You are on page 1of 8

Tóm tắt lý thuyết Chương 2

Hàng hóa, thị trường và vai trò của chủ thể tham gia thị trường
A. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
I. Sản xuất hàng hóa
1. Khái niệm
Là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà người sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua
bán
2. Điều kiện ra đời
a) Phân công lao động
- Là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau
b) Tách biệt về mặt kinh tế của chủ thể sản xuất
- Lợi ích của các chủ thể sản xuất độc lập với nhau  muốn tiêu dùng các sản phẩm
của người khác thì phải trao đổi
3. Hàng hóa
3.1 Khái niệm
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, để thỏa mãn nhu cầu của con người, thông qua
trao đổi, mua bán
3.2 Thuộc tính của hàng hóa
3.2.1 Giá trị sử dụng
- Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của con người
- Chỉ thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng
- Là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua
3.2.2 Giá trị
a) Giá trị trao đổi
- Là một quan hệ về số lượng, có tỷ lệ bằng nhau, để giá trị của loại hàng hóa này có
thể trao đổi với loại hàng hóa khác
- Sản phẩm đều từ hao phí lao động
 Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa (Cụ thể giá
trị tính bằng sức lao động)
Ví dụ: 5 con gà =3 cái áo
4. Tính hai mặt của lao động và sản xuất hàng hóa
- Hàng hóa có tính 2 mặt là mặt cụ thể và mặt trừu tượng
4.1 Lao động cụ thể
- Lao động có ích dưới một hình thực cụ thể
- Có mục đích, đối tượng lao động, công cụ lao động, phương pháp lao động và kết
quả riêng
 Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
4.2 Lao động trừu tượng
- Là lao động xã hội, không có hình thực cụ thể, đó là sự hao phí sức lao động về cơ
bắp, thần kinh, trí óc
 Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
5. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
5.1 Lượng giá trị của hàng hóa
- Là lượng hao phí lao động để tạo ra hàng hóa, được tính bằng thời gian lao động
- Thời gian LĐ là thời gian lao động xã hội cần thiết (là thời gian để sản xuất với điều
kiện trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình)
Note: Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động trung bình sản xuất
cùng một loại hàng hóa trên thị trường
5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
a) Năng suất lao động
- Là năng lực sản xuất được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian (thời gian hao phí để sản xuất)
NSLĐ tăng -> giảm thời gian lao động xã hội cần thiết -> Giảm lượng giá trị hàng hóa
(giảm tiền mua sản phẩm)
Ví dụ: Ngày xưa mua bút 5k, nhưng NSLĐ tăng -> thời gian làm bút nhanh hơn -> bút
giảm còn 3k
- Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ là:
+ Trình độ khéo léo trung bình của người lao động
+ Mức độ phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật
+ Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
+ Điều kiện tự nhiên
b) Tính chất phức tạp của lao động
- Gồm lao động giản đơn và phức tạp
- Lao động giản đơn: không đòi hỏi đào tạo hệ thống và chuyên sâu  như thế nào
cũng thao tác được
- Lao động phức tạp: đòi hỏi quá trình đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp, có chuyên môn
nhất định
 Nhìn chung, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn
6. Tăng cường độ lao động
- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động sản xuất
- Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực
- Tăng cường độ lao động là tổng số sản phẩm, tổng lượng giá trị tăng lên nhưng
lượng thời gian lao động xã hội cần thiết không đổi (có nghĩa là tăng ca ngoài thời
gian 8 tiếng)
7. Tiền tệ
7.1 Nguồn gốc của tiền tệ
a) Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
- Là hình thái ban đầu của giá trị
- Trao đổi hàng hóa ngẫu viên 1A=2B
b) Hình thái giá trị đẩy đủ hay mở rộng
- Trao đổi thường xuyên hơn, 1 đồ vật có thể đổi được nhiều hàng hóa hơn
Ví dụ: Một con gà có thể đổi được 2 cái dao hoặc 3 bông hoa
c) Hình thái chung của giá trị
- Lấy 1 vật ngang giá chung để trao đổi (Vỏ sò, sừng trâu,…)
d) Hình thái tiền
 Nguyên nhân hình thành
- Lực lượng sản xuất và phân công lao động phát triển => cần vật ngang giá chung
thống nhất
- Vàng là 1 hàng hóa có giá trị sử dụng và giá trị, đóng vai trò vật ngang giá chung
- Vàng hiếm nên một lượng nhỏ có thể chứa đựng một lượng giá trị lớn
- Vàng có thuộc tính tự nhiên thích hợp làm tiền tệ vì nó có tính Thuần nhất, không
hư hỏng, dễ chia nhỏ
e) Chức năng của tiền
Có 5 chức năng:
- Phương tiện lưu thông: Là lấy tiền làm vật trung gian, làm môi giới khi trao đổi hàng
hóa theo công thức H-T-H (tiền mặt)
- Phương tiện cất trữ: Là cất tiền đi để tiết kiệm, có thể để trong ngân hàng hoặc để
vào lơn đất
- Thước đo giá trị: đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa được đo bằng tiền
Ví dụ: so sánh 1 đôi giày có giá 5 xu và 1 đôi dép có giá 3 xu
- Phương tiện thanh toán: thường dùng trong mua hàng, trả nợ, trả thuế, việc mua bán
chịu
- Tiền tệ thế giới: Khi tiền đưa được đưa ra biên giới ngoài quốc gia
8. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa
thông thường ở điều kiện ngày nay
8.1 Dịch vụ
- Là hàng hóa vô hình
- Không thể cất trữ
- Việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời
8.2 Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông
thường ở điều kiện ngày nay
- Quyền sử dụng đất
+ Có giá trị sử dụng, có giá cả, nhưng không do hao phí lao động tạo ra
+ Giả cả phụ thuộc vào: giá trị của tiền, quan hệ cung cầu. đầu cơ, sự khan hiếm
+ Việc mua bán là việc chuyển tiền từ túi người này sang người khác nên không
làm xã hội trở nên giàu có được
- Trao đổi thương hiệu
+ Là kết quả hao phí sức lao động của người nắm giữ thương hiệu (danh tiếng)
+ Dựa trên một kiểu sản xuất hàng hóa, dịch vụ thực
- Chứng khóa, chứng quyền và một số giấy tờ có giá
+ Do các công ty, doanh nghiệp phát hành, có thể mua bán, trao đổi
+ Phải dựa trên sự tồn tại của một tổ chức sản xuất, kinh doanh nhất định
B. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ
TRƯỜNG
9. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường
9.1 Khái niệm
- Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế, nhu cầu của các chủ thể luôn được đáp
ứng thông qua trao đổi, mua bán với giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng
với trình độ phát triển
- Phân loại thị trường:
+ Đối tượng: Thị trường hàng hóa, dịch vụ
+ Phạm vi: Trong nước, thế giới
+ Vai trò: Thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất
+ Tính chất và cơ chế vận hành: Thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
9.2 Vai trò của thị trường
- Thực hiện giá trị của hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
- Kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong thị trường, tạo ra cách thức phân
bổ nguồn lực hiệu quả
- Thị trường gắn kết thành một chỉnh thể, gắn kết kinh tế quốc gia với thế giới
- Cơ chế thị trường mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
10. Nền kinh tế thị trường và quy luật của nó
10.1 Nền kinh tế thị trường
- Được vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường
 Đặc trưng
- Đa dạng nhiều chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và bình đẳng
- Đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua các hoạt
động thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài
chính
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường vừa
là động lực thúc đẩy
- Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước có quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế
10.2 Ưu thế và khuyết tất của kinh tế thị trường
 Ưu thế
- Luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của chủ thể kinh tế
- Luôn phát huy tốt tiềm năng của mọi chủ thể
- Luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn nhu cầu con người  Từ đó có thể thúc
đẩy tiến bộ, văn minh xã hội
 Khuyết tật
- Luôn tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng
- Không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo  suy
thoái mô trường tự nhiên và xã hội
- Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội
11. Một số quy luật chủ yếu của kinh tế thị trường
11.1 Quy luật giá trị
- Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên
cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết
Ví dụ: có 3 người cùng dệt 1m vải ,mà công ty quy định chỉ dệt mất trong vòng 1
tiếng :
- Người 1 dệt mất 1tiếng
- Người 2 mất 1 tiếng rưỡi
- Người 3 mất 2 tiếng
 Vậy người thứ 1 dệt vải đúng với thời gian quy định mà xã hội cần thiết còn người
thứ 2 và 3 là người sát với thời gian lao động cá biệt (Nếu chênh lệch sẽ gây ra hiện
tượng thừa hoặc thiếu)
- Lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội
cần thiết
- Người sản xuất tìm cách hạ thấp lao động cá biệt bằng hoặc nhỏ hơn hao phí lao
động xã hội cần thiết ( giảm thời gian cá biệt sẽ làm tăng giá trị hàng hóa)
 Tác động
- Điều tiết và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động
- Phân hóa người sản xuất thành người giàu, người nghèo một cách tự nhiên
11.2 Quy luật cung cầu
- Là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa
trên thị trường
- Quy luật cung cầu ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường
11.3. Quy luật lưu thông tiền tê
- Yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu cầu của lưu thông hàng hóa và
dịch vụ
 Việc đưa số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong mỗi thời kỳ nhất định phải
thống nhất với lưu thông hàng hóa
11.4. Quy luật cạnh tranh
- Là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế
giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
a) Cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành hàng hóa
- Là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp trong cùng
một ngành sản xuất
 Hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa
b) Cạnh tranh giữa các ngành
- Là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau 
Để tìm nơi sản xuất có lợi hơn
c) Tác động của cạnh tranh
 Tác động tích cực
- Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng tìm kiếm, ứng dụng công
nghệ vào sản xuất
- Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường: để có những điều kiện thuận lợi trong
sản xuất kinh doanh, giúp kinh tế thị trường hoàn thiện hơn
- Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực
- Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
 Tác động tiêu cực
- Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh (Xâm phạm bí mật
kinh doanh của người khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác)
- Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội: chủ thể chiếm giữ
nguồn lực mà không tạo ra hiệu quả, gây thất thoát
- Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội: mất nhiều cơ hội lựa chọ
để thỏa mãn nhu cầu
11.5 Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường
a) Người sản xuất
Là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của xã hội
b) Người tiêu dùng
Là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
c) Các chủ thể trung gian (môi giới chứng khoán, nhà đất,…)
Là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu
dùng hàng hóa
d) Nhà nước
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, thực hiện các biện pháp khắc phục
các khuyết tật

You might also like