You are on page 1of 10

LÝ THUYẾT

1. Một thông tin có chất lượng về hình thức là như thế nào?
Một thông tin có chất lượng về thời gian là thông tin mang tính
- Kịp thời: có ngay khi người quản trị cần
- Cập nhật: phản ánh đúng thời điểm mà thông tin đó đề cập đến
- Thường xuyên: thông tin càng được đưa ra thường xuyên thì thông tin đó
càng chính xác và chất lượng
- Bao phủ một khoảng thời gian nào đó: chỉ áp dụng trong 1 khoảng thời gian
nhất định
Một thông tin có chất lượng về nội dung là thông tin mang tính
- Chính xác: thông tin ko có sai sót, lỗi
- Liên quan: thông tin phải liên quan đến ngữ cảnh, đến đối tượng cần giải
quyết
- Trọn vẹn: thông tin phải trọn vẹn và đầy đủ, tránh hiểu sai ý nghĩa
- Xúc tích: nên được cô đọng lại theo đúng yêu cầu của người quản trị, không
có thông tin lan man gây nhiễu
- Bao phủ một phạm vi nào đó: phạm vi ảnh hưởng
- Năng lực: thông tin nên có cả tính định tính và định lượng
Một thông tin có chất lượng về hình thức là thông tin có
- Sự rõ ràng: dễ đọc dễ hiểu
- Mang tính chi tiết hoặc tổng quát tùy theo yêu cầu
- Được sắp xếp theo trật tự nhất định nào đó
- Thể hiện thông qua dạng nào đó: ký tự, số, hình ảnh, âm thanh,...
- Lưu trữ trên thiết bị nào đó: bộ nhớ flash, ổ đĩa cứng, tivi, giấy tờ, đĩa CD,
floppy disk (đĩa mềm) băng cát xê, ...
2. Bạn hãy trình bày các lợi ích cơ bản có được khi LIS được xây dựng?
- Giảm thời gian xử lý đơn hàng từ lúc nhận đơn đến lúc giao cho khách
hàng: Khi LIS chưa được xây dựng, chúng ta thường đối mặt với sự đình trệ
của máy móc, con người, quy trình làm việc chưa được tối ưu; thời gian chờ
đợi (giữa các khâu làm việc, lượng thông tin bị thiếu, bị sai, chưa kịp cập
nhật thông tin ở khâu trước). Mục tiêu của LIS là tối ưu luồng thông tin, giảm
độ sai sót, tiếp cận thông tin dễ dàng thuận tiện hơn, từ đó giảm thời gian xử
lý đơn hàng
- Hoạt động nhận hàng và giao hàng sẽ diễn ra một cách dễ dàng: hoạt
động tốn nhiều thời gian nhất trong giao hàng và nhận hàng là kiểm tra hàng
hóa trước khi nhập kho (số lượng, chủng loại, chất lượng...). Áp dụng RFID
có thể giúp tối ưu hóa quy trình này
- Hoạt động vận tải hiệu quả hơn: làm sao để quản lý các ptvt (đúng tuyến,
bảo đảm an toàn ptvt). Các xe thương mại hiện nay phải trang bị hộp đen để
quản lý hành trình của xe (công nghệ định vị), camera giám sát để ghi nhận
hình ảnh bên trong và bên ngoài xe, ghi nhận việc vận hành xe (tốc độ, tiêu
thụ nhiên liệu), gửi dữ liệu về trung tâm điều hành, giúp dễ dàng quản lý và
kiểm soát các ptvt
- Truy vấn thông tin ngay lập tức: dữ liệu của LIS đều được số hóa, vấn đề
quản lý, truy vấn, lưu trữ dễ dàng hơn rất nhiều
- Theo dõi dòng dịch chuyển của hàng hóa: tất cả các công đoạn xử lý
hàng hóa đang đến bộ phận nào thì đều được cập nhật lên hệ thống chung
của cty, chỉ cần truy cập vào hệ thống thì sẽ biết được tình trạng xử lý
3. Bạn hãy cho biết EDI là gì? Email, fax có được gọi là EDI không, tại sao?
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển dữ liệu kinh doanh giữa các ứng dụng
máy tính bằng cách sử dụng một tiêu chuẩn được cả hai bên thống nhất để mô tả dữ
liệu có trong thông báo.
Email, fax không được gọi là EDI. Mặc dù cùng chức năng là được dùng để trao đổi
dữ liệu, nhưng EDI sử dụng 1 tiêu chuẩn dữ liệu và không cần sự can thiệp của con
người trong việc tiếp nhận và xử lý dữ liệu. Ngược lại, đối với email và fax, không
một tiêu chuẩn dữ liệu nào được sử dụng, nên cần có sự can thiệp của con người
trong việc tiếp nhận và xử lý dữ liệu.
4. Nêu các thành phần cần thiết của EDI?
- Thiết bị điện tử: máy tính có khả năng xử lý bình thường
- Phần mềm chuyên dụng để chạy EDI: có thể kể đến như IBM EDI Solution,
ProEDI, PassportXchange, OpenEC Trade Link Software hay Covalentworks
Cloud EDI Solution, là hãng cung cấp dịch vụ EDI đám mây, giúp lưu trữ trên
Internet, không cần lưu trữ cục bộ trên máy tính, ổ cứng… đảm bảo tính tiện
lợi, đi đâu cũng lấy dữ liệu được
- Mạng kết nối
+ Internet: mạng kết nối các máy tính trên quy mô toàn cầu
● CP kết nối rẻ, mức độ phủ sóng rộng khắp, mức độ sẵn có
(cần là có)
● Dùng chung nên chậm, dễ bị ăn cắp thông tin
+ VAN (mạng giá trị gia tăng): mạng riêng do các đơn vị có nhu cầu tự
thiết kế cho họ hoặc thuê bao 1 đường truyền riêng từ nhà cung cấp
mạng
● Bảo mật được tăng cường tốt, đường truyền ổn định
● CP cao, mức độ phủ sóng hẹp, phải lắp đặt riêng
- Tiêu chuẩn dữ liệu EDI: có thể sử dụng tiêu chuẩn đã được xây dựng sẵn
hoặc tự xây dựng tiêu chuẩn riêng phù hợp với DN của mình
- Tiêu chuẩn thông điệp: Kỹ thuật EDI có thể sử dụng định dạng tiêu chuẩn hóa
như EDI và XML
5. Để có thể hiểu được nội dung của một message EDI thì người ta cần có gì?
Để có thể hiểu được nội dung của một message EDI, cần có EDI Guideline. EDI
Guideline là một khung hướng dẫn cho các định dạng dữ liệu thống nhất dùng để tạo
những phiên bản điện tử đọc được bằng máy tính thay thế cho tài liệu giấy truyền
thống.
6. Những lợi ích có được khi doanh nghiệp ứng dụng EDI?
- Giảm rủi ro sai sót về nhập liệu: do giảm bớt sự tham gia của con người
trong việc xử lý và truyền dữ liệu
- Cập nhật thông tin nhanh hơn
- Tiết kiệm CP và gia tăng hiệu quả hoạt động: máy tính thay thế sức lao
động con người, xử lý năng suất hơn => hiệu quả cao hơn
- Gia tăng sự tương tác giữa các bên: trao đổi dữ liệu nhanh và đơn giản
hơn => có xu hướng trao đổi dữ liệu nhiều hơn
- Thay đổi quy trình làm việc của DN: máy tính xử lý => ko cần phải quá
phân biệt nhân viên bộ phận nào, quy trình làm việc đơn giản hóa, cải tiến
- Dễ dàng chia sẻ thông tin trong nội bộ DN: do thông tin được lưu trữ dưới
dạng điện tử
7. Để có thể sử dụng RFID cần có những thành phần gì?
Các thành phần của hệ thống RFID
- RFID tag: thiết bị dùng để lưu trữ mã nhận dạng
+ Chip nhớ flash: lưu trữ mã nhận dạng của đối tượng
+ Pin: thiết bị điện tử nên cần năng lượng để hoạt động, nhưng có một số
loại không cần
+ Anten thu phát sóng: dựa trên công nghệ sóng radio để hoạt động
+ Chip xử lý: thành phần cần thiết để thiết bị điện tử hoạt động được
- RFID reader/writer: thiết bị đọc/ghi, có thể tích hợp 2 chức năng trong cùng 1
thiết bị
+ Reader phát ra sóng radio
● Tạo môi trường để reader và tag tương tác với nhau truyền dữ liệu
● Môi trường truyền dẫn năng lượng
+ Reader truyền dữ liệu đọc được từ tag về máy tính => kết nối hệ thống
quản lý dữ liệu về hàng hóa. Reader như input của máy tính, máy tính truy
cập dữ liệu đã được liên kết với mã nhận dạng trước đó để xuất ra thông
tin về đối tượng

8. Bạn hãy cho biết các dạng cơ bản của RFID tag (transponder) thường hay sử
dụng.
- Phân loại theo hình thức
+ Disk/Coins
+ Glass Transponder: kích thước nhỏ gọn, dùng để tiêm vào trong cơ
thể động vật, không rỉ sét, không gây hại cho người hay động vật, giá
thành cao
+ Smart label: mỏng, thay thế nhãn dán thông thường, thường dùng để
dán lên bề mặt sản phẩm
- Phân loại theo khoảng cách đọc
+ Rất gần (1cm): dùng để nhận dạng đơn lẻ (tính tiền, nếu quét được
với khoảng cách xa quá thì dễ quét lộn qua hàng của người khác),
yêu cầu an toàn dữ liệu, bảo mật cao (thẻ ra vào chung cư chỉ quét
được khi đưa lại gần)
+ Trung bình (dưới 1m)
+ Khoảng cách xa (trên 1m): dùng trong nhận dạng hàng loạt (kiểm
đếm hàng hóa trong kho hàng), xác định vị trí (container, hàng hóa)
- Phân loại theo tần số hoạt động: từ 135 kHz đến 5,8 GHz
- Phân loại theo bộ nhớ: từ 256 bytes đến 64 KBytes
- Phân loại dựa vào cách thức hoạt động
+ Passive: cấu tạo không có pin đi kèm, bình thường sẽ ở trạng thái
ngủ. Khi thiết bị reader đến gần và phát ra sóng radio mang năng
lượng thì transponder sẽ lấy năng lượng từ sóng radio và hoạt động,
phần năng lượng còn lại sẽ dùng để phát sóng radio ngược lại cho
thiết bị reader. Chỉ có 3 thành phần => cấu tạo đơn giản nhỏ gọn hơn
rất nhiều => giá thành rẻ hơn; thời gian hoạt động ít hơn => bền hơn.
Trong thực tế, passive được sử dụng nhiều hơn do chi phí rẻ, ko cần
thay pin, vẫn hoạt động rất tốt trong khoảng cách dưới 10m.
+ Active: luôn phát ra sóng radio, khi sóng radio của transponder gặp
sóng radio của reader thì truyền dữ liệu cho nhau. Sử dụng pin => ổn
định trong việc truyền dữ liệu và sóng sẽ đi xa hơn
+ Semi-passive: kết hợp từ Passive và Active, có nguồn pin riêng
nhưng bình thường vẫn ở trạng thái ngủ không hoạt động. Trong thực
tế ít người sử dụng do chi phí cao
9. Bạn hãy cho biết tần số hoạt động, khả năng lưu trữ và khoảng cách đọc của
hệ thống RFID.
- Khoảng cách đọc
+ Rất gần (1cm): dùng để nhận dạng đơn lẻ (tính tiền, nếu quét được
với khoảng cách xa quá thì dễ quét lộn qua hàng của người khác),
yêu cầu an toàn dữ liệu, bảo mật cao (thẻ ra vào chung cư chỉ quét
được khi đưa lại gần)
+ Trung bình (dưới 1m)
+ Khoảng cách xa (trên 1m): dùng trong nhận dạng hàng loạt (kiểm
đếm hàng hóa trong kho hàng), xác định vị trí (container, hàng hóa)
- Tần số hoạt động: từ 135 kHz đến 5,8 GHz
- Khả năng lưu trữ: từ 256 bytes đến 64 KBytes
10. Hãy cho biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của active và passive
transponder.
- Passive: cấu tạo không có pin đi kèm, bình thường sẽ ở trạng thái ngủ. Khi
thiết bị reader đến gần và phát ra sóng radio mang năng lượng thì
transponder sẽ lấy năng lượng từ sóng radio và hoạt động, phần năng lượng
còn lại sẽ dùng để phát sóng radio ngược lại cho thiết bị reader. Chỉ có 3
thành phần => cấu tạo đơn giản nhỏ gọn hơn rất nhiều => giá thành rẻ hơn;
thời gian hoạt động ít hơn => bền hơn. Trong thực tế, passive được sử dụng
nhiều hơn do chi phí rẻ, ko cần thay pin, vẫn hoạt động rất tốt trong khoảng
cách dưới 10m.
- Active: cấu tạo đầy đủ 4 thành phần, luôn phát ra sóng radio, khi sóng radio
của transponder gặp sóng radio của reader thì truyền dữ liệu cho nhau. Sử
dụng pin => ổn định trong việc truyền dữ liệu và sóng sẽ đi xa hơn
11. Khoảng cách giữa các transponder phụ thuộc vào yếu tố gì?
- Mức độ an ninh cao, độ nhận dạng chính xác, riêng lẻ: chọn khoảng cách
gần.
- Khoảng cách của transponder: không được quá gần nếu không sẽ khó khăn
trong việc nhận dạng riêng lẻ
- Tốc độ di chuyển quá nhanh: dãn cách khoảng cách transponder
12. Khi lựa chọn tần số RFID, vấn đề về môi trường hoạt động ảnh hưởng như thế
nào?
- Yêu cầu tốc độ trao đổi dữ liệu càng nhanh, lớn thì nên chọn tần số càng cao
- Trong môi trường có tỷ lệ hấp thụ sóng cao (những nơi có nhiều vật cản, môi
trường nước, kim loại): lựa chọn hệ thống có tần số thấp để có khả năng
xuyên vật cản
- Môi trường có nhiều sự can nhiễu của từ tính, từ trường (thiết bị điện tử, cơ
khí): nên sử dụng tần số cao
13. RFID có nhiều tính năng vượt trội hơn Barcode truyền thống (tính năng vượt
trội là gì?), với các tính năng vượt trội như thế thì doanh nghiệp có thể thay
thế hoàn toàn Barcode bằng RFID không? Vì sao (giải thích)?
BARCODE RFID

Hiệu suất đọc thẻ Đọc từng thẻ một, một Có thể đọc liên tục và đồng
lần một thẻ thời nhiều thẻ cùng một lúc

Khoảng cách đọc Ngắn, đọc ổn định ở Passive: <15m, Active:


khoảng cách dưới 30cm 100-150m

Tốc độ đọc thẻ Chậm Nhanh

Khả năng đọc xuyên Không đọc được. Cần Đọc được
qua lớp chắn soi trực diện

Chi phí Rẻ Đắt

Tính năng Chỉ đọc Đọc và ghi dữ liệu

Việc triển khai Đơn giản, ít tốn thời gian Phức tạp, tốn nhiều thời gian

Khả năng lưu trữ Lưu trữ ít thông tin Lưu trữ được nhiều thông tin
Hiện nay, các doanh nghiệp đang dần chuyển sang sử dụng RFID thay cho barcode,
dẫn đầu là các ông lớn trong ngành bán lẻ như Amazon, Walmart,... Tuy nhiên, bởi vì
chi phí của RFID khá cao và việc triển khai cũng phức tạp và cần thời gian nên các
doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa có thể áp dụng, nhưng trong tương lai thì việc
sử dụng RFID sẽ nhanh chóng phổ biến.
14. NFC là gì? Hãy nêu những ưu điểm nổi bật nhất của NFC so với RFID.
NFC là công nghệ không dây tầm ngắn cho phép giao tiếp giữa các đối tượng có hỗ
trợ NFC trong khoảng cách dưới 20cm. NFC được phát triển trên nền tảng của
RFID, có thể coi là 1 biến thể của RFID. Dữ liệu của NFC đã được chuẩn hóa, được
sử dụng rộng rãi hơn rất nhiều (điện thoại, thiết bị gia dụng để báo mã chẩn đoán lỗi)
Ưu điểm nổi bật của NFC so với RFID
- Tính trực quan: kết nối dễ dàng, 1 chạm đơn giản
- Tính đa năng: được sử dụng trong nhiều mục đích, nhiều trường hợp
- Tiêu chuẩn hóa: NSX nào muốn tích hợp NFC phải thỏa mãn sự chuẩn hóa
đó => dễ tương tác với nhau
- Công nghệ mở: không ai giữ bản quyền, NSX tích hợp thoải mái
- Kích hoạt những tính năng: do lưu trữ được mệnh lệnh
- Đảm bảo tính bảo mật, an ninh: khoảng cách đọc ngắn
- Tương thích ngược: thẻ xe, thẻ mở khóa cửa
- Gia tăng sự bảo mật: có thể kết hợp với các công nghệ bảo mật khác
15. Hãy phân tích đặc tính “ERP được thiết kế theo hướng module và mở”.
- Thiết kế theo hướng module:
+ Làm việc ở bộ phận nào thì sử dụng module đó
+ Những module có thể thêm vào hoặc bớt ra mà vẫn không ảnh hưởng
đến hoạt động của hệ thống
- Thiết kế theo hướng mở: dễ dàng chấp nhận phần mềm bên thứ 3, không bắt
buộc phải sử dụng những module do ERP viết ra
16. Hãy phân tích tại sao ERP có đặc tính “Best business practice”.
Những người có trách nhiệm xây dựng hệ thống ERP sẽ đi đến các DN để học hỏi
tích lũy kiến thức kinh nghiệm để chọn lọc và xây dựng nên hệ thống ERP. Do đó, hệ
thống ERP được xây dựng dựa trên những quy trình chuẩn của những DN có nhiều
kinh nghiệm. Khi các DN khác áp dụng ERP, có thể thừa hưởng được kinh nghiệm
từ những DN dẫn đầu.
17. Hãy phân tích ưu và nhược điểm khi doanh nghiệp tự thực hiện việc ứng dụng
ERP và đi thuê ngoài việc ứng dụng đó.
- Thuê ngoài: không rành về công nghệ, thuê bên thứ 3 rành về công nghệ để
quản lý giúp; nhưng bên thứ 3 có thể không hiểu rõ quy trình của DN, phải
tiếp cận CSDL của DN dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin rất cao; ảnh hưởng
đến quy trình làm việc của DN hoặc tâm lý tinh thần của người làm việc trong
DN
- Tự làm: phù hợp với nhu cầu của DN nhất; phải có riêng bộ phận chuyên
nghiệp để hỗ trợ quá trình xây dựng hệ thống, tăng chi phí cho DN, sau khi
hệ thống ERP phát triển xong thì giải quyết bộ phận đó ntn?
18. Khi doanh nghiệp muốn ứng dụng ERP, doanh nghiệp nên phân tích những
yếu tố gì trước khi quyết định có nên ứng dụng ERP hay không?
- Công nghệ: tập trung CSDL lại 1 chỗ, vẫn có giải pháp khác giúp tập trung dữ
liệu như xây dựng 1 website hay 1 app riêng cho DN. Tuy nhiên chỉ mang
tính chất đối phó tạm thời, ko có những quy trình chuẩn của ERP
- Cải thiện quy trình làm việc: tự thay đổi quy trình làm việc của DN xem thử có
sự cải thiện hay không, đạt được kỳ vọng của DN hay ko, nếu có thì tiếp tục
xem xét có cần đầu tư ERP hay ko
- Ước lượng hiệu quả ERP mang lại: xem xem đầu tư thì đem lại hiệu quả
xứng đáng với những gì bỏ ra hay ko
- Xem xét chiến lược của DN có phù hợp với hệ thống ERP hay không
19. GPS là gì? Để GPS sử dụng được thì cần điều kiện gì?
- GPS là hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ, là tiện ích cung cấp cho người
dùng những dịch vụ về định vị, điều hướng và đồng bộ về thời gian.
- Để GPS sử dụng được, cần có
+ SPACE SEGMENT - VỆ TINH
● 24 vệ tinh tất cả, quay quanh quỹ đạo 12h (mất 12h để quay 1 vòng TĐ)
● Độ cao 12000 dặm
● Có đồng hồ nguyên tử, độ chính xác lên đến 1 phần triệu giây
+ CONTROL SEGMENT
● Thành phần điều khiển hệ thống GPS, chỉnh lại quỹ đạo bay
+ USER SEGMENT
● Thiết bị người dùng cuối
● Có tích hợp chip GPS ở trong đó
● Tương tác với vệ tinh để biết được vị trí
- Cách thức hoạt động:
+ 1 điểm phải tương tác tối thiểu 3 vệ tinh.
+ Áp dụng phương pháp tam giác: để biết được vị trí 1 điểm thì cần biết
được khoảng cách của nó với 3 điểm khác.
BÀI TẬP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
20. Trong hoạt động của cảng, nhân viên giao nhận muốn nhận container từ cảng
thì cần phải có được phiếu EIR (phiếu này do phòng Thương vụ phát hành).
Trước tiên, nhân viên giao nhận sẽ làm việc với phòng thương vụ làm hết các
thủ tục để được cấp phiếu EIR, sau đó, nhân viên giao nhận sẽ đem phiếu EIR
xuống bãi để nhân viên lái cẩu tìm container. Nhân viên lái cẩu phải liên hệ
nhân viên điều độ bãi để biết container đang nằm vị trí nào qua bộ đàm. Khi
xác định vị trí, nhân viên lái cẩu sẽ gấp lên xe khách hàng, tiếp đó, nhân viên
lái cẩu giữ lại 1 bản sao của EIR và ký tên lên phiếu EIR để xác nhận là đã hoàn
thành nhiệm vụ. Cuối ca làm việc, nhân viên lái cẩu sẽ gom các phiếu này lại,
chuyển về phòng thương vụ để phòng này biết được container có giao thực
sự chưa. Bạn hãy đề xuất một giải pháp để tăng hiệu quả của hoạt động giao
container của cảng.
EDI + ERP
21. Công ty TNHH MTV Thức Ăn Chăn Nuôi Gà Chạy Vườn mới thành lập vào
tháng 03/2020, công ty có nhiều đối tác mua hàng tại Quận 1, TP.HCM. Anh
Dũng (chủ doanh nghiệp) dự định đầu tư nhà kho chứa hàng tại khu công
nghiệp Tân Phú Trung (Huyện Củ Chi, TP.HCM). Anh/Chị hãy cho biết: Hệ thống
nào cần để hỗ trợ hiệu quả công việc vận hành nhà kho chứa hàng của công ty
TNHH MTV Thức Ăn Chăn Nuôi Gà Chạy Vườn? Vì sao hệ thống đó nên được
công ty của Anh Dũng áp dụng? Ngoài công ty nêu trên, với hiểu biết của
anh/chị, anh/chị hãy kể tên thêm tối thiểu tên đầy đủ một công ty đang áp dụng
hệ thống đó?
Với tình huống của công ty anh Dũng vì là công ty mới thành lập chưa có nhiều kinh
nghiệm và có hai vấn đề cần tập trung là quản trị khách hàng và quản trị vận hành.
Theo hướng thủ công, anh Dũng cần phải lưu trữ hồ sơ khách hàng cũng như là các
dịch vụ phân tích thông tin khách hàng (lịch sử mua hàng, xu hướng,..). Thứ hai, anh
Dũng cần quản trị hoạt động vận hành sản xuất, đồng thời là hoạt động chuỗi cung
ứng để có thể dự báo được lượng hàng tồn kho, năng suất hoạt động của kho một
cách tốt nhất.
Để quản trị được doanh nghiệp một cách toàn diện thì công ty của anh Dũng có thể
áp dụng hệ thống ERP. Đây là một hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp đầy đủ
các lĩnh vực khác nhau, dùng chung một CSDL, một phần mềm duy nhất nên anh
Dũng có thể dễ dàng theo dõi các hoạt động đang diễn ra dù đối tác tại Quận 1 và
nhà kho ở Củ Chi.
Hiện nay, những công ty lớn dùng hệ thống ERP tại Việt Nam, trong đó có một số tập
đoàn lớn như VinGroup, Vietinbank, Novaland, BAYA,...
22. Công ty ABC đang gặp khó khăn khi tiếp nhận các đơn hàng từ khách hàng.
Phương thức đặt hàng truyền thống đã không đáp ứng kịp nhu cầu của khách
hàng. Theo đó, mỗi nhân viên kinh doanh sẽ đến khách hàng của mình và ghi
nhận lại thông tin về đơn đặt hàng. Nhân viên kinh doanh sẽ tập hợp lại các
đơn hàng trong ngày từ nhiều khách hàng khác nhau và gửi về công ty. Lúc
này, công ty mới tiến hành giao hàng cho khách hàng. Phương thức này làm
cho khách hàng phải chờ đợi gây thiệt hại cho họ vì thời gian xử lý đơn hàng
quá lâu (chờ nhân viên kinh doanh đến và chờ công ty xử lý đơn hàng). Với
góc độ là người làm dịch vụ Logistic phụ trách về quản lý đơn hàng, bạn hãy
đề xuất một giải pháp để công ty có thể cải thiện tình trạng trên (Giả sử vấn đề
tài chính đều có thể đáp ứng được nhưng phải ở mức độ hợp lý).
EDI
23. Kho hàng công ty ABC đang áp dụng phương thức lấy hàng zone picking do
kho hàng có diện tích quá rộng lớn, Tức là kho hàng sẽ chia mặt bằng ra thành
nhiều khu vực, Mỗi khu vực sẽ chứa một số mặt hàng nào đó và sẽ được một
nhân viên lấy hàng phụ trách. Hiện tại kho hàng đang quản lý bằng thủ công,
Khi có đơn hàng từ khách hàng, một nhân viên kho hàng sẽ ngồi tổng hợp và
phân chia đơn hàng lớn thành nhiều picking list dành riêng cho một nhân viên
lấy hàng tương ứng với khu vực mình phụ trách. Khi lấy hàng xong, hàng sẽ
được tập hợp về khu vực soạn hàng, lúc này một nhân viên khác sẽ soạn hàng
theo yêu cầu từng khách hàng. Kế tiếp, một nhân viên khác sẽ kiểm tra lại xem
nhận hàng nhân viên vừa rồi sao không có đúng theo đơn hàng của khách
hàng hay không. Quy trình lấy hàng thủ công như vậy tốn rất nhiều thời gian
và nhân lực. Bạn hãy đề xuất một giải pháp để cải thiện hoạt động trên của kho
hàng.
RFID nhận dạng vị trí của hàng hóa
24. Kho hàng của chi nhánh công ty ABC đang gặp khó khăn trong vấn đề kiểm
đếm hàng trong kho. Mỗi khi có đợt kiểm kê kho hàng, các nhân viên kho chia
nhau ra và đi kiểm đếm từng thùng hàng (giả sử trong kho chỉ có thùng
nguyên). Sau đó, các nhân viên này sẽ tổng hợp lại số liệu và đối chiếu với số
liệu trong hệ thống quản lý kho hàng ở công ty mẹ xem có khớp nhau không.
Hình thức kiểm đếm này làm cho kho hàng tốn rất nhiều nhân viên (kiểm đếm
và nhập liệu vào hệ thống quản lý kho hàng) và thời gian. Bạn hãy đề xuất một
giải pháp để kho hàng có thể giảm được số lượng nhân viên và thời gian khi
thực hiện công việc kiểm đếm hàng như trên .
RFID (nhận dạng hàng loạt)
Doanh nghiệp nên sử dụng công nghệ RFID. Mỗi thùng hàng sẽ được gắn từng
transponder, trong đó có lưu trữ mã nhận dạng của từng loại hàng được đựng trong
thùng. Nhân viên sẽ được trang bị một thiết bị reader cầm tay. Nhân viên sẽ đi dọc
theo các lối đi của kho hàng và tiến hành quét. Sau khi quét, dữ liệu sẽ được trả về
hệ thống trên máy tính. Có thể tham khảo bảng sau

Mã nhận dạng Tên hàng Số lượng ở công ty mẹ Số lượng (thùng)

Cột mã nhận dạng sẽ được nhận dữ liệu từ reader, cột tên hàng và cột số lượng ở
công ty mẹ sẽ hiện ra dựa vào mã nhận dạng, cột số lượng sẽ được đếm tự động
mỗi khi mã nhận dạng đó xuất hiện một lần nữa. Sau cùng, chỉ cần so sánh 2 cột
cuối của bảng với nhau thì sẽ biết được hàng hóa của kho có đúng hay không.
25. Siêu thị ABC đang gặp khó khăn khi tính tiền đối với những mặt hàng tươi
sống như rau, củ, quả, thịt, cá,...những mặt hàng được mua theo nhu cầu của
từng khách hàng nên không thể đoán trước theo một khối lượng cụ thể nào
đó. Các mặt hàng sau khi được mua thì được 1 nhân viên cân khối lượng hàng
đó. Siêu thị sẽ tính tiền bằng cách lấy khối lượng nhân với đơn giá từng mặt
hàng. Một khó khăn nữa là nơi tính tiền và nơi bán mặt hàng này không nằm
cùng một chỗ nên rất khó để thực hiện nhanh và tiện lợi vì những dự luật tính
tiền không có nằm trong hệ thống và nơi cân hàng không biết khách hàng nào
mua gói hàng đó họ chỉ biết là gói hàng đó là gì và nặng bao nhiêu mà thôi.
Hãy đề xuất tổng giải pháp để giúp siêu thị giải quyết vấn đề trên.
Siêu thị nên áp dụng barcode để giải quyết vấn đề trên
Thiết kế những quầy cân hàng tại khu vực mặt hàng tươi sống. Siêu thị sẽ tạo
những barcode riêng đối với từng loại mặt hàng và để ở khu vực cân hàng. Khi
khách hàng mang hàng đến, nhân viên sẽ xem xét xem mặt hàng đó thuộc loại hàng
gì, sau đó quét mã tương ứng. Sau khi nhân viên quét mã, trên máy tính sẽ hiển thị
thông tin về hàng hóa đó. Tiếp đến, nhân viên tiến hành cân hàng hóa, kết quả cân
nặng sẽ được trả về máy tính. Có thể tham khảo bảng mẫu sau
Mã số Tên hàng hóa Đơn giá Khuyến mãi Khối Thành tiền
hàng hóa lượng

Cột mã số sẽ được lấy từ kết quả của việc quét barcode, sau khi quét sẽ hiện ra
thông tin về hàng hóa như tên hàng, đơn giá, khuyến mãi. Cột khối lượng sẽ lấy dữ
liệu từ cân điện tử. Cột thành tiền sẽ là hàm công thức được tính từ cột đơn giá,
khuyến mãi và khối lượng.
Sau đó, lấy các dữ liệu vừa có được, mã hóa thành một barcode khác, in ra và dán
lên món hàng của khách hàng. Khách hàng mang hàng ra quầy thu ngân, thu ngân
sẽ tiến hành quét mã barcode được dán lên hàng hóa đó, sẽ tự động hiện lên thông
tin về giá thành.

Để biết được khách hàng nào đã mua món hàng đó, siêu thị có thể cấp cho khách
hàng thẻ thành viên, trên đó có barcode lưu trữ mã nhận dạng khách hàng. Lúc
thanh toán, nhân viên sẽ quét barcode trên thẻ thành viên, trả về hệ thống theo bảng
mẫu sau
Mã số Tên khách Thông tin Tên mặt Số lượng/ Thành tiền
khách hàng hàng khách hàng hàng khối lượng

Như vậy, vấn đề của siêu thị đã được giải quyết.


26. Công ty XYZ đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát các hoạt động bán hàng
về hệ thống cửa hàng của công ty là rất nhiều và trải rộng khắp lãnh thổ Việt
Nam. Nếu kiểm soát không tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung toàn
công ty. Nhân viên sẽ không thể biết số lượng hàng tồn còn trong kho của
công ty là bao nhiêu? Có trường hợp nhân viên vẫn bán hàng mặc dù trong
kho không còn hàng. Công ty cũng gặp khó khăn trong việc điều hàng từ chi
nhánh này sang chi nhánh khác do không biết từng chi nhánh đang tồn kho
thế nào. Do khoảng cách địa lý xa, doanh số bán hàng của từng nhân viên,
từng cửa hàng được tập hợp lại và gửi về công ty hàng tuần, do đó quản lý rất
khó biết được tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp mình thế nào.
Giám đốc công ty mong muốn làm sao để có thể quản lý hoạt động bán hàng
của các cửa hàng hiệu quả nhất, thông tin được cập nhật liên tục. Dưới góc độ
là người làm dịch vụ Logistics, hãy đề xuất một giải pháp để giúp vị giám đốc
trên.
Doanh nghiệp nên áp dụng hệ thống ERP với các module sau
- HRM: Quản lý nguồn nhân lực: Quản lý thông tin nhân viên, tính toán tiền
lương, kiểm soát KPI từng nhân viên, lên kế hoạch đào tạo nhân viên. Từ đó,
vấn đề khoảng cách địa lý xa, doanh số bán hàng của từng nhân viên, từng
cửa hàng được tập hợp lại và gửi về công ty hàng tuần sẽ không còn nữa,
doanh nghiệp có thể theo dõi doanh số theo từng ngày hoặc bất cứ khi nào
họ muốn do mọi hoạt động sẽ được liên tục cập nhật trên dữ liệu chung.
- CRM: Quản lý khách hàng: Quản lý hồ sơ, cung cấp công cụ hỗ trợ tư vấn,
chăm sóc khách hàng, lưu trữ lịch sử mua sắm của khách hàng, đề xuất sản
phẩm
- MRP: Hoạt động SX: Lên kế hoạch SX, phân chia công việc, lập lịch SX, theo
dõi hàng tồn kho, từ đó tránh trường hợp nhân viên vẫn bán hàng mặc dù
trong kho không còn hàng, điều hàng từ chi nhánh này sang chi nhánh khác
cũng dễ dàng hơn
- SCM: Quản trị chuỗi cung ứng: Hồ sơ NCC, tiến độ mua hàng, KPI để đánh
giá NCC, gợi ý NCC phù hợp
- FRM: Tài chính: Quản lý dòng tiền ra vào của DN, xem xem quyết định mua
hàng hay sản xuất có khả năng thực hiện được hay không

You might also like