You are on page 1of 10

KHOA KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ

TỔ BỘ MÔN QUẢN TRỊ


Tên học phần: Phát triển kỹ năng quản trị Thời gian thi: 45 phút
Lớp thi: NKNQT-01 Hình thức: trắc nghiệm
Số câu hỏi/1 đề thi: 40 câu Số điểm: 0.25 đ/1 câu
Số câu hỏi trong ngân hàng: 51 Câu;
Bao gồm:
Chương 1: 16 câu
Chương 2: 10 câu
Chương 3: 10 câu
Chương 4: 07 câu
Chương 5: 08 câu

Chương 1: 16 câu

# Một người được coi là biết kiểm soát cảm xúc của bản thân khi người đó:
a. Kiềm chế sự bốc đồng, giữ bình tĩnh khi sự việc bất ngờ xảy ra
b. Biết che giấu những cảm xúc khó chịu bên trong
c. Giữ vẻ mặt bình thản trước mọi hoàn cảnh
d. Tự do bộc lộ cảm xúc của mình trong mọi hoàn cảnh
# Nhân cách của một con người được quyết định nhiều nhất bởi yếu tố nào trong
các yếu tố sau đây?
a. Môi trường xã hội
b. Nhu cầu của bản thân
c. Tiền đề sinh học và tư chất di truyền học
d. Thế giới quan cá nhân
# Công cụ phân tích là SWOT cá nhân không bao gồm yếu tố nào sau đây?
a. Nguyên nhân
b. Điểm mạnh
c. Thời cơ
d. Thách thức
# Nghiêm khắc với bản thân cần chú ý đến những vấn đề gì?
a. Bản thân và công việc
b. Bản thân và mục tiên
c. Kế hoạch và công việc
d. Bản thân và kế hoạch
# Vì sao để thành công, mỗi cá nhân cần chú ý xây dựng nhân hiệu của mình?
a. Vì đó chính là cách tạo dựng hình ảnh, uy tín của cá nhân đối với xã hội
1
b. Vì con người cần khẳng định những giá trị, truyền bá những thông điệp của bản
thân mình
c. Vì đó là cách con người dành được sự tôn trọng từ người khác
d. Vì con người cần được thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định bản thân
# Chỉ số nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành công và hạnh phúc của con
người?
a. Chỉ số thông minh cảm xúc (EQ)
b. Chỉ số đam mê (PQ)
c. Chỉ số thông minh xã hội (SQ)
d. Chỉ số thông minh trí tuệ (IQ)
# Các kỹ năng cá nhân được xếp vào loại kỹ năng nào?
a. Kỹ năng mềm
b. Kỹ năng chuyên môn
c. Kỹ năng nghề nghiệp
d. Kỹ năng cứng
# Vì sao con người cần nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
mình?
a. Vì con người chỉ có thể tự tin khi biết được điểm mạnh của bản thân để phát
triển nó và biết điểm yếu của bản thân để khắc phục nó
b. Vì con người cần che dấu những điểm yếu của bản thân và bộc lộ những điểm
mạnh của bản thân
c. Vì con người cần sự tôn trọng từ những người khác
d. Vì con người cần so sánh năng lực của mình với những người xung quanh
# Một người tự tin về bản thân thì sẽ phản ứng như thế nào khi được yêu cầu
trình bày quan điểm của mình?
a. Nói ra những quan điểm của mình và sẵn sàng bảo vệ niềm tin về những gì là
đúng
b. Nghe ngóng các ý kiến xung quanh để hùa theo ý kiến số đông
c. Im lặng trong mọi trường hợp
d. Che giấu cảm xúc, tìm cách lảng tránh câu hỏi trực tiếp
# Xác định một luận điểm đúng nhất trong số các luận điểm dưới đây bàn về tính
cách và trang phục của con người.
a. Những người có phong cách ăn mặc giống nhau nhưng tính cách vẫn có thể
khác nhau
b. Mỗi người có tính cách khác nhau nên phong cách ăn mặc cũng khác nhau
c. Những người không ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng không thể giống nhau
d. Những người có phong cách ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng giống nhau
# Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tổ cốt lõi của sự tự nhận thức?
a. Kỹ năng
b. Giá trị

2
c. Phong cách học
d. Định hướng giao tiếp giữa các cá nhân
# Điều nào sau đây không phải nhu cầu giao tiếp giữa các cá nhân trong nghiên
cứu của Schutz, một giả định cơ bản trong mô hình “mọi người luôn cần nhau”
(People need people)?
a. Nhu cầu cho sự thăng tiến
b. Nhu cầu cho sự kết hợp
c. Nhu cầu cho sự kiểm soát
d. Nhu cầu về sự ảnh hưởng
# Theo quan điểm của Rokech (1973), Giá trị cá nhân bao gồm: Rokeach?
a. Giá trị phương tiện và giá trị mục đích
b. Giá trị phương tiện và giá trị tinh thần
c. Giá trị mục đích và giá trị vật chất
d. Giá trị sống và giá trị vật chất
# Trong một nghiên cứu 1460 của hai nhà quản trị Hoa Kỳ, Schmidt và Posner đã
xác định loại giá trị nào quan trọng nhất ở nơi làm việc?
a. Trách nhiệm và trung thực/chân thành
b. ý thức chấp hành nhiệm vụ
c. Năng lực
d. Lòng khoan dung
# Điều nào sau đây nói đến hai khía cạnh về sự thu thập thông tin trong phong
cách học?
a. Kinh nghiệm cụ thể và lý thuyết, khái niệm trừu tượng
b. Hành động thực tiễn và quan sát có suy nghĩ
c. Tự học, tự nghiên cứu và quan sát thực tiễn
d. Lý thuyết trừu tượng và hành động thực tiễn
# Điều nào sau đây nói đến hai khía cạnh về việc phản hồi thông tin trong phong
cách học?
a. Hành động thực tiễn và quan sát có suy nghĩ
b. Kinh nghiệm cụ thể và lý thuyết, khái niệm trừu tượng
c. Tự học, tự nghiên cứu và quan sát thực tiễn
d. Lý thuyết trừu tượng và hành động thực tiễn
Chương 2: 10 câu
# Công việc nào sau đây là công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp?
a. Nghe điện thoại khi đang họp
b. Mua máy móc mới
c. Thay đổi nhân sự
d. Tham gia một khóa học bồi dưỡng
# Công việc nào sau đây là công việc vừa quan trọng vừa khẩn cấp?
a. Giải quyết khủng hoảng
3
b. Phát triển thị trường
c. Thay đổi công nghệ
d. Thay đổi nhân sự
# Mục tiêu có vai trò như thế nào trong quản lý và sử dụng hiệu quả thời gian?
a. Đưa ra định hướng
b. Đưa ra định vị
c. Đưa ra giải pháp
d. Đưa ra lý do
# Những công việc vừa khẩn cấp, vừa quan trọng thì sẽ ưu tiên như thế nào?
a. Làm ngay
b. Giao cho người khác
c. Sẽ làm, làm kiên quyết
d. Chỉ làm khi có thời gian
# Phương pháp quản lý theo thứ tự ưu tiên của tổng thống Mỹ Dwight D.
Eisenhower không bao gồm cấp độ nào?
a. Rất quan trọng, tương đối khẩn cấp
b. Quan trọng, không khẩn cấp
c. Không quan trọng, khẩn cấp
d. Không quan trọng, không khẩn cấp
# Điều nào sau đây không phải là một trong các nguồn chính gây ra stress?
a. Stress công việc
b. Stress thời gian
c. Stress hoàn cảnh
d. Stress đối đầu
# Các nguồn chính gây ra stress là:
a. Stress thời gian; Stress hoàn cảnh; Stress đối đầu; Stress lường trước
b. Stress thời gian; Stress hoàn cảnh; Stress công việc; Stress môi trường
c. Stress đối đầu; Stress công việc; Stress đối đầu; Stress lường trước
d. Stress đối đầu; Stress công việc; Stress lường trước; Stress hoàn cảnh
# Chiến lược nào sau đây được dùng để hạn chế stress đối đầu?
a. Ủy quyền; Khả năng giao tiếp
b. Quản lý thời gian; Ủy quyền
c. Thiết kế lại công việc
d. Sắp xếp ưu tiên; Hoạch định
# Chiến lược nào sau đây được dùng để hạn chế stress lường trước?
a. Sắp xếp ưu tiên; Hoạch định
b. Ủy quyền; Khả năng giao tiếp
c. Thiết kế lại công việc
d. Quản lý thời gian; Ủy quyền
# Nhận thức nào sau đây là đúng khi nói về stress?
4
a. Stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa những yêu cầu và những nguồn lực
b. Stress bắt nguồn từ những sự kiện xảy ra với chúng ta
c. Nếu ai đó có một công việc nhàn hạ họ sẽ không bị stress
d. Để làm giảm stress chỉ có cách thay đổi hoàn cảnh hoặc uống thuốc
Chương 3: 10 câu

# Làm thế nào để xác định được nguyên nhân của vấn đề?
a. Để xác định được nguyên nhân của vấn đề cần xác định nguyên nhân từ các yếu
tố liên quan và từ các sai lệch; có những nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ;
có những nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp
b. Để xác định được nguyên nhân của vấn đề cần xác định nguyên nhân từ các yếu
tố liên quan
c. Để xác định được nguyên nhân của vấn đề cần xác định nguyên nhân chính,
nguyên nhân phụ; có những nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp
d. Để xác định được nguyên nhân của vấn đề cần xác định nguyên nhân từ các sai
lệch; có những nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ; có những nguyên nhân
trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp.
# Làm thế nào để lựa chọn được giải pháp tối ưu trong giải quyết vấn đề?
a. Lựa chọn phương án nào tùy thuộc vào tính chất của vấn đề; tùy thuộc mục tiêu
của người chọn; đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án; xây dựng một hệ
thống tiêu chí đánh giá các phương án cụ thể; phương án được coi là tối ưu
chính là phương án thỏa mãn được nhiều nhất các tiêu chí được đặt ra
b. Lựa chọn phương án nào tùy thuộc vào tính chất của vấn đề; phương án được
coi là tối ưu chính là phương án thỏa mãn được nhiều nhất các tiêu chí được đặt
ra
c. Đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án; xây dựng một hệ thống tiêu chí
đánh giá các phương án cụ thể; phương án được coi là tối ưu chính là phương án
thỏa mãn được nhiều nhất các tiêu chí được đặt ra
d. Xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá các phương án cụ thể; phương án được
coi là tối ưu chính là phương án thỏa mãn được nhiều nhất các tiêu chí được đặt
ra
# Làm thế nào để xác định được của vấn đề?
a. Xác định là vấn đề của ai, xảy ra khi nào ? Tìm ra những sai lệch, Tìm ra khó
khăn cần giải quyết
b. Xác định được những sai lệch nằm ở đâu
c. Xác định được vấn đề là gì, của ai và xảy ra khi nào
d. Xác định được nguyên nhân nằm ở đâu và có thể thực hiện được những giải
pháp dự kiến nào
# Làm thế nào để xây dựng được các phương án giải quyết vấn đề?

5
a. Thu thập các thông tin; hình thành nhiều phương án khác nhau trong khuôn khổ
những nguồn lực có được; một nguyên nhân dẫn tới vấn đề có thể giải quyết
được bằng nhiều cách khác nhau
b. Hình thành nhiều phương án khác nhau trong khuôn khổ những nguồn lực có
được; một nguyên nhân dẫn tới vấn đề có thể giải quyết được bằng nhiều cách
khác nhau
c. Xác định một nguyên nhân dẫn tới vấn đề có thể giải quyết được bằng nhiều
cách khác nhau
d. Thu thập các thông tin bởi một nguyên nhân dẫn tới vấn đề có thể giải quyết
được bằng nhiều cách khác nhau
# Những khó khăn thường xuất hiện trong giải quyết vấn đề là gì?
a. Về tính cố định chức năng; thông tin không liên quan hoặc gây nhầm lẫn; những
giả định; về thiết chế tâm trí
b. Về thiết chế tâm trí và tầm nhìn của cá nhân
c. Về thông tin không liên quan hoặc gây nhầm lẫn
d. Về hạn chế tầm nhìn của cá nhân
# Quy trình giải quyết vấn đề bao gồm những bước cơ bản nào?
a. Xác định vấn đề; xác định nguyên nhân vấn đề; xây dựng các phương án giải
quyết vấn đề; lựa chọn giải pháp tối ưu; thực hiện giải pháp; đánh giá kết quả
b. Xác định vấn đề; xác định nguyên nhân vấn đề; xây dựng các phương án giải
quyết vấn đề; lựa chọn giải pháp tối ưu; thực hiện giải pháp
c. Xác định vấn đề; xây dựng các phương án giải quyết vấn đề; xác định nguyên
nhân vấn đề; lựa chọn giải pháp tối ưu; thực hiện giải pháp; đánh giá kết quả
d. Xác định vấn đề; xây dựng các phương án giải quyết vấn đề; lựa chọn giải pháp
tối ưu; xác định nguyên nhân vấn đề; thực hiện giải pháp; đánh giá kết quả
# Trong quy trình giải quyết vấn đề, bước nào là bước quan trọng trước tiên? Vì
sao?
a. Bước quan trọng trước tiên là bước xác định vấn đề. Bởi đó là cơ sở để thực
hiện các bước tiếp theo
b. Bước quan trọng trước tiên là bước lựa chọn giải pháp tối ưu. Bởi có phương án
giải quyết tối ưu thì vấn đề mới được giải quyết triệt để
c. Bước quan trọng trước tiên là bước thực hiện giải pháp. Bởi không thực hiện
giải pháp đã lựa chọn thì vấn đề không thể giải quyết
d. Bước quan trọng trước tiên là bước xác định nguyên nhân vấn đề. Bởi có xác
định chính xác nguyên nhân mới có phương án giải quyết phù hợp
# Trình bày khái niệm về vấn đề hoàn thiện.
a. Vấn đề hoàn thiện là việc cần cải thiện để đạt được một mục tiêu đo lường được
b. Vấn đề hoàn thiện là loại vấn đề cần được thực hiện để đạt mục tiêu
c. Vấn đề hoàn thiện là loại vấn đề cần được tiếp tục hoàn thành sản phẩm trong
thực tế
d. Vấn đề hoàn thiện là loại vấn đề giảm thiểu tỉ lệ sản phẩm lỗi trong thực tế

6
# Trình bày khái niệm về vấn đề sai lệch.
a. Vấn đề sai lệch là loại vấn đề xuất hiện trong trường hợp một cá nhân hay tập
thể gặp phải khó khăn cần được tháo gỡ do sự biểu hiện không bình thường
b. Vấn đề sai lệch là loại vấn đề xuất hiện trong tình huống không đúng đắn
c. Vấn đề sai lệch là loại xuất hiện trong trường hợp một cá nhân hay tập thể gặp
phải khó khăn cần được tháo gỡ
d. Vấn đề sai lệch là loại vấn đề được xác định là không đúng chuẩn so với quy
định
# Trình bày khái niệm về vấn đề suy diễn.
a. Vấn đề suy diễn là giả định và có thể sẽ xảy ra nếu tình hình hiện tại thay đổi
b. Vấn đề suy diễn là vấn đề được suy ra trên cơ sở của các vấn đề khác
c. Vấn đề suy diễn là vấn đề sẽ dẫn dắt tới nhiều vấn đề
d. Vấn đề suy diễn là vấn để được dẫn dắt từ một vấn đề khác
Chương 4: 7 câu
# Không phân quyền trong công việc được hiểu như thế nào?
a. Giao việc nhưng không giao quyền, Làm thay công việc của nhân viên
b. Ôm đồm trong công việc
c. Làm thay công việc của nhân viên
d. Giao việc nhưng không giao quyền
# Điều nào sau đây không nói lên sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và nhà quản
lý?
a. Người lãnh đạo ủy quyền, ủy thác công việc cho cấp dưới; nhà quản lý phân
công, giao việc cho nhân viên thuộc phạm vi họ quản lý
b. người lãnh đạo làm công việc đề ra chủ trương, đường hướng; thực hiện công
việc quản lý, nhà quản lý thực hiện công việc tổ chức thực thi theo chủ trương,
đường hướng
c. Người lãnh đạo vì thế là người có khả năng về tầm nhìn và tạo ra tầm nhìn cho
cơ quan, tổ chức; mục tiêu hoạt động của người lãnh đạo là hướng tới tương lai
của tổ chức, còn nhà quản lý thì tập trung cho việc tổ chức thực hiện, tạo ra quy
trình, kỹ thuật, cách thức cho sự quản lý để thực hiện chủ trương và hướng vào
các mục tiêu hiện tại của cơ quan, tổ chức
d. Nhà lãnh đạo là người có khả năng gây cảm hứng và tạo cam kết; thực hiện sự
ảnh hưởng; hướng đến sự đổi mới; tập trung vào sự thay đổi và hướng vào yếu
tố con người. Nhà quản lý luôn xác định các mục tiêu; tập trung cho việc chỉ
đạo và kiểm soát cấp dưới; thực hiện quyền lực hành chính theo cấp bậc; coi
trọng sự phân tích, hướng vào nhiệm vụ và tập trung vào việc duy trì, phát triển
# Điều nào sau đây không phải là yếu tố tạo nên quyền lực trong tổ chức từ đặc
điểm cá nhân?
a. Tính trung tâm và tính quan trọng
b. Kiến thức chuyên môn
c. Sự hấp dẫn cá nhân
7
d. Nỗ lực cá nhân
# Để biến chuyển quyền lực thành ảnh hưởng, sử dụng những chiến lược nào sau
đây?
a. Khen thưởng; Trao đổi; Phân tích
b. Khen thưởng; Phân tích; Phản hồi
c. Trao đổi; Ép buộc; Chuyển biến
d. Trao đổi; Ép buộc; Thủ đoạn
# Một trong những điều kiện quan trọng để sử dụng chiến lược khen thưởng/đe
dọa khi:
a. Các bên không cân xứng về quyền lực, Cam kết thường xuyên của người khác
không đóng vai trò thiết yếu
b. Các bên phụ thuộc lẫn nhau, Có quy luật cụ thể rõ ràng chi phối sự trao đổi của
các cá nhân
c. Có quy luật cụ thể rõ ràng chi phối sự trao đổi của các cá nhân
d. Có đủ thời gian để đạt tới thỏa thuận chung thỏa mãn cả đôi bên
# Một trong những điều kiện quan trong để sử dụng chiến lược phân tích/lý giải
khi:
a. Có sự tin tưởng giữa các cá nhân, các mục tiêu cá nhân được nhìn nhận và cả
đôi bên tôn trọng
b. Các bên phụ thuộc lẫn nhau, có quy luật cụ thể rõ ràng chi phối sự trao đổi của
các cá nhân
c. Có quy luật cụ thể rõ ràng chi phối sự trao đổi của các cá nhân
d. Có đủ thời gian để đạt tới thỏa thuận chung thỏa mãn cả đôi bên
# Để trung hòa chiến lược trao đổi cần:
a. Xem xét bối cảnh của một quà tặng hay một hoạt động ưu đãi nào đấy, đương
đầu với các cá nhân sử dụng chiến thuật leo thang hay thỏa hiệp, từ chối mặc cả
với các cá nhân sử dụng chiến thuật gây sức ép mạnh
b. Sử dụng quyền lực có được để chuyển sự phụ thuộc thành sự phụ thuộc lẫn
nhau, đối mặt trực tiếp với các cá nhân lợi dụng
c. Chống trả tích cực, giải thích các hậu quả xấu của sự phục tùng
d. Bảo vệ quyền lợi của bạn, cương quyết từ chối việc thỏa hiệp với các yêu cầu
Chương 5: 8 câu

# Một tập thể muốn duy trì được sự bền vững thì nó cần:
a. Biết kết hợp hài hòa lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể
b. Yêu cầu các cá nhân hy sinh vì lợi ích tập thể
c. Chú trọng lợi ích của các cá nhân
d. Quan tâm đến lợi ích của đa số cá nhân trong tập thể
# Yếu tố quan trọng nhất để liên kết hoặc chia rẽ các cá nhân trong một tập thể
là:
8
a. Lợi ích
b. Nhu cầu
c. Hứng thú
d. Sở thích
# Phương án nào sau đây không phải là ý nghĩa tích cực của việc phân công trách
nhiệm cá nhân trong khi làm việc nhóm?
a. Giúp từng thành viên nhận thức rõ hơn về lợi ích cá nhân trong khi làm việc
nhóm
b. Giúp các thành viên chủ động trong cách ứng xử với các sự kiện tích cực và tiêu
cực trong quá trình làm việc
c. Giúp các thành viên tập trung hơn vào công việc được giao
d. Giúp thay đổi quan niệm cho rằng trách nhiệm làm việc nhóm là của nhóm
trưởng
# Tìm phương án xác định đúng trình tự các giai đoạn phát triển của nhóm?
a. Giai đoạn hình thành – giai đoạn xung đột – giai đoạn chuẩn hóa – giai đoạn
phát triển
b. Giai đoạn hình thành – giai đoạn hoạt động – giai đoạn xung đột – giai đoạn
chuẩn hóa
c. Giai đoạn hình thành – giai đoạn phát triển – giai đoạn xung đột – giai đoạn
biến động
d. Giai đoạn hình thành – giai đoạn chuẩn hóa – giai đoạn xung đột – giai đoạn
phát triển
# Hành động nào dưới đây sẽ làm giảm tác dụng của hoạt động nhóm trong môi
trường học tập?
a. Dựa dẫm, ỷ lại vào thành quả học tập của người khác trong nhóm
b. Chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp học tập cho nhau
c. Bàn bạc cùng nhau vượt qua khó khăn hướng đến mục tiêu chung của nhóm
d. Hỗ trợ kiến thức cho nhau để giảm áp lực học một mình
# Một thành viên nhóm nên ứng xử thế nào khi không hoàn thành công việc được
giao?
a. Thành khẩn nhận lỗi và tìm mọi cách khắc phục sai sót
b. Đổ lỗi cho thành viên khác trong nhóm
c. Quy trách nhiệm cho nhóm trưởng
d. Tìm gặp cấp trên để giãi bày
# Con người cần hợp tác với nhau, làm việc theo nhóm bởi vì:
a. Làm việc theo nhóm sẽ tập hợp được khả năng của từng người, giúp họ bổ sung,
hỗ trợ lẫn nhau và hạn chế các khiếm khuyết cho nhau
b. Bản năng của con người là muốn tồn tại, làm việc cùng nhau
c. Con người luôn sợ sự cô đơn
d. Con người không thể tồn tại biệt lập hoặc làm việc một mình

9
# Trong giai đoạn xung đột, khi các thành viên trong nhóm phát triển ở các mức
độ khác nhau, nảy sinh những kỳ vọng không thực tế, trong nhóm bắt đầu hình
thành các phe phái, ... thì người lãnh đạo nhóm cần làm gì?
a. Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho phép có
xung đột
b. Loại trừ những thành viên không đồng thuận ra khỏi nhóm
c. Gặp gỡ từng thành viên, thuyết phục tuân theo quan điểm của người lãnh đạo
d. Ngăn chặn những ý kiến bất đồng, thiết lập kỷ luật của nhóm

10

You might also like