You are on page 1of 5

MATH231: Bài giảng Đại số tuyến tính (Kỳ 1-23-24)

Trần Đức Anh, mail: ducanh@hnue.edu.vn

Tuần 2 (11-15/9/2023)

Mục lục
A. Cơ sở và số chiều của không gian vector 1

B. Thuật toán tính hạng hệ vector 2

C. Các hệ quả từ thuật toán tính hạng hệ vector 2

D. Một số bài toán được rút gọn thành bài toán tính hạng 2

E. Các phép toán trên không gian vector con 3

F. Bài tập 3

A. Cơ sở và số chiều của không gian vector


Định nghĩa 1. Cho V là không gian vector. Cho A = {~v1 , ~v2 , . . . , ~vk } ⊂ V là một hệ vector
trong V. Nếu mỗi vector của V đều là tổ hợp tuyến tính của các vector của A, hay nói cách
khác V = span A, thì ta nói A là hệ sinh của V.

Định nghĩa 2. Không gian vector V được gọi là không gian vector hữu hạn sinh nếu nó có
một hệ sinh gồm hữu hạn vector.

Định nghĩa 3. Một tập con của V được gọi là cơ sở (tuyến tính) của V nếu nó vừa là hệ
sinh vừa độc lập tuyến tính. Số vector của cơ sở được gọi là số chiều của không gian vector
V, được ký hiệu là dim V hoặc dimR V.

Mệnh đề 4. Nếu {~v1 , ~v2 , . . . , ~vn } là một cơ sở của kgvt V thì mọi ~v ∈ V đều biểu thị tuyến
tính một cách duy nhất theo {~v1 , ~v2 , . . . , ~vn }.

Giải thích thêm Duy nhất ở đây nghĩa là: Nếu có hai tổ hợp tuyến tính ~v = a1~v1 + a2~v2 +
. . . + an~vn = b1~v1 + b2~v2 + . . . + bn~vn thì các hệ số ai = bi với mọi i.

Định nghĩa 5. Giả sử {~v1 , ~v2 , . . . , ~vn } là một cơ sở của V. Khi đó với mọi ~v ∈ V, tồn tại duy
nhất bộ số thực (a1 , a2 , . . . , an ) ∈ Rn sao cho ~v = a1~v1 + a2~v2 + . . . + an~vn . Bộ số (a1 , a2 , . . . , an )
như vậy được gọi là tọa độ của ~v đối với cơ sở {~v1 , ~v2 , . . . , ~vn }.

1
B. Thuật toán tính hạng hệ vector
Đầu tiên ta nêu ba kết quả cần thiết để đảm bảo thuật toán là đúng.
Kết quả 6. Cho A ⊂ V là một hệ vector. Khi đó dim span A = rank(A).
Kết quả 7. Cho A và B là hai hệ vector trong V. Nếu mỗi vector của A đều là tổ hợp tuyến
tính của các vector của B và ngược lại, nếu mỗi vector của B là tổ hợp tuyến tính của các
vector của A, thì ta có rank(A) = rank(B).
Kết quả 8. Hệ các vector 6= ~0 trong Rn mà có dạng bậc thang luôn độc lập tuyến tính.

Thuật toán Nội dung thuật toán được thể hiện qua ví dụ tính hạng của hệ vector được
lấy từ bài tập 5.15, sách Toán cao cấp tập 1: ~v1 = (4, −5, 2, 6), ~v2 = (2, −2, 1, 3), ~v3 =
(6, −3, 3, 9), ~v4 = (4, −1, 5, 6). Bao gồm các bước đại khái như sau:
• Bước 1: Viết các vector dưới dạng dòng với các tọa độ tương ứng thẳng cột với nhau.
• Bước 2: Sử dụng các phép biến đổi dòng để chuyển hệ vector về dạng bậc thang.
• Bước 3: Hạng của hệ vector đã cho bằng số vector bậc thang khác ~0 thu được.
Ghi chú 9. Thuật toán này vận hành được là do các phép biến đổi dòng không làm thay đổi
hạng của hệ vector.

C. Các hệ quả từ thuật toán tính hạng hệ vector


Hệ quả 10. Từ thuật toán tính hạng hệ vector, ta thu được các vector bậc thang, sau đó truy
xuất "nguồn gốc" của các vector này, ta sẽ tìm được hệ con độc lập tuyến tính tối đại của hệ
vector ban đầu.
Hệ quả 11. Cho ~v1 , ~v2 , . . . , ~vk là k vector độc lập tuyến tính trong Rn . Khi đó, ta có thể bổ
sung thêm các vector để trở thành cơ sở trong Rn như sau: Ta biến đổi hệ vector độc lập ban
đầu thành hệ bậc thang, sau đó ta bổ sung thêm các vector để thành "bậc thang đầy đủ". Các
vector bổ sung đó chính là các vector cần tìm.
Hệ quả 12. Ta có thể tính một cơ sở cho không gian vector sinh như sau. Giả sử ta cần tìm
một cơ sở của span A. Khi đó, nếu ta tìm được một hệ con độc lập tuyến tính tối đại của A
thì đó là một cơ sở của span A. Một cách khác là: Ta dùng thuật toán tính hạng, biến đổi
hệ vector của A thành hệ bậc thang. Khi đó, hệ vector bậc thang thu được chính là cơ sở của
span A.

D. Một số bài toán được rút gọn thành bài toán tính
hạng
Cho ~v1 , ~v2 , . . . , ~vk ∈ V là một hệ gồm k vector.
Mệnh đề 13. ~v1 , ~v2 , . . . , ~vk là hệ sinh của V khi và chỉ khi hạng của hệ bằng chiều của V.
Như vậy, bài toán kiểm tra một hệ vector có phải hệ sinh hay không được quy về bài toán
tính hạng.
Mệnh đề 14. ~v1 , ~v2 , . . . , ~vk là độc lập tuyến tính khi và chỉ khi hạng của hệ đó bằng k (tức
bằng số lượng vector của hệ).
Dựa vào hai kết quả trên thì ta có thể giải quyết được bài toán xác định một hệ vector có
phải là cơ sở của không gian vector đã cho hay không.

2
E. Các phép toán trên không gian vector con
Mệnh đề 15. Cho W1 và W2 là hai không gian vector con của không gian vector V. Khi đó,
W1 ∩ W2 cũng là không gian vector con của V.

Định nghĩa 16. Cho U1 , U2 là hai không gian vector con của V. Định nghĩa một tập, ký hiệu
là U1 + U2 , là tập con của V gồm các vector có dạng ~u1 + ~u2 với ~u1 ∈ U1 và ~u2 ∈ U2 . Khi đó
ta chứng minh được U1 + U2 là không gian vector con của V và ta gọi U1 + U2 là tổng của hai
không gian vector con U1 và U2 .

Mệnh đề 17 (Công thức số chiều). Cho U1 , U2 ⊂ V là các không gian vector con. Khi đó ta
có công thức chiều như sau:

dim(U1 + U2 ) = dim U1 + dim U2 − dim(U1 ∩ U2 ).

Sơ lược chứng minh Đầu tiên, ta chọn một cơ sở của U1 ∩ U2 , ký hiệu là {α1 , α2 , . . . , αk }.
Sau đó ta bổ sung vào tập này các vector {β1 , β2 , . . . , βl } để trở thành một cơ sở của U1 và
bổ sung thêm các vector {γ1 , γ2 , . . . , γm } để thành cơ sở của U2 . Từ đó ta chứng minh được
mệnh đề.

Ghi chú 18. Bản chất chứng minh công thức số chiều là sử dụng một kết quả về đếm trong
toán tập hợp, đó là, cho A, B là hai tập hữu hạn, ký hiệu |A| là số phần tử của A, khi đó, ta
có công thức đếm như sau:

|A ∪ B| = |A| + |B| − |A ∩ B|.

Kết quả đơn giản này cho phép giải quyết nhiều bài tập về đếm ở phổ thông.

Định nghĩa 19. Cho U1 , U2 ⊂ V là các không gian vector con. Nếu mỗi vector ~v ∈ U1 + U2
chỉ có một biểu diễn tổng duy nhất ~v = ~u1 + ~u2 với ~u1 ∈ U1 và ~u2 ∈ U2 thì ta nói tổng U1 + U2
là tổng trực tiếp, và được ký hiệu là U1 ⊕ U2 .

Mệnh đề 20. U1 + U2 là tổng trực tiếp khi và chỉ khi U1 ∩ U2 = {~0}.

Mệnh đề 21. Cho W1 , W2 , . . . , Wk là các không gian vector con của không gian vector V nào
đó. Khi đó, tổng W1 + W2 + . . . + Wk là tổng trực tiếp khi và chỉ khi một trong các điều kiện
sau xảy ra:

a) Wi ∩ j6=i Wj = {~0} với mọi 1 ≤ i ≤ k.


P

Wj = {~0} với mọi 1 ≤ i ≤ k.


P
b) Wi ∩ i<j≤k

Chứng minh Xem giáo trình, trang 46.

F. Bài tập
Bài tập 22. Tính hạng của hệ vector sau đây trong R3 . Xác định một hệ con độc lập tuyến
tính tối đại của hệ.

a) (1, 0, 0), (2, 2, 0), (3, 3, 3).

b) (3, 1, −4), (2, 5, 6), (1, 4, 8).

3
c) (2, −3, 1), (4, 1, 1), (0, −7, 1).

d) (1, 6, 4), (2, 4, −1), (−1, 2, 5).

Bài tập 23. Chứng minh hệ 2 vector {(1, 2, 3, 4), (2, 3, 0, 1)} là độc lập tuyến tính trong R4 .
Hãy bổ sung thêm 2 vector để hệ này trở thành một cơ sở của R4 .
Bài tập 24. Hệ vector nào sau đây là cơ sở của kgvt R4 ? Khi đó, hãy tìm tọa độ của vector
~v = (1, 9, 8, 1).

(a) (1,1,0,0), (0,1,1,0), (0,0,1,1), (1,0,0,1).

(b) (0,1,1,1), (1,1,1,0), (1,1,0,1), (1,0,1,1).

(c) (0,1,2,3), (1,2,3,4), (2,3,4,5), (3,4,5,6).

(bài tập II.17, giáo trình)


Bài tập 25. Xét tập V = {(x, y, z, t) ∈ R4 : x + y + z + t = x + 2y + 3z + 4t = 0}. Biết V
là một không gian vector con của R4 . Xác định một cơ sở của V và dim V.
Bài tập 26. Xét tập V = {(x1 , x2 , x3 , x4 ) ∈ R4 : x1 + 2x2 = 3x3 + 4x4 }.
(a) Chứng minh rằng V là một không gian vector con của R4 .

(b) Cho các vector α = (3, 0, 1, 0) và β = (0, 4, 0, 2) là các vector độc lập tuyến tính trong V.
Bổ sung thêm các vector để thu được một cơ sở của V.
(bài tập II.26, giáo trình)
Bài tập 27. Giả sử α ~ 1, α ~ 2, . . . , α
~ n là một cơ sở của R−kgvt V. Chứng minh rằng hệ vector
α ~ 1 − 2~
~ 1, α ~ 2 − 3~
α2 , α ~ n−1 − n~
α3 , . . . , α αn cũng là một cơ sở của V.

(bài tập II.19, giáo trình)


Bài tập 28. Cho hai vector ~u = (a, b) và ~v = (c, d) ∈ R2 . Chứng minh rằng ~u, ~v là độc lập
tuyến tính khi và chỉ khi
a b
= 0.
c d

Bài tập 29. Cho n vector ~ui = (ai1 , ai2 , . . . , ain ) ∈ Rn với 1 ≤ i ≤ n. Chứng minh rằng
~u1 , ~u2 , . . . , ~un là độc lập tuyến tính khi và chỉ khi

det(aij )1≤i,j≤n = 0.

Bài tập 30. Cho U là không gian vector con sinh bởi

(1, 1, 0, −1), (1, 2, 3, 0), (2, 3, 3, −1)

và V là không gian con sinh bởi

(1, 2, 2, −2), (2, 3, 2, −3), (1, 3, 4, −3).

Tìm dim(U ∩ V ).
(Bài tập 3.23, trang 35, sách Đại số tuyến tính qua các ví dụ và bài tập của GS Lê Tuấn
Hoa)

4
Bài tập 31. Chứng minh rằng trong không gian vector các hàm số trên khoảng (0, 1), các hệ
vector sau là độc lập tuyến tính:

a) (t − 1)2 , (t − 2)2 , (t − 3)2 .

b) 1, et , e−t .

c) cos t, sin t.

d) cos t, cos 2t, cos 3t.

e) sin t, sin 2t, sin 3t.

f) tan t, cot t.

You might also like