You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: HÓA HỌC 10PT


Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên:..............................................................................Lớp:.................
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Electron hóa trị là
A. những eletron tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng.
B. những eletron ở lớp bên ngoài. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng và ở cả phân lớp sát ngoài cùng
nếu phân lớp đó chưa bão hòa.
C. những eletron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng
hoặc ở cả phân lớp sát ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa.
D. những eletron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng
và ở cả phân lớp sát ngoài cùng.
Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p 1. Công thức oxide ứng với hoá trị cao
nhất của X là
A. XO2. B. X2O. C. X2O3. D. XO3.
Câu 3: Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện?
A. Tia . B. Proton. C. Tia âm cực. D. Nguyên tử hydrogen.
Câu 4: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn bằng
A. số nơtron. B. số khối. C. số hiệu nguyên tử. D. số electron độc thân.
Câu 5: Nguyên tử X có 17 proton trong hạt nhân và số khối bằng 37. Kí hiệu nguyên tử của X là
A. 17
37 X . B. 37
17 X . C. 37
20 X . D. 20
17 X .
Câu 6: Chu kỳ là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của chúng có cùng
A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số electron lớp ngoài cùng.
Câu 7: Cấu hình electron nào sau đây là của fluorine (Z = 9)
A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p4. C. 1s22s22p5. D. 1s22s32p4.
Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton
có trong nguyên tử X là
A. 7. B. 8. C. 5. D. 6.
Câu 9: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử Z = 20. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc nhóm
C. VIA. B. IA. C. IIA. D. IVA.
Câu 10: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố
A. giảm dần. B. tăng dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 11: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
A. hút electron của nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa học.
B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có trong
thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính.
A. Fluorine (Z=9). B. Sulfur (Z=16). C. Chlorine (Z=17). D. Phosphorus (Z=15).
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s 22s22p63s23p3. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc
chu kì
A. 5. B. 1. C. 6. D. 3.
Câu 14: Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Phát biểu nào sau đây về Ca là không đúng?
1
A. Hạt nhân của nguyên tố Ca có 20 proton. B. Vỏ nguyên tử của nguyên tố Ca có 20 electron.
C. Nguyên tố Ca là một phi kim. D. Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron.
Câu 15: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. proton và neutron B. electron và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron.
Câu 16: Thông tin nào sau đây không đúng?
A. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0,00055 amu.
B. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.
C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.
D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng
khối lượng hạt nhân.
Câu 17: Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây?
A. Nguyên tử khối. B. Số neutron. C. Số khối. D. Số proton.
Câu 18: Dãy nào sau đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học?
A. 199 X , 19 20
10 Y , 10 Z . B. 28 29 30
14 X , 14 Y , 14 Z . C. 146 X , 147Y , 148 Z . D. 40 40 40
18 X , 19 Y , 20 Z .
Câu 19: Phân lớp 3d có số electron tối đa là
A. 14. B. 10. C. 6. D. 18.
Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 21: Nguyên tố G ở chu kì 3, nhóm IIA. Cấu hình electron của G là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s2. C. 1s22s22p63s3. D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 22: Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
có xu hướng
A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 23: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. proton. B. neutron. C. neutron và electron. D. electron.
Câu 24: Nguyên tố nitrogen (N) có số hiệu nguyên tử là 7. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố này

A. 0. B. -7. C. 7. D. +7.
Câu 25: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa
A. 1 electron. B. 4 electron. C. 2 electron. D. 3 electron.
Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất ? Cho biết nguyên tố này được sử
dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol.
A. B (Z=5). B. N (Z=7). C. O (Z=8). D. C (Z=6).
Câu 27: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 8. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron
A. 1s22s22p3. B. 1s22s12p5. C. 1s12s22p5. D. 1s22s22p4.
Câu 28: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử (kí hiệu là Z) của một nguyên tố gọi là
A. số khối. B. nguyên tử khối. C. số hiệu nguyên tử. D. số neutron.
PHẦN II – TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29: (1,0 điểm) Cho nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron và electron là 28, trong đó
tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8.
a. Tính số hạt neutron và số khối của X? b. Viết kí hiệu của nguyên tử trên?
Câu 30: (1,0 điểm) Chlorine (Z=17) là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng
nước. Viết cấu hình electron và xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của chlorine trong bảng tuần hoàn?
Câu 31: (1,0 điểm) Cho các nguyên tố sau: Na (Z=11), Al (Z=13), P (Z=15), K (Z=19).
a. Sắp xếp dãy các nguyên tố trên theo thứ tự tính kim loại giảm dần? Giải thích?

2
b. Viết công thức oxide cao nhất của nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất trong các nguyên tố trên? Nêu
tính acid – base của oxide đó?

3
ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: HÓA HỌC 10PT

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp
C C D C B B C D C B A A D C
án
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp
A A D B B A A A D D C C D C
án

PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu hỏi Nội dung Điểm

{( E + P )−N =8 ⇒ {
( E+ P+ N )=28 Z=P=E 2 Z + N=28
2 Z−N=8
0,25

Câu 29 => {N=10


Z =9
0,25
(1 điểm)
A = 19 0,25
Ký hiệu nguyên tử: 199 X hoặc 199 F 0,25
Nếu HS có cách giải khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa.
*Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 0,25
Câu 30 *Vị trí: - Ô số 17 0,25
(1 điểm) - Chu kì 3 0,25
- Nhóm VIIA 0,25
a. Tính kim loại giảm
Tính
kim Na > Mg > Al
0,25
loại ^
tăng K
Câu 31
(1 điểm)
=> Dãy tính kim loại giảm dần: K > Na > Al > P 0,25
b. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất trong các nguyên tố trên là K
Công thức oxide cao nhất: K2O 0,25
Tính chất: basic oxide 0,25
Nếu HS có cách trình bày khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa.

You might also like