You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA HÓA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO MÔN HÓA HỌC VÔ CƠ 1

TÊN ĐỀ TÀI:
HYDROGEN, OXYGEN VÀ NƯỚC

Giảng viên hướng dẫn: GVC.ThS NGUYỄN THỊ THU HÀ


Sinh viên thực hiện: HÀ TIỂU UYÊN MSSV: 112622004
LÊ VĂN HỌC MSSV 112622012
Lớp: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
Khoá: 2022-2026

Trà Vinh, tháng 10 năm 2023


Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Lời mở đầu
Bài báo cáo được soạn theo giáo trình Hóa học vô cơ, Khoa hóa học Ứng dụng,
Trường Đại học Trà Vinh nhầm mục đích cung cấp kiến thức cần thiết (cấu tạo, tính
chất, khả năng phản ứng, trạng thái tự nhiên, điều chế và ứng dụng) của Hydrogen,
Oxygen và Nước dựa trên những thành tựu mới nhất của lĩnh vực hóa vô cơ, cũng như
sự cố gắng vận dụng lý thuyết cấu tạo chất và các lý thuyết về các quy luật diễn ra
phản ứng hóa học để giải thích chúng một cách sâu và hiện đại.
Trang bài báo cáo này chúng tôi đã cô gắng hoàn thành nhưng chắc chắn các vấn
đề nêu ra trong bài báo cáo này còn nhiều hạn chế. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận
được đóng góp ý kiến của giảng viên và các bạn để giúp bài báo cáo được hoành chỉnh
hơn.

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

MỤC LỤC
Chương 1: HYDROGEN....................................................................................................
1.1. Đặc điểm cấu tạo và khả năng tạo hợp chất của Hydrogen...................................
1.2. Tính chất của Hydrogen........................................................................................
1.3. Trạng thái tự nhiên và điều chế.............................................................................
1.4. Ứng dụng...............................................................................................................
Chương 2 OXYGEN...........................................................................................................
2.1. Đặc điểm cấu tạo...................................................................................................
2.2. Tính chất của Oxygen............................................................................................
2.3. Vai trò của Oxygen................................................................................................
2.4. Trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế.......................................................
2.5. Ozone.....................................................................................................................
2.6. Oxide của các nguyên tố.......................................................................................
Chương 3: NƯỚC..............................................................................................................
3.1. Đặc điểm cấu tạo................................................................................................
3.2. Tính chất của nước...........................................................................................
3.3. Trạng thái tự nhiên và phương pháp tinh chế..................................................
3.4. Sự ô nhiễm môi trường nước...............................................................................
3.5 Hydrogen peroxide hay nước oxi (H2O2)............................................................
KẾT LUẬN........................................................................................................................
PHỤ LỤC...........................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH


BẢNG 1.2.1: Tóm tắt tính chất vật lý của Hydrogen ...........................................2
HÌNH 1.1.1a: Cấu hình electron nguyên tử của Hydrogen.......................................1
HÌNH 1.1.1b: Hydrogen trong bảng HTTHHH........................................................1
HÌNH 1.1.2a: Quá trình hình thành ion H+...............................................................1
HÌNH 1.1.2b: Quá trình hình thành ion H-................................................................1
HÌNH 1.3.1: Đồng vị của Hydrogen.........................................................................3
HÌNH 2.1a: Cấu hình electron nguyên tử của Oxygen.............................................5
HÌNH 2.1b: Oxygen trong bảng HTTHHH...............................................................5
HÌNH 2.3: Vai trò của Oxygen..................................................................................7
HÌNH 2.4.1: Trạng thái tự nhiên của H2O..................................................................7
HÌNH 2.4.2: Điều chế Oxygen..................................................................................8
HÌNH 3.1: Cấu trúc của H2O.....................................................................................11
HÌNH 3.3.1: Trạng thái tự nhiên của H2O.................................................................14
HÌNH 3.4.1: Thực trạng ô nhiễm nguồn nước..........................................................15
HÌNH 3.4.2: Hệ thống xử lý nước thải......................................................................16
HÌNH 3.5.1: Cấu tạo Hydrogen peroxide..................................................................16

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Chương 1: HYDROGEN

1.1. Đặc điểm cấu tạo và khả năng tạo hợp chất của Hydrogen
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo
Cấu hình e: 1s1
Từ cấu hình e, ta thấy nguyên tử H nằm
ở ô thứ 1, chu kì 1, nhóm IA.
Vì chỉ có 1e nên e này chịu tác dụng
tiếp của hạt nhân, không bị một lớp e
trung gian nào chắn => lực hút giữa hạt
nhân và e lớn. Hình 3.1.1a: Cấu hình Hình 1.1.1b:
electron nguyên tử của Hydrogen trong
Năng lượng ion hóa: 13,6 eV bảng HTTHHH
Hydrogen
Ái lực e: +0,747 eV
1.1.2. Khả năng tạo hợp chất của Hydrogen
Từ cấu hình e trong thấy, nguyên tử H có khả năng:
Nhường đi 1 e trở thành ion H+ thể hiện tính khử giống nguyên tố kim loại:

Hình 1.1.2a: Quá trình hình thành ion H+

Nhận thêm 1 e trở thành ion H- thể hiện tính Oxygen hóa giống nguyên tố phi
kim:

Hình 1.1.2b: Quá trình hình thành ion H-

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
1
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Ngoài ra, nguyên tử H bị phân cực dương có khả năng tạo một dạng liên kết hóa
học đặc biệt là liên kết Hydrogen;
Hydrogen còn hòa tan được trong nhiều kim loại tạo thành liên kết kim loại.

1.2. Tính chất của Hydrogen


1.2.1. Lý tính
Ái lực electron (F) 0,75 eV
Năng lượng ion hóa (I) 13,6 eV
Độ âm điện dương tương đối (ĐAT) 2,1
Bán kính nguyên tử (Rc) 0,53 Å
Độ dài liên kết H-H (dH-H) 0,749 Å
Năng lượng phân ly H2 (Epl) 435 kJ/mol
Nhiệt độ nóng chảy (tnc) -259,1 ˚C
Nhiệt độ sôi (ts) -252,6 ˚C

Bảng 1.2.1: Tóm tắt tính chất vật lý của Hydrogen


Ở điều kiện thường, Hydrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị và có
phân tử gồm hai nguyên tử H2;
Phân tử H2 có kích thước nhỏ và khối lượng bé, độ phân cực bé và liên kết giữa
các phân tử nhỏ, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp;
Phân tử Hydrogen thuộc loại không cực, ít bị phân cực và có khối lượng nhỏ nên
Hydrogen ít tan trong nước cũng như các dung môi hữu cơ. Tuy nhiên nhờ khả năng
khuếch tán tốt Hydrogen lại tan nhiều trong các kim loại như Ni, Pd, Pt,…
1.2.2. Hóa tính
Ở điều kiện thường, phân tử H2 tương đối ít hoạt động, chỉ phản ứng với F2:
H2 + F2  2HF
Khi đốt nóng H2 trở thành chất hoạt động mạnh
Thể hiện tính khử khi phản ứng với phi kim, oxide:
H2 + X2 (Halogen)  2HX
H2 + ½ O2  H2O ( ở 700˚C, xt Pt)
H2 + CuO  Cu + H2O ( xúc tác t˚)
GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên
Lê Văn Học
2
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Thể hiện tính Oxygen hóa khi phản ứng với các kim loại hoạt động mạnh như:
kim loại kiềm, kiềm thổ,…
Na + ½ H2  NaH
H nguyên tử phản ứng được với nhiều đơn chất hoặc hợp chất mà phân tử không
phản ứng được như: S,N,P,Hg, nhiều oxide kim loại và hợp chất khác. Điển hình là H2
không làm mất màu dung dịch thuốc tím trong khi H lại có thể:
2KMnO4 + 10H + 3H2SO4  2MnSO4 + K2SO4 +8H2O
Trên thực tế H nguyên tử, người ta điều chế bằng cách cho hỗn hợp acid và kẽm
vào dung dịch phản ứng. Hydrogen mới sinh do kẽm tác dụng với acid chưa kịp kết
hợp thành H2 thì đã phản ứng ngay với chất Oxygen hóa chưa trong dung dịch.

1.3. Trạng thái tự nhiên và điều chế


1.3.1. Trạng thái tự nhiên

Hydrogen là nguyên tố phổ biến, chiếm 1% khối lượng vỏ Trái Đất;


Ít gặp dưới dạng H2 tự do, thường là H2O, đất sét, tham đá, dầu,… có trong vỏ
Trái Đất, cơ thể động vật, thực vật.
Là nguyên tố chiếm ½ khối lượng Mặt Trời và các vì sao
Hydrogen có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H

Hình 1.3.1: Đồng vị của Hydrogen

Ngoài ra, Hydrogen còn có hai đồng vị nhân tạo không bền là 4H, 5H
1.3.2. Điều chế

Trong công nghiệp, Hydrogen được sản xuất từ khí thiên nhiên, khí than ướt, khí
cốc hóa.

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
3
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Khí thiên nhiên (chứa chủ yếu là CH 4) trộn với hơi H2O, O2 đốt nóng ở
800÷900˚C có mặt của chất xúc tác.
2CH4 + O2 + 2H2O  2CO2 + 6H2O ( 800÷900˚C, xt)
Khí than ướt (chứa chủ yếu CO và H2) được điều chế theo phản ứng khí hóa than.
C(r) + H2O(k)  CO(k) + H2(k)
Bằng phương pháp nghịch đảo khí than ướt sẽ thu được hỗn hợp CO2 và H2
(H2) + CO(k) + H2O(k)  CO2(k) + H2(k) + (H2) (xt Fe2O3, 600 ˚C)
Từ hỗn hợp CO2 và H2 thu được người ta tách H2 bằng cách cho hỗn hợp đi qua nước
ỏ áp suất thấp và các dung dịch tương ứng khác.
Hydrogen tinh khiết được sản xuất bằng phương pháp điện phân H 2O trong thùng
điện phân chứa dung dịch kiềm.
H2 sẽ thoát ra ở catot
2H2O + 2e  H2 + 2OH-
O2 sẽ thoát ra ở anot
4OH-  O2 + 2H2O +2e
Trong phòng thí nghiệm:
H2 được điều chế bằng cách cho Kẽm tác dụng với acid loãng trong bình kín
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
Điện phân dung dịch NaOH 25% với điện cực Niken.

1.4. Ứng dụng


Trong công nghiệp hóa học, Hydrogen được dùng để tổng hợp nhiều hóa chất cơ
bản như NH3, HCl, CH3OH,… để Hydrogen hóa nhiên liệu rắn và lỏng, mỡ,…;
Trong kĩ thuật, hỗn hợp khí than ướt (H2 và CO) dùng làm nhiên liệu, hỗn hợp H2
và O2 dùng tạo lửa hàn, cắt kim loại khó nóng chảy, thạch anh,…; Hydrogen rắn được
dùng làm nhiên liệu cho tên lửa;
Trong luyện kim Hydrogen là chất khử đối với các oxide kim loại;
Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử các đồng vị nặng của Hydrogen có ứng
dụng quan trọng.

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
4
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Chương 2 OXI

2.1. Đặc điểm cấu tạo


Cấu hình electron: 1s22s22p4.
Oxygen là nguyên tố thứ 8, thuộc chu
kỳ 2 và nhóm VIA bảng tuần hoàn.
Là nguyên tố thuộc chu kỳ 2, nên oxygen
có xu hướng hoàn thành cấu hình Hình 2.1a: Cấu hình Hình 2.1b: Oxygen
electron của khí hiếm bằng cách nhận electron nguyên tử trong bảng HTTHHH
của Oxygen
thêm 2 electron thạo thành O2- hoặc tạo
hai liên kết cộng hóa trị(R-O-R) hoặc tạo một liên kết đôi (O=C=O).
Năng lượng ion hóa bậc 1 của oxi là 13,6181eV .
Độ âm điện của oxygen là 3,44 bé hơn Flo(3,98). Điều đó cho thấy rằng oxygen
có tính phi kim mạnh.

2.2. Tính chất của Oxygen


2.2.1. Lý tính
Phân tử O2 ở các trạng thái rắn, lỏng, khí đều có tính thuận từ.Liên kết O-O có
năng lượng là 494kJ/mol, độ dài liên kết là 1,21Ao và độ bội bằng 2. Phân tử O2 khá
bền, phân hủy thành nguyên tử ở 2000oC. Oxygen có nhiệt độ nóng chảy (-218,9oC) và
nhiệt độ sôi (-183oC) rất thấp do phân tử ít bị cực hóa.
Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị và hơi nặng
hơn không khí. Ở trạng thái lỏng, có màu xanh lam và nặng hơn nước. Oxygen rắn ở
dạng tinh thể giống với tuyết nhưng có màu xanh lam.
Khí oxygen tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ, ngoài ra
oxygen còn tan trong một số kim loại nóng chảy. Độ tan của oxygen giảm khi nhiệt độ
tăng lên. Độ tan của oxygen trong kim loại nóng chảy lớn hơn nhiều so với trong
nước.
2.2.2. Hóa tính
Oxygen là một trong những nguyên tố phi kim điển hình nhất. Oxygen có hoạt
tính cao, đặc biệt là khi đốt nóng hay xúc tác. Oxygen có thể tạo thành oxide với tất cả

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
5
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

các nguyên tố (trừ He, Ne, Ar), trong đó nó có thể tác dụng trực tiếp với hầu hết các
nguyên tố ở cả nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp (trừ halogen, Au, Pt). Trong các phản
ứng với đơn chất cũng như hợp chất oxygen thể hiện tính oxi hóa mạnh với số oxi hóa
là -2 (trừ trường hợp tác dụng với Fluor thì oxygen thể hiện tính khử với số oxi hóa là
+1, +2). Tốc độ phản ứng khác nhau tùy thuộc vào bản chất phản ứng và điều kiện:
Mãnh liệt, nổ (H2 + O2  H2O), nhanh (NO + O2  NO2 ), chậm như quá trình rỉ của
kim loại hay quá trình thối rửa các chất hữu cơ. Oxi cũng có thể đốt cháy nhiều hợp
chất hữu cơ.
Ví dụ:

Tác dụng với kim loại:


o
3Fe + 2O2 t cao

Fe3O4

Mg + O2  MgO

Tác dụng với phi kim:


4P + 5O2  2P2O5
o
C + O2 t→ CO2

Tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ :


C2H5OH + 3O2  2CO2 + 3H2O
2H2S + 3O2  2SO2 + 2H2O
Tất cả những phản ứng trên của oxygen với các chất được gọi là quá trình oxi
hóa. Như đã biết thì quá trình oxi hóa một chất nào đó là quá trình lấy electron của
chất đó và quá trình khử là ngược lại.
Trong môi trường acid, oxygen có thế cực chuẩn tương đương với MnO2 (1,23V)
−¿¿
và ion iodat ( IO3 , 1,19V) nhưng trong môi trường trung tính, thế đó giảm xuống gần
bằng thế của ion Fe3+ (0,77V).
Nhiều phản ứng oxi hóa khí O2 đã được sự dụng trong kỹ thuật và công nghiệp.
Ví dụ như phản ứng cháy của Acetylene trong oxygen để tạo nhiệt độ cao, phản ứng
oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế sulfuric acid …

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
6
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

2.3. Vai trò của Oxygen


Oxygen có một ý nghĩa hết sức to lớn về mặt
sinh học. Nếu không có oxygen động vật máu
nóng sẽ chết sau vài phút. Những động vật máu
lạnh thì kém nhạy hơn về mặt đó nhưng cũng
không thể sống thiếu oxygen.
Bên cạnh đó thì khí oxygen cũng không thể thiếu cho quá2.3:
Hình trình
Vaihôtròhấp
củacủa thực
Oxygen
vật vào ban đêm. (Nguồn:
https://luatduonggia.vn/wp-content/uploads/2023/08/
Khi hô hấp, động vật hấp thụ khí oxygen và Oxi-la-gi-Cau-tao-tinh-chat-hoa-hoc-va-ung-dung-
cua-O2.png)
thải ra khí carbonic, còn cây xanh thì hấp thụ khí carbonic và thải ra khí oxygen vào
ban ngày, hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbonic vào ban đêm. Chỉ một số sinh vật
bậc thấp gọi là sinh bật yếm khí như men, một số vi khuẩn… thì có thể tồn tại mà
không cần đến oxygen.
Trong thực tế, mỗi người một ngày đêm cần khoảng 0,5m3 oxi và thải ra khoảng
0,4m3 khí carbonic.

2.4. Trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế


2.4.1. Trạng thái tự nhiên
Oxygen là nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên, tồn tại ở
dạng tự do cũng như hợp chất. Trong khí quyển, oxygen chiếm
khoảng 23% về khối lượng, trong nước 89%, trong cơ thể người Hình 2.4.1: Trạng thái tự
65%, trong cát 53%, trong đất sét 56%. nhiên của H2O
(Nguồn: https://luatduonggia.vn/wp-
Tổng cộng lượng oxygen trong vỏ trái đất là 50% khối content/uploads/2023/08/Oxi-la-gi-Cau-
tao-tinh-chat-hoa-hoc-va-ung-dung-cua-
lượng hay 53,3% số nguyên tử. Oxygen tự do tập trung hầu O2.png)
hết trong khí quyển. Không khí của khí quyển chứa khoảng
20,93% oxygen.
2.4.2. Phương pháp điều chế
Trong công nghiệp, oxygen có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân
nước,
2H2Ođp

2H2 + O2

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
7
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

tuy nhiên phương pháp công nghiệp được sử dụng phổ biến là chưng cất phân đoạn
không khí lỏng. Sản phẩm thu được là nitrogen, oxygen và các khí hiếm.
Trong phòng thí nghiệm, oxygen thường được điều chế bằng cách nhiệt phân
những hợp chất chứa nhiều oxygen và ít bền, ví dụ như KClO3, KMnO4:
2KClO3  2KCl + 3O2
2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + 2O2

Hình 2.4.2: Điều chế Oxygen


(Nguồn: https://vietjack.me/storage/uploads/images/11/9-
1635416053.png)

Cả hai phản ứng ở nhiệt


độ khoảng 200 – 300oC. Trong phản ứng thứ nhất cần có chất xúc tác là MnO2 hay
Fe2O3 hay Cr2O3.

2.5. Ozone
Cấu tạo phân tử của ozone : là phân tử có góc (giống như các phân tử H2O, NO2).
Trong phân tử O3 có hai liên kết  và một liên kết  không có định chỗ.
Ở điều kiện thường, ozone là một khí có màu xanh lam nhạt và có mùi đặc biệt.
Phân tử O3 có khối lượng tương đối lớn, có cực và dễ bị cực hóa nên ozone có nhiệt độ
nóng chảy (-192,7oC) và nhiệt độ sôi (-111,9oC) cao hơn oxi. Ozone lỏng có màu tím
lam và tỉ khối là 1,71. Ozone rắn có màu tím đen. Là phân tử có cực ( momen lưỡng
cực  = 0,52D), ozone tan trong nước nhiều hơn trong oxi 15 lần.
Ozone nghịch từ vì không có electron độc thân. Phân tử O3 không bền (Htto =
142,5kJ/mol), là chất thu nhiệt và dễ phân hủy nổ khi va chạm. Hoạt tính hóa học của
O3 cao hơn O2 nhiều do kém bền hơn và khi phân hủy cho oxi nguyên tử. Ozone có thể
tương tác với bạc và thủy ngân.

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
8
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Ví dụ: 2Ag + O3  Ag2O + O2

Có thể biến sulfur thành sulfate

Ví dụ: PbS + 4O3 PbSO4 + 4O2

và biến ammonia thành nitrite và nitrate. Ozone phá hủy nhanh chóng cao su. Nhiều
chất hữu cơ khác bốc cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ozone , chẳng hạn như rượu.
Ozone oxi hóa mạnh trong môi trường acid cũng như trong môi trường base.

Ở mặt đất, ozone được tạo nên do sấm sét hay do sự oxi hóa các chất hữu
cơ.Trong thiên nhiên, lượng ozone chủ yếu tập trung vào các tầng cao của khí quyển.
Ở đó ozone được tạo thành do các tia tử ngoại cps bước sóng nằm giữa 1600Ao và
2400Ao tác dụng đến O2:

O2 + hv  2O

O + O2 O3

Trên thực tế, ozone được tạo thành khi phóng điện êm qua khí oxygen khô.Sản
phẩm thu được là một hỗn hợp của khí oxygen và ozone.
Ozone có thể giết chết các vi khuẩn trong không khí nên rất có lợi cho sức khỏe
của con người với nồng độ thấp, nhưng với nồng độ cao thì ozone có hại (hơn 10-5 %).
Thực tế oxygen được dùng để sát trùng nước uống, không khí, và được dùng trong
nhiều phản ứng tổng hợp. Tầng ozone ở các tầng cao của khí quyển có khả năng hấp
thụ các tia tử ngoại , bảo vệ trái đất khỏi các tác hại của tia tử ngoại mặt trời.

2.6. Oxide của các nguyên tố


Oxide trong nghĩa rộng là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác. Oxide của
các nguyên tố có bản chất rất khác nhau.Kiểu liên kết hóa học trong các oxide biến đổi
từ thuần túy ion đến thùy túy cộng hóa trị.
Oxide base: Là oxide tan được trong nước tạo nên base. Chẳng hạn như Li2O, Na2O,
CaO.
Ví dụ: Na2O + H2O  2NaOH

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
9
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Một số oxide không tan được trong nước nhưng tan trong dung dịch acid loãng,
chẳng hạn như MgO, NiO cũng được coi là oxide base.
Oxide acid: Hay còn gọi là anhiđrit acid là oxide tan được trong nước tạo thành acid
như: N2O5, SO3, Cl2O7.
Ví dụ: SO3 + H2O  H2SO4
Một số oxide không tan được trong nước nhưng tan được trong base cũng được
coi là oxide acid.
Ví dụ: Sb2O5 + 2NaOH + 5H2O  2Na[Sb(OH)6]
Oxide acid tác dụng với base tạo thành muối.
Ví dụ: SiO2 + Na2O  Na2SiO3
Oxide lưỡng tính: Là oxide vừa tan được trong acid vừa tan được trong base như:
Al2O3, ZnO, Cr2O3.
Ví dụ: Zn2O + 2HCl  ZnCl2 + H2O
ZnO + 2NaOH + H2O  Na2[Zn(OH)4]
Oxide trơ: là những oxide không tan trong nước, trong acid và cả trong base, chẳng
hạn như: N2O, CO.
Peroxide: là oxide có chứa ion O2−¿¿
2 và có độ dài liên kết là 1,49Ao. Các kim loại
kiềm, kiềm thổ, kim loại chuyển tiếp tạo nên peroxide. Peroxide của kim loại kiềm,
kiềm thổ là peroxide ion còn peroxide của kim loại chuyển tiếp là peroxide trung gian
giữa ion và cộng hóa trị. Có thể nói rằng peroxide là muối của H2O2, vì khi tác dụng
với nước hay dung dịch acid pha loãng thì giải phóng H2O2.
Ví dụ: Na2O2 + 2H2O  2NaOH + H2O2
Peroxide là chất oxi hóa mạnh nhưng với chất oxi hóa mạnh hơn thì nó thể hiện
tính khử.
−¿ ¿
Superoxide: là oxide có chứa ion O2 ở trong mạng lưới tinh thể và có độ dài liên
kết 1,26Ao. Các kim loại kiềm cho superoxide, còn các kim loại kiềm thổ và kim loại
chuyển tiếp thì chỉ cho superoxide tồn tại trong peroxide ở dạng dung dịch rắn. Khác
với peroxide thì superoxide khi tác dụng với nước ngoài H2O2 còn giải phóng O2.
Ví dụ: 4KO2 + 6H2O  4KOH + 4H2O2 +O2
Superoxide là chất oxi hóa rất mạnh.

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
10
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3
−¿ ¿
Ozonide: là oxide có chứa ion O3 ở trong mạng lưới tinh thể. Ion này có cấu tạo
tương tự ozone nhưng thuận từ. Ozonide của kim loại kiềm như KO3, RbO3, và của ion
amoni NH4O3 khi tác dụng với nước chúng không giải phóng H2O2 mà giải phóng
oxygen với lượng nhiều hơn.
Ví dụ: 4KO3 + 2H2O  4KOH + 5O2
Nên ozonide là chất oxi hóa còn mạnh hơn nữa. Ở nhiệt độ thường, ozonide phân
hủy tạo superoxide và oxygen.

Chương 3: NƯỚC

3.1. Đặc điểm cấu tạo

Phân tử nước là phân tử có góc, góc HOH bằng 105o


và độ dài liên kết O-H bằng 0,96Ao. H2O là phân tử có
cực , độ dài lưỡng cực là 0,39Ao và cực tính lớn ( = 1,
84 D). Phân tử nước rất bền nhiệt, bắt đầu phân hủy ở
Hình 3.1: Cấu trúc của H2O
1000oC và đến 2000oC chỉ phân hủy khoảng 2%.

3.2. Tính chất của nước

3.2.1. Lý tính
Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Lớp nước dày có
màu xanh lam nhạt.
Khối lượng của 1ml nước ở 4oC được lấy làm đơn vị đo khối lượng (gam). Tuy
nhiên khối lượng riêng của nước còn phụ thuộc và nguồn gốc. Nước thiên nhiên là hỗn
hợp của 9 loại phân tử nước có khối lượng phân tử từ 18 đến 22 (trong đó H 16
2 O chiếm

99,73% tổng số phân tử).


Ở áp suất thường, nước có khối lượng lớn nhất ở 3,98oC. Khi đun nóng hay làm
lạnh lên trên và xuống dưới nhiệt độ đó thì khối lượng của đều giảm. Nguyên nhân là
bằng liên kết hydrogen các phân tử nước ở trong nước lỏng trùng hợp tạo thành những
tập hợp phân tử lớn hơn. Cũng vì hiện tượng trùng hợp đó nên nhiết độ nóng chảy và
nhiêt độ sôi của nước cũng lớn hơn cao hơn so với những hợp chất tương tự nó như
H2S, H2Se và H2Te.
GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên
Lê Văn Học
11
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Nhiệt độ nóng chảy của nước là 0oC và hiệt độ sôi là 100oC ở áp suất thường
được xây dựng thành thang đo nhiêt độ bách phân Celsius ( viết tắc là nhiệt độ C). Ở
nhiệt độ 0,01oC và áp suất 0,006 atm, nước có thể tồn tại ở ba trạng thái: nước đá,
nước lỏng và hơi nước. Nhiệt độ đó gọi là điểm ba của nước. Khi tăng nhiệt độ hay áp
suất, trong cân bằng sẽ chỉ có nước lỏng và hơi nước và khi giảm thì chỉ có nước đá và
hơi nước.
Nước có nhiệt dung riêng lớn nhất so với mọi chất lỏng và chất rắn. Lượng nhiệt
cần thiết để đun nóng 1ml nước từ 14,5oC lên 15,5oC được dùng làm đơn vị nhiệt Calo.
Nhờ nhiệt dung lớn nên nước có vai trò rất lớn trong điều hòa khí hậu cho Trái Đất.
Nước là dung môi quan trọng nhất trong thiên nhiên và trong kỹ thuật. Là phân tử
có cực nên nước có thể hòa tan nhiều chất.
Do sự tạo thành liên kết hiđro giữa các phân tử nên nước có sức căng bề mặt lớn hơn
hầu hết các chất lỏng khác. Nhưng khi thêm những chất gây ướt như xà phòng hay
chất tẩy rửa vào thì sức căng bề mặt của nước giảm xuống, do những chất này là chất
hoạt động bề mặt.
3.2.2. Hóa tính
Về mặt hóa học nước là chất rất có khả năng phản ứng. Nó kết hợp với các oxide
của các nguyên tố và với các muối, tương tác được với nhiều nguyên tố.
Quá trình hydrat hóa: Là quá trình nước hòa tan các chất, là quá trình phản ứng quan
trọng đặc biệt trong các loại phản ứng hóa học.
Na2SO4 + H2O → Na2SO4·H2O
Đối với những hợp chất điện li, quá trình hydrat hóa xảy ra là nhờ tương tác tĩnh
điện giữa ion với phân tử lưỡng cực H2O hoặc nhờ liên kết cho nhận giữa ion với phân
tử H2O có cặp electron tự do ở nguyên tử oxygen. Đối với những hợp chất không điện
li và kém điện li mà trong phân tử có nhóm OH như các acid yếu, cấc hợp chất hữu cơ
như rượu, đường quá trình hydrat hóa xảy ra được là nhờ liên kết hidro giữa nhóm
OH với phân tử H2O.
Những chất hòa tan trong nước, khi kết tinh từ dung dịch nước thường kèm theo
một số dung dịch nước được gọi là hydrat tinh thể. Khi để trong không khí, những
hydrat tinh thể hút thêm hơi nước của khí quyển biến thành dung dịch gọi là sự chảy

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
12
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

rửa. Có những hydrat tinh thể mất nước kết tinh biến thành dạng bột mịn gọi là sự lên
hoa và có những hydrat không biến đổi.
Phản ứng thủy phân: Nước có khả năng phân hủy nhiều muối, phản ứng phân hủy đó
được gọi là phản ứng thủy phân. Thực chất thì phản ửng thủy phân là tương tác giữa
các ion của muối với ion H+ và OH- làm chuyển dịch cân bằng phân li của H2O:
H2O ⇌ H+ + OH-
Một số muối thủy phân hoàn toàn: các muối hirua, nitrua, photphua, carbua của nhiều
kim loại. Một số thủy phân gần hoàn toàn: clorua của acid hữu cơ và một số khác thủy
phân có giới hạn như các este và muối của acid yếu hay base yếu.
Nước vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử: là do oxygen có số oxi hóa -2 và hydrogen
có số oxi hóa +1.

Tác dụng với kim loại: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2


Tác dụng với oxide acid: Na2O + H2O → 2NaOH
Tác dụng với oxide base: SO3 + H2O → H2SO4
Những chất oxi hóa mạnh và chất khử mạnh phân hủy nước tạo thành hydrogen
và oxygen. Những chất oxi hóa và chất khử trung bình thường cho phản ứng thuận
nghịch với nước ở nhiệt độ cao. Trong các chất oxi hóa thì chỉ Fluor cho phản ứng
hoàn toàn với nước ở nhiệt độ thường còn các halogen khác thì cho phản ứng thuận
nghịch. Trong các chất khử, phosphorus, carbon, silicon và boron cho phản ứng không
hoàn toàn khi đun nóng. Những kim loại kiềm và kiềm thổ phản ứng mạnh với nước ở
nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ thấp. Nước không tác dụng với thiết, chì, thủy ngân và
các kim loại quý.
Chất xúc tác: Nước là chất xúc tác cho khá nhiều phản ứng.
Ví dụ như khi không có mặt hơi nước, khí NO không kết hợp với O2 tạo thành NO2 ,
sắt kim loại loại không tác dụng với clo tạo thành FeCl3 . Nước cũng tự xúc tác cho
quá trình tổng hợp nước từ các nguyên tố.
Nhũ tương:
Gần đây người ta trộn nước với nhiên liệu lỏng trong bộ điện kháng siêu âm đã thu
được một nhũ tương cháy được bao gồm 70% dẫu hỏa và 30% nước. Nhũ tương cháy
nhanh, hoàn toàn và có khả năng giảm ô nhiễm môi trường.
GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên
Lê Văn Học
13
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

3.3. Trạng thái tự nhiên và phương pháp tinh chế


3.3.1. Trạng thái tự nhiên
Nước là hợp chất phổ biến nhất trong thiên
nhiên. Bao phủ ba phần tư bề mặt trái đất. Tập trung
chủ yếu vào biển và đại dương. Ngoài ra, nước còn
có trong khí quyển, đất và tế bào sinh vật. Hơn Hình 3.3.1: Trạng thái tự nhiên
70% khối lượng của con người là nước. Nước là của H2O
https://primer.vn/wp-content/uploads/2023/08/phan
thức ăn cần thiết cho sinh vật. Ngoài ra nước cũng -tu-nuoc-la-gi-1.jpg)

có tầm quan trọng như vậy đối với công nghiệp.


Vì nước có trữ lượng lớn, giá rẻ và những tính chất lý hóa của nó.Trong công nghiệp
nước được dùng làm nguyên liệu ban đầu, dung môi, chất tẩy rữa, chất làm lạnh…
Nước tinh khiết nhất trong thiên là nước mưa và tuyết nhưng chúng chứa một số
khí tan được và những chất khác có trong khí quyển như O2, N2, CO2 và các muối
amoni nitrat, nitrite và carbonate, những dấu vết của các chất hữu cơ, bụi. Nước mưa
rơi xuống đất đi qua nhiều lớp thấm nước, đến lớp không thấm nước tạo thành hồ nước
ngầm. Tùy theo điều kiện của địa phương mà nước ngầm xuất hiện trên mặt đất dưới
dạng nguồn nước hay giếng nước phun tạo thành sông.
3.3.2 Phương pháp tinh chế
Nước được phân chia thành các loại: nước sông, nước khoáng, nước đại dương,
nước sinh hoạt và nước dùng trong công nghiệp thực phẩm, nước dùng trong công
nghiệp, nước dùng trong các phòng thí nghiệm (nước cất), nước nặng.
Trong đó, nước sinh hoạt và nước dùng trong công nghiệp thực phẩm cần phải
trong suốt, không màu, không mùi, vị dễ chịu, không chứa các tạp chất hữu cơ, nhất là
các vi khuẩn và lượng muối vô cơ . Vì vậy nên người ta dùng nhôm sunfat đánh trong
nước rối lọc nước qua lớp cát dày để loại bỏ các tạp chất lơ lững trong nước sông. Sau
khi lọc thì nước nước sát trùng bằng Cl2, O3 hoặc tia tử ngoại.
Nước dùng trong công nghiệp với mục đích rửa sạch hay làm lạnh có thể lấy trực
tiếp từ nước sông mà không cần xử lý. Nhưng nước dùng cho nối hơi hay các kỹ thuật
khác phải là nước mềm, nghĩa là loại sạch muối calcium hay tất cả các muối vô cơ

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
14
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

trong nước. Người ta thường làm mềm nước thiên nhiên bằng phương pháp trao đổi
ion.
Nước dùng trong phòng thí nghiệm: Khi chưng cất cho thêm dung dịch KMnO4
vào nước để phá hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước. Chỉ hứng lấy phần nước cất
lúc sau, vì phần nước ban đầu vẫn còn chứa các khí tan. Bằng những nhựa trao đổi ion
thích hợp, người ta có thể được nước tinh khiết như nước cất. Trong trường hợp cần
dùng nước cất có độ tính khiết cao cần phải cất lại vài lần nước đã cất, do nước cất
chưng cất hay nước cất đựng trong lọ thủy tinh cũng có thể bị dây bẩn bởi các tạp chất
do thủy tinh tan ra. Dụng cụ để chưng cất cũng như để đựng nước cất nhiều lần phải
được làm bằng thạch anh, thiếc hoặc bạc.
Nước nặng: Người ta tạch nước nặng ra khỏi nước bằng phương pháp điện phân.
Điện phân lâu dài một lượng lớn nước rồi chưng cất phần còn lại sau khi điện phân,
người ta có thể tách ra được nước nặng gần như tinh khiết. Từ một tấn nước thường có
thể tách ra khoảng 10ml nước.

3.4. Sự ô nhiễm môi trường nước


3.4.1. Thực trạng
Nước đã được sử dụng rồi được gọi là nước
thải. Nước thải thoát ra từ nhà ở, bệnh viện và nhà
máy sẽ chảy qua hệ thống cống rãnh đi đến trung
tâm xử lý nước thải. Đối với nước thải từ bệnh
viện và nhà máy có sử dụng hóa chất cần được xử lý riêng trước khi đổ ra cống thoát
nước của thành phố. Tại trung tâm xử lý, các chất thải được loại bỏ trước khi đổ ra
sông. Hình 3.4.1: Thực rạng ô
Vật liệu thải có trong nước thải ngay sau khi nhiễm nguồn nước
(Nguồn:https://activatedcarbon.vn/pic/news/images/
thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-o-viet-nam.jpg)
đã được xử lí thì có thể còn nhiều chất thải còn
xót lại trong nước đổ ra sông. Với lượng nhỏ thì có thể bị phá hủy bởi những sinh vất
sống nhưng nếu với lượng lớn thì sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng.
Những chất thải hữu cơ là thực phẩm của các vi sinh vật sống trong nước. Đồng
thời các sinh vật này cũng tiêu thụ lượng oxygen tan trong nước. Nên khi lượng chất
thải hữu cơ trong nước quá nhiều thì các sinh vật này cũng phát triển với tốc độ cao.
GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên
Lê Văn Học
15
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

Khi lượng oxygen tan trong nước không kịp tan bù vào thì các sinh vật và vi sinh vật
này sẽ chết. Khi đó những sinh vật yếm khí sẽ chớp thời cơ phân hủy những chất thải
còn lại thành những sản phẩm hôi thối , đôi khi độc hại.
Phân bón dùng trong nông nghiệp còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Những
phân bón chứa nitrate và phosphate là thực phẩm của rong tảo. Hàm lượng cao chất đó
sẽ làm cho rong tảo phát triền nhanh, nước biến thành màu xanh bẩm và gây ra tắt
nghẽn sông hồ. Những lớp rong tảo gần mặt nước sẽ cản ánh sang mặt trời của các
rong tảo ở phía dưới, khiến cho lớp rong tảo phía dưới không thể quang hợp , lượng
oxygen tan không được bổ sung và rong tảo chết. Kết quả ao hồ biến thành đầm lầy.
Vì rong tảo chết cần tiêu thụ một lượng lớn oxygen nên kéo theo các sinh vật cần oxi
cũng chết theo.
Lượng thuốc trừ sâu trong nước cũng có thể gây hại cho con người và các sinh
vật khác.
3.4.2 Xử lý nước thải
Quá trình xử lý nước thải gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn một: Cho nước thải chảy qua máng chắn hay máng lọc để loại bỏ những
hạt lớn của chất rắn không tan, rồi chảy chậm qua bể lắng để lắng xuống những hạt
nhỏ, vớt bọt nổi trên bề mặt nước và cuối cùng là clo hóa nước.
Giai đoạn hai: Cho nước đã được xử lý ở giai đoạn
một đi qua bể lớn được làm thoáng bằng thổi không
khí khi cho thêm một lượng bùn đặc Bùn đặc được lấy
trong các giai đoạn xử lý nước thải chứa những sinh
vật và chất vô cơ. Trong quá trình làm thoáng này, vi
sinh vật tiêu thụ chất thải tạo nên nhiều bùn hơn. Bùn
Hình 3.4.2: Hệ thống xử lý nước
này chảy sang bể lắng và lắng xuống còn nước chảy thải
đi. (Nguồn: https://encrypted-
tbn0.gstatic.com/images?
Giai đoạn ba: Đây là quá trình xử lý sinh, hóa, lý học q=tbn:ANd9GcTzw6sQDbiSGmnhn00x
yfEP6qqGLD6ls1SevDq-lWpzHcYEdj-)
nước thải để loại bỏ những chất dinh dưỡng như photphat, nitrat, những chất thải công
nghiệp như kim loại nặng và những hóa chất hữu cơ không bị vi sinh vật phân hủy khi
hàm lượng của những chất thải đó vượt giới hạn cho phép.

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
16
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

3.5 Hidro peroxide hay nước oxi (H2O2)


3.5.1. Đặc điểm cấu tạo
Phân tử H2O2 có cấu tạo gấp khúc: Độ dài liên
kết O-O là 1,48Ao, của O-H là 0,95Ao và năng lượng
liên kết O-O là 217,5 kJ/mol, của liên kết O-H là
376,5 kJ/mol. Do phân tử không đối xứng nên H2O2
có tính cực lớn. Hình 3.5.1: Cấu tạo Hydrogen
peoxide
3.5.2. Tính chất của Hydrogen peroxide
(Nguồn:https://quangtrungchem.com.vn/wp-
Lý tính: content/uploads/2022/04/cong-thuc-phan-tu-
H2O2.jpg)
Ở điều kiện thường, hydrogen peroxide tinh
khiết là một chất lỏng không màu có vị kim loại, sánh như nước đường, sôi ở 152,1oC
và hóa rắn ở -0,89oC Tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào nhờ tạo được liên kết hiđro
giữa H2O2 và H2O. Hiđro rất tinh khiết là tương đối bền.
Hóa tính:
Là ion dung môi hóa tốt đối với nhiều chất. Có thể tạo nên peoxihiđrat giống các
hiđrat, chẳng hạn như CaO2.2H2O.
Hydrogen peroxide khi bị lẫn tạp chất như các kim loại nặng và ion của chúng
hoặc khi đun nóng hay bị chiếu sáng , nó bị phân hủy mạnh và có thể gây nổ:
2H2O2  2H2O + O2 HO =- 98,74 kJ/mol
Dung dịch pha loãng của H2O2 có tính acid mạnh hơn nước :
−¿ ¿
H2O2 + H2O ⇌ H3O+ + HO2 pK = 11,6
Khi tương tác với dung dịch kiềm mạnh, cho peroxide và khi cho peroxide tác
dụng với acid thì giải phóng H2O2.
Ví dụ:
H2O2 + Ba(OH)2  BaO2 + 2H2O
BaO2 + H2SO4  BaSO4 + H2O2
Điều đó chứng tỏ rằng BaO2 là muối của acid H2O2.
Oxygen trong H2O2 có mức oxi hóa là -1, làm cho H2O2 vừa có tính oxi hóa vừa
có tính khử.
Là chất oxi hóa mạnh trong cả môi trường acid và môi trường kiềm:

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
17
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

H2O2 +2H+ + 2e  2H2O , Eo = + 1,77V


H2O2 +2e  2OH- , Eo = + 0,87V
Đồng thời H2O2 cũng là chất khử :
O2 + 2H+ + 2e  H2O2 , Eo = +0,68V

3.5.3. Ứng dụng


Dung dịch H2O2 3% được dùng để sát trùng trong y học . Phần lớn H2O2 được
dùng để tẩy trắng len, lụa, rơm, rạ, giấy mây tre, lông… . Dung dịch H2O2 đậm đặc
được dùng để làm chất oxi hóa nhiên liệu của động cơ phản lực. Trong công nghiệp
hóa học, H2O2 được dùng làm chất oxi hóa. Dùng làm chất tạo bọt trong ngành sản
xuất các vật liệu xốp.
3.5.4. Điều chế
Trong thiên nhiên, H2O2 được tạo dưới dạng một sản phẩm của quá trình oxi hóa
nhiều chất bởi oxygen của không khí.
Trong công nghiệp, người ta điều chế bằng phương pháp điện phân và và phương
pháp antraquinol.
Trong phòng thí nghiệm, H2O2 có thể điều chế bằng cách cho BaO2 tác dụng với
sulfuric acid.

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
18
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

KẾT LUẬN
Hydrogen, Oxygen và Nước là những chất quan trọng trong hóa vô cơ. Chúng có
những tính chất đặc biệt và tham gia vào nhiều phản ứng hóa học khác nhau. Bài báo
cáo này đã trình bày về một số thí nghiệm liên quan đến Hydrogen, Oxygen và Nước,
cũng như giải thích các hiện tượng và cơ chế xảy ra. Một số kết luận chính có thể rút
ra từ bài báo cáo là:
Hydrogen là một chất khử mạnh, có thể phản ứng với nhiều kim loại và phi kim
để tạo ra các hợp chất của Hydrogen như hidrua, halogenua, oxide, acid hay muối.
Oxygen là một chất Oxygen hóa mạnh, có thể phản ứng với nhiều chất khác để
tạo ra các hợp chất của Oxygen như oxide, peroxide, superoxide hay ozonide. Oxygen
cũng có vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học như quang hợp và hô hấp.
Nước là dung môi phổ biến nhất trong tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. Nước
có những tính chất vật lý và hóa học đặc biệt như nhiệt dung riêng cao, độ phân cực
cao, khả năng tạo liên kết hidrogen hay khả năng tự ion hóa. Nước cũng là một chất
phản ứng quan trọng, có thể tham gia vào các loại phản ứng như thủy phân, trao đổi
ion hay oxi hóa khử.

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
19
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

PHỤ LỤC

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
20
Báo cáo môn Hóa học vô cơ 1 Nhóm 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Đình Soa (Tái bản lần thứ 4, 2016), “Hóa học vô cơ 1”, Đại
Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, TP Hồ chí Minh;
2. Hoàng Nhâm (2017), “Hóa học vô cơ 2”, NXB Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội.

GVHD: GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Hà Tiểu Uyên


Lê Văn Học
21

You might also like