You are on page 1of 6

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 – Tuần 2

SUY LUẬN TOÁN HỌC


1. Sử dụng các quy tắc suy luận để chỉ ra rằng nếu các tiền đề
∀x(P(x) → Q(x)), ∀x(Q(x) → R(x)), và ¬R(a) là đúng, thì kết luận ¬P(a) là đúng.
Trong đó, a là phần tử trong miền,
2. Đối với câu trong nhóm các câu sau, hãy xác định câu đó đúng hay sai và giải
thích tại sao.
a) Tất cả sinh viên trong lớp này đều hiểu logic. Kely là sinh viên trong lớp này.
Do đó, Kely hiểu logic.
b) Mọi chuyên ngành Khoa học máy tính đều có môn học Toán rời rạc. Susan đang
học môn Toán rời rạc. Do đó, Susan theo học chuyên ngành Khoa học máy tính.
c) Tất cả các con vẹt đều thích trái cây. Con chim sẻ không phải là một con vẹt. Do
đó, con chim sẻ không thích trái cây.
d) Mọi người ăn trái cây mỗi ngày đều khỏe mạnh. Linda không khỏe. Do đó,
Linda không ăn trái cây mỗi ngày.
3. Chứng minh rằng nếu m và n đều là số chính phương thì nm cũng là số chính
phương. (Một số nguyên a là một số chính phương nếu tồn tại một số nguyên b sao
cho a = b2)
4. Chứng minh rằng nếu x, y và z là các số nguyên và x + y + z là số lẻ thì ít nhất
một trong ba số x, y và z là số lẻ.
5. Chứng minh rằng nếu x + y ≥ 2, trong đó x, y là các số thực thì x ≥ 1 hoặc y ≥ 1.
6. Chứng minh rằng nếu m và n là các số nguyên và mn chẵn thì m chẵn hoặc n
chẵn.
7. Chứng minh rằng nếu n là số nguyên và n3 + 5 là số lẻ thì n là số chẵn
8. Chứng minh rằng với số nguyên n không âm, tồn tại duy nhất số nguyên m
không âm sao cho m2 ≤ n < (m + 1)2
9. Giả sử định lý nói rằng √n là số vô tỷ khi n là số nguyên dương và không phải là
số chính phương, hãy chứng minh rằng √2 + √3 là số vô tỷ.
10. Sử dụng phương pháp chứng minh phân chia theo trường hợp để chứng minh
rằng:
a) 10 không phải là bình phương của một số nguyên dương.
[Gợi ý: Xét 2 trường hợp: (i) 1 ≤ x ≤ 3, (ii) x ≥ 4.]
b) 100 không phải là lập phương của một số nguyên dương a
(Gợi ý: Xét 2 trường hợp: (i) 1 ≤ x ≤ 4, (ii) x ≥ 5)
c) Nếu x và y là các số thực, thì max(x, y) + min(x, y) = x + y.
(Gợi ý: Sử dụng phương pháp chứng mình từng trường hợp, với 2 trường hợp x ≥ y
và x < y)
11. Dùng quy nạp toán học để chứng minh rằng: 1 + 2 + 22 + ⋯ + 2n = 2n+1 − 1
với mọi số nguyên không âm n.
12. Chứng minh rằng: 1 + 3 + 5 + ⋯ + (2k − 1) = k2, với k là số nguyên dương

LÝ THUYẾT QUAN HỆ
1. Cho các quan hệ trên tập {1, 2, 3, 4} sau:
R1 = {(1, 1), (1, 2), (2, 1), (2, 2), (3, 4), (4, 1), (4, 4)},
R2 = {(1, 1), (1, 2), (2, 1)},
R3 = {(1, 1), (1, 2), (1, 4), (2, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 1), (4, 4)},
R4 = {(2, 1), (3, 1), (3, 2), (4, 1), (4, 2), (4, 3)},
R5 = {(1, 1), (1, 2), (1, 3), (1, 4), (2, 2), (2, 3), (2, 4), (3, 3), (3, 4), (4, 4)},
R6 = {(3, 4)}.
a) Những quan hệ nào là phản xạ (reflexive)?
b) Những quan hệ nào là đối xứng (symmetric)?
c) Những quan hệ nào là phản đối xứng (antisymmetric)?
d) Những quan hệ nào là bất đối xứng (asymmetric)?
d) Những quan hệ nào là bắc cầu (transitive)?
2. Quan hệ “chia” trên tập số nguyên dương là phản xạ, đối xứng, phản đối xứng,
bắc cầu?
3. Liệt kê 16 quan hệ khác nhau trên tập hợp {0, 1}.
4. Có bao nhiêu quan hệ ở bài 3 có chứa cặp (0,1)?
5. Những quan hệ nào ở bài 3 là phản xạ, bất phản xạ (irreflexive), đối xứng, phản
đối xứng, bất đối xứng, bắc cầu?
6. Giả sử R và S là các quan hệ phản xạ trên tập A. Chứng minh hoặc bác bỏ mỗi
khẳng định sau:
a) R ∪ S là phản xạ (reflexive)
b) R ∩ S là phản xạ (reflexive)
c) R ⊕ S là bất phản xạ (irreflexive)
d) R − S là bất phản xạ (irreflexive)
e) S ◦R là phản xạ (reflexive)
7. Có bao nhiêu quan hệ bắc cầu trên tập hợp có n phần tử nếu:
a) n = 1 b) n = 2 c) n = 3
8. Cho R1 và R2 là các quan hệ trên tập hợp A được biểu diễn bởi các ma trận:

Tìm các ma trận biểu diễn các quan hệ sau:


a) R1 ∪ R2 b) R1 ∩ R2 c) R2 ◦ R1
d) R1 ◦ R1 e) R1 ⊕ R2
9. Cho R là quan hệ được biểu diễn bởi ma trận:

Tìm các ma trận biểu diễn các quan hệ sau:


a) R2 b) R3 c) R4
10. Biểu diễn mỗi quan hệ ở bài 1 bởi một đồ thị có hướng.
11. Vẽ đồ thị có hướng biểu diễn quan hệ sau:
{(a, a), (a, b), (b, c), (c, b), (c, d), (d, a), (d, b)}.
12. Liệt kê các cặp có thứ tự trong các quan hệ được biểu diễn bởi các đồ thị có
hướng sau:

a) b) c)

d) e)

13. Tập hợp các tập con nào sau đây là phân hoạch (partition) của {1, 2, 3, 4, 5,
6}?
a) {1, 2}, {2, 3, 4}, {4, 5, 6}
b) {1}, {2, 3, 6}, {4}, {5}
c) {2, 4, 6}, {1, 3, 5}
d) {1, 4, 5}, {2, 6}
14. Tập hợp các tập con nào sau đây là phân hoạch (partition) của {−3,−2,−1, 0, 1,
2, 3}?
a) {−3,−1, 1, 3}, {−2, 0, 2}
b) {−3,−2,−1, 0}, {0, 1, 2, 3}
c) {−3, 3}, {−2, 2}, {−1, 1}, {0}
d) {−3,−2, 2, 3}, {−1, 1}
15. Tập hợp các tập con nào sau là phân hoạch của tập hợp các chuỗi bit có độ dài
8?
a) Tập hợp các chuỗi bit bắt đầu bằng 1, tập hợp các chuỗi bit bắt đầu bằng 00 và
tập hợp các chuỗi bit bắt đầu bằng 01
b) Tập hợp các chuỗi bit chứa chuỗi 00, tập hợp các chuỗi bit chứa chuỗi 01, tập
hợp các chuỗi bit chứa chuỗi 10 và tập hợp các chuỗi bit chứa chuỗi 11
c) Tập hợp các chuỗi bit kết thúc bằng 00, tập hợp các chuỗi bit kết thúc bằng 01,
tập hợp các chuỗi bit kết thúc với 10 và tập hợp các chuỗi bit kết thúc bằng 11
d) Tập hợp các chuỗi bit kết thúc bằng 111, tập hợp các chuỗi bit kết thúc bằng 011
và tập hợp các chuỗi bit kết thúc bằng 00
16. Chứng tỏ rằng quan hệ R bao gồm tất cả các cặp (x, y) sao cho x và y là các
xâu bit có độ dài từ ba trở lên, có ba bit đầu tiên giống nhau, là một quan hệ tương
đương trên tập hợp tất cả các xâu bit có độ dài từ ba trở lên.
17. Gọi R là quan hệ trên tập các cặp số nguyên dương có thứ tự sao cho ((a, b), (c,
d)) ∈ R khi và chỉ khi a + d = b + c. Chứng tỏ R là một quan hệ tương đương.
18. Trong các quan hệ được biểu diễn bởi các đồ thị có hướng sau, quan hệ nào là
tương đương.

19. Liệt kê các cặp có thứ tự trong các quan hệ tương đương được tạo bởi các phân
hoạch sau của tập {a, b, c, d, e, f, g}.
a) {a, b}, {c, d}, {e, f, g}
b) {a}, {b}, {c, d}, {e, f }, {g}
c) {a, b, c, d}, {e, f, g}
d) {a, c, e, g}, {b, d}, {f }
20. Quan hệ trên tập hợp {0, 1, 2, 3} nào sau đây là thứ tự từng phần?
Xác định các tính chất của quan hệ thứ tự từng phần bị thiếu.
a) {(0, 0), (1, 1), (2, 2), (3, 3)}
b) {(0, 0), (1, 1), (2, 0), (2, 2), (2, 3), (3, 2), (3, 3)}
c) {(0, 0), (1, 1), (1, 2), (2, 2), (3, 3)}
d) {(0, 0), (1, 1), (1, 2), (1, 3), (2, 2), (2, 3), (3, 3)}
e) {(0, 0), (0, 1), (0, 2), (1, 0), (1, 1), (1, 2), (2, 0), (2, 2), (3, 3)}
21. (S, R) có phải là một poset nếu S là tập hợp tất cả những người trên thế giới và
(a, b) ∈ R, trong đó a và b là những người, nếu
a) a cao hơn b?
b) a không cao hơn b?
c) a = b hay a là tổ tiên của b?
d) a và b có bạn chung không?
22. Trong các trường hợp sau, đâu là các posets?
a) (Z, =) b) (Z, ≠) c) (Z, ≥) d) (Z, ̸ ∣ )
e) (R, =) f) (R, <) g) (R, ≤) h) (R, ≠)
23. Xác định các quan hệ được biểu diễn bởi các ma trận 0-1 sau có phải là các
quan hệ bộ phận hay không?

You might also like