chẳng còn gì khác nữa

2. Tý sơn ngọ hướng.


Tý sơn ngọ hướng lấy bính là không vị [/B], tý sơn cửu (sơn thượng 9), ngọ
hướng lục 6, bính thủy lý nhị (2), giao phối tọa sơn (9) là sát [không hợp thư hùng, thuần
âm bất sinh hại nữ nhân], Tị thủy lý vi tứ (4), giao phối với tọa sơn (9) hướng thượng (6)
hợp.
Các cung khác cũng quyền như vậy.
CHƯƠNG 5: ĐẠI QUÁI AI TINH VỚI THÂU SƠN XUẤT
SÁT
Nhất: Nhị thập tứ sơn đại quái ai tinh pháp
Tại thông căn quyết cầu thiên quái, dương sơn thì dùng nghịch ai, âm sơn thì dụng
thuận ai. Dùng để xét sơn phong sa thuỷ để thủ tài.
Bên trái là địa quái bên phải là thiên quái, các sơn còn lại cũng theo đó mà suy ra.
Xem sơn thượng bài thiên quái bên trên, đó là địa quái, thiên quái là đối cung tầm, tức
lấy đối diện lại là thiên quái vậy.
Nam Phong chú:
Đây là một phần của một trong 4 Tâm Ấn Phong thủy lý khí (khi học phong thủy
lý khí đến một mức nào đó sẽ bắt đầu tự ngộ các tâm ấn này): Điên đảo tâm ấn. Sơn
thượng thông căn bài quái bên trên chính là địa quái, lấy đối cung sẽ là số thiên quái, thiên
địa quái số hợp lại không ngoài 1 6, 2 7, 3 8, 4 9. Nếu ngoài các tổ hợp này là sai.
NVhieu chú:
Đồ hình trên để dùng để phân tích, luận tứ đại cục sát.
Nhất lục (1-6) cục vượng nhất lục vận, tam bát (3-8) là sát vận [thuần dương bất
sinh, sát nam đinh].
Tứ cửu (4-9) cục vượng tứ cửu vận, nhị thất (2-7) là sát vận [thuần âm bất trưởng,
sát nữ nhân].
Nhị thất (2-7) cục vượng nhị thất vận, tứ cửu (4-9) là sát vận.
Tam bát (3-8) cục vượng tam bát vận, nhất lục (1-6) là sát vận.
Nhập tứ sơn ai tinh chi thu sơn xuất sát.
Nhất lục (1-6) kỵ tam bát (3-8); tam bát (3-8) kỵ nhất lục (1-6).
Tứ cửu (4-9) kỵ nhị thất (2-7); nhị thất (2-7) kỵ tứ cửu (4-9).

Bình Giải bằng hình ảnh

VH: Phần này sẽ được diễn giải ở một trình độ cao hơn hoặc người có "thiên cơ"
sẽ hiểu được
Nhị: Đại quái ngũ hành.
Khảm mộc; tốn thuỷ; li đoài kim.
Cấn chấn khôn thổ; càn là hoả.
Li là nhật hề khảm là nguyệt.
Đại quái ngũ hành tiêu tai hoạ.
Cho đến nay vẫn chưa lý giải được tại sao LT lại tính như vậy
.Tam: Nhị thập tứ sơn ngũ hành (hay còn gọi Túc độ ngũ hành)
Do Nhật Nguyệt biến đổi với thời gian, vị trí Thái dương (mặt trời) và Địa cầu khi
chuyển động trong không gian qua thời gian thực tế có sự biến động, ngũ hành 24 sơn khi
xưa so với nay do đó mà có thay đổi, tuy nhiên vẫn ghi chép ra cả ở đây để người học có
thể chiêm nghiệm và đối chứng.
Nam Phong chú: như ngũ hành đại quái bên trên, căn nguyên 24 sơn ngũ hành
của Liên Thành rất khó hiểu.

Bình Giải : Khi người ta đưa ra vấn đề gì người ta phải nói rõ đầu đuôi . Không
rõ đưa ra làm gì ? Để huyễn hoặc à cho rằng mình là cao thâm huyền bí ? Toàn lừa bịp đã
quen !
Gợi ý : Ngũ hành tuy có năm nhưng do chỗ hệ thống lý luận cấu thành ra nó lại cực
kỳ rộng lớn. Riêng bảng này đã có 3 loại ngũ hành cho 24 sơn rồi . Ngoài thế ra, còn
có tam hợp ngũ hành , ngũ hợp hóa khí ngũ hành, nạp âm ngũ hành, chính ngũ hành, Hồng
phạm ngũ hành, trung châm song sơn ngũ hành, phùng châm tam hợp ngũ hành... Thuật số
truyền thống nói về cát hung nghi kị, theo vào, tránh đi, theo hay bổ, đại thể do thế phát
sinh ra. Nhân thế việc quy nạp của ngũ hành cực kỳ suy diễn là không hợp với khoa học,
thực tại là một vấn đề đáng được là đề tài lớn để thâm nhập vào nghiên cứu.

Tứ: Sinh nhập khắc nhập quyết


Thuận giả hỉ kì sinh,
Nghịch giả hỉ kì khắc...
Cần nhất là được sinh nhập khắc nhập, tỉ hoà cũng là cát. kị sinh xuất và khắc xuất,
Sinh nhập chính là theo đó ngoại sinh nhập nội, là tiến thần,
Sinh xuất chính là theo đó nội sinh ngoại là sinh xuất, là thoái thần.
Như thuận bài thì sinh nhập là vượng, sinh xuất cũng là vượng, sinh nhập chủ cao
quan, sinh xuất chủ phú nhưng lại không quý.
Nghịch bài thì khắc nhập là tài, khắc xuất cũng là tài, chủ phú nhưng lại không
quý.
Lấy sơn bàn làm chủ với hướng thượng thuỷ thượng để luận sinh khắc.
(Nam Phong chú:
Dùng tinh tại tọa sơn làm chủ để luận, dùng tinh tại hướng và tinh tại thủy khẩu
làm khách để luận, khách sinh chủ hoặc khắc chủ là cát, chủ sinh khách hoặc khắc khách
là hung.)

Bình Giải : Quyết này trái với thực tế , VD : Người khóe mạnh thì cần
rèn luyện dãi nắng dầm mưa để khỏe hơn nữa . Đó là khắc nhập thì tốt , cần dùng
nhiều sức lực rèn thân đó là sinh xuất thì tốt . Và ngược lại kẻ yếu đuối cần nghỉ ngơi
bồi dưỡng ấy là sinh nhập thì tốt sinh xuất thì xấu .
Cứ đưa ra một câu rồi gọi là quyết vậy là chẳng phải khoa học . Cần làm rõ .

Ngũ, Huyền không tam hợp yếu nghĩa


Nhất, hợp vận, hợp nguyên, hợp sinh thành (1-6, 2-7, 3-8, 4-9); hợp 5, hợp 10,
hợp 15.
Nhị, [Tọa-Long, Tọa-Hướng, Hướng-thủy]: Tọa khứ hợp long đệ nhất nghĩa, Tọa
hướng tương hợp vị nhị yếu; Hướng dữ thủy hợp thị tam chân.
Huyền không chi Long Sơn Hướng Thủy: Tọa sinh hướng thì nghi (cần phải) tú
thủy, hướng khứ sinh Tọa yếu (yêu cầu) kỳ phong.

Chương 6: Kiêm sơn và kiêm thuỷ


Kiêm sơn kiêm thuỷ:
Long Sơn Hướng Thuỷ có cái có thể kiêm dùng cũng có cái không thể kiêm dùng,
hợp ngũ (5) hợp thập (10), hợp thập ngũ (15) thì có thể kiêm dùng với nhau. Không hợp
thì không thể kiêm dùng, không thể kiêm dùng mà cố cưỡng cầu kiêm dùng thì không
tránh được hung họa, xuất quái kiêm thì đều là hung. Kiêm dùng chia ra rõ ràng: sơn có
thể kiêm hoặc không thể kiêm; thủy có thể kiêm hoặc không thể kiêm; hai cái riêng biệt
không được lẫn lộn.
Sơn thượng kiêm có: long, sơn, tọa, phong, sa tương kiêm.
Hướng thượng kiêm có: hướng, thuỷ, môn, lộ, khí khẩu tương kiêm.
Sơn thượng tý (9) quý (6)=[hợp 15] có thể kiêm dùng nhưng thuỷ lí tý (4) quý (8)
[không hợp 5, 10, 15] không thể kiêm dùng, sơn thượng tý là cửu quý là lục thành thập
ngũ khả kiêm, thuỷ lí tý tứ quý bát không hợp nên không thể kiêm dùng.
Nhâm sơn là tam (3) chấn, tý sơn là cửu (9) li, là thập nhị nên không thể kiêm
dùng, hợi sơn là nhất (1) khảm cùng với Nhâm sơn tam (3) chấn là tứ cũng không thể kiêm
dùng. Nhâm thuỷ là nhất (1) khảm, tý thuỷ là tứ lục (4), hợp ngũ nên có thể kiêm dùng,
hợi thuỷ là tam bích (3) với nhâm thủy là nhất (1) khảm, là tứ không hợp nên không thể
kiêm dùng.
CHƯƠNG 7: LONG-SƠN-TỌA-HƯỚNG-THUỶ
Nhất: Quan hệ giữa Long Toạ Hướng Thuỷ:
Lấy toạ huyệt là chủ là nội, hướng với sa thuỷ là khách là ngoại.
Lấy long là chủ, lấy toạ sơn là khách.
Lấy toạ sơn là chủ, hướng thuỷ là khách.
Lấy lai thuỷ là chủ, khứ thuỷ là khách,
Long hợp toạ, toạ hợp hướng và lai thuỷ, hướng hợp khứ thuỷ.

Dương Long (+) cần phải lập âm Chi (-) tọa hướng, dương tọa (+) thì tất cần âm
hướng (-).
Như Càn long lập tý sơn ngọ hướng vậy,
+ Càn tứ (4), Tý cửu (9), tứ âm (4-) cửu dương (9+). Long với tọa nhất âm
(-) nhất dương (+),
+ Tý sơn cửu (9), ngọ thuỷ lục (6), cửu dương (9+) lục âm (6-) hướng thuỷ
cũng vậy là nhất âm (-) nhất dương (+).
(Nam Phong chú:
Phần này tuy ngắn nhưng rất quan trọng chớ nên khinh xuất xem nhẹ, sách Thiên
Ngọc viết: “Càn sơn Càn hướng thủy lưu Càn, Càn thượng cao phong xuất trạng nguyên,
Khôn sơn Khôn hướng Khôn thủy lưu, phú quý vĩnh vô hưu”. Cẩn thận mà xem xét thì đều
nằm trong cái quan hệ long tọa hướng thủy này hết. Dương tất cần Âm phối, Âm tất cần
Dương phối, mới có giao cấu sinh thành, đó mới là chân chính pháp. Tịnh âm tịnh dương
(âm long lập âm hướng thu âm thủy, dương long lập dương hướng thu dương thủy) thực
sự là ngụy pháp Tam hợp.
Quan hệ chủ khách là quan trọng trong luận sinh khắc tiết sát, Bảo Chiếu viết:
“Chủ nhân hữu lễ khách tôn trọng, khách tại Tây hề chủ tại Đông”, như tọa Mão hướng
Dậu, tọa Đông hướng Tây, chủ Đông khách Tây, chính là khách tại Tây hề chủ tại Đông).
Nhị : Khai khiếu phát tú

Sơn long mà không phát tú, thì có quý mà không vinh hiển, không khai khiếu, thì nhân đinh
sẽ không phồn vượng.
Dùng tiên hậu thiên hỗ Tham. Long ở hậu thiên phương có phong là khiếu, Tiên thiên
phương có thuỷ là tú.
Nhâm Tý Quý long, tất cần mùi khôn thân phương kiến phong, canh dậu tân phương hội
thuỷ. Do Nhâm Tý Quý là tiên thiên khôn vị, canh dậu tân là tiên thiên khảm vị.
Bính ngọ đinh long, lấy tuất càn hợi là khiếu, tất cần tuất càn hợi phương có phong, lấy giáp
mão ất là tú, giáp mão ất phương có thuỷ. Do bính ngọ đinh là tiên thiên càn vị, giáp mão ất
phương là tiên thiên li vị. Dụng hậu thiên ứng tiên thiên, cho nên tuất càn hợi phương cần
phong, giáp mão ất phương cần thuỷ.

Khai khiếu phát tú biểu :

Tam: Hướng thượng kiến sơn kiến thuỷ quyết

Toạ sinh hướng thời nghi tú thuỷ,

Hướng khứ sinh toạ yếu cơ phong.

Toạ sinh hướng là hướng thượng tốt nhất được trống thoáng hoặc có thuỷ.

Hướng sinh toạ là hướng thượng cần có thủy phía trước và sau đó lại có sơn phía

sau thủy.

Đã đăng trong chương Đặc Biệt

Tứ: Tự khố thuỷ tá khố thuỷ quyết

Đương nguyên thuỷ chính là tự khố, hợp với nguyên vận thì là tá khố.

Đương vận chi thuỷ thì lực đại.hợp vận chi thuỷ thì lực tiểu.

Lấy thuỷ lí bài quái để mà luận.

Như nhất vận đắc nhất khảm thuỷ là tự khố thuỷ, nhất vận đắc tứ tốn, lục càn,

cửu li chi thuỷ là tá khố thuỷ.

Nam Phong chú: nói hợp nguyên vận ở đây chính là 1 6, 4 9 vận cùng hợp với

nhau (Kim Thủy tương sinh); 2 7, 3 8 vận cùng hợp với nhau (Mộc Hỏa tương sinh), chứ

không phải là thượng, trung, hạ nguyên hợp nhau.


Ngũ: Đắc thời đắc vị quyết

Đương vận chi thuỷ thì xưng là đắc thời, hợp vận chi thuỷ thì xưng là đắc vị. Đắc

thì đắc vị dần táng mão phát, phú quý cửu trường.

Cũng như trên lấy thuỷ lí bài quái để luận.

Lục: Đồng tôn thuỷ sổ tiền thuỷ

Đồng toạ lai thuỷ xưng đồng tôn,


Hợp hướng khứ thuỷ hào sổ tiền.
CHƯƠNG 8: THÀNH MÔN VÀ THÀNH MÔN AI TINH
Nhất: Thành môn
Chia ra làm thành môn sơn và thành môn thủy.
Nơi khuyết khẩu là thành môn, lấy Sơn Là Thành Khuyết Khẩu Xứ Là Môn (hình tựa như
tòa thành trì có một cửa mở ra)

Nơi thủy bao ba bên bốn bề, có nơi xuất thủy là thành môn, lấy Thuỷ Là Thành và nơi
Thủy Xuất Là Môn.

Thành môn chủ yếu cần đồng nguyên hợp quái hoặc hợp ngũ hợp thập hợp
thập ngũ.
Thí dụ:
Tý sơn bài quái tại cửu, ngọ hướng tại lục[thuỷ lí bài quái], có càn tốn là thành môn, thành
môn chủ yếu phải hợp lai khứ, do thuỷ lí càn bài cửu, nếu như là thuỷ lai thì với tý sơn đồng
vận;
nếu là thuỷ khứ ngọ, ngọ hướng là lục, với càn cửu hợp thập ngũ. Tốn thuỷ bài tại nhất, lai
thuỷ
với tý sơn nhất cửu hợp thập, ngọ hướng khứ thuỷ, ngọ hướng lục là nhất lục cộng tôn.
Trong trường hợp lai khứ thuỷ không nhất định, thành môn thì lại không thể di chuyển,
cho nên nếu khả lai thì lại bất khả khứ vậy, nếu là khả khứ thì lại là bất khả lai vậy, nói
chung lại
thì lai thủy cần phải hợp tọa, khứ thuỷ cần phải hợp hợp hướng, đây là nguyên tắc chung để
định thủy lai khứ.
CHƯƠNG 9: KINH THIÊN NHẤT QUYẾT TỐI VI CƠ
Kinh thiên nhất quyết [/B]
Càn sơn càn hướng thuỷ lưu càn, càn phong xuất trạng nguyên.
Mão sơn mão hướng mão nguyên lưu, sậu phú thạch sùng tỉ.
Ngọ sơn ngọ hướng ngọ lai đường, đại tướng trị biên cương.
Khôn sơn khôn hướng thuỷ khôn lưu, phú quý vĩnh vô hưu.
Tý, cấn, tốn, dậu tứ sơn hướng thuỷ cũng là như nhau. Đây chính là sơn, hướng, thuỷ đồng
tại nhất quái chi nghiệm.
CHƯƠNG 10: LUẬN HÌNH
Nhất:
Ngũ tinh: lấy theo sơn hình mà nói:
Đắc vị là: trung thổ, đông mộc, nam hoả, tây kim, bắc thuỷ.
Đắc sinh: kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim.
Nam Phong chú:
Liên Thành bí bản rất nhiều chổ chỉ ghi vắn tắt, vốn là mật truyền trong môn phái
nên nếu người đọc không rõ có thể không hiểu hoặc dùng nhầm. Đắc vị như trên chính là
như tại phương Đông thấy sơn hoặc nhà cửa cao tầng hình Mộc là đắc vị, nếu sơn mộc
tinh uy nghi (dương mộc) mà tại phương giáp thì dương mộc đắc vị và hiển cách, nếu tại
phương mão ất thì đắc vị mà không hiển cách(âm dương sai lệch), nếu sơn mộc hình thô
ác thì đắc vị nhưng sinh người hiểm ác. Đắc sinh như trên là ví dụ tại phương Dậu có sơn
hình thủy mềm mại thì đắc sinh do được Tây kim sinh thủy, nếu hình thủy như thô ác thì
đắc sinh nhưng lại có hậu họa về sau hoặc có người yểu mệnh.
Nhị:Cao đê (nơi cao và nơi thấp)Nếu đắc lệnh thì cần cao, nếu thất lệnh thì cần thấp.
Như thổ tinh kết huyệt, mộc tinh sơn phong cao là sát, nhưng nếu là hoả tinh cao
thì lại tốt do thụ được khí, hoả tinh thấp thì thổ tinh không thụ được khí lại phải luận là
sát.
Tam: Quỷ diệu
Quỷ là tử khí, diệu là sinh khí.
Sau huyệt sa quay đầu mà đi là quỷ, nếu sa ở lại chầu về huyệt là diệu; thuỷ khúc
khúc chiết chiết, nhất quái thuần thanh đi mà như lưu luyến muốn ở lại là diệu, đi thẳng
một mạch chẳng quay đầu là quỷ.
Tứ:
Tam dương lục tú nhị thần
Tý sơn lấy ngọ là tam dương, khôn tốn là lục tú, cấn càn là nhị thần. Dụng bài quái
pháp, sơn thượng tý tại cửu, thuỷ lí khôn bài tại tam, đắc sơn cửu thuỷ tam là li (cửu là li,
tam chấn tiên thiên cũng là li, chấn tiên hậu thiên đại hoàn nguyên). Khôn thông cấn, cấn
bài tại thất, sơn đắc cửu, thuỷ đắc thất(là tiên thiên càn đoài đồng cung), tốn bài tại nhất,
đắc sơn cửu, thuỷ đắc nhất, là hợp thập, tốn thông càn, càn bài tại cửu (thuỷ lí) đắc sơn
cửu là đồng quái.
Nhâm sơn lấy bính là tam dương, mùi thìn là lục tú nhâm canh là nhị thần, sơn
thượng nhâm là tam, thuỷ lí mùi tại cửu, đắc sơn tam thuỷ cửu, là li (chấn tam hoàn
nguyên) mùi thông nhâm, do nhâm là mùi thuỷ lí thông căn, thìn thuỷ lí bài tại thất, đắc
sơn tam thuỷ tứ là phong lôi tương phổ.
Quý sơn lấy đinh là tam dương, thân tị là lục tú quý tân là nhị thần, sơn thượng
quý lục, thuỷ lí thân thất, đắc sơn lục thuỷ thất (là hậu thiên càn đoài đồng cung) thân
thông quý do quý thân thuỷ lí thông căn. Tị thuỷ lí bài tại tứ, đắc sơn lục, thuỷ tứ, là hợp
thập, tị thông tân, tân thuỷ lí bài tại nhị, đắc sơn lục thuỷ nhị là càn khôn định vị.
Tam dương lục tú nhị thần phương tốt nhất là có thuỷ.
Phần cuối
Địa là khí thượng hành nên thành là chất, thiên là chất hạ trầm nhi thành ra khí,
cố địa lí lấy hình làm đầu, khí tắc sau đó theo hình mà thành, hình khí giao thì thành cái
thật, chất là cái hình thành nên hình dáng sơn xuyên trên địa cầu này, mỗi cái đều có hình
thủ nhất định. Khí là cái vô hình được phóng thích ra từ sự lưu chuyển của nhật nguyệt,
tuỳ thời mà động, tùy thời mà biến đổi. Khí vốn là biến động mà không cố định, vì vậy mà
cát hung cũng theo đó mà thay đổi, họa phúc theo đó mà thay đổi. Đây là sự luân chuyển
của thiên thời, không phải là việc ma quỷ gì cả. Con người cư trú và sinh sống, phải theo
hình thế của địa và thụ khí của thiên, từ đó mà có cát hung sự việc. Dưới chân là đất đã là
như vậy, trên đầu thiên khí đã là như vậy, con người ở giữa chịu lấy cái cát hung. Ngày
vốn bắt đầu ở phương đông, đến nam thì nóng nhất, đến tây bắt đầu dịu mát, đến bắc thì
tối tăm và lại kết thúc ngày, vì lẽ đó mà tựa lưng vào bắc mặt hướng về nam chính là để
thụ được cái tinh quang của nhật nguyệt, tuy nhiên do con người sinh sống 8 phương lập
cực bất đồng, không hiểu cái lý của thiên địa, đông tây loạn cả, làm sao không hung?
“Lân chi tây nãi ngô chi đông
Ngã thị nam li tiền chi khảm
Khảm địa phản vi hậu chi li “
Chính do việc nhận định điểm lập cực khác nhau mà cùng một hướng có sự khác
nhau, nếu hiểu rằng lập cực điểm là trung tâm thì 8 phương tức thời có thể minh định. 8
phương đã định thì họa phúc sẽ rõ ràng.
Tiên thiên tương hợp thụ kì hình,
Hà lạc sinh thành dĩ cấu tinh.
Nhất sơn nhất thuỷ thục vi tình,
Nguyên lai chỉ vi hợp thiên tâm.
Âm dương 2 trạch nói về lí thì chỉ có một mà thôi, chủ yếu là hình khí tương hợp,
nếu chỉ hợp hình mà không hợp khí thì cũng không thể cát, chỉ có hợp cả hình và khí (lý
khí) mới chính là sinh thành hợp thiên tâm. Hình khí trung hoà thì phúc ngược lại thì hung.
Khí của Dương trạch theo chính môn mà nhập nội, do đó chính môn rất trọng yếu,
khí ngoài trạch thì theo lộ hoặc nơi thông thoáng mà nhập, do đó lộ và nơi thông thoáng
cũng là trọng yếu. Đời sống con người không thể tách rời khỏi thủy, thuỷ là yếu tố không
thể thiếu, đứng đầu trong tất cả các tài nguyên của cuộc sống, do đó thủy cũng là hết sức
trọng yếu với dương trạch. Bày ra tam yếu: môn, lộ, thủy để người đừng nhầm lẫn, họa
phúc dương trạch do Tam yếu này thống lĩnh và quyết định cả.
Cát hung của Trạch thì chia 3 mức: nhất là cát, nhị là bình, tam là hung, bình thì
rất nhiều còn cát và hung thì ít. Đắc nguyên vận, đắc sơn hướng khí thuỷ thì là cát, bất
đắc vận đắc sơn hướng khí thuỷ thì là bình, đắc vận bất đắc sơn hướng khí thuỷ thì là bình.
Bất đắc vận bất đắc sơn hướng khí thuỷ thì là hung. Đây là đại cương mà nói, vì thế gian
vạn sự vạn vật biến hóa đa đoan bất nhất. Sơn thượng thiên quái luận nguyên vận, toạ và
kiệu tinh, thuỷ lí địa quái luận chính môn, bàng môn (cửa phụ hoặc cửa sổ), hạng lộ, khí
khẩu, thuỷ lộ chi cát hung. Đây là cái lí không bao giờ thay đổi khi quán xét âm dương nhị
trạch.
Nhị thập tứ sơn sơn thượng thiên quái và thuỷ lí địa quái

Chủ yếu là hình thế cao xung quanh như cao ốc, cầu… cần tại sơn thượng thiên
quái vượng. Chính môn, bàng môn, khí khẩu, đạo lộ, lai khứ thuỷ cần tại thuỷ lí địa quái
vượng.
Thí dụ: Trạch Nhâm sơn bính hướng.
Nhâm sơn là tam chấn, thượng nguyên tam bát cục, bính hướng địa quái tại nhị
khôn, nhị, tam là hợp ngũ. Tại thượng nguyên lập cục, thiên quái tam bát nhị thất phương
cần có hình thế cao như nhà cao tầng, cầu, đất cao…, địa quái tam bát nhị thất phương
cần có môn, lộ, khí khẩu hoặc thuỷ. Tổng lại là toạ hợp nơi cao hoặc lai thuỷ, hướng hợp
môn, lộ, khí khẩu hoặc khứ thuỷ, như vậy là thượng cát.
Như nguyên vận không phải là thượng nguyên, hạ nguyên thất bát nhị vận cũng
có thể dùng, chủ yếu thiên quái tam bát nhị thất phương phải kiến sơn, địa quái tam bát
nhị thất phương có môn lộ khí khẩu hoặc thuỷ. Tổng yếu toạ hợp nơi cao hoặc lai thuỷ,
hướng hợp môn, hạng lộ, khí khẩu hoặc khứ thuỷ, như vậy cũng là cát.
Nếu như giới hạn địa hình, chính môn không thể ở tại thất bát nhị tam địa quái
xứ, thì miễn cưỡng cũng có thể mở tại tứ cửu phương, tổng yếu môn, lộ, khí khẩu hoặc
thuỷ lộ tương hợp tứ cửu thì cũng được bình an. Nhất thiết không được dùng nhất lục
vận hoặc khai chính môn tại nhất lục, hoặc nhất lục địa quái phương có lộ, thuỷ đạo xung
xạ, hoặc trong nhất lục vận tại thiên quái nhất lục phương có lầu cao hoặc hình thế cao.
Tất cả đều chủ hung hoạ thoái tài, thất đinh ngoài ý muốn.
Còn lại theo đó mà suy ra.
Hiện thời dương trạch hình tuy vạn biến, tuy nhiên lí chỉ có một, tổng lại không
ngoài toạ, hướng, môn, lộ, khí khẩu, nội ngoại lai khứ thuỷ, chỉ cần phù hợp là có thể dùng,
hợp chính là hợp nguyên vận thiên địa quái vậy, tổng tại huyền không âm dương, hình
khí, thiên địa, nội ngoại giao cấu.
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN Huyền không đại quái ( hồi 6 ) còn tiếp
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN (Huyền không đại quái) hồi 6 ( còn tiếp )

Lưu ý : Các dòng chữ màu vàng , màu tím là những dòng chữ tôi giải rõ ý
nghĩa và phản biện lý thuyết của môn phái Huyền không đại quái này
Phép Trừu Hào Hoán Tượng Của Huyền Không Đại Quái
Địa Lôi Phục hào 1 nhất dương sinh ở Hạ Chí ,
Thiên Phong Cấu hào 1 nhất âm sinh Đông Chí .
Đó là ví dụ về Trừu Hào Hoán Tượng điển hình !
Như thế chúng ta xử lý Huyền Không 64 Quái thế nào thì gọi là Trừu Hào Hoán Tượng ?
Trong vòng 360 độ có môn phái lấy tám phương vị mà dùng , có môn phái lấy 24 phương vị
mà dùng . Huyền Không Đại Quái dùng 64 phương vị , riêng tôi thường sử dụng vào các
trường hợp sau , dùng một hào trong 6 hào ngoài biên ! Đó gọi là Trừu Hào Hoán Tượng !
Trong phép rút hào có nhiều phương pháp xử lý tình huống khác nhau ! Ví dụ : Lúc rút hào
sơ lại xuất hiện hình tượng oa hoặc đột ! Đột là quản nhân đinh , oa là quản tiền tài , mà
cùng lúc , không thể nói là đơn giản , cần xem lại xem Thiên Quái Hào và Địa Quái Hào nếu
là Thập Hợp , Sinh Thành , Tương Đồng , Hợp Ngũ là Cát .Lập Hướng đường tuyến la kinh
đè lên hào nào thì đó là hào dụng , là động , không dụng là tĩnh .

Động tất âm biến dương , âm biến dương . 64 quái , mỗi quái đều có thời vận của nó , như
quẻ Di là vận 3 , đang dùng hào sơ , nhị , tam , tứ , ngũ và thượng hào thì biến vận . Sơ hào
biến quẻ Bác 6 , Nhị hào biến Quẻ Tổn 9 , Tam Hào biến Bí 8 , Tứ Hào biến Quẻ Phệ 6 ;
Ngũ Hào biến quẻ Ích 9 , Thượng Hào biến quẻ Phục 8 . Như lập hướng tại giữa 2 hào , tất
biến vận bất đồng , Như đang dùng là vượng địa , tính toán như thế nào đến lúc vận suy ,
thì cần biến hào nào để được Tam Nguyên Bất Bại Cục . Chung Nghĩa Minh Đại Sư giảng –
đây là khẩu quyết nghìn năm không truyền Thế Anh Lược Dịch !

Bình giải : Phép Trừu Hào Hoán Tượng Của Huyền Không Đại Quái
Địa Lôi Phục hào 1 nhất dương sinh ở Hạ Chí ,
Thiên Phong Cấu hào 1 nhất âm sinh Đông Chí .
Hai câu này rất quan trọng : địa lý Tả Ao có ghi :
Đạo trời hạ chí sinh âm - Tích phòng đông chí sinh dương
Đây là hai câu quyết rất quan trọng trong kỳ môn độn giáp và bất cứ môn khoa học cổ
truyền nào dựa trên nền tảng của kinh dịch nếu bạn đọc muốn đi xa trên học thuật huyền
học cổ truyền phải thấu hiếu nó . Lên google seach tìm hiểu , nó liên quan đến thiên văn
học cổ .
Còn trừu hào hoán tượng họ dùng từ ngữ kinh thế hãi tục có vẻ ý chỉ sâu xa , thật ra là
chẳng có gì cả . Cách dùng từ này bằng mọi cách để mưu lợi , lừa tình bằng mọi cách , nói
huyễn hoặc để đạt mục đích bất chấp nhân quả . Thường thì bọn này trình thật cũng chẳng
tới đâu cả .
Trừu hào là rút hào , hoán tượng là nhìn thấy vật thể hay sự vật gì đó hoặc thay đổi sự vật
gì đó . Nói nguyên câu TRỪU HÀO HOÁN TƯỢNG . Chẳng qua là nhân thấy một hiện
tượng gì đó trong quá trình đo đạc xem trạch mộ mà bấm độn một quẻ ( có thể dùng mai
hoa , lục hào , bát môn , độn giáp , lục nhâm , thái ất ...vv & mây mây để mà lấy quẻ ) Với
điều kiện trình lấy quẻ bạn phải giỏi . Học bói dịch không phải chuyện một hai ngày , nó
mất vài năm với điều kiện bạn chăm chú học tập rèn luyện . Còn xem được một vài quẻ mà
nói như đúng rồi thì cũng là đồ dỏm cả . Cả một hệ thống phong thủy khổng lồ kiểu HKĐQ
này nếu bạn không có cái chìa khóa này trong tay để mở coi như là vứt đi là lừa bịp . Vì
sao tôi nói như vậy . Vì bói dịch là dùng TÂM , dùng cái giác quan thứ 6 để mà thấy sự vật
hiện tượng , nó đã nằm ngoài cái không gian 3 chiều này rồi . Nếu bạn không dùng được cái
chiều thứ tư này để xem phong thủy mà vận dụng cái tri thức về phong thủy có được qua
đọc sách thì chỉ là đồ bỏ . Tôi chỉ nói ngắn gọn như vậy thôi , căn cứ vào điều này bạn sẽ
lập tức xác định ai là thầy thật và thầy dỏm liền.
Luật trời rộng lớn chẳng chừa một ai , những thầy học chưa tới mà vội kiếm tiền kiểu này dễ
chết sớm lắm vì gánh nhân quả cho người kêu họ tới làm . Mấy ông thầy bói ngày xưa khi
có tiếng rồi thường hay bị mù . Nhân quả cả thôi , lúc chưa giỏi thì nói láo ăn tiền , nên bằng
cách này hay cách khác , trời hủy đôi mắt để trả nợ cho cái tâm mù .

Bí Pháp Cửu Khí Lưu Hành . Của Huyền Không Đại Quái .
Phép "Cửu Khí Lưu Hành" trong Huyền Không Đại Quái , là "Bí Trung Chi Bí – Bí Mật Trong
Bí Mật" , ngày xưa các Thầy không bao giờ truyền rộng rãi . Nguyên là từ vận 1 đến vận 9 ,
mỗi vận một sao nhập trung . Như hiện tại là hạ nguyên vận 7 Đoài , Đoài thất nhập trung
cung , thuận là Bát Bạch sửu cấn đáo Càn cung , Cửu tử Bính Ngọ Đinh đáo đoài cung ,
Nhất Bạch Nhâm Tý Quý đáo Cấn cung , Nhị Hắc Mùi Khôn Thân đáo Ly cung , Tam Bích
Giáp Mão Ất đáo Khảm Cung , Tứ Lục Thìn Tốn Tỵ đáo Khôn cung , Ngũ Hoàng Mậu Kỷ
đáo Chấn cung , Lục Bạch Tuất Càn Hợi đáo Tốn cung , một cung ba vị ( tức nhất quái tam
sơn ) phân âm phân dương , khí đi tràn khắp chín cung .

Tưởng Đại Hồng trong Thanh Nang Tự giải thích " Long phân nhị phiến âm dương thủ" lời
ẩn ước khó hiểu , Chương Trọng Sơn nói thẳng ra rằng : "Sơn nhất phiến , thủy nhất phiến ,
hư nhất phiến , thực nhất phiến , lai nhất phiến , vãng nhất phiến ." rất là rõ ràng . Ôn Minh
Viễn lại giải thích tiếp : "Lưỡng phiến giả , nãi Lạc Thư chi cửu số phân vi lưỡng phiến dã.
Thuận số nhất nhị tam tứ vi nhất phiến , nghịch số cửu bát thất lục vi nhất phiến . Thiên
hành khí , Địa hành khí , âm dương giao cấu , quân dĩ lưỡng phiến chi số nhập trung , thuận
nghịch điên đảo chi dụng . Trung ngũ giả , vi âm dương đối đãi giao cấu chi sở , nhập dụng
chi pháp , giai tại trung ngũ , nhất cửu , nhị bát , tam thất , tứ lục đối đãi giao cấu ư trung
ngũ , sở lập sơn hướng , diệc tức đối đãi , y số thuận nghịch hành khứ , bát quái 24 sơn ,
cửu khí lưu hành dĩ tượng Thiên , Trung Ngũ lập cực tượng Địa , địa chi hình giai Thiên chi
khí sở chú , hữu hình chi địa , kỳ khí tất bản hồ . Thiên chi sở tự lai" Thẩm Trúc Nhưng
quyết yếu giảng : " Hư nhất phiến , dĩ lưu hành chi khí ngôn chi , tức Thiên nhất phiến thị
dã . Thực nhất phiến , tức Địa nhất phiến thị dã . Dĩ trí dụng ngôn chi , Hư nhất phiến tức
thủy nhất phiến dã , Thực nhất phiến tức Sơn nhất phiến dã ."

Ngày nay bàn về Huyền Không , thường trọng lấy vượng sơn vượng hướng , kỵ thướng
sơn há thủy . Mà không biết Đáo Sơn Đáo Hướng chưa chắc đã tốt , Thướng Sơn Há Thủy
chưa chắc đã xấu – Đó là bí quyết , tức cũng chưa biết được chìa khóa của Tiến Khí cùng
Thoái Khí . Tư đặc tiến một bước , sâu thêm một chút , Nhị Hắc , Ngũ Hoàng , có lúc là
Hung có lúc là Cát , lúc hung chính là thoái khí vậy , ví như vận 3 gặp Nhị Hắc , vận 6 gặp
Ngũ Hoàng , là Hung . Còn vận 1 gặp Nhị Hắc , vận 4 gặp Ngũ Hoàng , lúc đó lại là Cát vì
đang là tiến khí , từ đó suy ra 1 Bạch , 6 bạch , 8 bạch cũng có lúc cát lúc hung , cũng là lấy
Tiến Khí và Thoái Khí mà phân biệt . Nắm rõ được thuật này , theo được tiến khí , trách khỏi
thoái khí , tất không kể âm dương trạch , đều ứng rất nhanh , có khi trong một tiếng trống đã
ứng . Ngày trước Minh Sư , có nói Sáng Nghèo Tối Giàu là cái này , như thế mà thôi .
Dương Công hiệu xưng "Cứu Bần" cũng là cái này thôi .
Tổng Hợp : Thế Anh

Huyền Không Đại Quái.Thiên địa nhân chi lí tối minh,


Giang tây nhất quái khởi vu đông ,
Giang đông nhất quái khởi vu tây,
Thử thị mĩ văn cơ môn lí …..
Sơn dữ thuỷ đối cấu sinh xuân ,
Ai tinh xuất quái giai mạc thủ ,
Long huyệt sa thuỷ hợp bàn tham ,
Nhất cá bài lệ thiên bách cá ….
Phiên thiên đảo địa đối bất đồng ,bí mật tại huyền không ,
Duy hữu ai tinh tối vi quý ,tiết lộ thiên cơ bí .
Âm dương chi khí quán sơn hà,
Kim long nhất động tế tróc mạc ,
Sa thuỷ quý tinh hướng hợp nghi,

Nguyên vận hưng suy ai tinh thuyết.Huyền không đại quái xuất từ Huyền không ngũ kinh
bao gồm: “Thanh Nang”, “Thiên Ngọc”, “Áo Ngữ”, “Bảo Chiếu”, “Thanh Nang Tự”; tương
đồng với “Nguyên Không Pháp Giám”, “Băng Hải”, “Ngọc Hàm Thông Bí”.

Phần căn bản của Huyền không Đại quái cốt yếu ở “ai tinh chân quyết bản sơn tinh”, “ai tinh
chân quyết phụ mẫu tinh”, và "hợp cục, phản cục thượng hạ nguyên vận"
Vì Huyền không đại quái thực không dễ hiểu nên phần căn bản này tạm chia thành mục lục
như sau:

Mục Lục
1. Luận Huyền không đại quái
2. Huyền không đại quái ai tinh chân quyết
3. La bàn nhị thập tứ sơn bản sơn tinh
4. Huyền không đại quái ai tinh pháp tường giải
ai tinh chân quyết bản sơn tinh (dương trạch)
ai tinh chân quyết phụ mẫu tinh (âm trạch)
5. Huyền không đại quái chính thần linh thần tường giải
6. Nhị thập tứ sơn ai tinh chân quyết đồ kỳ
7. Luận cửu tinh: đắc thất hợp cục và phản cục
đại huyền không thuỷ pháp thiên cơ đồ
thượng nguyên nhất, nhị, tam, tứ thuỷ pháp đồ
hạ nguyên lục, thất, bát, cửu thuỷ pháp đồ
thuỷ pháp thiên cơ chân giải
8. Thượng trung hạ tam nguyên thuỷ pháp giải

Bình giải : Bí Pháp Cửu Khí Lưu Hành . Của Huyền Không Đại Quái .
A/ Thường thì tất cả các sách vở của mấy môn cổ học này nếu bạn có trình , chỉ cần
lướt qua vài dòng là bạn sẽ thấy vàng thau lẫn lộn giống như một bãi rác , như một điểm
bán đồ cũ ngoài đường phố hơn chút nữa là một cái kho phế liệu hay một hầm mộ cổ nhưng
đào được cái gì là tùy vào khả năng của bạn , thêm nữa là họ cố ý viết tán dương ra cho
rộng lớn nhiều thêm để trục lợi , phần tôi chỉ nói vài mục trong đó tôi cho là tiêu điểm , căn
cứ vào đó là bạn đã có trong tay một cây đuốc soi đường tiến thẳng đến đích giữa đêm đen
tránh những trở ngại , đỡ mất mát thời gian và tiền bạc không đáng có . Nói dài dòng quá
rồi quay lại chủ đề bình giải :Bí Pháp Cửu Khí Lưu Hành . Của Huyền Không Đại Quái .
Vứt đi 2 từ bí pháp , vậy Cửu Khí Lưu Hành là cái gì : Thực ra họ dùng từ cũng sai bét , họ
không hiểu vấn đề , họ đã đốt đi ý chỉ kinh thư của Khổng - Lão . Chỉ có một khí thôi ,
chuyển trái , qua phải gọi là Âm-dương , qua lại vô cùng chính là Đạo .
Cái mà họ gọi là : Cửu Khí Lưu Hành chính là NHẤT KHÍ CHUYỂN CỬU CUNG khi đi qua
mỗi cung phương hướng nó mang một tên riêng đại biểu cho tính chất của cung đó . Cụ thể
chính là Lạc thư hay Hậu thiên bát quái .
Vậy tiêu điểm ở đây là phải hiểu thấu NHẤT KHÍ là gì ? Tôi sẽ chỉ rõ qua vài dòng dưới đây ,
hiểu được hay không thì tùy cơ duyên của bạn vậy !
 Cái đầu đề THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN đã giải thích đủ
 Chữ NHƯ trong câu thơ " Kinh sách trên đời tám vạn dư - Đọc xong còn lại một chữ
NHƯ "
 Chữ ĐẠO của Lão tử muốn nói .
 Chữ NGUYÊN THẦN của Tiên gia
 Chữ CHÂN TÁNH của Phật gia
 .....VV & Mây Mây , kể bao nhiêu cũng không đủ nếu tự bạn không thấy vấn đề !

B/ Bây giờ tôi lại bàn về đoạn kinh văn này :

Nguyên văn : " Tưởng Đại Hồng trong Thanh Nang Tự giải thích " Long phân nhị phiến âm
dương thủ" lời ẩn ước khó hiểu , Chương Trọng Sơn nói thẳng ra rằng : "Sơn nhất phiến ,
thủy nhất phiến , hư nhất phiến , thực nhất phiến , lai nhất phiến , vãng nhất phiến ." rất là rõ
ràng . Ôn Minh Viễn lại giải thích tiếp : "Lưỡng phiến giả , nãi Lạc Thư chi cửu số phân vi
lưỡng phiến dã. Thuận số nhất nhị tam tứ vi nhất phiến , nghịch số cửu bát thất lục vi nhất
phiến . Thiên hành khí , Địa hành khí , âm dương giao cấu , quân dĩ lưỡng phiến chi số
nhập trung , thuận nghịch điên đảo chi dụng . Trung ngũ giả , vi âm dương đối đãi giao cấu
chi sở , nhập dụng chi pháp , giai tại trung ngũ , nhất cửu , nhị bát , tam thất , tứ lục đối đãi
giao cấu ư trung ngũ , sở lập sơn hướng , diệc tức đối đãi , y số thuận nghịch hành khứ ,
bát quái 24 sơn , cửu khí lưu hành dĩ tượng Thiên , Trung Ngũ lập cực tượng Địa , địa chi
hình giai Thiên chi khí sở chú , hữu hình chi địa , kỳ khí tất bản hồ . Thiên chi sở tự lai"
Thẩm Trúc Nhưng quyết yếu giảng : " Hư nhất phiến , dĩ lưu hành chi khí ngôn chi , tức
Thiên nhất phiến thị dã . Thực nhất phiến , tức Địa nhất phiến thị dã . Dĩ trí dụng ngôn chi ,
Hư nhất phiến tức thủy nhất phiến dã , Thực nhất phiến tức Sơn nhất phiến dã ."

Người của cái phái HKĐQ hay nói các phái khác là man thư , tiểu phái ...vv . Nhưng lại cũng
chẳng nói rõ chỗ nào là man thư chỉ thích phán . Nay tôi nói sơ qua phái Bát Trạch đã bị họ
từng chê là kém cỏi ngụy phái gì đó , thực ra là cùng 1 phái với họ . Thông qua đoạn kinh
văn này của họ .
1. Bát Trạch cũng dùng Bát Nhị phiến như họ . Phiến thứ nhất là CÀN KHÔN CẤN
ĐOÀI tây tứ trạch . Phiến thứ hai là KHẢM LY CHẤN TỐN đông tứ trạch .
2. Phái HKĐQ này cũng dùng Bát Nhị phiến . Phiến thứ nhất 16 - 49 kim thủy tương
sinh . Phiến thứ hai 27 - 38 mộc hỏa tương sinh .
3. Để thấy phái HKĐQ và Bát trạch cùng một gốc bạn đem Tiên Thiên bát quái phối số
Lạc thư là thấy ngay . Không cần chứng minh gì thêm nữa . Hình dưới đây .
1. Luận Huyền không đại quái
Huyền không địa lý học, đại để thuỷ tổ là Hoàng Thạch Công, Quách Cảnh Thuần. Hoàng
thạch công viết “
thanh nang kinh”, Quách Cảnh Thuần viết “ táng thư”, có thể nói là căn cơ của địa học. Đến
Dương Quân Tùng thời Đường viết “thanh nang áo ngữ”, “ thiên ngọc kinh”, “ bảo chiếu
kinh”, động triệt lý âm dương.

Tăng Cầu Kỷ được chân truyền của Dương Công viết “thanh nang tự” dĩ minh huyền không
đại quái chính quyết. Đến cuối thời Minh Tưởng Đại Hồng được Vô Cực Tử chân truyền
phát dương quang đại huyền không học, tạo ra cuộc bút chiến trăm năm cùng Tam Hợp, từ
những cuộc bút chiến này một số bí quyết đã được tiết lộ nhưng chủ yếu chỉ là phi tinh,
riêng đại quái thực sự Tưởng Đại Hồng có nói đến nhưng do dùng ẩn ngữ và rải rác trong
một số tài liệu nên hầu như không ai hiểu. Đến sau này từ Dương Thủ Vạn đại sư Huyền
không đại quái mới được biết đến rộng rãi.

Huyền không đại quái bí bản nếu không được chân sư chỉ dẫn, dẫu đọc ngàn quyển thanh
nang, tận hết sinh lực, cuối cùng cũng không có kết quả.

Bình giải :1. Luận Huyền không đại quái


Chương này thì họ bịa ra lịch sử hù dọa vài câu láo toét thôi chẳng có gì giải cả !

Hà đồ tinh nghĩa:
Nhất lục cộng tông: thuỷ;
nhị thất đồng đạo: hoả;
tam bát vi bằng: mộc;
tứ cửu tác hữu: kim;
ngũ thập cư trung: thổ.
Hà đồ, là địa lý chi nguyên. Kỳ thực là thiên vận chi bản, sinh tử chi cơ.
Thiên nhất sinh thuỷ, địa lục thành chi: Thuỷ ở bắc phương, nên thiên nhất tại bắc, địa lục
cũng tại bắc. Nhất sinh nhất thành, tương vi kinh vĩ. Thiên nhất đương lệnh là chính thần,
tức lấy địa lục cũng là chính thần hỗ trợ. Địa lục đương lệnh là chính thần, tức lấy thiên nhất
cũng là chính thần hỗ trợ. Lấy lạc thư phương vị đối diện là cửu, tứ làm linh thần. Xưng là
nhất lục cộng tông.

Địa nhị sinh hoả, thiên thất thành chi: Hoả tại nam phương, nên địa chi nhị tại nam, tức thiên
chi thất cũng tại nam, địa nhị đương lệnh là chính thần, tức lấy thiên thất cũng là chính thần
hỗ trợ. Thiên thất đương lệnh là chính thần, tức lấy địa nhị cũng là chính thần hỗ trợ. Lấy lạc
thư phương vị đối diện là bát, tam làm linh thần, xưng là nhị thất đồng đạo.

Thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi: Mộc tại đông phương, nên thiên tam tại đông. Địa bát
cũng tại đông, thiên tam đương lệnh là chính thần, tức lấy địa bát cũng là chính thần hỗ trợ.
Địa bát đương lệnh là chính thần, tức lấy thiên tam cũng là chính thần hỗ trợ. Lấy lạc thư
phương vị đối diện là thất, nhị làm linh thần . xưng là tam bát vi bằng

Địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi: Kim tại tây phương, nên địa tứ tại tây, thiên cửu cùng
tại tây. Địa tứ đương lệnh là chính thần, tức lấy thiên cửu cũng là chính thần hỗ trợ. Thiên
cửu đương lệnh là chính thần, tức lấy địa tứ cũng là chính thần hỗ trợ. Lấy lạc thư phương
vị đối diện là nhất, lục làm linh thần, xưng là tứ cửu vi hữu.

Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi: Thổ cư trung ương, nên thiên ngũ tại trung địa, thập
cũng tại trung, là hoàng cực. Ngũ thập ký gởi tứ phương bát khí, xưng là ngũ thập đồng đồ.

Hà đồ có lý khí, nhưng không phương vị. Có thể nhưng không dụng, cần Lạc thư phương vị
để dùng.
Cái tam nguyên khí vận, chính là bản chất hà đồ. Thiên nhất, địa nhị, thiên tam, là thượng
nguyên. Địa tứ, thiên ngũ, địa lục, là trung nguyên. Thiên thất, địa bát, thiên cửu, là hạ
nguyên. Riêng địa thập với thiên ngũ đồng tại trung nguyên.

Lạc thư tinh nghĩa


Đới cửu lý nhất.
Tả tam hữu thất.
Nhị tứ vi kiên.
Lục bát vi túc.
Ngũ vị cư trung.
Cửu nhất hợp thập.
Tam thất hợp thập.
Nhị bát hợp thập.
Lục tứ hợp thập.
Lạc thư chi văn, là hà đồ chi số, tương quan với nhau. Có hà đồ mà không có lạc thư, tức
có thể mà vô dụng.
Có lạc thư mà không có hà đồ, tức có dụng mà không thể. Cái luận tam nguyên khí vận, là
bản chất hà đồ.

Luận tam nguyên phương vị, không thể nói ngoài lạc thư.
Địa số cư tứ ngung, thiên số cư tứ chính, nhất sinh nhất thành, gọi là kinh vĩ. Nhất âm nhất
dương, gọi là giao cấu. Cửu trù tòng thử sinh, cửu cung tòng thử phối, cửu tinh tòng thử ai,
là kinh văn ngàn năm không đổi.

Thiên nhất sinh thuỷ, bắc phương thiên nhất, thượng nguyên đệ nhất vận. Bắc phương chi
thuỷ không thể tự sinh, tất cần nam phương thiên cửu chi kim hỗ sinh. Địa lục thành chi, nên
tây bắc địa lục là chiếu thần. Địa nhị sinh hoả, tây nam địa nhị, thượng nguyên đệ nhị vận.
Tây Nam phương hoả không thể tự sinh, tất cần cấn phương địa bát chi mộc hỗ sinh. Thiên
thất thành chi, nên tây phương thiên thất là chiếu thần.

Thiên tam sinh mộc, chính đông thiên tam, thượng nguyên đệ tam vận. Đông phương mộc
sinh hoả, nên dụng tây phương thiên thất chi hoả để dưỡng chi. Địa bát thành chi, nên đông
bắc địa bát là chiếu thần.

Địa tứ sinh kim, đông nam địa tứ, trung nguyên thủ vận. Đông Nam kim sinh thuỷ, nên dụng
tây bắc địa lục chi thuỷ để dưỡng chi. Thiên cửu thành chi, nên ly phương chi thiên cửu là
chiếu thần.
Ngũ thập ở trung ương ký gởi tứ phương bát khi nên không luận.

Địa lục thành chi, Tây bắc phương địa lục, trung nguyên vận cuối. Thuỷ không thể tự sinh,
tất dụng tốn phương địa tứ kim để sinh, khảm phương thiên nhất là chiếu thần.
Thiên thất thành chi, Tây phương thiên thất, hạ nguyên đệ nhất vận. Hoả bất năng tự sinh,
tất cần đông phương thiên tam chi mộc hỗ sinh. Địa nhị sinh hoả, nên khôn phương địa nhị
là chiếu thần.
Địa bát thành chi, Đông bắc phương địa bát, hạ nguyên đệ nhị vận. Mộc năng sinh hoả, nên
dụng tây nam địa nhị chi hoả để dưỡng chi. Thiên tam sinh mộc, nên đông phương tam mộc
là chiếu thần.
Thiên cửu thành chi, Nam phương thiên cửu, hạ nguyên đệ tam vận. Kim năng sinh thuỷ.
Nên dụng bắc phương thiên nhất chi thuỷ để dưỡng chi. Địa tứ sinh kim, nên đông nam địa
tứ là chiếu thần.
Đại để tứ sinh tứ thành nói sâu xa là ngũ hành tương sinh chi thể, nói gần hơn là bát quái
điên đảo chi dụng.
Cái tam nguyên phương vị, là bản thể lạc thư. Nói Lạc thư thực ra cũng không ngoài nghĩa
Hà đồ.

Tiên hậu thiên quái tinh nghĩa


Tiên thiên bát quái, là lý khí của hà đồ. Hậu thiên bát quái, là phương vị của Lạc thư. Tiên
hậu tương giao là dụng, là tử sinh hoạ phúc chi đạo.

Phân Tiên thiên tứ dương quái thành thượng nguyên:


Thượng nguyên nhất bạch khảm quái đương lệnh, tất cần thu ly phương thuỷ, ly tiên thiên
là kiền. Nhất lục cộng tông, nên lục bạch kiền là chiếu thần.
Thượng nguyên nhị hắc khôn quái đương lệnh, tất cần thu cấn phương thuỷ. Cấn tiên thiên
là chấn. Nhị thất đồng đạo, nên thất xích đoài là chiếu thần.
Thượng nguyên tam bích chấn quái đương lệnh, tất cần thu đoài phương thuỷ. Đoài tiên
thiên là khảm. Tam bát vi bằng, nên bát bạch cấn là chiếu thần.
Trung nguyên tứ lục tốn quái đương lệnh, tất cần thu kiền phương thuỷ. Kiền tiên thiên là
cấn. Tứ cửu vi hữu, nên cửu tử ly là chiếu thần.

Phân tiên thiên tứ âm quái thành hạ nguyên:


Trung nguyên lục bạch kiền quái đương lệnh, tất cần thu tốn phương thuỷ. Tốn tiên thiên là
đoài. Nhất lục cộng tông, nên nhất bạch khảm là chiếu thần.
Hạ nguyên thất xích đoài quái đương lệnh, tất cần thu chấn phương thuỷ, chấn tiên thiên là
ly. Nhị thất đồng đạo, nên nhị hắc khôn là chiếu thần.
Hạ nguyên bát bạch cấn quái đương lệnh, tất cần thu khôn phương thuỷ, khôn tiên thiên là
tốn. Tam bát vi bằng, nên tam bích chấn là chiếu thần.
Hạ nguyên cửu tử ly quái đương lệnh, tất cần thu khảm phương thuỷ, khảm tiên thiên là
khôn. Tứ cửu vi hữu, nên tứ lục tốn là chiếu thần.
Thiên kinh tam quyết, là bí mật thiên địa, bí mật của huyền không đại quái. Dương, Tăng,
Tưởng không tiết lộ cũng do câu “thiên cơ” ràng buộc. Người có duyên học được không nên
khinh suất xem thường, không dùng bừa khi chưa hiểu hết.
2. Huyền không đại quái ai tinh chân quyết
Huyền không đại quái xem “thể dụng làm trọng, hình khí tương hợp” là thiên cổ công thức.
Hình, chỉ loan đầu hình thế. Khí, chỉ ai tinh lý khí.

Nhất loan đầu; nhị lý khí. Loan đầu là thể, lý khí là dụng, cả hai không thể thiếu một.
Loan đầu luận long, huyệt, sa, thuỷ, sát sinh khí thể; lý khí nói nguyên vận, linh chính, nhân
sự hưng phế.
Huyền không hai chữ, hàm nghĩa số từ 1 đến 9, ý chỉ nguyên vận, điên đảo thuận nghịch
huyền cơ. Bí bản viết: “tam nguyên nhất thư, áo diệu vô cùng. Tông quán thiên địa vạn vật,
giai lại ngũ hành dĩ thành bại; vượng tướng hưu tù, giai lại tam nguyên dĩ vận hành.”
“ thanh nang áo ngữ” viết:“ khôn nhâm ất, cự môn tòng đầu xuất. Cấn bính tân, vị vị thị phá
quân. Tốn thìn hợi, tẫn thị vũ khúc vị. Giáp quý thân, tham lang nhất lộ hành.”
“ thiên ngọc kinh” viết: “Minh đắc linh thần dữ chính thần, chỉ nhật nhập thanh vân; bất thức
linh thần dữ chính thần, đại đại tuyệt trừ căn.
Phân định âm dương quy lưỡng lộ, thuận nghịch thôi bài khứ, tri sinh tri tử diệc tri bần, lưu
thủ giao nhi tốn.”
Lại viết: “thức đắc âm dương lưỡng lộ hành, phú quý đạt kinh thành, bất thức âm dương
lưỡng lộ hành, vạn trượng hoả khanh thâm.”
“ thanh nang tự” viết: “Sơn thượng long thần bất hạ thuỷ, thuỷ lý long thần bất thượng sơn.
Sơn quản sơn hề thuỷ quản thuỷ, thử thị âm dương bất đãi ngôn.
Thức đắc âm dương huyền diệu lý, tri kỳ thôi vượng sinh dữ tử. Bất vấn toạ sơn dữ lai thuỷ,
đãn phùng tử khí giai vô thủ.”
Huyền không đại quái lấy Thái cực, hà lạc, tiên hậu thiên bát quái làm lý luận căn cơ. Thuật
thư hùng, kim long, thành môn là chân chính khái niệm, giảng rõ điên đảo thuận nghịch, lập
hướng nạp thuỷ, thâu sơn xuất sát. Do nhị thập tứ sơn trừu hào hoán tượng, tuỳ nguyên
vận, phân âm dương, nhập trung cung, hoặc thuận hoặc nghịch, gọi là ai tinh. Không luận
thuận ai hoặc nghịch phi, đại đạo chí đơn giản, chỉ một bàn là thành;
Ở tại gia trung, biết sơn hướng, biết thuỷ khẩu, tức tốc đoán xuất cát hung hoạ phúc cho
người.

Ai Tinh Chân Quyết


Giáp quý thân, tham lang nhất lộ hành;
khôn nhâm ất, cự môn tòng đầu xuất;
Tý mão mùi, tam bích lộc tồn đáo;
tuất kiền tỵ, tứ lục văn khúc chiếu;
Thìn tốn hợi, tận thị vũ khúc vị;
cấn bính tân, vị vị thị phá quân;
Dần canh đinh, nhất lệ tả phụ tinh;
ngọ dậu sửu, cửu tử hữu bật thủ.
(Lời bàn thêm của Nam Phong ở phần này:
Ai tinh chân quyết đã được Nam Phong so sánh với Thư hùng giao cấu đồ và Tiên thiên
nguyên vận đồ, tất cả đều chuẩn xác. Đây là từ phép biến quẻ Tiên thiên mà ra, 8 quái tiên
thiên lần lượt biến thượng, trung, sơ hào mà sinh 24 sao trên 24 sơn như trên. Tuy nhiên
riêng 4 sơn Kiền, Hợi, Tốn, Tị lại không theo quy tắc đó, đây là một bí mật chưa có lời giải.)
3. La bàn nhị thập tứ sơn bản sơn tinh
Phương vị----------nhị thập tứ sơn----------giác độ----------bản sơn tinh
----------------------Nhâm-----------------337.6~352.5-------nhị hắc cự môn 2
Chính bắc----------tý----------------------352.6~22.5--------tam bích lộc tồn 3
----------------------Quý-------------------7.6~22.5-----------nhất bạch tham lang 1
----------------------Sửu-------------------22.6~37.5----------cửu tử hữu bật 9
Đông bắc-----------cấn-------------------376~52.5-----------thất xích phá quân 7
----------------------Dần-------------------52.6~67.5----------bát bạch tả phụ 8
----------------------Giáp------------------67.6~82.5----------nhất bạch tham lang 1
Chính đông--------mão-------------------82.6~97.5----------tam bích lộc tồn 3
---------------------Ất----------------------97.6~112.5--------nhị hắc cự môn 2
---------------------Thìn-------------------112.6~127.5-------lục bạch vũ khúc 6
Đông nam---------tốn---------------------127.6~142.5------lục bạch vũ khúc 6
---------------------Tỵ---------------------142.6~157.5-------tứ lục văn khúc 4
---------------------Bính------------------157.6~172.5-------thất xích phá quân 7
Chính nam--------ngọ--------------------172.6~187.5------cửu tử hữu bật 9
---------------------Đinh------------------187.6~202.5------bát bạch tả phụ 8
---------------------Mùi-------------------202.6~217.5------tam bích lộc tồn 3
Tây nam-----------khôn-----------------217~232.5---------nhị hắc cự môn 2
---------------------Thân-----------------232.6~247.5-------nhất bạch tham lang 1
---------------------Canh-----------------247.6~262.5-------bát bạch tả phụ 8
Chính tây---------dậu-------------------262.6~277.5-------cửu tử hữu bật 9
--------------------Tân-------------------277.6~292.5-------thất xích phá quân 7
--------------------Tuất------------------292.6~307.5-------tứ lục văn khúc 4
Tây bắc----------kiền------------------307.6~322.5--------tứ lục văn khúc 4
--------------------Hợi------------------322.6~337.5--------lục bạch vũ khúc 64.

4 Huyền không đại quái ai tinh pháp tường giải


Huyền không đại quái luận nguyên vận chia làm thượng nguyên và hạ nguyên (thượng hạ
nhị nguyên bát vận). Tam nguyên chia thành nhị nguyên. Thượng nguyên gồm 1, 2, 3,4, hạ
nguyên gồm 6, 7, 8, 9. vận 5 10 năm đầu do vận 4 quản, 10 năm sau do vận 6 quản (ngũ
hoàng tiền 10 niên quy vận 4, hậu 10 niên quy vận 6 kỳ thực cũng chính là tam nguyên cửu
vận, chỉ bất quá đem ngũ vận chia đôi, nửa trước thuộc thượng nguyên, nửa sau thuộc hạ
nguyên. “thanh nang tam tự kinh” viết: “đại huyền không, dụng cửu tinh”. Tức dùng cửu tinh
thuận nghịch ai mà luận cát hung mộ trạch. Huyền không đại quái tại thượng hạ nguyên vận
dụng tinh không giống nhau, cửu tinh chia hai lộ âm dương, dương thuận âm nghịch. Tức
dương nhất lộ, âm nhất lộ.

Huyền không đại quái ai tinh âm dương nhị trạch dụng tinh không giống nhau. Dương trạch
với âm trạch ai tinh hai cách cần phân biệt rõ, không thể lẫn lộn.

Nhị thập tứ sơn ai tinh, chỉ dùng ai tinh chân quyết bên trên mà lập tinh bàn, dương trạch
nhập trung bài tinh bàn, ai tinh dùng bản sơn tinh;
Âm trạch nhập trung bài tinh bàn, ai tinh dùng phụ mẫu tinh. Phụ mẫu tinh do bản sơn
tinh nghịch kinh tứ vị (987654321←) mà ra. Tinh tuỳ thượng hạ nguyên vận mà thuận phi
hoặc nghịch phi, nên nói điên điên đảo, thuận nghịch hành.

Ai tinh chân quyết bản sơn tinh (dương trạch)


Toạ giáp quý thân sơn, tham lang nhất lộ hành;
nhất bạch là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng nhất bạch nhập trung thuận hành, hạ
nguyên nhất bạch nhập trung nghịch hành.
Toạ khôn nhâm ất sơn, cự môn tòng đầu xuất;
Nhị hắc là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng nhị hắc nhập trung thuận hành, hạ nguyên
nhị hắc nhập trung nghịch hành.
Toạ tý mão mùi sơn, tam bích lộc tồn đáo;
Tam bích là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng tam bích nhập trung thuận hành, hạ
nguyên tam bích nhập trung nghịch hành.
Toạ tuất kiền tỵ sơn, tứ lục văn khúc chiếu;
Tứ lục là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng tứ lục nhập trung thuận hành, hạ nguyên tứ lục
nhập trung nghịch hành.
Toạ thìn tốn hợi sơn, lục bạch vũ khúc vị,
lục bạch là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng lục bạch nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên
lục bạch nhập trung thuận hành.
Toạ cấn bính tân sơn, thất xích thị phá quân;
thất xích là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng thất xích nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên
thất xích nhập trung thuận hành.
Toạ dần canh đinh sơn, bát bạch tả phụ ứng;
bát bạch là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng bát bạch nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên
bát bạch nhập trung thuận hành.
Toạ ngọ dậu sửu sơn, cửu tử hữu bật tinh.
Cửu tử là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng cửu tử nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên
cửu tử nhập trung thuận hành.

Ai tinh chân quyết phụ mẫu tinh (âm trạch)


(1) thất xích là nhất bạch phụ mẫu tinh (1→7), thượng nguyên dùng thất xích nhập trung
nghịch hành. Hạ nguyên thất xích nhập trung thuận hành.
Bát bạch là nhị hắc phụ mẫu tinh (2→8), thượng nguyên dùng bát bạch nhập trung nghịch
hành. Hạ nguyên bát bạch nhập trung thuận hành.
Cửu tử là tam bích phụ mẫu tinh (3→9), thượng nguyên dùng cửu tử nhập trung nghịch
hành. Hạ nguyên cửu tử nhập trung thuận hành.
Nhất bạch là tứ lục phụ mẫu tinh (4→1), thượng nguyên dùng nhất bạch nhập trung thuận
hành, hạ nguyên nhất bạch nhập trung nghịch hành.
Nhị hắc là ngũ hoàng phụ mẫu tinh (5→2), thượng nguyên dùng nhị hắc nhập trung thuận
hành, hạ nguyên nhị hắc nhập trung nghịch hành.
Tam bích là lục bạch phụ mẫu tinh (6→3), thượng nguyên dùng tam bích nhập trung thuận
hành, hạ nguyên tam bích nhập trung nghịch hành.
Tứ lục là thất xích phụ mẫu tinh (7→4), thượng nguyên dùng tứ lục nhập trung thuận hành,
hạ nguyên tứ lục nhập trung nghịch hành.
Ngũ hoàng là bát bạch phụ mẫu tinh (8→5), thượng nguyên dùng ngũ hoàng nhập trung
thuận hành, hạ nguyên ngũ hoàng nhập trung nghịch hành.
Lục bạch là cửu tử phụ mẫu tinh (9→6), thượng nguyên dùng lục bạch nhập trung nghịch
hành. Hạ nguyên lục bạch nhập trung thuận hành.

Huyền không đại quái ai tinh chỉ lấy toạ sơn (24 sơn) ai tinh nhập trung phi tinh, từ đó luận
bát phương linh chính cát hung; cùng một sơn hướng thượng hạ nguyên vận bài bàn không
giống nhau. Không có vận tinh, hướng tinh nhập trung.

Cứ toạ sơn ai tinh là 1,2,3,4, ở thượng nguyên vận sẽ thuận phi cửu cung, hạ nguyên vận
sẽ nghịch phi cửu cung. (1,2,3,4 thượng thuận hạ nghịch)
Cứ toạ sơn ai tinh là 6,7,8,9, ở thượng nguyên vận sẽ nghịch phi cửu cung, hạ nguyên vận
sẽ thuận phi cửu cung. (6,7,8,9 thượng nghịch hạ thuận)

Âm dương hai trạch cửu cung theo thứ tự lạc thư(trung ngũ→ lục→ thất→ bát→ cửu→
nhất→ nhị→ tam→ tứ cung) ai bài, các cung phi đáo tại thượng nguyên hoặc hạ nguyên 90
năm không thay đổi. Sơn hướng bất biến thì tinh nhập trung vĩnh viễn bất biến, chỉ theo
nguyên vận mà thay đổi thuận nghịch nên Nguyên không có nói “Ai tinh thượng hành đảo
bài 9 cung” là ý như vậy.

Ví dụ: dương trạch dần sơn thân hướng, dần canh đinh tam sơn bản sơn tinh là bát bạch,
tức dùng bát bạch tinh nhập trung. Không luận tại thượng nguyên hoặc hạ nguyên xây cất,
cứ theo nguyên vận hiện tại, nếu là thượng nguyên dùng bát bạch tinh nhập trung nghịch
hành bài bàn, nếu là hạ nguyên bát bạch nhập trung thuận hành bài bàn.
Thượng nguyên bài bàn nghịch hành ai tinh:
9---4---2
1---8---6
5---3---7
Hạ nguyên bài bàn thuận hành ai tinh:
7---3---5
6---8---1
2---4---9

Bình giải : Ai tinh chân quyết phụ mẫu tinh (âm trạch)
Chương này quan trọng của HKĐQ . Tôi đã lỡ đưa đường thì cũng đưa cho các bạn lên tới
tây thiên , nếu không các bạn chửi tôi thì tôi cũng khó sống lắm ...khà khà .
Nói là giải thực ra tôi chỉ nói thêm cho các bạn biết rõ cách dùng , chứ thật ra họ giải rồi
nhưng từ ngữ khó hiểu và cũng chẳng nói rõ mục đích dùng để làm gì .
1. Mục đích là dùng để lập tinh bàn như trên họ đã dẫn nhưng lập ra rồi để làm gì . Đó
là để lấy quẻ nhà đó hay mộ đó tại đương vận hiện tại cát hung thế nào .
2. Sau khi có tinh bàn rồi thì kết hợp với quẻ sơn , quẻ thủy nội ngoại nhà đó , lập quẻ
phán đoán cát hung hay nói cách khác dùng nó kết hợp với quẻ loan đầu nội ngoại tu sửa
trạch mệnh .
3. Với mộ phần họ dùng Phụ Mẫu tinh . Vậy Phụ Mẫu tinh là gì . Tức là sau khi phân
kim tọa sơn ngôi mộ đó ra tinh gì số mấy đại biểu rồi thì PHỤ MẪU TINH của số đó tinh đó
nhập trung cung mà lập quẻ tinh bàn .
VD: ra số 9 thuộc Hỏa , vậy PHỤ MẪU TINH của số 9 là số 3 thuộc Mộc là mẹ sinh Hỏa 9 .
Các số khác cứ căn cứ theo đây mà suy ra .
4. Về dương trạch nhà ở thì họ dùng chính phân kim tọa sơn 24 long đã phối số lạc thư
. Nhập trung cung thuận phi hay nghịch phi theo cửu cung ( Họ đã hướng dẫn trên rồi cứ
căn cứ theo đó mà làm tôi không giải nữa )
5. Còn một vấn đề nữa mà họ không nói hoặc chưa đủ trình để thấy hay họ giấu đi . Đó
là sau khi họ lập tinh bàn xong rồi thì số 5 nó nằm bất cứ nơi đâu tại tinh bàn . Vậy số 5 đó
là tinh gì quẻ gì ? Lấy luôn ví dụ của họ đưa ra để làm sáng tỏ .
Ví dụ: dương trạch dần sơn thân hướng, dần canh đinh tam sơn bản sơn tinh là bát bạch,
tức dùng bát bạch tinh nhập trung. Không luận tại thượng nguyên hoặc hạ nguyên xây cất,
cứ theo nguyên vận hiện tại, nếu là thượng nguyên dùng bát bạch tinh nhập trung nghịch
hành bài bàn, nếu là hạ nguyên bát bạch nhập trung thuận hành bài bàn.
Thượng nguyên bài bàn nghịch hành ai tinh:
9---4---2
1---8---6
5---3---7
Hạ nguyên bài bàn thuận hành ai tinh:
7---3---5
6---8---1
2---4---9
Vậy hai số 5 của hai tinh bàn này thì phải làm sao biết nó là quẻ gì . Một số tại Cấn cung ,
một số tại khôn cung .
Bạn làm như vầy . Lấy đương vận hiện tại đang xem ngôi nhà này vận 7 đi . Nhập số 7 vào
trung cung thuận phi cửu cung . Vì vận là thời gian nên không có phi nghịch . được tinh
bàn như dưới đây :
6.....2.....4
5.....7.....9
1.....3.....8
Vậy số 5 đáo cung chấn 3 . Nên ngôi nhà dần sơn thân hướng ở trên nếu xem vào vận 7 thì
hai số 5 thượng nguyên hạ nguyên , tinh bàn của ngôi nhà trên là quẻ tam bích số 3 . ( Như
dưới đây thế số 3 vào hai tinh bàn thì sẽ như vầy )
Thượng nguyên bài bàn nghịch hành ai tinh:
9---4---2
1---8---6
3---3---7
Hạ nguyên bài bàn thuận hành ai tinh:
3
7---3---
6---8---1
2---4---9
Vậy nhé tới đây tôi đã chỉ rõ đường đưa bạn đến tây thiên rồi nhé , tu luyện được đến đâu là
tùy căn cơ bạn vậy . Còn lại thì những điểm chính của phái này tôi đã giải hết ở các hồi
THIÊN ĐỊA CHÂN THẦN trước rồi .

Hợp cục pháp tắc:


Huyền không đại quái lấy hợp cục pháp tắc làm trọng(chính thần chính vị trang, bát thuỷ
nhập linh đường).
Ở nơi chính thần, linh thần đóng tất cần địa thế phù hợp, chính là nói hình khí phối hợp. Nếu
như phạm nhằm linh chính điên đảo, bài bàn tính toán lý khí cũng chỉ là uổng phí mà thôi.
Thượng nguyên lấy 1,2,3,4 làm chính thần, những nơi này cần cao, lai thuỷ, lai phong, lai
khí; 6,7,8,9 làm linh thần, nhưng nơi này cần không(trống), xuất thuỷ, xuất phong, xuất khí.
Hạ nguyên lấy 6,7,8,9 làm chính thần, những nơi này cần cao, lai thuỷ, lai phong, lai khí;
1,2,3,4 làm linh thần, nhưng nơi này cần không(trống), xuất thuỷ, xuất phong, xuất khí.

Sơn thuỷ hình thế-lý khí hợp cục chính như câu “thuỷ lý long thần bất thượng sơn, sơn
thượng long thần bất hạ thuỷ”, nếu không hợp hình cục, đừng luận ai tinh làm gì.

Các cung cửu tinh cát hung, theo hợp cục pháp tắc mà đoán. Ai tinh cửu tinh bản thân tinh
không cát không hung, cát hung kết quả hoàn toàn ở căn cứ hợp cục(chính thần chính vị
trang, bát thuỷ nhập linh đường) hoặc phản cục (thượng sơn hạ thuỷ) mà luận định. Muốn
hiểu cát hung ứng tại người nào, việc gì… cần dùng cửu tinh phối với hình tượng hoàn cảnh
mà phân tích.

Đại quái linh chính điên đảo:


(1), Huyền không đại quái lý khí nguyên tắc chung là “bất thượng sơn, bất hạ thuỷ”, nếu
lệnh tinh ngự tại thuỷ khẩu, sẽ phạm sơn long hạ thuỷ, tổn thương nhân đinh. Tam nguyên
địa lý tối kỵ “thượng sơn hạ thuỷ” phản cục. Nếu cần sơn mà lại thấy thuỷ, cần thủy mà lại
gặp sơn, sẽ hình thành phản cục gọi là linh chính điên đảo(thượng sơn hạ thuỷ).
Như hiện thời là hạ nguyên vận, tức 6,7,8,9 là chính thần, cần sơn mà không cần thuỷ;
1,2,3,4 là linh thần, cần thủy mà không cần sơn. Nếu đảo ngược lại chính là linh chính điên
đảo, chủ tổn đinh bại tài.
(2), Tứ linh thần thủ dụng trước hết là chính linh thần sau đó đến thôi linh thần, dùng xuất
thuỷ, nhị linh thần còn lại là thứ yếu.

(3) lý khí ai tinh âm dương nhị trạch rất xem trọng môn hướng, trọng lai khứ nhị thuỷ khẩu,
vì lai khứ nhị thủy khẩu chính lá sinh tử chi môn. Thuỷ khẩu đến(lai) và đi(khứ) chia 2 đường
rõ ràng phải phân biệt cho kỹ; địa thế có hư thực không mãn 4 cách, cẩn thận mà xem
không nên nhầm hư với không, thực với mãn.
Thuỷ pháp chia ra“ sinh, vượng, bình, khốn, suy, bại, phục, hưng”.
Âm trạch xung phá lệnh tinh phản cục

Đại quái định cục bí mã:


Bí mã là một trong các bí mật của Huyền không đại quái, từ các bí mã này các sao thông
với nhau mà chuyển dùng, có khi suy tử hóa sinh vượng, sinh vượng lại thành suy tử vậy:
(1) định cục bí mã:
Thượng nguyên: 1—6789; 2—6789; 3—6789; 4—6789;
Hạ nguyên: 6—1234; 7—1234; 8—1234; 9—1234
(2) tối giai bí mã:
Thượng nguyên: 1—69; 2—78; 3—87; 4—96;
Hạ nguyên: 6—14; 7—23; 8—32; 9—41.

Định cục bí mã xuất từ hà đồ, lạc thư chi số tổ hợp.


Như 1—6789: 1 là nhất vận, các số sau 6789 là thuỷ khẩu ai tinh.
Tối giai bí mã để dụng thôi tài, thôi quan tác dụng: như vận 1 dùng 6 thôi tài, 9 thôi quan; 2
dùng 7 thôi tài, 8 là thôi quan.Đại quái dùng thôi tài và thôi quan như trên cũng như Huyền
không phi tinh dùng thôi quan thủy và thôi quan sơn. Đại quái lấy nguyên vận làm chủ thư
hùng nên thôi tài là số hợp hà đồ với nguyên vận 1-6, 2-7, 3-8, 4-9; Thôi quan là số hợp
thập với nguyên vận(lấy lý sinh thành hợp thập). Huyền không phi tinh thì lấy hướng tinh để
định Thôi quan. Do đó Thôi quan thủy của huyền không phi tinh cũng là lấy số hợp hà đồ với
hướng tinh(như hướng tinh 2 thì là 7), thôi quan thủy cũng phải lấy số hợp thập với hướng
tinh mới thống nhất với Đại quái và lý sinh thành hợp thập(như hướng tinh 2 thì là 10), các
cách khác đều không đúng. Tôi ghi dưới bài này để trả lời câu hỏi đã hứa với bạn về vấn đề
Thôi quan thủy và thôi quan sơn của phi tinh.

5. Huyền không đại quái chính thần linh thần 8 vận:


Huyền không đại quái phân nhị pháp chính thần và linh thần, chính thần thâu sơn, thâu
phong, thâu khí; linh thần thâu thuỷ, tác dụng phi thường.
Tam nguyên cửu vận, mỗi vận chính thần, linh thần, tuỳ thời mà biến. Chính thần tức đương
nguyên vượng tinh, linh thần tức đương nguyên tử khí.
Chính thần, linh thần vận dụng chung cho âm dương nhị trạch:
Nhất vận, thâu khảm quái bắc phương lai long hoặc sơn phong, thâu ly quái nam phương
thuỷ tối vượng.
Nhị vận, thâu khôn quái tây nam lai long hoặc sơn phong, thâu cấn quái đông bắc thuỷ tối
cát.
Tam vận, thâu chấn quái đông phương lai long hoặc sơn phong, thâu đoài quái tây phương
thuỷ tối cát.
Tứ vận, thâu tốn quái đông nam lai long hoặc sơn phong, thâu kiền quái tây bắc thuỷ tối cát.
Lục vận, thâu kiền quái tây bắc lai long hoặc sơn phong, thâu tốn quái đông nam thuỷ tối
cát.
Thất vận, thâu đoài quái tây phương lai long hoặc sơn phong, thâu chấn quái đông phương
thuỷ tối cát.
Bát vận, thâu cấn quái đông bắc lai long hoặc sơn phong, thâu khôn quái tây nam thuỷ tối
cát.
Cửu vận, thâu ly phương nam lai long hoặc sơn phong, thâu khảm quái bắc phương thuỷ tối
cát.
(Riêng ngũ vận, 10 năm đầu quy tứ lục vận, 10 năm sau quy lục bạch vận. Ngũ hoàng vận,
10 năm đầu tứ lục, 10 năm sau lục bạch là chính thần. Với nhị hắc và bát bạch là linh thần).
Cơ lương sưu tầm

Huyền Không Đại Quái.


Thiên địa nhân chi lí tối minh,
Giang tây nhất quái khởi vu đông ,
Giang đông nhất quái khởi vu tây,
Thử thị mĩ văn cơ môn lí …..
Sơn dữ thuỷ đối cấu sinh xuân ,
Ai tinh xuất quái giai mạc thủ ,
Long huyệt sa thuỷ hợp bàn tham ,
Nhất cá bài lệ thiên bách cá ….
Phiên thiên đảo địa đối bất đồng ,bí mật tại huyền không ,
Duy hữu ai tinh tối vi quý ,tiết lộ thiên cơ bí .
Âm dương chi khí quán sơn hà,
Kim long nhất động tế tróc mạc ,
Sa thuỷ quý tinh hướng hợp nghi,
Nguyên vận hưng suy ai tinh thuyết.

Huyền không đại quái xuất từ Huyền không ngũ kinh bao gồm: “Thanh Nang”, “Thiên Ngọc”,
“Áo Ngữ”, “Bảo Chiếu”, “Thanh Nang Tự”; tương đồng với “Nguyên Không Pháp Giám”,
“Băng Hải”, “Ngọc Hàm Thông Bí”.
Phần căn bản của Huyền không Đại quái cốt yếu ở “ai tinh chân quyết bản sơn tinh”, “ai tinh
chân quyết phụ mẫu tinh”, và "hợp cục, phản cục thượng hạ nguyên vận"
Vì Huyền không đại quái thực không dễ hiểu nên phần căn bản này Nam phong tạm chia
thành mục lục như sau:
Mục Lục
1. Luận Huyền không đại quái
2. Huyền không đại quái ai tinh chân quyết
3. La bàn nhị thập tứ sơn bản sơn tinh
4. Huyền không đại quái ai tinh pháp tường giải
ai tinh chân quyết bản sơn tinh (dương trạch)
ai tinh chân quyết phụ mẫu tinh (âm trạch)
5. Huyền không đại quái chính thần linh thần tường giải
6. Nhị thập tứ sơn ai tinh chân quyết đồ kỳ
7. Luận cửu tinh: đắc thất hợp cục và phản cục
đại huyền không thuỷ pháp thiên cơ đồ
thượng nguyên nhất, nhị, tam, tứ thuỷ pháp đồ
hạ nguyên lục, thất, bát, cửu thuỷ pháp đồ
thuỷ pháp thiên cơ chân giải
8. Thượng trung hạ tam nguyên thuỷ pháp giải

///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Nhắn dualathlon: Đại quái dùng thôi tài và thôi quan như trên cũng như Huyền không phi
tinh dùng thôi quan thủy và thôi quan sơn. Đại quái lấy nguyên vận làm chủ thư hùng nên
thôi tài là số hợp hà đồ với nguyên vận 1-6, 2-7, 3-8, 4-9;
Thôi quan là số hợp thập với nguyên vận(lấy lý sinh thành hợp thập). Huyền không phi tinh
thì lấy hướng tinh để định Thôi quan. Do đó Thôi quan thủy của huyền không phi tinh cũng
là lấy số hợp hà đồ với hướng tinh(như hướng tinh 2 thì là 7), thôi quan thủy cũng phải lấy
số hợp thập với hướng tinh mới thống nhất với Đại quái và lý sinh thành hợp thập(như
hướng tinh 2 thì là 10), các cách khác đều không đúng.
Tôi ghi dưới bài này để trả lời câu hỏi đã hứa với bạn về vấn đề
Thôi quan thủy và thôi quan sơn của phi tinh.
5. Huyền không đại quái chính thần linh thần 8 vận:
Huyền không đại quái phân nhị pháp chính thần và linh thần, chính thần thâu sơn, thâu
phong, thâu khí; linh thần thâu thuỷ, tác dụng phi thường.
Tam nguyên cửu vận, mỗi vận chính thần, linh thần, tuỳ thời mà biến. Chính thần tức đương
nguyên vượng
tinh, linh thần tức đương nguyên tử khí.
Chính thần, linh thần vận dụng chung cho âm dương nhị trạch:
Nhất vận, thâu khảm quái bắc phương lai long hoặc sơn phong, thâu ly quái nam phương
thuỷ tối vượng.
Nhị vận, thâu khôn quái tây nam lai long hoặc sơn phong, thâu cấn quái đông bắc thuỷ tối
cát.
Tam vận, thâu chấn quái đông phương lai long hoặc sơn phong, thâu đoài quái tây phương
thuỷ tối cát.
Tứ vận, thâu tốn quái đông nam lai long hoặc sơn phong, thâu kiền quái tây bắc thuỷ tối cát.
Lục vận, thâu kiền quái tây bắc lai long hoặc sơn phong, thâu tốn quái đông nam thuỷ tối
cát.
Thất vận, thâu đoài quái tây phương lai long hoặc sơn phong, thâu chấn quái đông phương
thuỷ tối cát.
Bát vận, thâu cấn quái đông bắc lai long hoặc sơn phong, thâu khôn quái tây nam thuỷ tối
cát.
Cửu vận, thâu ly phương nam lai long hoặc sơn phong, thâu khảm quái bắc phương thuỷ tối
cát.
(Riêng ngũ vận, 10 năm đầu quy tứ lục vận, 10 năm sau quy lục bạch vận. Ngũ hoàng vận,
10 năm đầu tứ lục, 10 năm sau lục bạch là chính thần. Với nhị hắc và bát bạch là linh thần).
Đôi lời của Nam Phong: Mới đầu viết về Đại quái, tôi dự định sẽ nêu hết các phần căn bản
của Đại quái, tuy nhiên trong quá trình viết một số phần về sau này yêu cầu người đọc phải
hiểu nhiều về Tiên thiên quái khí(để rõ các vấn đề như Ngũ vận trong phần linh chính thần
này vì sao quy vào Tứ Lục vận và vì sao lại dùng Cấn Khôn làm linh thần ; vì sao phi tinh
dùng 9 vận mà đại quái lại dùng 8 vận...).
Nếu trình bày mà không nói rõ về Tiên thiên quái khí thì không thể hiểu được. Mà nói rõ
thì không thể, tôi thực sự xin lỗi các bạn, điều này thuộc Đệ tứ Tâm ấn "Điên điên đảo, điên
đảo điên" Nam Phong không thể trình bày.Do đó phần đại quái xin dừng ở đây, chúc và
mong các bạn sẽ có được sự hữu duyên cùng phong thủy.
Khác Biệt Giữa “Đại Huyền Không Bí Thuật” Và “Thẩm Thị Huyền Không Học"
Một. Hiện nay sách về Địa Lý , ít trâu nhiều cọc, trắng đen khó phân. Như Khương Nhữ Cao
trong Ai tinh Chân Quyết “Tý Quý tịnh Giáp Thân, Tham Lang Nhất Lộ Hành” đó không phải
là chính quyết. Thẩm trúc nhưng đời Thanh theo Chương Trọng Sơn trong cuốn “Âm
Dương Nhị Trạch Lục Nghiệm”, dùng trí tuệ của mình giải lời làm ra cuốn “Thẩm Thị Huyền
Không Học” ( Tức Huyền Không Phi Tinh Pháp) , quen gọi là Tiểu Huyền Không. Chân
chính Đại Huyền Không Bí Thuật từ trước tới giờ chưa hề công khai, trên thị trường các
loại sách về Đại Huyền Không đều do họ Tưởng chân truyền.
Nghe tới “Đại Huyền Không” , mọi người thường biết ngay Tiểu Huyền Không ( Tức Thầm
Thị Huyền Không Học) với Đại Huyền Không có trình tự thao tác cùng giá trị thực dụng có
sự khác biệt rất lớn. Trong trình tự thao tác, Thẩm thị Tiểu Huyền Không luôn khỏi ba bàn :
1 – Vận Bàn; 2 – Sơn Bàn; 3 – Hướng Bàn, lại có Hạ Quái với Hạ Quái không giống nhau,
mười phần phức tạp, làm mê hoặc học giả. Mà Đại huyền Không lại rất giản dị, dễ học,
không luận Ai Tinh đi xuôi hay đi ngược, đều một bàn là thành, Đại Đạo Chí Giản Vận Tố
Tiện.
Hai. Thẩm Thị Huyền Không trong lúc đo lường chi tiết mỗi sơn mỗi hướng kiêm bao nhiêu
độ, nếu trong vòng 3 độ thì dùng Hạ Quái, nếu ra ngoài thì dùng Thế Quái Tinh.
Giả như khám xét lại các mộ cũ thì sẽ xuất hiện vẫn đề, nguyên nhân bởi mộ cũ thì căn cứ
vào đâu để phân biệt kiêm hay không kiêm bao nhiêu độ, lại càng không thể khai quật nên
để xem được ! Đã không nói được kiêm bao nhiêu độ Tọa Hướng, thì nói làm sao cho được
Tinh Bàn, nếu dùng Đại Huyền Không để xem xét thì khác, mộ mới mộ cũ đều rõ ràng, vấn
đề tất nhiên không tồn tại.
Ba. Trong vấn đề Điên Đảo Thuận Nghịch, Thẩm Thị Huyền Không Học là lấy Vận Tinh làm
sao lập cực, Điên Đảo Thuận Nghịch hoàn toàn lấy địa bàn sơn hướng quái vị Thiên Địa
Nhân đen đỏ âm dương làm căn cứ, từ đó quyết định Sơn Bàn và Hướng Bàn phi thuận hay
phi nghịch. Đại Huyền Không dựa vào nguyên vận thượng hạ không giống nhau, lấy chín
sao phân làm âm dương, dương thuận âm nghịch, tức dương một đường, âm một đường.
Cứ Dương trạch lấy Bản Sơn Tinh nhập giữa lập cực, Âm trạch lấy Phụ Mẫu Tinh nhập
giữa lập cực, tất cả tùy nguyên vận mà xuôi xuôi ngược. Do đó có thể thấy “Đại Huyền
Không Bí Thuật” và “Thẩm Thị Huyền Không Học” trong lý luận Ai tinh điên đảo thuận
nghịch xem trong bản chất là không giống, cũng không khó thấy được căn cứ của Thẩm Thị
tiểu Huyền Không Âm Dương xuôi ngược là một loại ngụy pháp ngớ ngẩn, thực tế ứng
dụng, mê hoặc người khác hại bản thân mình, dùng nó không phát hoặc phát hung họa, có
thể nói Đại Pháp thì không thế.
Nạn Quái Chung Nghĩa Minh Tiên Sinh có nhận định rằng “Thực Tế Ứng Dụng Nghiệm Giả
Cố Hữu, Dụng Chi Bất Phát, Thậm Hoặc Phát Hung Họa Giả, Diệc Bất Tại Số”.
Bình Giải : 5. Huyền không đại quái chính thần linh thần 8 vận:
Coi phần này mà nóng cả người . Đã dốt nát còn viết lắm man thư . Đánh tráo khái niệm từ
ngữ . Vận là để chỉ thời gian vận trình mà vận trong phong thủy các nhà làm lịch chỉ dùng
tam nguyên cửu vận . Vận hành theo Lạc thư cửu cung , ở đây bọn này lại nhập nhằng với
vận trình bát quái tiên thiên hà đồ lý . Các điều về lịch số tôi cũng đã nói ở các hồi THIÊN
ĐỊA CHÂN THẦN trước rồi !
Lại còn dám phán xét đại sư THẨM TRÚC NHƯNG đưa ra phái Huyền không phi tinh là
ngụy phái . Do chính ông NHƯNG sáng chế ra . Cứ cho là ông Nhưng sáng chế ra đó rồi thì
sao ? Môn phái nào chẳng phải từ con người do quan sát thiên tượng đúc kết qua nhiều thế
hệ sáng tạo ra ? Không giỏi như ông NHƯNG sáng chế ra đi ? Kiến thức kém cỏi đọc sách
của ông NHƯNG có hiểu hết điều ông NHƯNG nói chưa mà dám phán như vậy ? Người
nào có đủ kiến thức thông được THIÊN VĂN , KỲ MÔN , LỊCH PHÁP , DỊCH SỐ và ĐẠO
HỌC TIÊN THUẬT thì sẽ nắm hết được những điều ông NHUNG viết . Mấy cái trình lơm
cơm như các anh viết về phái HKĐQ thật là một sự sỉ nhục cho người đã sáng tạo ra môn
phái HKĐQ này .

You might also like