You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ
------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC


VI MẠCH SỐ

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MẠCH SO SÁNH


HAI SỐ NHỊ PHÂN 2 BIT

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:


TS. Nguyễn Cao Quí Phan Châu Minh; MSSV: B1812151
Nguyễn Việt Hưng; MSSV: B1812207

Ngày nộp /11/2021


Mục tiêu của đề tài
- Hiểu về các nguyên tắc, cách hoạt động của công nghệ CMOS trong thiết kế vi
mạch số.
- Sử dụng công nghệ 90nm thiết kế mạch so sánh hai số nhị phân 2 bit với ngõ ra
tác động mức cao, điện áp nguồn 1V.
- Mô phỏng mạch điện bằng ngôn ngữ Hspice và vẽ Layout trên phần mềm
Microwind.
1. Cơ sở lý thuyết về công nghệ CMOS
CMOS là viết tắt của complementary metal oxide semiconductor (sự bổ trợ
lẫn nhau của chất bán dẫn và kim loại).
CMOS được sử dụng trong hầu hết các vi mạch tích hợp (VLSI – chíp chứa
từ hàng nghìn đến hàng triệu MOSFET) và các siêu vi mạch tích hợp (ULSI -
chíp chứa hàng tỉ MOSFET hoặc hơn).
1.1 Bóng bán dẫn MOS
Silicon (Si) là một chất bán dẫn, tạo thành nguyên liệu ban đầu cơ bản cho hầu
hết các vi mạch tích hợp, silicon là một nguyên tố có hóa trị IV, vì vậy nó sẽ tạo
liên kết cộng hóa trị với bốn nguyên tử liền kề. Silicon nguyên chất là chất dẫn
điện kém, tuy nhiên độ dẫn điện của nó có thể được tăng lên bằng cách thêm một
lượng nhỏ tạp chất vào. Khi pha tạp nhất có hóa trị V vào silicon, nó sẽ dư
electron và trở thành chất bán dẫn loại N. Khi pha tạp chất có hóa trị III vào
silicon, nó sẽ thiếu electron và trở thành chất bán dẫn loại P.

Hình 1. Silicon nguyên chất (a), silicon được pha tạp chất có hóa trị V (b) và
silicon được pha tạp chất có hóa trị III (c).
Khi kết hợp giữa chất bán dẫn loại P và N sẽ tạo thành mối nối P-N hay còn
gọi là diode. Khi nguồn điện áp ở cực P lớn hơn N, diode được phân cực thuận
và cho dòng điện chạy qua. Khi điện áp ở cực P nhỏ hơn hoặc bằng cực N, diode
phân cực ngược và dòng điện chạy qua rất ít.

1
Hình 2. Diode được tạo từ mối nối P-N.
Bóng bán dẫn MOS (Metal-Oxide-Semiconductor) được tạo bằng cách chồng
lên nhau nhiều lớp vật liệu dẫn điện và cách điện thông qua các quy trình xử lý
hóa học và các phương pháp lắng đọng. Các bóng bán dẫn được chế tạo trên các
tấm silicon mỏng có đường kính từ 15-30cm gọi là wafer.

Hình 3. Hình ảnh thực tế của tấm wafer.


Công nghệ CMOS là sự kết hợp giữa bóng bán dẫn loại n (nMOS) và bóng
bán dẫn loại p (pMOS)

Hình 4. Mặt cắt ngang của bóng bán dẫn loại n (a) và bóng bán dẫn loại p (b).
Mỗi bóng bán dẫn đều có phần cổng (Gate) dẫn điện làm bằng Polysilicon và
một lớp cách điện làm bằng silicon dioxide (SiO2). nMOS có phần thân được cấu
2
tạo từ chất bán dẫn loại P và chất bán dẫn loại N cho các cực S (source) và D
(drain), phần thân của nMOS thường được nối với GND. pMOS thì ngược lại so
với nMOS, nó có phần thân loại được cấu tạo từ chất bán dẫn N và chất bán dẫn
loại P cho các cực S và D, phần thân của pMOS thường được nối lên nguồn.
Cực G của MOS là đầu vào điều khiển, nó ảnh hưởng đến sự lưu thông của
dòng điện giữa cực S và D. nMOS có phần thân được nối với GND vì vậy mối
nối P-N giữa cực S và D với phần thân được phân cực ngược. Nếu cực G ở mức
điện áp thấp, sẽ không có dòng điện chạy giữa cực S và D, ngược lại nếu cực G ở
mức điện áp cao sẽ có dòng điện chạy giữa cực S và D.
Đối với pMOS, có phần thân được nối với nguồn, khi cực G ở mức điện áp
cao, mối nối P-N giữa cực S và D với phần thân được phân cực ngược và không
có dòng điện chạy qua. Ngược lại khi cực G ở mức điện áp thấp mối nối P-N
giữa cực S và D với phần thân được phân cực thuận và cho dòng điện chạy qua.
Điện áp cao thường là VDD, đại diện cho mức logic 1, VDD thường có giá trị
là 5V, 3.3V, 2.5V, 1.8V, 1.2V, 1V, … Điện áp thấp thường là GND hoặc VSS và
đại diện cho mức logic 0.

Hình 5. Tóm tắt họa độn của nMOS và pMOS với cực G = 0 và 1.
1.2 Các cổng logic cơ bản từ CMOS
Inverter hay cổng NOT được tạo từ một bóng bán dẫn nMOS và một bóng
bán dẫn pMOS như hình 6. Khi ngõ vào A = 0, bóng bán dẫn nMOS ngưng, và
bóng bán dẫn pMOS dẫn, do đó ngõ ra Y được kéo lên VDD. Ngược lại khi ngõ
vào A = 1, bóng bán dẫn nMOS dẫn, và bóng bán dẫn pMOS ngưng, do đó ngõ
ra Y được kéo xuống GND.

Hình 6. Cấu tạo của cổng NOT từ các bóng bán dẫn và bảng sự thật.

3
Hình 7 cho thấy cấu tạo của một cổng NAND hai ngõ vào, nó bao gồm 2 bóng
bán dẫn nMOS được mắc nối tiếp giữa Y và GND, cùng với đó là 2 bóng bán
dẫn pMOS mắc song song giữa Y và VDD. Nếu một trong hai đầu A, B vào có
mức logic là 0 thì một trong hai nMOS sẽ ngưng dẫn dẫn đến ngõ ra Y sẽ không
được nối với GND và cùng lúc này một trong hai pMOS sẽ dẫn vì vậy ngõ ra Y
sẽ được nối lên VDD (mức logic 1). Chỉ khi cả hai ngõ vào A,b đều bằng 0, lúc
này cả hai pMOS sẽ nhưng dẫn và cả hai nMOS đều dẫn, vì vậy ngõ ra Y sẽ
được nối với GND (mức logic 0).
VDD

GND

Hình 7. Cấu tạo của cổng NAND từ các bóng bán dẫn và bảng sự thật.
Hình 8 cho thấy cấu tạo của một cổng NOR hai ngõ vào, nó bao gồm 2 bóng
bán dẫn nMOS được mắc song song giữa Y và GND, cùng với đó là 2 bóng bán
dẫn pMOS mắc nối tiếp giữa Y và VDD. Khi một trong hai ngõ vào A, B có mức
logic là 1, một trong hai nMOS sẽ dẫn và kéo ngõ ra Y xuống GND cùng lúc này
một trong hai pMOS sẽ ngưng dẫn. Khi cả hai ngõ vào A, B đều là 0, hai pMOS
sẽ dẫn và hai nMOS sẽ ngưng dẫn, ngõ ra Y được kéo lên VDD.

VDD

GND

Hình 8. Cấu tạo của cổng NOR từ các bóng bán dẫn và bảng sự thật.

4
Để tạo ra các cổng AND hay OR, chỉ cần mắc ngõ ra của cổng NAND và
NOR với cổng NOT.

Hình 9. Cổng AND và OR từ cổng NAND, NOR và NOT.


2. Thiết kế mạch so sánh hai số nhị phân 2 bit

Nội dung báo cáo


• Mục tiêu và yêu cầu.
• Giới thiệu về đề tài.
• Phương pháp thực hiện.
• Kết quả.
I. Mục tiêu và yêu cầu
• Mục tiêu
- Sử dụng công nghệ 90nm thiết kế mạch so sánh hai số nhị phân 2 bit với ngõ
ra tác động mức cao.
• Yêu cầu
- Lập trình mô phỏng mạch điện bằng ngôn ngữ Hspice và thiết kế layout trên phần
mềm Microwind.
II. Giới thiệu về đề tài
Lý do chọn đề tài
- Phổ biến, được sử dụng trong hầu hết các bộ vi xử lý.
- Không trùng với các nhóm khác.
Giới thiệu sơ lược về đề tài
- Mô tả sơ lược về mạch: mạch bao gồm 4 ngỏ vào và 3 ngỏ ra, với 4 ngỏ vào
gồm 2 số nhị phân A và 2 số nhị phân B, với 3 ngỏ ra A<B, A=B, A>B.
- Mô tả nguyên lý hoạt động: nếu số nhị phân A bé hơn B thì ngỏ ra A<B sẻ lên
mức cao và 2 trạng thái còn lại sẻ ở mức thấp, nếu số nhị phân A bằng B thì ngỏ ra
A=B sẻ lên mức cao và 2 trạng thái còn lại sẻ xún mức thấp, nếu số nhị phân A lớn
B thì ngỏ ra A>B sẻ lên mức cao và 2 trạng thái còn lại sẻ xún mức thấp.

Hình 1. Sơ đồ khối của mạch. 5


II. Phương pháp thực hiện
- Lập bảng trạng thái.
- Rút gọn các biểu thức.
- Vẽ sơ đồ nguyên lý và chuyển đổi mạch về toàn cổng NAND.
- Viết chương trình và mô phỏng tín hiệu của mạch bằng ngôn ngữ
Hspice.
- Vẽ layout và mô phỏng tín hiệu của mạch bằng phần mềm Microwind.

Lập bảng trạng thái

Bảng 1. Bảng trạng thái của mạch.

Rút gọn các biểu thức

Bảng Karnaugh của A<B. Bảng Karnaugh của A=B. Bảng Karnaugh của A>B.

Sơ đồ nguyên lý của mạch từ các biểu thức đã rút gọn

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý
của mạch.
6
Chuyển đổi sơ đồ nguyên lý của mạch về toàn cổng NAND

Hình 3. Mô hình tương đương để chuyển đổi các cổng về toàn


NAND.

Hình 4. Mạch saukhi chuyển đổi về toàn NAND.

Viết chương trình mô phỏng cổng NAND

IN IN2 OUT
1

0 0 1

0 1 1

1 0 1

1 1 0
(a) Bảng 5. Bảng sự thật của cổng NAND.

7
(b)

Hình 5. Sơ đồ nguyên lý (a) và đoạn chương trình Hspice (b) của cổng NAND.

Hình 6. Tín hiệu mô phỏng của cổng NAND.

Thiết kế layout cho cổng NAND

VCC

IN1

IN2

OUT

GND

Hình 14. Layout của cổng NAND.

8
Hình 15. Tín hiệu mô phỏng của layout cổng NAND.

Viết chương trình mô phỏng cho mạch

Hình 7. Đoạn chương trình tạo tín hiệu ngõ vào tương ứng 16 trường hợp của bảng 1.

Hình 8. Mô phỏng tín hiệu ngõ vào.

9
(a)
(b)

Hình 9. Đoạn chương trình (a) tương ứng cho các ngõ vào đảo (b).

Layout của cổng NOT từ cổng NAND

Hình 16. Layout của cổng NOT từ cổng NAND.

10
Thiết kế layout cho mạch

Hình 17. Layout ngõ vào của mạch.

Hình 18. Tín hiệu mô phỏng của layout ngõ vào.

11
(a)

(b)

Hình 10. Đoạn chương trình (a) tương ứng cho đoạn mạch A<B (b).

12

You might also like