You are on page 1of 2

Đề cương ôn tập thi HK môn Cấu trúc rời rạc

1. Chứng minh các mệnh đề tương đương, các mệnh đề hằng đúng, hằng sai.
2. Dùng các luật logic, luật suy diễn để kiểm chứng mô hình suy diễn.
3. Bài toán đếm: chỉnh hợp, tổ hợp, hoán vị (không và có lặp), hệ thức truy hồi.
4. Số ánh xạ, đơn ánh , toàn ánh và song ánh từ tập hữu hạn A đến tập hữu hạn
B. Cho một ánh xạ, đơn ánh , toàn ánh và song ánh từ tập hữu hạn A đến tập
hữu hạn B.
5. Quan hệ tương đương , lớp tương đương.
6. Quan hệ thứ tự, biểu đồ Hass, phần tử lớn nhất, nhỏ nhất, tối đại và tối tiểu.
7. Tìm dạng nối rời chính tắc, công thức đa thức tối tiểu, vẽ mạng các cổng
tổng hợp của 1 công thức đa thức tối tiểu của các hàm Bool theo 4 biến x, y,
z, t.
8. Xem lại tất cả bài tập đã giải.
Làm hết các bài tập sau.
Bài 1. Hãy dùng các luật logic, luật suy diễn , để kiểm chứng mô hình suy diễn
sau:
(pᴠ¬q) → (rᴠ¬s)
t → (¬rᴠu)
tᴧk
k → (¬uᴧh)
h→s
------------------------------
⸫p → m
Bài 2: Cho R là quan hệ trên tập Z2 tất cả các cặp có thứ tự hai số nguyên dương
sao cho ((a, b), (c, d))  R ( hay nói cách khác (a, b) R (c, d) ) nếu và chỉ nếu a*d
= b*c.

Trang 1
1. Chứng minh rằng R là một quan hệ tương đương.
2. Tìm lớp tương đương của phần tử (1, 2).
Bài 3: Cho R là quan hệ trên tập Z2 tất cả các cặp có thứ tự hai số nguyên dương
sao cho ((a, b), (c, d))  R ( hay nói cách khác (a, b) R (c, d) ) nếu và chỉ nếu a <=
c và b là ước số của d.
1. Chứng minh rằng R là một quan hệ thứ tự. R là một quan hệ thứ tự toàn
phần hay bộ phận ?
2. Cho tập A={ (1, 2), (3, 4), (2, 3), (2, 5), (4, 8), (3,16), hãy vẽ biểu đồ Hass
của A với quan hệ thứ tự trên.
3. Tìm phần tử lớn nhất, bé nhất, tối đại, tối tiểu, sup và inf của A.
Bài 4: Giả sử có ánh xạ f : A → B, với A là một tập hợp có m phần tử A={a1, a2,
…am} và B là một tập hợp có n phần tử B={b1, b2, …bn}
1. Tìm số đơn ánh, toàn ánh, song ánh từ A đến B.
2. Cho A={1, 2, 3}, B={a, b, c, d}. Hãy tìm một ánh xạ f , một đơn ánh g, một
toàn ánh k, và một song ánh l từ A đến B (nếu có).
Bài 5: Giải các hệ thức truy hồi sau:
1. an = 5an-1-6an-2 với n  2 và a0 = 1, a1= 0.
2. an = 4an-2 với n >=2 và a0 = 0, a1= 4.
Bài 6: Tìm dạng nối rời chính tắc, công thức đa thức tối tiểu, vẽ mạng các cổng
tổng hợp của 1 công thức đa thức tối tiểu của các hàm Bool theo 4 biến x, y, z, t
trong mỗi trường hợp sau
a) f-1(0) = {0101,0110,1000,0011,1111,0101,0100,1001,0011, 1110}
b) f = zt  xyt  xyz  xyzt  xyzt  yzt .

Trang 2

You might also like