You are on page 1of 3

Bài thuốc chữa vôi hóa cột sống truyền 3 đời

12/10/2009 11:25 (GMT +7)


Vôi hóa cột sống, đau lưng là chứng bệnh hành hạ nhiều người, đặc biệt là từ tuổi trung
niên trở đi. Một lương y nhiều năm qua đã giúp các bệnh nhân loại bỏ triệu chứng của căn
bệnh khó chịu này...
Loạt bài các phương thuốc dân gian lạ đăng trên báo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo
bạn đọc. Trong mấy tháng qua, nhóm phóng viên đã tiếp tục dày công tìm được những phương
thuốc mới, xin được giới thiệu cùng bạn đọc.
Chữa khỏi bệnh “không thể chữa khỏi”
Ẩn mình sau phố Tràng Tiền (Hà Nội) náo nhiệt là căn nhà của lương y, nhà thư pháp Nguyễn
Văn Bách. Cụ Bách đã truyền nghề thuốc cho con trai là lương y Nguyễn Kỷ Thiên và nay chỉ viết
chữ, đàm đạo chữ nghĩa với bằng hữu hoặc giảng giải cho lớp hậu sinh.
Trong số nhiều người đến nhà cụ Bách, bệnh nhân Trần Thị Hồng (đến từ Hà Tĩnh) bị
đau lưng nặng, rất khó khăn mới có thể đứng lên hoặc ngồi xuống. Các bác sĩ Bệnh
viện Bạch Mai kết luận, bà Hồng bị vôi hóa cột sống, chỉ có thể tiêm giảm đau chứ
không thể chữa khỏi.

Ông Thiên đang bốc thuốc. (Ảnh: Trần Hải)

Lương y Nguyễn Kỷ Thiên đã cẩn thận bắt mạch và trầm ngâm một lúc rồi ghi ra giấy đơn thuốc
Bắc. "Lưu ý, uống thang đầu tiên sẽ rất đau. Sau một thời gian, triệu chứng đau giảm dần, cho
đến khi mất hẳn là khỏi. Do đó, khi uống thuốc, thấy đau thì đừng sợ", lương y Thiên dặn.
Đêm của ngày đầu tiên uống thuốc, bà Hồng không thể chợp mắt vì xương khớp đau nhừ, không
thể ngồi dậy hay đứng lên mà chỉ nằm. Ngày hôm sau, rồi ngày hôm sau nữa... cho đến khi uống
hết thang thuốc thứ 10 thì sự đau đớn, khó chịu thường ngày biến mất.
"Không thể tin là tôi có thể hết đau lưng - chứng bệnh đã hành hạ tôi trong nhiều năm qua. Giờ
tôi có thể đi lại, thậm chí chạy, tập thể dục bình thường", bà Hồng vui vẻ nói.
Cuốn sổ của lương y Nguyễn Kỷ Thiên càng ngày càng dày lên, trong đó ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ,
bệnh trạng và đơn thuốc của từng người.

"Đông Tây cơ bản giống nhau"


Nói về bài thuốc của mình, lương y Thiên khiêm tốn: Có
Cụ Nguyễn Văn Bách là một trong gì đâu, đông y và Tây y cơ bản giống nhau. Nếu gai cột
những thành viên tham gia sáng lập sống, đông y quan niệm, khí huyết lưu thông không tốt,
Viện Đông y năm 1959. Tây y cũng cho rằng, do máu lưu thông không tốt nên
mới gây đau. Phương pháp điều trị, nhiều loại thuốc Tây
Cụ cùng 26 vị túc nho duyệt bộ “Hải
y chiết xuất từ thảo mộc, còn đông y thì dùng các loại cỏ
thượng y tông tâm lĩnh”, trong đó, cụ
cây sắc lên uống...
là người chịu trách nhiệm bản thảo
cuối cùng. Theo lương y Thiên, đau lưng cũng như nhiều bệnh khác,
đông y chia ra 3 loại: hàn (lạnh), nhiệt (nóng), trung tính.
Việc xác định một người thuộc thể nào các thầy thuốc sử dụng: vọng, văn (nghe), vấn (hỏi), thiết
(bắt mạch).

Ngày nay, với sự hỗ trợ của các phương tiện y khoa, các lương y có thể sử dụng kết quả chụp,
chiếu, siêu âm... để chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
"Với bệnh vôi hóa cột sống, đông y có thể làm giảm đau, làm chậm hoặc dừng quá trình thoái
hóa. Chứ muốn chữa khỏi như mới thì không có đâu", lương y Thiên nói. Ở nước ta, độ ẩm cao
nên dễ bị phong thấp. Do đó, nếu người giữ ẩm nhiều quá thì phải trừ thấp, hoạt huyết, người
gầy yếu thì thêm các vị bồi bổ cơ thể.
Nếu như các loại thuốc giảm đau trong Tây y rất có hại cho dạ dày, thì cách giảm đau của đông y
dựa trên một nguyên lý khác. Khi cắt thuốc, tùy theo loại bệnh, thể trạng bệnh nhân mà thầy
thuốc sẽ gia giảm các vị quân (chính), thần (phụ), tá (phụ trợ), sứ (môi giới, dẫn dắt). Và như
vậy, thuốc sẽ được dẫn vào kinh mạch, cân bằng và giảm bớt tác dụng phụ.
Nhà thư pháp sáng lập Viện Đông y
Theo lương y Thiên, bệnh đau lưng, vôi hóa cột sống chỉ là bệnh... đơn giản. "Nhiều
bệnh khó chữa, người thầy thuốc phải theo dõi kỹ. Với những trường hợp như vậy, khi
thấy tiến triển của bệnh, bệnh nhân mới thật sự... sướng", lương y Thiên quả quyết.

Nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách nay chỉ viết chữ và đàm đạo về chữ nghĩa với
bằng hữu và lớp hậu sinh.

Lương y Nguyễn Kỷ Thiên nói là "đơn giản" bởi ông vốn sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm
thuốc. Ông nội ông, cụ đồ Nguyễn Văn Nghiễn là người làm thuốc, dạy chữ Hán ở Hải Dương.
Bố ông, cụ Nguyễn Văn Bách cũng là thầy thuốc, nhà thư pháp nổi tiếng ở Hà Nội.
Cụ Nguyễn Văn Bách là người tinh thông Hán học, đã khảo cứu và dịch rất nhiều sách quý về
thuốc bằng chữ Hán. Trong đó cuốn "Thuốc hay tay đảm: Những bài thuốc Nam hay" đã tái bản
hàng chục lần.
Cụ Bách cũng là một trong những thành viên tham gia sáng lập Viện Đông y từ năm 1959. Cụ
cùng 26 vị túc nho khác dịch duyệt bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh", trong đó, cụ là người chịu
trách nhiệm bản thảo lần cuối.
Lương y Thiên nói không nhớ lần đầu tiên tiếp xúc với thuốc từ khi nào. Chỉ nhớ, từ bé đã giúp
cha bốc thuốc, trị bệnh cứu người. Khi lớn lên, ông theo học 3 năm ở trường trung cấp đông y
Hà Nội. Tiếp sau đó, ông học tiếp 3 năm nữa ở Trường đông y Tuệ Tĩnh.
Theo Đông A - Tiến Dũng

You might also like