You are on page 1of 38

Quan hệ

TS. Vũ Ngọc Thanh Sang


Quan hệ

— Quan hệ
— Quan hệ tương đương
— Quan hệ thứ tự
Quan hệ

— Khái niệm quan hệ


— Các tính chất của quan hệ
— Tính phản xạ
— Tính đối xứng
— Tính phản đối xứng
— Tính bắc cầu
Quan hệ hai ngôi

— Quan hệ hai ngôi (binary relation) từ A đến B là một tập con R ⊆ A


× B. Với A, B là hai tập hợp.
— Nói cách khác, một quan hệ hai ngôi từ A đến B là một tập con R
gồm các cặp (a,b) có thứ tự của tập tích Descartes của A và B. Khi đó
ta nói a có quan hệ R với b, kí hiệu aRb
Quan hệ hai ngôi

— Ví dụ:
— Cho A = {1, 2, 3} , B = {a, b}
{(1,a), (1,b), (2,a), (2,b), (3,a), (3,b)} là một
quan hệ từ A đến B
— Cho A là tập các sinh viên của trường đại học Sài gòn, a là sinh
viên “Nguyễn Văn X”, a ∈ A; B là tập các môn học, b là môn
học ”Cấu Trúc Rời Rạc”, b ∈ B; quan hệ “học” R = {(x,y)| x
∈ A, y ∈ B và x học y}.
Khi đó aRb: Nguyễn Văn X học Cấu Trúc Rời Rạc
Tính chất của quan hệ

— Quan hệ hai ngôi R trên tập hợp A được gọi là có tính phản xạ
(reflexive) nếu ∀a ∈ A thì aRa.
∀x[x∊A ⟶ (x,x) ∊ R]
— Ví dụ:
— Các quan hệ có tính phản xạ trên tập số nguyên:
— R1 = {(a,b) | a ≤ b} (# 1 ≤ 1)
— R2 = {(a,b) | a = b} (# 1 = 1)
— Các quan hệ không có tính phản xạ trên tập số nguyên:
— R3 = {(a,b) | a > b} (# 3 ≯ 3)
— R4 = {(a,b) | a = b + 1} (# 3 ≠ 3 + 1)
Tính chất của quan hệ

— Quan hệ hai ngôi R trên tập hợp A được gọi là có tính đối xứng
(symmetric) nếu ∀a, b ∈ A và aRb thì bRa.
∀x∀y [(x,y) ∊R ⟶ (y,x) ∊ R]
— Ví dụ:
— Các quan hệ có tính đối xứng trên tập số nguyên:
— R1 = {(a,b) | a + b ≤ 3} (# b + a = a + b)
— R2 = {(a,b) | a = b} (# a = b ⟺ b = a)
— Các quan hệ không có tính đối xứng trên tập số nguyên:
— R3 = {(a,b) | a > b} (# 4 > 3, 3 ≯ 4)
— R4 = {(a,b) | a ≤ b} (# 3 ≤ 4, 4 ≰ 3)
Tính chất của quan hệ

— Quan hệ hai ngôi R trên tập hợp A được gọi là có tính phản đối
xứng (antisymmetric) nếu ∀a, b ∈ A, aRb và bRa thì a = b
∀x∀y [(x,y)∊R ∧ (y,x) ∊ R ⟶ x = y]
— Ví dụ:
— Các quan hệ có tính phản đối xứng trên tập số nguyên:
— R1 = {(a,b) | a ≤ b} (# a ≤ b, b ≤ a ⟺ a = b)
— R2 = {(a,b) | a = b}
— Các quan hệ không có tính phản đối xứng trên tập số nguyên:
— R3 = {(a,b) | a + b ≤ 3}(# 1 R3 2, 2 R3 1, 1 ≠
2)
— R4 = {(a,b) | a ≤ b} (# 3 ≤ 4, 4 ≰ 3)
Tính chất của quan hệ

— Quan hệ hai ngôi R trên tập hợp A được gọi là có tính bắc cầu
(transitive) nếu ∀a, b, c ∈ A, aRb và bRc thì aRc
∀x∀y∀z[(x,y) ∊R ∧ (y,z) ∊ R ⟶ (x,z) ∊ R ]
— Ví du:
— Các quan hệ có tính bắc cầu trên tập số nguyên:
— R1 = {(a,b) | a ≤ b} (# 1 ≤ 2, 2 ≤ 4 ⟶ 1 = 4)
— R2 = {(a,b) | a > b} (# 5 > 3, 3 > 1 ⟶ 5 > 1)
— Các quan hệ không bắc cầu trên tập số nguyên:
— R3 = {(a,b) | a ≠ b} (# 1 ≠ 2, 2 ≠ 1, 1 = 1)
— R4 = {(a,b) | a = b2} (# 16 = 42, 4 = 22, 16 ≠ 22)
Biểu diễn quan hệ

— Biểu diễn quan hệ bằng ma trận


— Biểu diễn quan hệ bằng đồ thị có hướng
Biểu diễn quan hệ bằng ma trận

— Cho A = {a1, a2, …, am}; B = {b1, b2, …, bn}; R là


một quan hệ từ A đến B. Khi đó R có thể được biểu diễn bằng ma
trận MR = [mij], trong đó:
1 𝑛ế𝑢 𝑎𝑖, 𝑏𝑗 ∈ 𝑅
mij = +
0 𝑛ế𝑢 𝑎𝑖, 𝑏𝑗 ∉ 𝑅
1 𝑛ế𝑢 𝑎𝑖, 𝑏𝑗 ∈ 𝑅
b1 b2 bn !
0 𝑛ế𝑢 𝑎𝑖, 𝑏𝑗 ∉ 𝑅
a1

a2

am
Biểu diễn quan hệ bằng ma trận

— Ví dụ:
Cho tập hơp A = {1, 2, 3}, B = {1, 2}
R = {(a,b) | a ∈ A, b ∈ B, a > b}.
— Ma trận biểu diễn quan hệ R:
0 0
MR = 1 0
1 1
Biểu diễn quan hệ bằng ma trận

— Nếu R là một quan hệ có tính phản xạ (reflexive relation), tất cả


phần tử trên đường chéo chính của ma trận MR sẽ có giá trị là 1.

1
Biểu diễn quan hệ bằng ma trận

— Nếu R là một quan hệ có tính đối xứng (symmetric relation), các


phần tử phải đối xứng qua đường chéo chính, phần tử mij và mji
của ma trận MR sẽ có giá trị cùng bằng 1 hoặc cùng bằng 0.

1 0

0
Biểu diễn quan hệ bằng ma trận

— Nếu R là một quan hệ có tính phản đối xứng (antisymmetric


relation), ma trận MR phải có phần tử mij hoặc mji bằng 0, với i
≠ j
1 0

1 0

0
Biểu diễn quan hệ bằng đồ thị có hướng

— Một quan hệ còn có thể được biểu diễn bằng một đồ thị có
hướng G(V,E). Trong đó:
— V là tập các đỉnh (node - vertex)
— E là tập các cạnh (edge) – là các cặp có thứ tự của các node(a,
b) biểu diễn cho aRb
Biểu diễn quan hệ bằng đồ thị có hướng

— Khi biểu diễn quan hệ bằng đồ thị có hướng:


— Quan hệ có tính phản xạ: có cạnh khuyên tại tất cả đỉnh của đồ
thị.
— Quan hệ có tính đối xứng: nếu có cạnh (x, y) thì sẽ có cạnh
(y, x)
— Quan hệ có tính phản đối xưng: nếu có cạnh (x, y) và x ≠ y
thì sẽ không có cạnh (y, x)
— Quan hệ có tính bắc cầu: nếu có cạnh (x, y) và cạnh (y, z)
thì sẽ có cạnh (x,z)
Quan hệ tương đương

— Quan hệ tương đương


— Lớp tương đương
— Phân hoạch lớp tương đương
Quan hệ tương đương

— Quan hệ tương đương (equivalence relation) là quan hệ có các


tính chất: phản xạ, đối xứng và bắc cầu
— R là một quan hệ tương đương và aRb thì được gọi là a quan hệ
tương đương với b, kí hiệu a ∼ b
— Để chứng minh một quan hệ là quan hệ tương đương ta chỉ ra
quan hệ đó có các tính chất:
— Phản xạ
— Đối xứng
— Bắc cầu
Quan hệ tương đương

— Ví dụ: Cho R là quan hệ trên tập hợp các chuỗi kí tự trong bảng chữ cái, sao
cho aRb nếu và chỉ nếu l(a) = l(b), trong đó l(x) là độ dài của chuỗi x.
R có phải là một quan hệ tương đương hay không?
— Giải:
— ∀a l(a) = l(a) ⟶ aRa ⟶ R có tính phản xạ (*)
— ∀a, b ,aRb ⟶ l(a) = l(b) ⟶ l(b) = l(a) ⟶ bRa ⟶ R có
tính đối xứng (**)
— ∀a ,b aRb ⟶ l(a) = l(b) (1)
— ∀b, c bRc ⟶ l(b) = l(c) (2)
— (1),(2) ⟶ l(a) = l(c) (cùng bằng l(b)) (3)
— (3) ⟶ aRc ⟶ R có tính bắc cầu (***)
(*), (**), (***) ⟶ R là quan hệ tương đương.
Lớp tương đương

— Cho R là một quan hệ tương đương trên tập hợp A và x thuộc A, tập hợp
con của A chứa tất cả phần tử tương đương với x {y∈A | y~x} được
gọi là lớp tương đương (equivalence class ) chứa x.
— Kí hiệu: [x]R
— Tập hợp tất cả các lớp tương đương theo hệ R trên A được ký hiệu A/~
— Ví dụ: Trên tập hợp số nguyên Ζ, cho quan hệ R:
aRb ⟺ a mod(3)= b mod(3)
— Khi đó:
— [0] = {…, -6, -3, 0, 3, 6, …}
— [1] = {…, -4, -1, 1, 4, 7, …}
— [2] = {…, --5, -2, 2, 5, 8, …}
— Ζ/~ = {[0], [1], [2]}
Lớp tương đương

— Giả sử R là một quan hệ tương đương trên A khi ấy:


— ∀x ∈ A, x ∈ [x]
— ∀x, y ∈ A, xRy ⟺ [x] = [y]
— Hai lớp tương đương của x và y sao cho [x] ∩ [y] ≠ ∅ thì
[x] = [y]
Phân hoạch các lớp tương đương

— Một phân hoạch (partition) của tập hợp


S là cách tạo ra một tập các tập con khác
rỗng không giao nhau của S sao cho
hợp của tất cả tập con này chính là S.

— Nói cách khác, tập các tập con Ai, với i ∈ I (I là tập chỉ số) là
một phân hoạch của S nếu và chỉ nếu:
— Ai ≠ ∅, ∀i ∈ 𝐼
— Ai∩ Aj = ∅, ∀i ≠ j
— ⋃!∈# Ai = S
— (Ai)i ∈ 𝐼 còn được gọi là họ tất cả lớp tương đương.
Phân hoạch các lớp tương đương

— Giả sử họ các tập con (Ai)i ∈ 𝐼 được gán chỉ số theo tập hợp I là
một phân hoạch của tập hợp A thì tồn tại một quan hệ tương
đương R trên A sao cho
A/~ = {Ai | i ∈ 𝐼}
Quan hệ thứ tự

— Quan hệ thứ tự
— Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
— Chặn trên, chặn dưới
— Biểu đồ Hasse
Quan hệ thứ tự

— Quan hệ thứ tự (partial ordering) là quan hệ có các tính chất:


phản xạ, phản đối xứng và bắc cầu
— R là một quan hệ thứ tự và aRb thì được gọi là a nhỏ hơn b, kí hiệu
a ≺ b, hoặc a lớn hơn b, kí hiệu a ≻ b
— Note:
—a ≻ b ⟺a ≽ b ∧ a ≠ b
—a ≺ b ⟺a ≼ b ∧ a ≠ b
Quan hệ thứ tự

— (A, ≼) được dùng để ký hiệu có một quan hệ thứ tự trên A hay


A là tập có thứ tự.
— Nếu trên A có một quan hệ thứ tự ≼ và B là con của A thì trên
B cũng có quan hệ thứ tự ≼
— Ví dụ:
— Quan hệ “≤” là một quan hệ thứ tự trên tập số thực ℝ
Quan hệ thứ tự
— Để chứng minh một quan hệ là quan hệ thứ tự đương ta chỉ ra quan hệ
đó có các tính chất:
— Phản xạ
— Phản đối xứng
— Bắc cầu
— Ví dụ: Chứng minh quan hệ “≤” là một quan hệ thứ tự trên tập số thực

— ∀a ∈ ℝ a ≤ a ⟶ quan hệ “≤” có tính phản xạ
— ∀a,b ∈ ℝ a ≤ b ∧ b ≤ a ⟺ a = b ⟶ quan hệ “≤” có tính
phản đối xứng
— ∀a,b,c ∈ ℝ a ≤ b ∧ b ≤ c ⟺ a ≤ c ⟶ quan hệ “≤” có
tính bắc cầu
Vậy quan hệ “≤” là quan hệ thứ tự
Quan hệ thứ tự

— Một quan hệ thứ tự ≼ trên A được gọi là toàn phần nếu ∀ 𝑥, 𝑦 ∈


𝐴 thì x ≼ y hoặc y ≼ x và A được gọi là tập hợp có thứ tự toàn
phần (totally ordered set), ngược lại ta gọi là hệ thứ tự bộ phận và
A được gọi là tập hợp có thứ tự bộ phận (partial ordered set).
— Một tập hợp có thứ tự toàn phần còn gọi là một chain.
Quan hệ thứ tự

— Một tập hợp có thứ tự toàn phần thì hai phần tử bất kì của nó là so
sánh được (comparable)
— Một tập hợp có thứ tự bộ phận thì tồn tại hai phần tử của nó
không so sánh được (incomparable).
— Ví dụ:
— Quan hệ ”≤” trên ℝ là một quan hệ thứ tự toàn phần.
— Quan hệ ”⋮” (chia hết) trên ℝ là một quan hệ thứ tự bộ phận. Tại
sao?
Quan hệ thứ tự

— Cho (A, ≺) và B ⊂ A, khi đó:


— Phần tử m ∈ B gọi là nhỏ nhất của B kí hiệu min(B), nếu ∀x ∈
𝐵 thì m≺x
— Phần tử n ∈ B gọi là lớn nhất của B kí hiệu max(B), nếu ∀x ∈
𝐵 thì x≺n
— Phần tử a ∈ A gọi là một chặn trên của B, nếu ∀x ∈ 𝐵 thì x ≺
a
— Phần tử b ∈ A gọi là một chặn dưới của B, nếu ∀x ∈ 𝐵 thì b ≺
x
— Phần tử lớn nhất (bé nhất) của B nếu có là duy nhất.
Quan hệ thứ tự

— Khi một tập hợp có ít nhất một chặn dưới, ta nói tập hợp đó bị
chặn dưới.
— Khi một tập hợp có ít nhất một chăn trên, ta nói tập hợp đó bị
chặn trên.
— Khi một tập hợp vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới ta nói tập hợp
đó bị chặn.
— Phần tử lớn nhất (nếu có) trong số các chặn dưới của tập hợp S
gọi là chặn dưới lớn nhất, kí hiệu infS
— Phần tử nhỏ nhất (nếu có) trong số các chặn trên của tập hợp S
gọi là chặn trên nhỏ nhất, kí hiệu supS
Quan hệ thứ tự

— Note:
— Nếu tồn tại min(B) thì infB = min(B)
— Nếu tồn tại max(B) thì supB = max(B)
— Nếu infB ∈ B thì min(B) = infB
— Nếu supB ∈ B thì max(B) = supB
Quan hệ thứ tự

— Cho (A, ≺) và a, b, c ∈ A
— Nếu a ≺ b, ta nói b là trội của a hay a trội bởi b
— Nếu a ≺ b và ∄c ∈ A sao cho:
— a ≺ c ≺ b và a ≠ b ≠ c
Khi đó ta nói b là trội trực tiếp của a
Biểu đồ Hasse

— Biểu đồ Hasse của một tập hữu hạn có thứ tự (A, ≺) bao gồm:
— Một tập các điểm trong mặt phẳng tương ứng với các phần tử
trong tập A gọi là các đỉnh (mỗi đỉnh tương ứng với 1 phần tử).
— Một tập các cung có hướng nối một số đỉnh theo nguyên tắc:
— Một cung có hướng từ a đến b nếu b là trội trực tiếp của a
(a,b ∈ A)
Biểu đồ Hasse

— Ví dụ:
Cho {a1, a2, a3, a4, a5, a6} trong đó a1 ≺ a2 ≺ a3 và a4 ≺ a5 ≺ a3. Khi
đó ta có biểu đồ Hasse như sau:
a3
a2

a1
a5 a6
a4
Biểu đồ Hasse

— Ví dụ:
Cho A = {a, b, c} Biểu đồ Hasse cho (℘(A),⊂) :
℘ ký hiệu tập lũy thừa của A.
{a,b,c}
{a,c} max(℘(A))

{b,c}
{c}

{a} {a,b}


{b}

min(℘(A))
THANK YOU FOR YOUR LISTENING

You might also like