You are on page 1of 3

Luận điểm Lí lẽ Bằng chứng

Cần lên tiếng về - Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí Người da đen vẫn bị thít chặt trong
thảm trạng người bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. gông cùm của luật cách li và xiềng xích
da đen bị đối xử - Nhưng một trăm năm sau người của óc kì thị, vẫn phải sống trong một
bất công. da đen vẫn chưa được tự do. hoang đảo nghèo đói giữa đại dương
bao la của sự phồn thịnh vật chất và
vẫn phải sống mòn trong những góc
khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là
kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình
Trong quá trình - Không được để cho cuộc phản Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra
chiến đấu giành lại kháng đầy sáng tạo sa vào bạo vận mệnh của họ gắn liền với vận
địa vị xứng đáng loạn. mệnh của người da đen, rằng tự do
của mình, những - Tinh thần chiến đấu quật cường của họ không thể tách rời với tự so của
người đấu tranh mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen.
không được phép người da đen không được đẩy đến
hành động sai chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.
lầm.
Chỉ khi người da Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ Không bao giờ hài lòng khi:
đen được đỗi xử trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm - Người da đen vẫn còn là những nạn
bình đẳng thì cuộc tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội nhân câm lặng của vấn nạn bạo lực từ
đấu tranh mới bình đẳng cho tất cả mọi người, bất canh sát.
dừng lại. kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã - Sau chặng đường dài mệt mỏi, không
hội,... thể tìm được chốn nghỉ chân trong
quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong
thành phố.
- Con cái người da đen bị tước đoạt
nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những
tấm biển đề "Chỉ dành cho người da
trắng".
- Người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có
quyền bầu cử, người da đen ở Niu Oóc
tin rằng đi bầ cũng chẳng để làm gì.
Trong “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 Mĩ có đoạn: “Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuy
nhiên, không phải bất cứ ai ở bất cứ nơi nào trên đất nước Mĩ cũng được tự do và sở
hữu những quyền cơ bản mà thiêng liêng ấy. Nạn phân biệt chủng tộc diễn ra trong thời
gian dài tại đất nước này đã khiến cuộc sống của rất nhiều người da đen rơi vào tăm tối.
Để đấu tranh chống lại sự kì thị ấy, Martin Luther King đã viết bài diễn văn “Tôi có
một ước mơ”. Bài diễn văn thể hiện nghệ thuật lập luận xuất sắc của ông.
Martin Luther King (1929 - 1968) là mục sư và một nhà hoạt động nhân quyền người
Mỹ gốc Phi. Ông được biết đến là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất
trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới. Martin Luther King đã dành cả cuộc đời mình để đại
diện cho những người da đen cất cao tiếng nói đấu tranh cho nhân quyền. Năm 1964,
ông được nhận Giải Nobel Hòa bình danh giá. Đoạn trích “Tôi có một ước mơ” được
trích từ bài diễn văn nổi tiếng của Martin Luther King vào năm 1963 trong cuộc tuần
hành tại Washington.
Mở đầu bài diễn văn, Martin đã nêu ra nguyên nhân của cuộc đấu tranh: "Tôi rất vui
được tham gia cùng các bạn ngày hôm nay vào cuộc biểu tình cho tự do như là một sự
kiện tuyệt vời nhất sẽ đi vào lịch sử đất nước của chúng ta”. Đó là “một cuộc biểu tình
cho tự do”, có nguyên nhân chính đáng, khác với những cuộc bạo động hay nổi loạn bất
chính. Những người da đen đang xuống đường biểu tình vì quyền lợi chính đáng của
mình. Có thể thấy đây là tiền đề hợp lí để tác giả triển khai các ý kiến về sau.
Sau đó, tác giả nhắc đến bản “Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ” được Tổng thống Lincoln
kí cách đó hơn một thế kỉ. Trước đây, từ có thời kì những người da đen bị coi là nô lệ, bị
buôn bán như những món hàng. Sắc lệnh của Lincoln tưởng như đã mở ra thời kì tươi
sáng cho những người da đen nhưng thực tế họ vẫn “cô đơn trên những hòn đảo nghèo
đói giữa đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất”, “gầy mòn trong những ngóc
ngách của xã hội Mỹ”. Martin đã thẳng thắn chỉ ra rằng đây là một tình trạng rất đáng
xấu hổ. Một đất nước từng giương cao ngọn cờ tự do, giải phóng nô lệ và rồi cũng chính
đất nước ấy vẫn kìm hãm những người da đen. Việc viện dẫn văn kiện lịch sử nổi tiếng
đã trở thành điểm tựa vững chắc, giúp lập luận của Martin trở nên thuyết phục. Từ đó,
tác giả cho thấy việc kì thị người da đen là sai trái.
Tiếp đến, Martin đã thúc giục mọi người bằng cách đề ra thời điểm thích hợp để đứng
lên đấu tranh: “Ngay Bây Giờ”. Những người da đen đã chịu đựng sự đau khổ kéo dài,
đã nuôi hi vọng về tương lai tươi sáng quá lâu. Và bây giờ là lúc “hiện thực hóa lời hứa
dân chủ” của nước Mĩ cho chính những người dân của nó. Nếu con người không lên
tiếng sẽ là một điều tai hại cho đất nước. Cuộc đấu tranh này mới chỉ là “năm khởi
đầu”. Martin hướng lời kêu gọi mạnh mẽ, gan góc của mình đến những người da đen và
tất cả những công dân Mĩ. “lời hứa dân chủ” là lời hứa của tất cả công dân Mĩ, là bộ
mặt của đất nước tự do nên mỗi người đều có trách nhiệm của mình với lời hứa đó.
Trên hết, ông còn cảnh báo trước về sức mạnh của những người da đen: “Và sẽ không
có sự bình yên hay ngơi nghỉ ở nước Mĩ cho đến khi người da đen được công dân quyền
công dân cua mình”, “Những cuộc nổi dậy như con lốc sẽ tiếp tục rung lắc nền móng
của đất nước”. Lời văn của Martin dõng dạc và đanh thép, thể hiện ý chí quật cường và
quyết tâm cao độ.
Phương pháp đấu tranh là điều quan trọng quyết định chiến thắng của một cuộc đấu
tranh. Martin đã đặt ra cho nguyên tắc đấu tranh vô cùng đúng đắn. Ông nhắc nhở
những chiến hữu tránh xa những “hận thù và cay đắng”, “hành động sai trái”. Để đây
thực sự là cuộc nổi dậy của chính nghĩa, tranh đấu vì hòa bình và tự do thì trước hết,
chính những con người tham gia vào đó phải thực sự là những người ưa chuộng hòa
bình. Martin cũng đề cập đến những người anh em da trắng đang ủng hộ cuộc biểu tình
này và đề cao những con người ấy. Có thể thấy lập luận của Martin rất thông minh,
khéo léo và vô cùng thuyết phục.
Martin đã khơi dậy sức mạnh và lòng quyết tâm hừng hực của những người dân da đen
bằng cách nói như “luôn tiến về phía trước”, “không thể quay lại”. Đây là cuộc chiến
danh dự của những người da đen, phản kháng cho quá khứ, hiện tại và cả tương lai của
họ nên họ sẽ không bao giờ hài lòng khi sự phân biệt chưa chấm dứt. Martin một lần
nữa nhắc lại thực tế xót xa để truyền động lực cho người nghe. Người da đen không thể
thuê phòng nghỉ trên những xa lộ, phải chịu đựng sự tàn bạo của cảnh sát, không có
quyền bầu cử và con cháu của họ sẽ bị tước đi nhân phẩm bởi những tấm bảng “Chỉ
dành cho người da trắng”. Martin thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm với những người
dân da đen đã và đang chịu áp bức. Những câu nói: “Đừng chìm sâu trong tuyệt vọng”,
“các bạn đã trở thành những người tranh đấu kì cựu và sáng tạo” cho thấy niềm tin
tưởng của ông vào các chiến hữu của mình.
Cuối cùng, Martin thể hiện niềm tin cao cả của mình vào “giấc mơ Mỹ”, tin rằng đất
nước sẽ thực sự tự do và bình đẳng như đúng những gì ta vẫn nói về nó. Tác giả đề cập
đến một loạt địa danh như Giosooc-gia, Mi-xi-xi-pi, Niu-He-sơ, A-lơ-ghe-ly,... kết hợp
với điệp khúc “Hãy để tự do ngân vang” để truyền lửa đến nhân dân ở khắp nơi trên
nước Mỹ chứ không chỉ riêng những người có mặt tại Washington ngày hôm đó. Ông
nhấn mạnh rằng mọi người đều là con của Tạo Hóa. Lời kêu gọi của Martin tràn đầy
tình yêu hòa bình. Lời ca trong bài hát của người da đen khép lại bài diễn văn nhưng
mở ra trong tâm hồn con người ý chí khôn nguôi, tinh thần dũng cảm để đấu tranh cho
quyền sống chân chính.
Bài diễn văn của Martin Luther King có lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc, dẫn chứng
thực tế thuyết phục, hòa quyện giữa cảm xúc và lí lẽ. Đây là minh chứng cho những
cống hiến cao cả của Martin trong công cuộc đấu tranh cho bình đẳng, truyền cảm
hứng cho mọi công dân ưa chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

You might also like