You are on page 1of 2

Đại số tuyến tính

Bài tập tuần 2

1. Viết các tổ hợp tuyến tính của các véctơ sau đây ở dạng (a, b, c) với a, b, c ∈ R.

(a) (0, 0, 0), (1, 1, 1)


(b) (1, 2, 3), (2, 4, 6)
(c) (1, 2, 3), (−1, −2, −3)
(d) (1, 2, 3), (2, 4, 6), (3, 5, 7)
(e) (1, 0, 0), (0, 1, 0), (0, 0, 1)

2. Biểu diễn ~x như là một tổ hợp tuyến tính của ~a và ~b trong các trường hợp sau:

(a) ~x = (1, 0), ~a = (1, 1), ~b = (0, 1);


(b) ~x = (2, 1), ~a = (1, −1), ~b = (1, 1);
(c) ~x = (−4, 2), ~a = (2, −1), ~b = (0, 0);
(d) ~x = (2, 2, 2), ~a = (1, 1, 1), ~b = (3, 3, 3).

Trong các trường hợp trên, trường hợp nào biểu diễn của ~x là duy nhất? Giải thích tại
sao.

3. Chứng minh rằng mỗi tập hợp sau đây đều là một không gian véctơ. Tìm một hệ sinh
của các không gian véctơ đó.

(a) {(x, y) ∈ R2 : x = y}
(b) {(x, y) ∈ R2 : x = 0}
(c) {(x, y, z) ∈ R3 : x = y = −z}
(d) {(x, y, z) ∈ R3 : x = 2y, z = 0}
(e) {(x, y, z) ∈ R3 : x = 3y}

4. Cho U là một không gian con của không gian véctơ V . Chứng minh span(U ) = U .

5. Trong không gian véctơ V cho hai hệ véctơ S1 , S2 và S1 là tập con của S2 . Chứng
minh rằng mọi tổ hợp tuyến tính của hệ S1 cũng là tổ hợp tuyến tính của S2 .
Từ đó suy ra rằng span(S1 ) ⊂ span(S2 ).

6. Chứng minh rằng nếu một hệ véctơ chứa hai véctơ đối nhau thì hệ đó là phụ thuộc
tuyến tính.

7. Cho ~a, ~b là hai véctơ trong không gian véctơ V . Chứng minh rằng nếu {~a, ~b} là một hệ
phụ thuộc tuyến tính thì tồn tại k ∈ R sao cho ~a = k ~b hoặc ~b = k ~a.

8. Chứng minh rằng các hệ véctơ sau đây là phụ thuộc tuyến tính:

(a) {(1, 2), (1, 1), (2, 1)} trong R2 ;


(b) {(1, 1, 0), (1, 0, 1), (0, 1, −1)} trong R3 ;

1
(c) {(a, b), (c, d)} trong R2 với ad = bc;
(d) {f (t) = t, g(t) = t + 1, h(t) = t − 1} trong P2 ;
(e) {j(t) = t2 , k(t) = 0} trong P2 .

9. Chứng minh rằng các hệ véctơ sau đây là độc lập tuyến tính:

(a) {(1, 2), (1, 1)} trong R2 ;


(b) {(1, 1, 0), (1, 1, 1), (0, 1, −1)} trong R3 ;
(c) {(a, b), (c, d)} trong R2 với ad 6= bc;
(d) {f (t) = 2t, g(t) = t2 } trong P2 ;
(e) {h(t) = 1, j(t) = t2 + 1} trong P2 .

10. Cho a, b, c là ba số thực phân biệt.

(a) Chứng minh rằng hệ hai véctơ {(1, 1, 1), (a, b, c)} là độc lập tuyến tính trong R3 .
(b) Chứng minh rằng hệ ba véctơ {(1, 1, 1), (a, b, c), (a2 , b2 , c2 )} là độc lập tuyến tính
trong R3 .

11. Trong không gian véctơ P2 gồm các đa thức có bậc không nhỏ hơn 2, xét ba đa thức
f (x) = 1 + 2x, g(x) = 1 + x và h(x) = x + x2 .

(a) Chứng minh rằng {f (x), g(x)} là độc lập tuyến tính.
(b) Chứng minh rằng {f (x), g(x), h(x)} là độc lập tuyến tính.

12. Chứng minh rằng nếu hệ hai véctơ {~a, ~b} là độc lập tuyến tính thì hệ {~a + ~b, ~a − 2~b}
cũng độc lập tuyến tính.

13. Chứng minh rằng nếu hệ {~v1 , . . . , ~vn } là độc lập tuyến tính thì hệ

{~v1 − ~v2 , ~v2 − ~v3 , . . . , ~vn−1 − ~vn , ~vn }

cũng độc lập tuyến tính.

You might also like