You are on page 1of 6

BÀI 4: KỸ THUẬT ĐẾM CAO CẤP, QUAN HỆ VÀ CÁC TÍNH CHẤT

Nội dung: Quan hệ và các tính chất

Các mối quan hệ giữa những phần tử của các tập hợp xuất hiện trong nhiều
bối cảnh, ví dụ quan hệ giữa một nhân viên với lương của người đó, mối quan hệ
con người giữa anh ta và người thân...
Trong toán học nghiên cứu các mối quan hệ như giữa số nguyên dương và
một ước của nó, quan hệ giữa một công thức và một biến của nó...
Một cách trực tiếp để biểu diễn mối quan hệ giữa các phần tử của hai tập hợp là
dùng các cặp được sắp tạo bởi hai phần tử có quan hệ. Vậy tập các cặp được sắp là
quan hệ 2 ngôi.
1. Quan hệ và các tính chất
1.1. Quan hệ và các tính chất
1.1.1. Định nghĩa
Định nghĩa 1:
Cho A, B là các tập hợp. Một quan hệ hai ngôi từ A  B là một tập con của A x
B
Nói cách khác quan hệ hai ngôi từ A  B là tập R các cặp được sắp trong đó phần
tử đầu tiên thuộc tập A, phần tử thứ hai thuộc tập B
Ký hiệu: a R b để chỉ (a, b)  R
a R b để chỉ (a, b)  R
Khi (a, b)  R ta nói a có quan hệ R với b
Ví dụ:
A={1, 2, 3}
B={a,b}
Khi đó (1,a), (1,b), (2,a), (3,b) là một quan hệ từ A  B
Có 1 R b nhưng 2 R b
Biểu diễn bằng đồ thị với mũi tên biểu thị cặp được sắp
1 a
2
3 b
Biểu diễn bằng bảng với ký hiệu * tại vị trí giao giữa hàng và cột của một cặp được
sắp

R a b
1 * *
2 *
3 *
Định nghĩa 2:
Một quan hệ trên tập A là một quan hệ từ A  A
Hay nói cách khác một quan hệ trên tập A là một tập con của A x A
Ví dụ:
A={1, 2, 3, 4 }
Hỏi các cặp được sắp nào thuộc quan hệ R={(a, b) | b chia hết cho a}
Giải:
Vì (a, b)  R nếu và chỉ nếu a, b là các số 1, 2, 3, 4 và a chia hết cho b
Suy ra R={ (1,1), (1,2), (1,3), (1,4), (2,2), (2,4), (3,3), (4,4)
Biểu diễn bằng đồ thị với mũi tên biểu thị cặp được sắp
1 1
2 2
3 3
4 4
Biểu diễn bằng bảng với ký hiệu * tại vị trí giao giữa hàng và cột của một cặp được
sắp

R 1 2 3 4
1 * * * *
2 * *
3 *
4 *
1.1.2. Các tính chất của quan hệ
a. Tính phản xạ
Quan hệ R trên tập A đựoc gọi là có tính phản xạ nếu (a,a)  R với mỗi phần tử a
A
Tức là mỗi phần tử thuộc a có quan hệ với chính nó
Ví dụ 1
Xét quan hệ sau trên tập {1,2,3,4}
R1= {(1,1), (1,2), (2,2), (3,4), (4,1), (4,4)}
R2 = {(1,1), (1,2), (2,1)}
R3 = {(1,1), (1,2), (1,4), (2,1), (2,2), (3,3), (4,1), (4,4)}
Quan hệ R3 có tính phản xạ vì quan hệ đó có chứa tấp cả các cặp dạng (a,a) là
(1,1), (2,2), (3,3), (4,4)
b. Tính đối xứng, phản đối xứng
Quan hệ R trên tập A được gọi là đối xứng nếu (b,a)  R khi (a,b)  R với a, b  A
Quan hệ R trên tập A được gọi là phản đối xứng nếu (a,b)  R và (b,a)  R chỉ nếu
a=b với a, b  A
Ví dụ 2
Xét quan hệ sau trên tập {1,2,3,4}
R1= {(1,1), (1,2), (2,2), (3,4), (4,1), (4,4)}
R2 = {(1,1), (1,2), (2,1)}
R3 = {(1,1), (1,2), (1,4), (2,1), (2,2), (3,3), (4,1), (4,4)}
Quan hệ R2 là đối xứng vì (2,1), (1,2) đều thuộc quan hệ đó
Quan hệ R3 là đối xứng vì (1,2), (2,1); (1,4), (4,1) đều thuộc quan hệ đó
Ví dụ 3
Xét quan hệ sau trên tập {1,2,3,4}
R4= {(3,4)}
R5= {(2,1), (3,1), (4,1), (3,2), (4,2), (4,3)}
Quan hệ R4, R5 là phản đối xứng vì không có cặp (a,b) nào với a khác b sao cho cả
(a,b) và (b,a) đều thuộc các quan hệ đó
c. Tính chất phản đối xứng
Quan hệ R trên tập A được gọi là có tính chất phản đối xứng nếu (a, b)R và (b,
a)R khi và chỉ khi a = b
Ví dụ: Cho tập A = {1, 2, 3, 4} và các quan hệ trên A sau đây:
R1= {(3, 4)};
R2= {(2, 1), (3, 1), (4, 1), (3, 2), (4, 2), (4, 3), (4, 4)}
R3= {(1, 2), (2, 1), (3, 1), (4, 1), (3, 2), (4, 2)}
Kiểm tra xem các quan hệ trên có tinh chất phản đối xứng không?
Quan hệ R1, R2 là phản đối xứng vì không có cặp (a, b) nào với a khác b sao cho cả
(a, b) và (b, a) đều thuộc các quan hệ đó
R3 là không phản đối xứng vì có (1, 2), (2, 1) mà 1 khác 2
R3 cũng không có tính chất đối xứng vì có (3, 1) không có (1, 3)
d. Tính chất bắc cầu
Quan hệ R trên tập A được gọi là bắc cầu nếu (a,b)  R và (b,c)  R thì (a,c)  R
với a, b, c  A
Ví dụ 4
Xét quan hệ sau trên tập {1,2,3,4}
R6 = {(2,1), (3,1), (3,2), (4,1), (4,2), (4,3)}
Vì (3,2), (2,1)  R  (3,1)  R
Vì (4,2), (2,1)  R  (4,1)  R
Vì (4,3), (3,1)  R  (4,1)  R
Vì (4,3), (3,2)  R  (4,2)  R
Vậy R6 là quan hệ có tính chất bắc cầu
Ví dụ 5
Quan hệ chia hết trên tập các số nguyên dương có tính chất bắc cầu hay không?
Giải
Giả sử b chia hết cho a  b=k.a
Và c chia hết cho b  c=l.b
 c=l.b=l.k.a  c chia hết cho a
Vậy có tính bắc cầu
2. Quan hệ n ngôi
Cho A1, A2, ... An là các tập hợp. Một quan hệ n ngôi trên các tập này là một tập
con của A1 x A2 x... x An. Các tập A1, A2,... An được gọi là miền của quan hệ đó là
n gọi là bậc của nó
Ví dụ 1:
Cho R là một quan hệ gồm các bộ ba (a,b,c) trong đó a, b, c là các số nguyên thỏa
mãn a<b<c. Khi đó (1, 2, 3)  R; (2, 4, 3)  R (vì 4>3)
Bậc của quan hệ là 3, miền của quan hệ là tập các số nguyên
3. Biểu diễn quan hệ trên máy tính
Có nhiều cách để biểu diễn quan hệ giữa các tập hữu hạn như ta đã biêt đó là cách
liệt kê các cặp được sắp
Hai phương pháp hay được sử dụng để biểu diễn đó là sử dụng ma trân Zêro-Một
và đồ thị có hướng
3.1. Biểu diễn quan hệ bằng ma trận
Giả sử R là một quan hệ từ tập A ={a1, a2, …an } tới tập B={ b1, b2, …bm }. Ở
đây
phần tử của tập A và B đựoc liệt theo một trật tự đựac biệt nào đó
Quan hệ R có thể được biểu diễn bằng ma trận M R = [m i j ] trong đó
m ij = 1 nếu (ai , bj )  R
0 nếu (ai , bj )  R
nói cách khác ma trận Rêzo-một biểu diễn quan hệ R có phần tử (i,j) nhận giá trị 1
nếu ai có quan hệ với bj , nhận giá trị 0 nếu ai không có quan hệ với bj
Ví dụ 1
A= {1,2,3}; B= {1,2}
R= {(a,b) | a>b với a  A, b  B }
 R= {(2,1), (3,1), (3,2 )}
0 0 
 MR = 1 0
1 1
Ví dụ 2
A={a1, a2, a3 }; B= {b1, b2 , b3, b4, b5 }
0 1 0 0 0 
MR = 1 0 1 1 0
1 0 1 0 1
Vì R= {(ai ,bj) | với ai A, bj  B }
 R= {(a1, b2), (a2, b1), (a2, b3), (a2, b4),(a3, b1), (a3, b3) , (a3, b5)}
- Ma trận của quan hệ trên một tập là ma trận vuông và có thể xác định được quan
hệ đó có tính chất nào đó
 Tính phản xạ: nếu (a, a)  R với  a  (ai, ai)  R với i=1,2,…n
 quan hệ phản xạ nếu mii =1 với i=1,2.. n tức là đường chéo chính của ma
trận =1
1 
mii = 1  MR =  .. 

 1
 Tính đối xứng : nếu (a, b)  R khi (b, a)  R
 quan hệ đối xứng nếu mji =1 với  mi j = 1 nghĩa là nếu mji =0 với  mi j = 0
R là đối xứng nếu mji =mi j với  cặp i, j với i=1..n, j=1..n tức là ma trân đối
xứng qua đường chéo chính
 1 
mji =mij  MR = 1 ... 0

 0 
Ví dụ 3
Giả sử quan hệ R trên tập được biểu diễn bởi ma trận
1 1 0
MR = 1 1 1
0 1 1
Ma trận này có đường chéo chính = 1 nên quan hệ được biểu diễn bởi ma trận
này có tính phản xạ
mij =m ji ma trận đối xứng qua đường chéo chính nên quan hệ được biểu diễn
bởi ma trận này có tính đối xứng
- Hợp giao của hai quan hệ
R1 là quan hệ trên tập A biểu diễn bằng ma trận MR1
R2 là quan hệ trên tập A biểu diễn bằng ma trận MR2
MR1  R2 = MR1  MR2 = 1 tại ví trí mà MR1 hoặc MR2 =1
MR1  R2 = MR1  MR2 = 1 tại ví trí mà MR1 và MR2 =1
Ví dụ:
1 0 1 1 0 1
MR1= 1 0 0 ; MR2 = 0 1 1
0 1 0 1 0 0
1 0 1 1 0 1
MR1  R2 = 1 1 1 ; MR1  R2 = 0 0 0
1 1 0 0 0 0
- Ma trận biểu diễn hợp thành của các quan hệ
A, B, C có tương ứng m, p, n phần tử
R quan hệ từ A đến B; S là quan hệ từ B đến C
Ma trận biểu diễn quan hệ R là MR = [ r i j ] kích thước m x n
Ma trận biểu diễn quan hệ S là MS = [ s i j ] kích thước n x p
Ma trận biểu diễn S  R là M S  R = [ t i j ] kích thước m x p
Cặp được sắp (ai , cj )  S  R nếu có một phần tử bk sao cho (ai, bk )  R, ( bk, cj )
S
 ti j =1  ri k =sk j = 1 với k nào đó
M S  R =MR  MS
Ví dụ

1 0 1 0 1 0 
MR= 1 1 0 ; MS = 0 0 1
0 0 0 1 0 1

1 1 1
M S  R = MR  MS = 0 1 1
0 0 0
Ma trận hợp thành dùng để biểu diễn Rn
MRn = MR n 
Ví dụ
0 1 0  0 1 1 
MR= 0 1 1 ; MR2 = MR 2 
= 1 1 1
1 0 0 0 1 0

3.2. Biểu diễn quan hệ bằng đồ thị có hướng


Mỗi phần tử của tập biểu diễn bằng một điểm, tập được sắp biểu diễn bởi một cung
có hướng. Sử dụng cách biểu diễn đồ thị này khi hình dung một quan hệ trên một
tập hữu hạn như một đồ thị có hướng
Định nghĩa
Đồ thị có hướng G ( V, E)
Trong đó V là tập các đỉnh, E các cặp phần tử V gọi là các cạnh , (a, b ) đỉnh a gọi
là đỉnh khởi đầu, b gọi là đỉnh kết thúc
Ví dụ
Các cặp được sắp nào thuộc quan hệ R biểu diễn bởi đồ thị sau:
4 3

1 2

You might also like