You are on page 1of 4

Phân loại RFID Tags (thẻ RFID) dựa trên tần số hoạt động:

RFID Tags (thẻ RFID) có thể được phân loại dựa trên tần số hoạt động, và có ba loại
chính:
RFID tần số thấp (LF - Low Frequency):
 Tần số hoạt động: từ 30KHz đến 300KHz, thông thường hoạt động ở mức sóng
125KHz.
 Phạm vi đọc: khoảng 10cm.
 Ưu điểm: ít bị nhiễu sóng, phù hợp trong kiểm soát và theo dõi sự phát triển của
vật nuôi trong ngành chăn nuôi.
RFID tần số cao (HF - High Frequency):
 Tần số hoạt động: từ 3MHz đến 30MHz, thường hoạt động ở mức sóng
13.56MHz.
 Phạm vi đọc: từ 10cm đến 1m.
 Ưu điểm: ứng dụng rộng rãi trong thanh toán và truyền dữ liệu.
RFID tần số siêu cao (UHF - Ultra High Frequency):
 Tần số hoạt động: từ 300MHz đến 3GHz, thường hoạt động trong khoảng 860 -
960MHz (phải đáp ứng tiêu chuẩn UHF Gen 2).
 Phạm vi đọc: tới 12m.
 Ưu điểm: có tốc độ đọc cao, chi phí sản xuất thấp, phổ biến trong quản lý hàng
hóa và kiểm tra kho, cấu hình thiết bị truyền thông vô tuyến.
Nguyên lý hoạt động RFID(dựa trên tần số):

 Các tag (thẻ RFID) tích cực tự phát ra tần số nhờ pin hoặc tag (thẻ RFID) thụ
động nhận được yêu cầu phản hồi của reader khi nằm trong vùng quét sẽ phát
ra tần số.
 Anten thu sóng vô tuyến của reader (Đầu đọc RFID) sẽ tiếp nhận các thông tin
từ tần số của tag và trả về máy chủ qua đơn vị đo điện tử học. Reader sẽ thực
hiện việc mã hóa/ giải mã và xác thực người dùng.
 Máy chủ xử lý dữ liệu mà các reader thu thập từ các tag và dịch nó giữa mạng
RFID và các hệ thống công nghệ thông tin lớn hơn để thực thi các lệnh quản trị
dữ liệu khác từ yêu cầu của người dùng.

Reader có thể phát hiện ra tag ngay cả khi không nhìn thấy chúng. Một hệ thống RFID
có thể gồm nhiều tag và nhiều reader được kết nối với một trung tâm máy tính.
Tag tích cực có thể được đọc ở khoảng xa 100 feet và tag thụ động có thể được đọc xa
ở khoảng cách 20 feet.

RFID Tags (thẻ RFID) có thể được phân loại dựa trên phương thức giao tiếp
với đầu đọc, và có ba loại chính:
Thẻ RFID chủ động (Active RFID tag):
 Cấu tạo: Thẻ RFID chủ động bao gồm một ăng-ten, mạch vi mạch (microchip
hoặc IC) và nguồn năng lượng riêng (thường là pin) bên trong.
 Nguyên lý hoạt động: Thẻ RFID chủ động tự phát tín hiệu RF và có phạm vi đọc
lớn hơn. Đầu đọc tương tác với thẻ bằng cách thu và phát sóng tín hiệu RF.
 Ưu điểm: Phạm vi đọc rộng, bộ nhớ lớn, phù hợp cho các ứng dụng cần theo dõi
trong phạm vi xa và đòi hỏi tính tương tác cao.
Thẻ RFID thụ động (Passive RFID tag):
 Cấu tạo: Thẻ RFID thụ động bao gồm một ăng-ten và mạch vi mạch (microchip
hoặc IC), nhưng không có nguồn năng lượng riêng. Thẻ lấy năng lượng từ sóng
RF của đầu đọc.
 Nguyên lý hoạt động: Thẻ RFID thụ động phản hồi tín hiệu RF từ đầu đọc bằng
cách sử dụng năng lượng từ sóng RF của đầu đọc. Thẻ không tự phát tín hiệu RF.
 Ưu điểm: Kích thước nhỏ, chi phí thấp, không cần thay pin, phù hợp cho các ứng
dụng đòi hỏi kích thước nhỏ và giá thành thấp.
Thẻ RFID bán chủ động (Battery-Assisted or Semi-Passive RFID):
 Cấu tạo: Thẻ RFID bán chủ động tương tự như thẻ thụ động, nhưng có thêm
nguồn năng lượng điện (thường là pin) để hỗ trợ hoạt động của thẻ.
 Nguyên lý hoạt động: Thẻ RFID bán chủ động sử dụng năng lượng từ pin để
cung cấp cho mạch vi mạch và tăng cường khả năng truyền tín hiệu RF.
 Ưu điểm: Hỗ trợ cảm biến và bộ nhớ, phạm vi đọc trung bình, chi phí thấp hơn so
với thẻ chủ động, và có thể cung cấp một số tính năng tương tự như thẻ chủ động.
Nguyên lý hoạt động RFID(theo nguyên lý đầu đọc)
Một hệ thống RFID cơ bản gồm có 3 thành phần chính là: Tag (thẻ RFID), reader (đầu
đọc RFID) và máy chủ server.
Về chức năng của từng thành phần:
+ Tag (Thẻ RFID) là thiết bị phát ra tín hiệu sóng vô tuyến (chủ động hoặc thụ động) nhờ
con chip siêu nhỏ được gắn bên trong thẻ. Khi sử dụng người dùng sẽ gắn các thẻ này lên
các sản phẩm, hàng hóa cần theo dõi. Mỗi thẻ RFID cũng có một mã số nhất định không
được trùng với nhau.
+ Reader (Đầu đọc RFID) là thiết bị được gắn anten phát và thu sóng vô tuyến phát ra từ
thẻ RFID và một đơn vị đo điện tử học đã được nối mạng với máy chủ. Đầu thu RFID
cho phép phát, thu sóng vô tuyến từ thẻ RFID trong phạm vi từ 0.5 - 30m hoặc xa hơn
(tùy dòng thiết bị). Dữ liệu sau khi thu nhận sẽ được truyền thẳng về hệ thống máy chủ
chứa phần mềm server và lưu giữ ở đó.
+ Máy chủ là địa điểm tiếp nhận dữ liệu của các tag được đầu đọc nhận diện và tiến hành
quá trình xử lý cuối cùng là hiển thị cho người dùng. Tùy theo yêu cầu ứng dụng mà máy
chủ sẽ được cài đặt phần mềm tương ứng.
Hình 1.1:Nguyên lí cơ bản hoạt động của RFID

You might also like