You are on page 1of 10

CHƯƠNG II:

HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC


CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
Câu 1: Kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra
sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán là gì? (Sản xuất hàng hóa)
CÂU: HAI ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA SXHH? (1/ PCLĐXH, 2/ Sự tách
biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất)
Câu 2: Điều kiện cần cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa là gì? (Phân
công lao động xã hội)
Câu 3: Điều kiện đủ cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa là gì? (Sự tách
biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất)
Câu 4: Tại sao sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất lại là
điều kiện để sản xuất hàng hóa ra đời? (Vì xác định người sở hữu tư liệu
sản xuất sẽ là người sở hữu sản phẩm)
Câu 5: Sản xuất hàng hóa là phạm trù lịch sử hay phạm trù vĩnh viễn?
(Phạm trù lịch sử)
Câu 6: Vì sao phân công lao động là cơ sở ra đời của sản xuất hàng hóa?
(Để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người)
Câu 7: Hàng hóa có mấy dạng? (Vật thể và phi vật thể)
Câu 8: Các thuộc tính của hàng hóa? (Giá trị sử dụng và giá trị)
Câu 9: Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù lịch sử hay phạm trù
vĩnh viễn? (Phạm trù vĩnh viễn)
Câu 10: Giá trị sử dụng được thực hiện ở đâu? (Chỉ được thực hiện trong
việc sử dụng hay tiêu dùng)
Câu 11: Giá trị sử dụng của hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của ai?
(Người mua)
Câu 12: Giá trị trao đổi là gì? (Là tỉ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng
khác nhau)
Câu 13: Điểm chung của tất cả các sản phẩm là gì? (Đều là sản phẩm của
lao động)
Câu 14: Giá trị là gì? (Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa)
Câu 15: Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ gì? (Giá trị hàng hóa biểu
hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và
là phạm trù có tính lịch sử)
Câu 16: Mối quan hệ giữa giá trị trao đổi và giá trị là gì? (Giá trị trao đổi
là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung,là cơ sở
của trao đổi)
Câu 17: Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa? (Lao động cụ thể
và lao động trừu tượng)
Câu 18: Lao động cụ thể là gì? (Là lao động có ích dưới một hình thức cụ
thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định)
Câu 19: Lao động cụ thể tạo ra giá trị gì của hàng hóa? (Giá trị sử dụng)
Câu 20: Điểm chung của các hình thức lao động cụ thể là gì? (Là sự hao
phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa)
Câu 21: Lao động trừu tượng là gì? (Là sự hao phí sức lao động nói
chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc)
Câu 22: Lao động trừu tượng tạo ra giá trị gì của hàng hóa? (Giá trị)
Câu 23: Giá trị hàng hóa là gì? (Là lao động trừu tượng của người sản
xuất kết tinh trong hàng hóa)
Câu 24: Tính tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa được thể hiện như
thế nào? (Thể hiện bởi việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của
mỗi chủ thể sản xuất)
Câu 25: Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện
khi nào? (Khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo
ra không phù hợp với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá
biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được)
Câu 26: Lượng giá trị của hàng hóa là gì? (Là lượng lao động đã hao phí
để tạo ra hàng hóa)
Câu 27: Thời gian lao động xã hội cần thiết là gì? (Là thời gian đòi hỏi để
sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện bình thường của xã
hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình)
Câu 28: Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
được sản xuất ra bao hàm yếu tố nào? (Hao phí lao động quá khứ và hao
phí lao động mới kết tinh thêm)
câu 29: Năng suất lao động là gì? (Là năng lực sản xuất của người lao
động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm)
Câu 30: Khi tăng năng suất lao động thì giá trị hàng hóa sẽ như thế nào?
(Giá trị hàng hóa giảm)
Câu 31: Cường độ lao động là gì? (Là mức độ khẩn trương, tích cực của
hoạt động lao động trong sản xuất)
Câu 32: Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia lao động
thành mấy loại? (Lao động giản đơn và lao động phức tạp)
Câu 33: Lao động giản đơn là gì? (Là lao động không đòi hỏi có quá trình
đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp
vụ cũng có thể thao tác được)
Câu 34: Lao động phức tạp là gì? (Là những hoạt động yêu cầu phải trải
qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định)
Câu 35: Hình thái giá trị đầu tiên của hàng hoá được gọi là gì? (Hình thái
giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên)
Câu 36: Hình thái giá trị nào cho thấy một hàng hoá có thể được trao đổi
ở nhiều hàng hoá khác? (Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng)
Câu 37: Giá trị của nhiều hàng hoá được biểu hiện ở một hàng hoá chung,
điều này thể hiện ở hình thái giá trị nào? (Hình thái chung của giá trị)
Câu 38: Yếu tố ngang giá chung của hàng hoá hiện đại được thể hiện ở
hình thái giá trị nào? (Hình thái tiền)
Câu 39: BẢN CHẤT CỦA TIỀN LÀ GÌ? (LÀ HH ĐẶC BIỆT - VẬT
NGANG GIÁ CHUNG CHO THẾ GIỚI HÀNG HÓA
Câu 41: Tiền có mấy chức năng? (5 chức năng)
Câu 42: Chức năng nào sau đây cho thấy tiền được dùng để đo giá trị
hàng hoá? (Thước đo giá trị)
Câu 43: Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá được gọi là gì? (Giá cả
hàng hoá)
Câu 44: Giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện bằng tiền của cái gì? (Giá
trị hàng hoá)
Câu 45: Chức năng nào sau đây cho thấy tiền được dùng làm trung gian
trong trao đổi hàng hoá? (Phương tiện lưu thông)
Câu 46: Tiền rút khỏi lưu thông thuộc chức năng nào của tiền? (Phương
tiện cất trữ)
Câu 47: Chức năng nào thể hiện tiền được dùng để trả nợ, mua chịu hàng
hoá? (Phương tiện thanh toán)
Câu 48: Tiền là phương tiện thanh toán giữa các nước thuộc chức năng
nào của tiền? (Tiền tệ thế giới)
Câu 49: Chức năng nào không yêu cầu tiền có giá trị? (Phương tiện thanh
toán, PHƯƠNG TIỆN LƯU THÔNG)
CHỨC NĂNG NÀO YÊU CẦU TIỀN CÓ GIÁ TRỊ ? (THƯỚC ĐO
GTRI, PHƯƠNG TIỆN CẤT TRỮ, TIỀN TỆ TG)
Câu 50:Dịch vụ là loại hàng hoá nào? (Hàng hoá vô hình)
Câu 51: Quan hệ trao đổi trong trường hợp nào không do hao phí lao
động tạo ra theo cách như các hàng hoá thông thường? (Quyền sử dụng
đất)
Câu 52: Giá cả của quyền sử dụng đất chịu tác động của yếu tố nào sau
đây? (Quan hệ cung cầu, THIẾU )
Câu 53: TẠI SAO THƯƠNG HIỆU, DANH TIẾNG CŨNG ĐƯỢC
MUA BÁN, TRAO ĐỔI? (VÌ THƯƠNG HIỆU CŨNG DO HAO PHÍ
LĐ LÀM RA)
Câu 54: Chứng khoán, chứng quyền và các loại giấy tờ có giá khác được
C. Mác gọi là gì? (Tư bản giả)
Câu 55: Điền vào chổ trống: “Thị trường là những …, trong đó nhu cầu
của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc … với sự xác định giá cả và
số lượng hàng hoá, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định
của nền sản xuất xã hội.” (Quan hệ kinh tế/trao đổi, mua bán.)
Câu 56: Căn cứ vào đối tượng trao đổi, mua bán cụ thể, có những loại thị
trường nào? (Thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ.)
Câu 57: Căn cứ vào phạm vi các quan hệ, có những loại thị trường nào?
(Thị trường trong nước và thị trường thế giới.)
Câu 58: Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán, có các
loại thị trường nào? (Thị trường tư liệu tiêu dùng và thị trường tư liệu sản
xuất.)
Câu 59: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành có những loại thị trường
nào? (Thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn
hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo(độc quyền).)
Câu 60: Thị trường tư liệu tiêu dùng cung cấp gì? (Thị trường cung cấp
các dịch vụ, hàng hoá tiêu dùng hằng ngày.)
Câu 61: Thị trường tư liệu sản xuất cung cấp gì? (Thị trường cung cấp
dịch vụ, hàng hoá đầu vào.)
Câu 62: Thị trường tự do là gì? (Là thị trường không có sự quản lí của
nhà nước.)
Câu 63: Thị trường có điều tiết là gì? (Là thị trường có chịu sự chi phối
của pháp luật.)
Câu 64: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì (Là các chủ thể kinh tế
được tự do cạnh tranh vì chưa xuất hiện chủ thể giữ vị trí độc quyền.)
Câu 65: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là gì? (Là các chủ thể kinh
tế không được tự do cạnh tranh vì đã xuất hiện chủ thể giữ vị trí độc
quyền.)
Câu 66: Có mấy vai trò của thị trường? (3 vai trò. NÊU RA)
Câu 67: giá trị hàng hoá được THỰC HIỆN KHI NÀO? (KHI trao
đổi(mua bán) trên thị trường.)
Câu 70: Vai trò của thị trường luôn gắn với cơ chế nào? (Cơ chế thị
trường.)
Câu 71: Sự vận hành của cơ chế thị trường làm cho thị trường trở nên
như thế nào? (Sống động.)
CÂU : CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ?
Câu 72: Điền vào chổ trống: “Cơ chế thị trường là hệ thống các … mang
tính … tuân theo yêu cầu các quy luật kinh tế.” (Quan hệ/tự điều chỉnh.)
Câu 73: Nếu cung > cầu thì ẢNH HƯỞNG NTN ĐẾN sản xuất và giá cả
hàng hoá? (Số lượng hàng hoá sản xuất CẦN giảm XUỐNG, giá cả
giảm.)
Câu 74: Nếu cung < cầu thì ẢNH HƯỞNG NTN ĐẾNsản xuất và giá cả
hàng hoá? (Số lượng hàng hoá sản xuất CẦN tăng LÊN, giá cả tăng.)
Câu 75: Quy luật quan trong nhất của sản xuất hàng hóa là gì ? (Quy luật
giá trị.)
Câu 76: YÊU CẦU (NỘI DUNG) CỦA QL GIÁ TRỊ LÀ GÌ ? (VIỆC SX
VÀ TĐHH PHẢI DỰA TRÊN CƠ SỞ HPLĐXH CẦN THIẾT)
CÂU: THEO QL GIA TRỊ,NGƯỜI SX MUỐN CÓ LỜI THÌ CẦN PHẢI
LÀM GÌ? (LÀM CHO GIÁ TRỊ CÁ BIỆT NHỎ <= GIÁ TRỊ XÃ HỘI)
Câu 77: Quy luật nào điều tiết mối quan hệ giữa cung (BÁN) và cầu
(MUA) ? (Quy luật cung cầu)
Câu 78: Trên thị trường cung - cầu có mối quan hệ như nào với nhau ?
(Mối quan hệ hữu cơ)
Câu 79: Sản xuất và lưu thông hàng hóa chịu sự chi phối của các quy luật
kinh tế nào ? (Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh , quy luật cung cầu,
quy luật lưu thông tiền tệ)
Câu 80: Quy luật giá trị hoạt động tự phát có thể dẫn đến sự hình thành
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không? (Có nhưng rất chậm)
Câu 81: Quy luật kinh tế do con người đặt ra đúng hay sai ? (sai)
Câu 83: Nền kinh tế thị trường được vận hành theo cơ chế nào ? (Cơ chế
thị trường)
Câu 84: NGUỒN GỐC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG? (LÀ SẢN
PHẨM CỦA VĂN MINH NHÂN LOẠI, LÀ SXHH PHÁT TRIỂN
CAO)
Câu 85: Quy luật giá trị biểu hiện sự vận động thông qua vận động của ?
(giá cả hàng hóa)
Câu 86: Quy luật nào có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu
thông hàng hóa? (Quy luật cung cầu)
Câu 87: Khi tiền giấy được phát hành quá nhiều VƯỢT QUÁ SỐ HA,
DỊCH VỤ ĐANG CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG sẽ dẫn tới điều gì ? (Lạm
phát)
Câu 88: Quy luật ĐIỀU TIẾT QUAN HỆ GANH ĐUA CỦA CÁC CHỦ
THỂ SX TRÊN THỊ TRƯỜNG LÀ QL NÀO ? (Quy luật cạnh tranh)
Câu 89: Quy luật kinh tế phát huy tác dụng thông qua ? (Hoạt động kinh
tế của con người)
Câu 90: Quy luật kinh tế là quy luật khách quan hay chủ quan ? (Khách
quan)
Câu 92: Người sản xuất hàng hóa là gì? (Là những người sản xuất và
cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của xã hội)
Câu 93: Người tiêu dùng là gì? (Là những người mua hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng)
Câu 94: Những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã
hội để phục vụ tiêu dùng là? (Người sản xuất)
Câu 95: Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong? (Định hướng sản
xuất)
Câu 96: Mục tiêu của người sản xuất hàng hóa là gì? (Tìm kiếm lợi
nhuận)
Câu 97: Người sản xuất phải có trách nhiệm? (Cung cấp những hàng hóa,
dịch vụ chất lượng)
Câu 98: Nhiệm vụ của người sản xuất là gì? (Tạo ra hàng hóa, dịch vụ
thõa mãn nhu cầu của xã hội)
Câu 99: Yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của người sản xuất là?
(Sức mua của người tiêu dùng)
Câu 100: Động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất,ảnh hưởng trực
tiếp tới sản xuất là? (Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu
dùng)
Câu 101: Doanh nghiệp luôn đóng vai trò gì trên thị trường? (Vừa là
người mua cũng vừa là người bán)
Câu 103: Một số chủ thể chính tham gia thị trường là? (Người sản xuất,
người tiêu dùng, các chủ thể trung gian trong thị trường và nhà nước)
Câu 104: Người sản xuất bao gồm? (Nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ)
Câu 105: Những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh
doanh và thu lợi nhuận là? (Người sản xuất)
Câu 106: Điền vào chổ trống: “Việc phân chia người sản xuất, người tiêu
dùng chỉ có tính chất ........ để thấy được chức năng chính của các .......
này khi tham gia thị trường.” (Tương đối/chủ thể).
Câu 107: Cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường? (Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường)
Câu 108: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, đồng thời
thực hiện biện pháp ĐỂ khắc phục những khuyết tật của thị trường? (Vai
trò của nhà nước)
Câu 109: Những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ
thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường? (Chủ thể trung
gian)
Câu 110: Những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng LÀ AI? (Người sản xuất hàng hóa)
Câu 111: Những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng LÀ AI? (Người tiêu dùng)
Câu 112: Hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại thực hiện theo phương
thức giao dịch qua trung gian? (Đặc điểm của hoạt động trung gian
thương mại)
Câu 113: Kết nối quan hệ mua và bán của mọi người trên thị trường, giúp
việc mua bán diễn ra suôn sẻ? (Hoạt động của chủ thể trung gian)
Câu 114: Nơi diễn ra các hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ
thể kinh tế với nhau? (Thị trường)
Câu 116: Điền vào chổ trống: “Mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt
động của các chủ thể đều chịu sự tác động của ... và sự điều tiết, can thiệp
của ...” (Quy luật kinh tế khách quan/nhà nước)
Câu 117: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng
nước, từng giai đoạn có thể khác nhau song tất cả đề có chung và không
thể thiếu (Vai trò của kinh tế nhà nước)
Câu 118: Điền vào chổ trống: “Hoạt động của mỗi chủ thể đều chịu tác
động của ...... đồng thời tuân thủ ..... của nhà nước thông qua hệ thống
pháp luật và chính sách kinh tế.” (Quy luật kinh tế thị trường/sự điều tiết,
định hướng)

You might also like