You are on page 1of 7

BÀI THỰC HÀNH SỐ 01:CHỈNH LƯU CẦU 1 PHA KHÔNG ĐIỀU

KHIỂN TẢI R
1. Vẽ sơ đồ nguyên lý, trình bày nguyên lý làm việc của máy
a. Vẽ sơ đồ nguyên lý
Trong mạch chỉnh lưu cầu, AC là tín hiệu đầu vào và được chuyển thành
DC thông qua cầu diode và tụ lọc. Các diode được sắp xếp để chỉ cho dòng
điện chạy một chiều qua mạch, trong khi tụ lọc giúp loại bỏ nhiễu. Số liệu đo
đạc của mạch phụ thuộc vào tần số và điện áp của tín hiệu AC đầu vào.
Khối đầu tiên của mạch chỉnh lưu là biến áp, có nhiệm vụ giảm điện áp đầu vào
xuống mức thấp hơn. Thông thường, biến áp 220V/12V được sử dụng đế giảm
điện áp từ 220V xuống 12V, phù hợp với hầu hết các mạch điện tử hiện nay.

Sơ đồ nguyên lý làm việc chỉnh lưu cầu 1 pha không điều khiển tải R
b, Trình bày nguyên lý làm việc
Trong nửa chu kỳ (+) của dạng sóng AC đầu vào, diode D1 và D2 sẽ
được phân cực thuận, trong khi D3 và D4 được phân cực ngược. Khi điện áp
đạt đến ngưỡng của D1 và D2, dòng tải sẽ được đi qua như được biểu diễn trên
hình với đường màu đỏ.
Trong nửa chu kỳ (-) của dạng sóng AC đầu vào, diode D3 và D4 sẽ được phân
cực thuận, trong khi D1 và D2 được phân cực ngược. Dòng tải lúc này sẽ chạy
qua D3 và D4.
Ta có thể thấy rằng trong cả hai chu kỳ của điện áp AC đầu vào, hướng dòng
tải đi qua các diode đều giống nhau và chỉ theo một hướng duy nhất. Điều này
có nghĩa là dòng điện sẽ chỉ chạy theo một chiều duy nhất, và bằng cách sử
dụng bộ chỉnh lưu cầu, dòng điện xoay chiều AC đầu vào sẽ được chuyển đổi
thành dòng điện một chiều DC.

2. Tìm hiểu về các linh kiện của mạch (ký hiệu, cấu tạo, nguyên lý làm
việc của linh kiện)
a. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Diode là linh kiện bán dẫn ứng dụng trong điện tử công suất (ĐTCS) có
cấu tạo đơn giản nhất, bao gồm 2 điện cực Anode (A) và K (Cathode) và có
chứa một lớp tiếp xúc p-n. Diode- l linh kiện bán dẫn không điều khiển. Khi
điện thế cực Anode lớn hơn so với điện thế cực Cathode, lớp tiếp xúc phân cực
thuận và dòng điện thuận IF chạy theo chiều như hình vẽ, lúc này điện áp trên
linh kiện sẽ có giá trị rất nhỏ (<1V), đối với linh kiện lý tưởng giá trị này bằng
0. Ngược lại, khi điện thế cực Anode nhỏ hơn so với điện thế cực Cathode,
diode phân cực ngược linh kiện không dẫn, dòng điện ngược chạy qua diode
được gọi là dòng rò, đối với linh kiện lý tưởng giá trị này bằng 0.

Khi điện cực dương của nguồn điện được gắn vào cực Anode và cực
âm- cực Cathode ta có tiếp xúc phân cực thuận. Điện tử từ cực âm vào vùng n,
vùng tiếp xúc, một phần kết hợp với phần tử mang điện lỗ hổng phần còn lại
qua vùng p tới cực dương của nguồn điện: Diode dẫn.

Khi điện cực dương của nguồn điện được gắn vào cực Cathode và cực
âm-cực Anode ta có tiếp xúc phân cực ngược. Chỉ có một số ít điện tử từ vùng
p dịch chuyển qua vùng tiếp xúc, một phần kết hợp với phần tử mang điện lỗ
hổng phần còn lại qua vùng n tới cực dương của nguồn: Diode ngắt.
b. Ký hiệu và sơ đồ kết nối
c. Đặc tính Volt-Amper của diode ( đặc tính VI):
Đặc tính V-I của diode được chia làm 3 vùng

Vùng phân cực thuận: Khi 0 < VD < VTD: Diode bắt đầu dẫn dòng
điện qua diode ID rất nhỏ. Khi VD > VTD dòng điện tăng nhanh và diode đạt
trạng thái dẫn điện ổn định. VTD gọi là điện áp đóng. 2 Vùng phân cực
ngược: khi VD < 0; dòng điện qua diode giảm dần về 0, dòng điện qua diode
không tắt ngay và tiếp tục dẫn theo chiều ngược lại với tốc độ giảm ban đầu.
Sau một thời gian ngắn, khả năng dẫn điện theo chiều nghịch bị mất. Diode
ngắt.
Vùng đánh thủng: khi VD < -VBR: Trong đó VBR - điện áp đánh
thủng (Breakdown voltage), làm cho diode bị phá hủy.
3. Vẽ mô phỏng bằng phần mềm PSIM

Giá trị hiệu dụng


Giá trị hiệu dụng
4. Thực hiện trên mô hình mạch thực tế (Chụp ảnh mô hình đã thực hiện, nhận
xét kết quả) :

Kết quả nối dây thực tế


Kết quả đầu vào thực tế bằng 26,5V
Kết quả đầu ra thực tế bằng 21V
Nhận xét: kết quả đo được trên thực kế sai số so với mô phỏng không đáng kể, lắp mạch an toàn bóng
đèn sáng.

You might also like