You are on page 1of 5

THUẬT CHÂM CỨU THƯỢNG THỪA THẾ NHÂN ÍT AI SỞ HỮU -

CHÂM MỘT KIM BỆNH LIỀN KHỎI


Duyên Vạn Cổ xin kính chào quý vị và các bạn. Trong chuyên mục khám phá bí
ẩn ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn luận về thuật châm cứu thần kỳ của
Đông Y mà y học Tây phương không thể lý giải được. Có lẽ sau khi xem sau
video này, các bạn sẽ cảm thấy thật tự hào vì đã được sống trong một nền văn
hoá uyên thâm đến như vậy

Ngày nay nhắc tới đông y rất nhiều người có lối nghĩ không đúng đắn, họ cho
rằng hiệu quả trị bệnh của Đông Y chậm hơn so với Tây Y. Nên nhớ rằng, Đông
y học cổ đại có niên đại lâu đời, có nội hàm thâm sâu chứ không chỉ là bề mặt
và đã có rất nhiều những câu chuyện được ghi chép hết sức chân thật về:
“Nhất châm tức sái - tức là châm một kim vào liền khỏi bệnh. Nghe thì thật
khó tin nhưng đã có những ghi chép hết sức chân thật đằng sau câu thành
ngữ này:

Đạo sĩ Lũng Châu châm cứu xua đuổi ma quỷ


Sách “Tây trai thoại ký” có ghi chép, Lũng Châu, Thiểm Tây có một vị Đạo sĩ,
tên là Tăng Nhược Hư. Ông biết y thuật, có thể trị chữa bệnh, thuật châm cứu
của ông càng xuất Thần nhập hóa. Ở địa phương có một quả phj bị bệnh nặng,
trông có vẻ là đã chết rồi, nhưng qua mấy ngày mà vùng ngực vẫn còn hơi ấm.
Gia đình bà mời Tăng Nhược Hư đến, để ông xem xét giúp.

Đến nhà bệnh nhân, Tăng Nhược Hư quan sát bệnh nhân một chút, sau đó ông
nói với người nhà bệnh nhân rằng: “Mọi người chớ khóc nữa, cô ấy vẫn còn có
thể cứu được”.

Ông lập tức tiến hành châm cứu, một lát sau, bệnh nhân tỉnh lại. Sau khi Tăng
Nhược Hư ra về, quả phụ mở miệng nói. Cô nói với người nhà rằng: “Vừa rồi
dường như tôi có giấc mơ, mơ thấy người chồng đã qua đời của tôi đến tìm tôi.
Anh ấy dẫn tôi đi ra ngoại thành, đi qua một cánh đồng, đi qua một cây cầu, rồi
lại vào một khu rừng có cỏ dại mọc um tùm. Tôi theo sát anh ấy, cứ thế đi một
mạch. Đột nhiên, anh ấy dường như bị vật gì đâm vào bàn chân, không thể đi
được nữa. Thế là tôi một mình đi về phía trước. Nhưng đi chưa được bao xa thì
tôi liền tỉnh lại”.
Sau này, có người đi hỏi Tăng Nhược Hư chuyện này rốt cuộc là gì. Ông trả lời
rằng: “Việc này thì trong Hoàng Đế Nội Kinh đã nói đến từ lâu rồi, đó là phép
châm cứu. Tôi chỉ là chiểu theo phép châm cứu đó châm cứu vào “bát tà huyệt”
(8 huyệt tà) của người đó mà thôi.”

Vào những năm cuối đời, Tăng Nhược Hư viết một cuốn sách “Châm cứu đại
thành”, và lưu truyền cho hậu thế. Đệ tử của ông là Diêu Khả Cửu được chân
truyền, và sau này được mời vào trong cung làm chức quan Thượng dược
Phụng ngự.

Thầy thuốc ở Điện tiền ty dùng hỏa châm trị nhọt phổi
Sách “Di kiên chí” có ghi chép, khi Tống Hiếu Tông lên ngôi, trong cung có viên
Thị vệ Cấm quân tên là Thịnh Cao đột nhiên mắc trọng bệnh. Hàng ngày anh
ta đều không ăn được gì, chỉ cảm thấy trong ngực khó chịu, có lúc đau như
kim châm. Rất nhiều thầy thuốc đến khám bệnh, đều không biết anh ta mắc
bệnh gì. Một thanh niên đường đường mạnh khỏe như thế mà ngày ngày bị đói
như thế này, khiến cho cơ thể anh ta gầy rộc đi không còn nhận ra nữa.

Mấy tháng sau, anh ta nghe nói Điện tiền ty có một thầy thuốc ngoại khoa tên
là Lưu Kinh Lạc có y thuật cao thâm. Thấy thầy thuốc cũng làm việc trong Cấm
quân, nên Thịnh Cao mời ông đến nhà khám bệnh giúp. Lưu Kinh Lạc vừa nhìn
thấy Thịnh Cao liền nói: “Anh bị bệnh nhọt phổi, không phải là chứng bệnh bình
thường, người bình thường không thể chữa trị được. Hơn nữa, anh bị bệnh đã
lâu ngày như thế này rồi, gốc bệnh cũng đã rất ngoan cố rồi, dùng ngải cứu và
thuốc sắc cũng không có tác dụng nữa. Nếu anh không ngại thì để tôi thử dùng
hỏa châm nhé”.

Vợ của Thịnh Cao ban đầu không đồng ý, nhưng Thịnh Cao nói: “Tôi bị bệnh
như thế này, mỗi ngày dài như một năm, sống không bằng chết, đâu còn ra hình
hài con người nữa. Bất kể là như thế nào, tôi cũng muốn thử một chút. Cho dù là
chết thì cũng không hối hận”.

Lúc này, Lưu Kinh Lạc lấy 2 cây kim ra khỏi hòm thuốc, dài khoảng 1 thước.,
phần đuôi kim to bằng cái đũa. Ông vừa đưa kim lên lửa nướng, vừa lấy bút
chấm vào 2 huyệt vị trên cánh tay trái và cánh tay phải của bệnh nhân. Sau đó,
ông lại lấy 2 đồng tiền xu lớn ra đạt vào chỗ huyệt vị.

Đầu tiên, ông châm kim vào huyệt vị trên cánh tay trái. Mặc dù kim châm vào
sâu mấy tấc, nhưng bệnh nhân lại không có chút cảm giác nào. Sau khi 2 cánh
tay đều được châm kim xong, cũng không thấy chút máu mủ nào chảy ra. Lưu
Kinh Lạc bảo bệnh nhân nghiêng người về phía trước, sau đó ông nhẹ nhàng
vỗ lên lưng bệnh nhân. Một lát sau, máu chảy ra.

Trước khi ra về, Lưu Kinh Lạc căn dặn vợ của Thịnh Cao rằng: “Máu vẫn còn
chảy ra 2 ngày đó, đừng quản nó, nhất định không được cầm máu. Cho bệnh
nhân ăn chút cháo loãng là được rồi”.

Đến ngày thứ 3, Lưu Kinh Lạc lại đến nhà. Khi nhìn thấy Thịnh Cao, ông vui
mừng nói với mọi người rằng: “Nhọt độc trong thân thể anh ấy đã bài tiết sạch
rồi, dăm ba hôm nữa thì có thể khỏe mạnh hoàn toàn rồi”.

Ông dán 2 miếng cao vào chỗ vết thương chảy máu của bệnh nhân, sau đó ra
về. Sau này quả nhiên đúng như ông nói. Cho đến tận khi Thịnh Cao qua đời,
nhọt trong phổi của ông cũng không tái phát lần nào nữa.

Nói về nhọt trong phổi, sách y học “Thái Bình Thánh huệ phương” đời Tống có
miêu tả như sau: Do hàn tà vào trong phổi, không có cách nào bài xuất ra, thời
gian lâu dài uất kết mà thành. Khi bệnh mới phát tác thì còn có thể chữa trị
được, một khi hình thành máu mủ rồi, thì không có cách nào chữa trị được.

Lưu Kinh Lạc chỉ dùng 2 cây kim hỏa châm liền chữa khỏi bệnh đã nguy kịch,
có thể thấy thuật châm cứu của ông quyết không tầm thường. Các văn nhân
thời Tống, khi đích thân ghi chép lại những câu chuyện này, cũng vô cùng cảm
khái, đánh giá rằng: Sự kỳ diệu của thuật châm cứu, quả thực có công hiệu cải
tử hoàn sinh. Thế nên ở nơi kinh lạc hội tụ, thuốc nước không đến được, châm
kim đúng huyệt vị, hiệu quả như Thần.

Tại sao kim châm thuật lại kì diệu đến vậy? Có thể cũng có người nói thế tại
sao tôi thấy các bác sĩ trung y hay đông y cũng châm cứu mà đâu được thần
kì như vậy. Thực ra đúng là như vậy, để đạt được hiệu nghiệm thần kì như vậy
thì tất nhiên yêu cầu đối với người bác sĩ cũng phải cao hơn người thông
thường

Nội hàm kỳ diệu của châm cứu

Một vị bác sĩ Trung Y là người tu luyện Đại Pháp đã chia sẻ rằng: Châm cứu
phát triển đến ngày hôm nay, đã trải qua rất nhiều thay đổi. Từ thời xa xưa, cổ
nhân đã biết cách dùng kim châm đá, thứ được con người ngày nay coi là loại
kim châm cổ xưa nhất. Tuy nhiên rất ít người biết rằng, thực ra kim châm đá
còn hữu hiệu hơn cả kim châm thời nay. Sau đó kim châm được phát minh ra,
và có rất nhiều loại khác nhau, đi kèm với nó là các kỹ thuật châm cứu. Trong
Trung y, có câu nói rằng: “Thầy thuốc tồi chú trọng hình thức, thầy thuốc giỏi
chú trọng tinh thần”. Có nghĩa là một thầy thuốc Trung y tồi chỉ nỗ lực với các
kỹ thuật bề mặt, trong khi thầy thuốc Trung y giỏi chú ý đến cả kỹ thuật bên
ngoài lẫn tinh thần bên trong đó.

Vậy châm cứu khởi tác dụng như thế nào? Để hiểu được nguyên lý này, trước
hết người ta phải biết được nguồn gốc của nó. Nói thẳng ra, châm cứu là do
Thần truyền cấp cho con người, và vì thế nó có cơ chế đặc biệt đằng sau. Cũng
là nói rằng, những thứ Thần truyền là thần thánh và có năng lực mà Thần ban
cho con người. Khi dùng châm cứu trị bệnh, thì linh tính của châm cứu câu
thông với trời, và được thiên thượng trợ giúp. Không chỉ châm cứu, mà các
thầy thuốc Trung y trước khi châm cứu cũng phải điều tức tĩnh tâm, tâm không
tạp niệm mà chữa trị cho bệnh nhân, thì tự nhiên cũng câu thông với trời và
được Thần ban trợ.

Chúng ta biết rằng, những năm trước y học hiện đại không cách nào phát hiện
được hình thức tồn tại của kinh lạc mà y học cổ truyền của đông y nhắc đến,
mãi đến gần đây những nhà khoa học mới phát hiện ra có một thứ gì đó vô
hình đang chạy trong thân thể người, qua miêu tả thì quả thật là giống y hệt
các đường kinh lạc mà chúng ta biết đến từ lâu. Thế nhưng những người tu
luyện ở Trung Quốc cổ đại đã có thể vẽ chúng rõ ràng trên giấy. Điều này cho
thấy kinh lạc tồn tại ở không gian khác. Vậy vật chất ở không gian này, chẳng
hạn kim châm và ngải cứu, làm sao có thể động chạm đến không gian bên kia
được? Bác sĩ châm cứu đưa cây kim vào trong cơ thể bệnh nhân, đôi khi giữ
cây kim ở đó một lúc, và căn bệnh được cứu chữa. Điều ấy diễn ra như thế
nào? Bởi vì châm cứu là do Thần truyền cho con người, nên năng lực của Thần
đã khởi tác dụng với kinh lạc ở không gian khác. Điều này dựa trên nguyên lý
tương tự với Thần tạo ra con người từ đất sét và cấp linh tính cho con người.

Thần đã truyền cấp một số thứ cho con người, nhưng vẫn chừa lại không gian
cho con người nghiên cứu và phát triển. Do đó, bắt đầu từ «Hoàng Đế nội kinh»
trở đi, nhiều kỹ thuật châm cứu đã được con người phát triển. Sau đó, ngày
càng nhiều thứ bề mặt được phát triển và con người ngày càng mù mờ hơn về
các nguyên lý của châm cứu. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, châm cứu cũng là được
Thần truyền cấp cho con người. Do vậy yêu cầu đạo đức và y đức của người
làm thầy y là rất cao. Các sư phụ có y thuật cao ngày xưa, nếu không gặp được
người có tố chất cao, đức hạnh thì nhất quyết không truyền ra tâm pháp và
những khả năng thần kì đó sẽ bị mai một thất truyền. bởi thế nên ngành y mới
được coi là một nghề cao quý, không ai không tôn kính. Ngẫm lại hình thế hiện
nay còn được mấy ai nhận ra tầm quan trọng của y đức và đạo đức?

You might also like