You are on page 1of 27

CUỘC SỐNG CỦA BẠN SẼ TÍCH CỰC HƠN NẾU BIẾT QUA ĐIỀU NÀY

Đình Anh Vũ
Tư duy tích cực không chỉ giúp bạn nhìn nhận vấn đề của cuộc sống một
cách lạc quan hơn mà còn giúp bạn gặt hái được nhiều thành công nhất
định. Vậy làm thế nào để rèn luyện tư duy tích cực và khiến cuộc sống
luôn tràn ngập niềm vui, hạnh phúc? Cùng CET tìm hiểu ngay sau đây
nhé!
Mục Lục
1. Tâm lý học tích cực
2. Thành công đến từ tư duy tích cực
3. Cách rèn luyện tư duy tích cực
1. Thay đổi cách suy nghĩ, loại bỏ tư tưởng tiêu cực
2. Dậy sớm và mỉm cười
3. Thử thách bản thân
Tâm lý học tích cực
Không phải tự dưng mà người ta lại đề cao tư duy tích cực như thế. Vì
khi chúng ta có sự tự tin, thoải mái mới có thể tự do khám phá cuộc sống
bằng những tiềm năng vô tận của bản thân. Cũng nhờ vào đó mà tạo nên
động lực để chúng ta cố gắng hết khả năng của bản thân, vượt qua mọi
thách thức, khó khăn của cuộc sống. Mỗi cá thể tư duy tích cực sẽ góp
phần tạo nên cuộc sống lành mạnh và góp phần hình thành nhân cách
của mỗi người.
Trong cuộc sống, chung ta đối mặt với hàng loạt vấn đề như tài chính,
tình cảm, công việc, gia đình… Nhưng không phải lúc nào mọi việc
cũng tốt đẹp theo ý muốn, sẽ có lúc có trục trặc xảy ra. Và kết quả của
sự việc không chỉ phụ thuộc vào tính nghiêm trọng mà còn phụ thuộc
vào cách nhìn nhận và thái độ của bạn. Nếu bạn suy nghĩ tiêu cực, bạn
sẽ trở nên sợ hãi, e dè và tự tạo áp lực cho chính bản thân và vấn đề sẽ
không được giải quyết. Ngược lại, nếu bạn suy nghĩ tích cực hơn bạn sẽ
có được những hành động tích cực và giải quyết tốt hơn.
Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn có những hành động tích cực (Ảnh:
Internet)
Thành công đến từ tư duy tích cực
Thành công hay thất bại trong cuộc sống đều phụ thuộc vào cách nhìn
nhận của bạn. Và bạn có quyền lựa chọn bạn được sống an vui hay sống
trong buồn phiền. Do đó, bạn nên ngừng hình thành những suy nghĩ tích
cực về cuộc sống và đón nhận với thái độ tích cực, giải quyết vấn đề với
ánh mắt yêu thương và chia sẻ.
Không cần nói những điều xa xôi, chính thói quen sinh hoạt hằng ngày
hay những quan điểm của của bạn sẽ ảnh hưởng và tác động rất nhiều
đến tư duy của bạn. Do đó, để rèn luyện tư duy tích cực bạn cần phải
biết nhìn đúng, suy nghĩ đúng, để tâm hồn thanh thản và dần dần luyện
tập để có một tư duy tích cực.
Tư duy tích cực sẽ giúp bạn có cuộc sống vui vẻ và thành công (Ảnh:
Internet)
Cách rèn luyện tư duy tích cực
Thay đổi cách suy nghĩ, loại bỏ tư tưởng tiêu cực
Bạn cần học cách nhìn tích cực, lắng nghe tích cực và suy nghĩ tích cực.
Nếu bạn rơi vào một trường hợp mà bản thân bạn đánh giá là khá tệ.
Trước tiên, bạn hãy bình tĩnh suy nghĩ và viết ra tất cả điều đó lên giấy,
tình trạng và cảm xúc của bạn. Sau đó, xác định đâu là những tư tưởng
tiêu cực và loại bỏ nó ngay lập tức.
Nếu tư tưởng tiêu cực đã xâm nhập vào tâm trí, bạn cần xác định rằng
“đó là những điều ngớ ngẩn” và bạn có thể tự hét với bản thân là “dừng
lại”. Hoặc nếu bạn đang ở nơi đông đúc, hãy cố găng hít sâu và thở ra
thật mạnh, nghĩ về những điều tích cực, kết quả nhận được khi sự việc
được giải quyết. Như thế, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát tư duy của mình.
Dậy sớm và mỉm cười
Mỗi buổi sáng, bạn hãy tập thói quen dậy sớm, vươn mình và hít thở
sâu. Khi hít thở bạn nên nghĩ về những điều mình đã làm được, nghĩ về
những người bạn yêu quý, nghĩ về mục tiêu đã đặt ra rồi thở ra cùng với
một nụ cười thật tươi khoảng 15 giây. Hoặc khi bạn cảm thấy buồn chán,
tuyệt vọng, bạn không nên ngồi hoặc nằm một chỗ, mà nên đứng lên mở
một bài nhạc, xem phim, tìm thức ăn hoặc tốt nhất là nhìn vào gương và
mỉm cười.

Đừng để tư duy tiêu cực xâm chiếm tâm trí của bạn (Ảnh: Internet)
Thử thách bản thân
Rèn luyện tư duy tích cực không phải chuyện 1 hay 2 ngày mà nó là cả
quá trình. Do đó, mỗi ngày bạn phải đặt ra những việc bản thân cần làm.
Chẳng hạn như: Chào hỏi tất cả đồng nghiệp, chủ động rủ mọi người đi
ăn, không nghỉ về việc muộn phiền, luôn tươi cười, nói lời cảm ơn với
tất cả mọi người… Như vậy, bạn sẽ có được năng lượng tích cực khiến
bạn vui vẻ cả ngày.
Với những thông tin về tâm lý học tích cực và cách rèn luyện tư duy
tích cực như trên, hy vọng rằng bạn sẽ luôn luôn vui vẻ, lạc quen và gặt
hái được nhiều thành tựu trong cuộc sống.
KỸ NĂNG KIỀM CHẾ CẢM XÚC LÀ GÌ? CÁCH KIỂM CHẾ
CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
Đã bao giờ bạn cảm thấy hối hận vì có những lời nói, hành vi do không
kiềm chế được cảm xúc của bản thân mà làm tổn thương đến người
khác hay làm ảnh hưởng đến kết quả công việc? Vậy bạn có đặt ra câu
hỏi rằng liệu có thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân hay không và
làm thế nào? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm ra câu trả lời về kỹ năng kiểm
soát cảm xúc trong bài viết này nhé!
Mục Lục
1. Cảm xúc là gì?
2. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì?
3. Cách kiềm chế cảm xúc của bản thân
1. Điều chỉnh hành động của cơ thể
2. Rèn luyện tư duy
3. Khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ
4. Tự tin vào bản thân
4. Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc là gì?
Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của
yếu tố ngoại cảnh. Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi
trường của bạn và bộ não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một
mối đe dọa, não sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm
adrenaline và cortisol. Những điều này sẽ dẫn bạn đến cảm giác như sợ
hãi, lo lắng và / hoặc tức giận. Nếu não diễn giải tình huống là bổ ích, nó
sẽ giải phóng các hoóc môn khiến bạn cảm thấy tốt như oxytocin,
dopamine và serotonin. Bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc như hạnh phúc,
vui vẻ, hứng thú và / hoặc kích thích.
Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra
E. Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba
thành phần riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản
ứng hành vi hoặc biểu cảm.
Ngoài việc cố gắng xác định cảm xúc là gì, các nhà nghiên cứu cũng đã
cố gắng xác định và phân loại các loại cảm xúc khác nhau:
 Năm 1972, nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng có sáu cảm
xúc cơ bản phổ biến: sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh
phúc và buồn bã.
 Năm 1999, ông đã mở rộng thêm danh sách này, bao gồm bối
rối, phấn khích, khinh miệt, xấu hổ, tự hào, hài lòng và vui chơi.
Như bạn đã biết, cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực. Cụ thể như sau:
Những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu và kết quả bất ngờ từ
phản ứng của chúng ta đối với các sự kiện mong muốn. Tại nơi làm việc,
những cảm xúc này có được đạt được mục tiêu hoặc nhận được lời khen
ngợi từ cấp trên. Các cá nhân trải qua một cảm xúc tích cực có thể cảm
thấy yên bình, hài lòng và bình tĩnh. Kết quả là, nó có thể khiến bạn cảm
thấy thỏa mãn và hài lòng. Cảm xúc tích cực đã được chứng minh là loại
bỏ một người lạc quan, và trạng thái cảm xúc tích cực có thể làm cho
những thách thức khó khăn cảm thấy có thể đạt được hơn
Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thể xuất
phát từ những sự kiện không mong muốn. Tại nơi làm việc, những sự
kiện này có thể bao gồm việc không nghe ý kiến của bạn, thiếu kiểm
soát đối với môi trường hàng ngày của bạn và tương tác khó chịu với
đồng nghiệp, khách hàng và cấp trên. Cảm xúc tiêu cực đóng một vai trò
trong quá trình xung đột, với những người có thể kiểm soát cảm xúc tiêu
cực của họ thấy mình có ít xung đột hơn so với những người không.
Kỹ thuậtlàm bánh
Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì?
Kỹ năng kiềm chế cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của
bản thân mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của
bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản,
kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua
nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể…
Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các
buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến
các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát
được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động
khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc.

Kiểm soát cảm xúc của bản thân giúp bạn dễ dàng đạt được thành công
trong cuộc sống (Ảnh: Internet)
Cách kiềm chế cảm xúc của bản thân
Điều chỉnh hành động của cơ thể
Khi rơi vào trường hợp tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh các hoạt động của
cơ thể bằng cách thực hiện một vài động tác như:
– Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể.
– Mỉm cười.
– Thay đổi tư thế đứng, ngồi sao cho thoải mái nhất.
Như vậy, bạn sẽ có thể tập trung và suy nghĩ được nhiều hướng đi mới.
Rèn luyện tư duy
Để rèn luyện được tư duy, trí tuệ, bạn cần phải luôn luôn nhìn mọi
người, mọi vật bằng thái độ tích cực, vui tươi để tránh những cảm xúc
tiêu cực nảy sinh. Thay vì tìm những nhược điểm hay sai phạm của
người khác, bạn có thể tìm những ưu điểm của họ để tích lũy kinh
nghiệm cho bản thân.
Một ví dụ đơn giản rằng, khi bị cha mẹ hoặc sếp la mắng, chắc chắn cảm
xúc của bạn sẽ bị chi phối. Bạn sẽ trở nên cáu gắt, uất ức và có khả năng
phản kháng lại. Tuy nhiên, đó không phải điều nên làm. Bạn cần giữ
bình tĩnh và hãy nghĩ rằng, đây là cơ hội để bạn sửa chữa những yếu
điểm của mình. Đồng thời, sẽ giúp cho cha mẹ, sếp có cái nhìn tích cực
về bạn.
Khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ
Sử dụng ngôn từ phù hợp, khéo léo không chỉ giúp bạn điều khiển cảm
xúc của chính bản thân mình mà còn kiểm soát được cảm xúc của người
tham gia trò chuyện. Ngưng than vãn, không dùng những từ mang đến
sự tiêu cực, mà thay vào đó, bạn nên dùng những từ ngữ mang tính động
viên, khích lệ dành cho đối phương. Đây chính là chìa khóa giúp bạn
kiềm chế cảm xúc tốt hơn và nhìn nhận cuộc sống với góc nhìn tích cực
hơn.
Tự tin vào bản thân
Không ít trường hợp bạn bị bao vây bởi những buồn, hờn, tức giận chính
là vì thiếu tự tin. Bạn cảm thấy bản thân không có năng lực, dung mạo
hay hoạt ngôn bằng người khác và bạn cảm thấy khó khăn, sợ hãi khi
giải quyết vấn đề. Vì thế, tự tin ở bản thân mình là yếu tố quan trọng để
bạn kiềm chế được cảm xúc.
Tự tin vào bản thân cũng là một cách kiểm soát cảm xúc của bản thân
(Ảnh: Internet)
Để trở nên tự tin hơn, bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng sau:
– Can đảm nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp, không nên lảng
tránh.
– Vượt qua sợ hãi và cố gắng làm mọi việc.
– Hãy can đảm thử sức mọi trường hợp, lĩnh vực, tự tin khám phá những
điều mới lạ.
Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Có thể nói rằng, cảm xúc tiêu cực là kẻ thù lớn nhất cần loại bỏ nếu
muốn kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Để làm được như thế, bạn cần:
– Không đổ lỗi cho người khác.
– Can đảm nhân sại lầm và tìm cách giải quyết.
– Không tính toán thiệt hơn
– Vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen
ngợi.
– Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực.
Với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về định nghĩa cũng như
cách để kiềm chế cảm xúc đúng không nào? Rèn luyện kỹ năng kiềm
chế cảm xúc thật sự không phải là một việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu
bạn cố gắng rèn luyện từng ngày từng ngày bạn sẽ dễ dàng đạt được mục
tiêu và khiến cho cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn.

NHỮNG QUYỂN SÁCH HAY VỀ KỸ NĂNG SỐNG MÀ AI


CŨNG NÊN ĐỌC TRONG ĐỜI
Đình Anh Vũ
Cet.edu.vn gửi đến các bạn sinh viên tập hợp những quyển sách hay
về kỹ năng sống đáng đọc nhất dành cho người trẻ. Hy vọng các bạn
tìm thấy niềm vui và động lực khi đọc những cuốn sách bổ ích này.
Mục Lục
1. Đúng việc
2. Trên đường băng
3. Ngày xưa có một con bò
4. Tư duy nhanh và chậm
5. Đời đơn giản khi ta đơn giản
6. Hãy sống ở thể chủ động
7. Tổng kết
Đúng việc
Đúng việc là những suy tư, trăn trở của tác giả về công việc và bổn
phận của mỗi người.
(Ảnh: Internet)
“England expects that every man will do his duty.” (Nước Anh mong
muốn mỗi người dân sẽ làm tròn công việc/ bổn phận của mình). Đây là
lời kêu gọi của tướng Nelson gửi cho hạm đội của mình trước trận chiến
Trafalgar. Giờ đây, khẩu hiệu này được khắc trên bức tượng cao 52m
mang hình dáng vị đô đốc tài ba nằm trang trọng giữa quảng trường
Trafalgar của thủ đô London, Anh. Dường như người Anh không chỉ
muốn kỷ niệm một trận chiến mà có lẽ muốn gửi gắm vào đó một thông
điệp đầy ý nghĩa. Mỗi công dân khi nhìn dòng chữ này, ít nhiều sẽ suy tư
về “công việc” hay “bổn phận” của mình: Chúng là gì? Mình đã làm
chưa? Nếu đã làm rồi thì đã làm đúng, làm tốt những “công việc”, “bổn
phận” ấy hay chưa?
Khi nhìn thấy dòng chữ khắc trên tấm phù điêu về trận chiến Trafalgar
năm ấy, tác giả Giản Tư Trung đã dấy lên trong lòng những suy tư về
bản thân, về thời cuộc, về những “trận chiến” diễn ra ở ngày xứ sở của
mình. Những suy tư ấy thôi thúc ông ra đời cuốn sách “Đúng việc” – nơi
truyền tải những suy nghĩ của ông về “công việc”, về làm đúng và làm
tốt “công việc”, “bổn phận”, về những “trận chiến” liên quan đến bản
chất và giá trị của nhiều vấn đề trong xã hội.

Quản trị NHKS


Trên đường băng

“Trên đường băng” là một quyển sách hay về kỹ năng sống dành cho
người trẻ.
(Ảnh: Internet)
“Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người
khác bóc hết, lột sạch khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ xin
việc mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột
hết, sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực trui
rèn trong quá trình làm việc cho người khác.” (Tony Buổi Sáng)
Cuốn sách “Trên đường băng” là tập hợp những bài viết được ưa thích
trên Facebook của tác giả Tony Buổi Sáng. Các bài đăng được chọn lọc
có chủ đích nhằm chuẩn bị về tinh thần, kiến thức, kỹ năng… cho các
bạn trẻ vào đời. Những tản văn sinh động, thực tế, hài hước và xuất phát
từ cái tâm của một người đi trước nhiều kinh nghiệm, truyền cảm hứng
cho các bạn trẻ sống và làm việc hết mình, trọn vẹn từng phút giây.
Ngày xưa có một con bò

Đây là một cuốn sách có thể tạo cảm hứng thật sự cho bất kỳ ai (Ảnh:
Internet)
“Giá như ngày xưa đừng học CNTT, học ngân hàng thì bây giờ kiếm
được bao nhiêu tiền rồi.” “Tao thích nhậu nhẹt lắm, giá mà bỏ được.”
“Tao muốn tập thể dục lắm, nhưng giá mà tao có thể dậy sớm được.”
Bạn đã từng, hoặc đang nói những câu có chữ “Giá như”? Bạn có nhìn
người khác làm tốt hơn mình rồi tự nhủ, vì sao mình không làm được
như vậy? Bạn từng yêu thích một công việc nào đó rồi lại thôi, vì có vô
vàn lý do để từ bỏ?
Cuốn sách “Ngày xưa có một con bò” nêu ra một cách thẳng thừng
những cái cớ, những lý do chúng ta vẫn hàng ngày, hàng giờ viện ra,
bám víu vào để không làm những việc cần làm hay những việc đáng
làm. Mà những lý do đó đều rất vô lý. Vì vậy, nếu bạn và những người
xung quanh đang ở tình trạng thường xuyên viện cớ, đổ lỗi, trốn tránh
vấn đề thì có lẽ đây là cuốn sách kỹ năng lý tưởng dành cho bạn. Nếu
không phải là người như vậy, cuốn sách có lẽ có thể giúp bạn tìm ra lối
đi đúng cho con đường mà mình đã chọn.
Tư duy nhanh và chậm

“Tư duy nhanh và chậm” được xem là một “kiệt tác” trong làng sách
thế giới.
(Ảnh: Internet)
Con người thường tự tin rằng mình là sinh vật có lý trí mạnh mẽ, khi
quyết định một vấn đề luôn kỹ lưỡng và lý tính. Nhung thực tế là, dù bạn
có cẩn trọng tới đâu thì trong cuộc sống hàng ngày hay trong các vấn đề
liên quan đến tài chính, bạn vẫn thường đưa ra những quyết định dựa
trên cảm tính chủ quan. “Tư duy nhanh và chậm” (Think Fast And
Slow) – cuốn sách nổi tiếng tổng hợp các nghiên cứu kỹ lưỡng suốt
nhiều thập kỷ của nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel Kinh tế Daniel
Kahneman sẽ cho bạn thấy những sự hợp lý và phi lý trong chính tư duy
của mình.
Cuốn sách về kỹ năng sống này được đánh giá là “kiệt tác” trong việc
thay đổi hành vi của con người. Think fast and slow dù là cuốn sách có
tính hàn lâm cao nhưng vô cùng bổ ích với tất cả mọi người, đặc biệt nó
được truyền tải một cách rất dễ hiểu và vui nhộn. tác phẩm dành được vô
số giải thưởng danh giá: Sách khoa học hay nhất của Học viện Khoa học
Quốc gia năm 2012, cuốn sách hay nhất năm 2011 do tạp chí The New
York Times bình chọn, một trong những cuốn sách về kinh tế xuất sắc
nhất năm 2011…
Đời đơn giản khi ta đơn giản

Bài thuốc tinh thần dành cho những người hay phức tạp hóa vấn đề.
(Ảnh: Internet)
Bạn không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra, hoặc cơ hội nào sẽ đến với
mình cho đến đúng thời điểm đó. Bạn có thể lên trước các kế hoạch,
nhưng không thể biết mọi việc sẽ diễn biến như thế nào. Bạn có thể điều
chỉnh, thay đổi kế hoạch theo hoàn cảnh. Vậy kế hoạch có ý nghĩa gì?
Đó là không có kế hoạch nào cả, chỉ việc thưởng thức những gì đang
làm, làm hết sức có thể, để mọi chuyện diễn ra thật tự nhiên.
“Đời đơn giản khi ta đơn giản” là quyển sách hay về kỹ năng sống dành
cho những ai đang ngập tràn trong những bận rộn của cuộc sống, những
người hay bị stress hay có thói quen phức tạp hóa cuộc sống. Quyển
sách này là một phương thuốc hữu hiệu với nội dung đơn giản, văn
phong ngắn gọn đơn giản không quá rườm rà, xoay quanh những điều
xảy ra hàng ngày. Đây sẽ là quyển sách tuyệt vời để vừa đọc vừa nhâm
nhi tách café và suy ngẫm.
Hãy sống ở thể chủ động
“Hành trình của mỗi người là khám phá chính mình.” (Ảnh: Internet)
Từng một cán bộ Đoàn năng động, nhiệt huyết thời sinh viên và sau này
là một doanh nhân thành đạt, Nguyễn Tuấn Quỳnh đã đem những kinh
nghiệm anh đã có, những thất bại mà anh đã trải qua và cả những bài
học đáng quý trong cuộc sống, những nơi đẹp đẽ mà anh từng đi qua…
gom góp vào một quyển sách nhỏ với tựa đề, đồng thời là phương châm
sống của anh “Hãy sống ở thể chủ động”.
Anh hiểu rằng, đối với những người trẻ, những bước chân đầu đời luôn
chạm phải rất nhiều thử thách và chông gai, vì những kiến thức được
học ở trường và ngoài thực tế rất khác nhau. Mong ước được chia sẻ
kinh nghiệm, hướng dẫn cho các bạn trẻ đang dò dẫm trên con đường
khởi nghiệp và hy vọng tìm thấy mục tiêu sống của đời mình. Không chỉ
vậy, tác giả gửi gắm vào trong đứa con tinh thần của mình cả tình yêu
gia đình, tình yêu cuộc sống và chia sẻ góc nhìn của một doanh nhân
trong nền kinh tế đang rộng mở với nhiều cơ hội cho tất cả mọi người.
Tổng kết
Việc đọc sách là một thói quen tốt không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn
trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng bổ ích cho bản
thân. Cet.edu.vn hy vọng bạn sẽ tìm được cuốn sách thích hợp nhất cho
bản thân thông qua những quyển sách kỹ năng sống bán chạy nhất mà
chúng tôi vừa chia sẻ.

KỸ NĂNG QUAN SÁT LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA


KỸ NĂNG QUAN SÁT
Đình Anh Vũ
Vai trò của kỹ năng quan sát khá quan trọng, bởi nó giúp cho kỹ năng
giao tiếp của con người trở nên hoàn thiện và cơ hội thành công trong
cuộc sống cũng cao hơn. Vậy kỹ năng quan sát là gì? Làm thế nào để
rèn luyện kỹ năng quan sát? Cùng CET tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục Lục
1. Kỹ năng quan sát là gì?
2. Kỹ năng quan sát trong giao tiếp
3. Rèn luyện kỹ năng quan sát
1. Khả năng nhẫn nại
2. Khả năng tập trung và phân tích
3. Thấu hiểu cảm xúc
4. Tổng kết

Là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, kỹ năng quan sát không
chỉ đơn giản là dừng ở việc nhìn, ngắm mà đó còn là cách bạn phân tích,
thấu hiểu và đối đáp phù hợp. Và tất nhiên, đây không phải là năng
khiếu bẩm sinh, mà đó là kết quả của quá trình bạn học hỏi và siêng
năng rèn luyện.
Kỹ năng quan sát là gì?
Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết,
có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng. Khác với bản năng quan
sát thông thường, kỹ năng quan sát không nhìn mọi thứ một cách ngẫu
nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên
quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ nghiên cứu, y tế, khoa học, công nghệ,
dịch vụ… đều đòi hỏi ở nhân sự phải có kỹ năng quan sát. Vì nó giúp
con người nhận ra bản chất vấn đề nhanh chóng, từ đó đưa ra những
phương pháp, ý tưởng thích hợp nhất. Quan sát là một kỹ năng bởi nó
không đơn thuần phụ thuộc vào thị giác mà nó còn có thể rèn luyện để
phát triển hơn nữa. Và rèn luyện các kỹ năng mềm trong đó có kỹ năng
quan sát sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của bản thân.
Kỹ năng quan sát giúp cho con người nhìn nhận rõ bản chất vấn đề
và giải quyết tối ưu nhất (Ảnh: Internet)
S
Kỹ năng quan sát trong giao tiếpTrong giao tiếp, kỹ năng quan sát
giúp chúng ta thấu hiểu tâm tư và tình cảm của đối phương thông qua cử
chỉ, hành động và những biểu hiện trên gương mặt. Nhờ đó, ta biết được
họ đang buồn hay vui, đang tức giận hay phiền não, từ đó có cách ứng
xử phù hợp.
Khi quan sát và phân tích chính xác bạn sẽ biết tiết chế lời nói, hành
động và biểu lộ cảm xúc an ủi, chia sẻ để cuộc trò chuyện trở nên có ý
nghĩa hơn. Đồng thời, người đối diện sẽ cảm thấy được tôn trọng và tin
tưởng bạn. Đây chính là những tiền đề quan trọng giúp cuộc giao tiếp
thành công và khiến mối quan hệ của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
Rèn luyện kỹ năng quan sát
Để kỹ năng quan sát trở nên tốt hơn, bạn phải đồng thời rèn luyện những
khả năng sau:
Khả năng nhẫn nại
Khi tham gia một môi trường mới hoặc bước vào cuộc giao tiếp với
người lạ, bạn phải biết nhẫn nại. Nhẫn nại quan sát cử chỉ, hành động
của họ, nhẫn nại trò chuyện để khám phá những điều mới mẻ. Nếu bạn
vội vàng, bạn sẽ bỏ qua nhiều chi tiết nhỏ nhoi nhưng đắt giá hoặc bạn
không thể quan sát được cảm xúc của con người. Do đó, trước tiên bạn
phải nhẫn.
Khả năng tập trung và phân tích
Đừng tưởng rằng khả năng tập trung sẽ rất dễ rèn luyện, thực chất nó rất
khó bởi xung quanh chúng ta luôn tồn tại nhiều điều chi phối ánh mắt,
cảm xúc và suy nghĩ của ta. Và bạn không thể nhận ra được điều gì nếu
bạn cứ nhìn hoặc nghĩ về nơi khác mà không tập trung vào người đối
diện. Tập trung không phải nhìn chăm chăm vào một điểm mà bạn còn
phải đặt cả tâm trí mình vào. Hơn nữa, bạn cũng phải rèn luyện óc phân
tích để đánh giá sơ bộ về sự vật, hiện tượng hoặc cong người để đưa ra
cách ứng phó phù hợp.

Rèn luyện kỹ năng quan sát là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân
(Ảnh: Internet)
Thấu hiểu cảm xúc
Thấu hiểu cảm xúc là mấu chốt quan trọng nhất để bạn rèn luyện kỹ
năng quan sát. Bởi trong giao tiếp, mục đích cao nhất chính là sự thấu
hiểu. Nếu chỉ nhìn nhận sự việc thông qua vẻ ngoài nhưng không thấu
hiểu sự thật đằng sau đó sẽ làm bạn khó rèn luyện tốt kỹ năng quan sát.
Tổng kết
Giờ thì bạn đã hiểu kỹ năng quan sát là gì và tầm quan trọng của quan
sát trong giao tiếp chưa nào? Kỹ năng quan sát giúp cho cuộc giao tiếp
của bạn đạt hiệu quả cao hơn, giúp bạn thấu hiểu người khác, đồng thời
nhận được sự tin tưởng và yêu mến. Vì thế, đừng quên rèn luyện kỹ
năng này ngay bây giờ bạn nhé!

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN THẾ NÀO CHO HIỆU


QUẢ?
Đình Anh Vũ
Bạn kiếm nhiều tiền nhưng lúc nào cũng thắc mắc: “Không biết tiền đi
đâu hết cả?” Đó là do chúng ta chưa có kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân hiệu quả, nghiêm túc. Cách bạn quản lý và sử dụng tiền bạc có
thể tạo ra những tác động sâu sắc đến cuộc sống của bạn. Kỹ năng quản
lý tài chính cần thời gian để học hỏi và thực hành để áp dụng hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu quản lý tài chính cá nhân theo các “quy
tắc vàng” dưới đây mà Cet.edu.vn mang đến cho các bạn nhé.
Mục Lục
1. Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
2. Luôn lập kế hoạch cho tương lai
3. Hãy đầu tư
4. Bắt đầu thiết lập ngân sách
5. Tổng kết
Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
Nếu thu nhập của bạn là 10 triệu/tháng nhưng chi tiêu lại chạm mức 11
triệu thì sớm muộn bạn sẽ ngập trong những khoản nợ. Nếu tiêu đúng
con số kiếm được, bạn sẽ bị động trong những trường hợp khẩn cấp hoặc
những thay đổi quan trọng trong đời. Do đó, chi ít hơn số tiền bạn kiếm
được là quy tắc đầu tiên bạn phải tuân theo nếu muốn có tiền tiết kiệm
và chuẩn bị cho tương lai. Khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu càng
lớn, bạn càng dễ xoay sở với các vấn đề liên quan đến tài chính.

Quản lý tài chính là một kỹ năng quan trọng mà ai cũng nên tìm hiểu và
thực hành
(Ảnh: Internet)
Quản trị NHKS
Luôn lập kế hoạch cho tương lai
Ngoài các hình thức tiết kiệm phổ biến như sổ tiết kiệm hay các khoản
hưu trí, bạn có thể cân nhắc đến các hình thức đơn giản hơn. Ví dụ khi
mua những món đồ gia dụng (tivi, tủ lạnh, điều hòa…) bạn có thể chọn
hình thức trả góp hoặc thanh toán 1 lần. Nếu trả góp thì phải góp bao
nhiêu, trong bao lâu? Tài chính không phải chuyện của hôm nay hay
tháng này, mà là chuyện của rất nhiều tháng sau nữa. Bên cạnh đó, một
“quỹ khẩn cấp” cũng rất cần thiết trong trường hợp xe hỏng hoặc bạn
đột ngột bị bệnh vào cuối tháng lương chưa về. Lúc này, một khoản
dành dụm nhỏ sẽ phát huy tác dụng của nó.
Hãy đầu tư

Để “tiền đẻ ra tiền” cũng là một cách quản lý tài chính bạn cần chú ý
(Ảnh: Internet)
Vì sao những người giàu thì ngày càng giàu có hơn? Bởi vì tiền có thể
tăng lên ngay cả khi bạn đang ngủ, chỉ cần bạn có một khoản tiền “gốc”.
Biết đầu tư đúng cách giúp con số trong tài khoản ngân hàng của bạn
nảy nở một cách nhanh chóng. Đừng gửi toàn bộ số tiền bạn có trong
một ngân hàng lãi suất thấp, thay vào đó hãy chia tiền thành nhiều phần
để đầu tư vào các hạng mục khác nhau, kể cả đầu tư cho việc học để có
một công việc lương cao hơn.
Bắt đầu thiết lập ngân sách
Lập ngân sách chính là một cách rất hiệu quả giúp bạn quản lý tài
chính cá nhân và nắm rõ các khoản chi của mình, để bạn không phải
thốt lên những câu như: “Tiền đi đâu mất”, “không biết tiêu gì mà
hết?”… Bạn có thể ghi chép bằng giấy, bút, máy tính hay đơn giản hơn
là các ứng dụng tài chính trên điện thoại.
Thiết lập ngân sách của mình bằng cách ghi lại tất cả các chi phí thường
xuyên của bạn hàng ngày/ hàng tháng, có thể chia theo hạng mục:
– Hóa đơn gia đình (tiền nhà, điện, nước, wifi…)
– Chi phí sinh hoạt (đồ ăn, nước uống, vật dụng nhà tắm, nhà bếp…)
– Sản phẩm tài chính (bảo hiểm…)
– Gia đình và bạn bè (quà tặng, tiền mừng cưới…)
– Đi lại (xăng xe, taxi, phương tiện giao thông công cộng…)
– Giải trí (du lịch, thể thao, ăn uống, xem phim…)
– Đầu tư (học hành, tài chính, tiết kiệm…)

Việc thiết lập giúp bạn bám sát được các khoản chi tiêu trong tháng của
mình. Nếu số tiền bạn chi tiêu trong một tháng phải thấp hơn số tiền bạn
kiếm được là rất lý tưởng. Nếu không, hãy rà soát lại các danh sách và
cân nhắc xem bạn có thể cắt giảm chi phí ở khoản nào, đồng thời đặt ra
hạng mức chi tiêu cụ thể.
Ghi lại các khoản chi hàng tháng để điều chỉnh, cắt giảm những chi phí
không cần thiết
(Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng quá nghiêm khắc không
thực sự mang lại kết quả tốt, họ đề xuất đề xuất chia tiền của bạn thành
bốn loại:
– Chi phí cố định (50-60%): Đây là chi phí dành cho những khoản cố
định mỗi tháng như tiền thuê nhà, điện, nước, wifi, tiền xăng… số tiền
có thể chênh lệch một chút tùy theo mỗi tháng, nhưng bạn có thể dự trù
được số tiền mà bạn không được dùng phạm vào.
– Đầu tư (10%): Khi bạn tiết kiệm được một khoản tiền, bạn nên nghĩ
đến chuyện đầu tư. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên đầu tư một
khoản vừa phải, khoảng 10% tiền lương mỗi tháng hoặc tiền tiết kiệm
của bạn.
– Tiết kiệm (5-10%): Bao gồm tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn, có thể là
tiết kiệm tiền cho các kỳ nghỉ, quà tặng hoặc các giao dịch lớn như TV
hoặc xe máy mới. Bạn cũng nên lập một quỹ khẩn cấp – một khoản tiền
nhỏ giữ trong thẻ ATM dùng cho các trường hợp bất ngờ như sửa chữa
xe hoặc hóa đơn đột xuất.
– Chi phí tự do (20-35%): Đây là khoản chi phí dùng cho các quyết
định liên quan đến sở thích cá nhân của bạn như ăn uống, xem phim,
mua sắm…. Miễn là bạn đảm bảo duy trì 3 khoản phí trên.
Tổng kết
Bạn nên điều chỉnh tỷ lệ phần trăm dựa trên tuổi tác, mục tiêu tài chính
và những gì bạn thấy quan trọng. Nếu bạn không thể tiết kiệm hoặc đầu
tư 10% thu nhập sau khi chi tiêu, hãy cố gắng cắt giảm những gì có thể.
Bạn cũng có thể tăng thêm tiền tiết kiệm của mình lên 20% ngân sách
thay cho việc chi vào những thú vui không cần thiết.

You might also like