You are on page 1of 2

PHIẾU BÀI TẬP CHƯƠNG SỐ 1: MỞ ĐẦU

Bài tập 1.1: Đổi đơn vị sau:


1 MN = ………. daN; 1 Pa = ………. daN/cm2;
1 kN/m = ………. N/cm; 1 bar = ………… daN/cm 2;
1 kN/m3 = ………. daN/cm3; 1 bar = ……………Pa.

Bài tập 1.2: Tính phản lực liên kết của các kết cấu sau:
PHIẾU CÂU HỎI ÔN TẬP SỐ 01

1.1. Trình bày các nhiệm vụ cơ bản của môn học Cơ học vật liệu cơ khí.
1.2. Vật thể thanh là gì? Mặt cắt ngang thanh là gì? Trục thanh là gì? Thế nào là thanh
thẳng, thế nào là thanh cong?
1.3. Vật thể tấm (vỏ) là gì? Phân biệt tấm và vỏ?
1.4. Vật thể khối là gì?
1.5. Trình bày khái niệm sơ đồ tính.
1.6. Trong môn học Cơ học vật liệu cơ khí, yếu tố tải bao gồm những gì? Ngoại lực là gì?
Thế nào là ngoại lực mặt? Ngoại lực thể tích?
1.7. Liên kết là gì? Trình bày các loại liên kết thường gặp và các thành phần phản lực liên
kết tương ứng? Phương pháp tính toán phản lực liên kết?
1.8. Chuyển vị đường là gì? Chuyển vị góc là gì? Các thành phần chuyển vị đường và ký
hiệu của chúng?
1.9. Biến dạng dài tuyệt đối là gì? Biến dạng dài tương đối là gì? Góc trượt là gì? Các
thành phần biến dạng đường, biến dạng góc?
1.10. Nội lực là gì? Phương pháp tính toán xác định nội lực? Ứng suất là gì? Ứng suất trung
bình? Ứng suất toàn phần? Ứng suất pháp? Ứng suất tiếp?
1.11. Các thành phần nội lực thu gọn trên mặt cắt ngang của thanh? Phương pháp mặt cắt
tính toán nội lực trên mặt cắt ngang thanh? Hiệu ứng gây biến dạng của từng thành
phần nội lực trên mặt cắt ngang thanh?
1.12. Quan hệ giữa các thành phần nội lực thu gọn và các thành phần ứng suất trên mặt cắt
ngang của thanh?
1.13. Phương pháp nghiên cứu của môn học Cơ học vật liệu cơ khí dựa trên các nhóm
phương trình nào? Mô tả các phương trình đó?
1.14. Hãy mô tả ba bài toán cơ bản của Cơ học vật liệu cơ khí?
1.15. Khái niệm kết cấu tĩnh định? Kết cấu siêu tĩnh? Phương hướng giải bài toán siêu tĩnh?
1.16. Hãy mô tả các giả thiết của môn học Cơ học vật liệu cơ khí?

You might also like