You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO MÔN HỌC


THỰC HÀNH MẠCH ĐIỆN TỬ - SỐ
ĐỀ TÀI : DIODE CÁC LOẠI, ĐẶC TRƯNG & SƠ ĐỒ ỨNG
DỤNG

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Sinh viên thực hiện:
Cao Anh Khải 2251050013
Hoàng Văn Cường 2251050004
Trần Thành Lương 2251050019
Nguyễn Trọng Qúy 2251050028
Nguyễn Xu Rin 2251050030
Trần Văn Thắng 2251050034
Phần I. Mạch chỉnh lưu bán kì
a) Đặc trưng
Mạch chỉnh lưu được định nghĩa là một mạch điện tử chứa tất cả các
linh kiện điện tử có tác dụng làm biến đổi các dòng điện xoay chiều thành
mạch có dòng điện 1 chiều. Mạch chỉnh lưu được dùng phổ biến trong các bộ
nguồn các thiết bị sử dụng dòng điện một chiều hoặc mạch có tín hiệu vô
tuyến bị tách sóng thường có trong các thiết bị vô tuyến.
b) Sơ đồ nguyên lí

- Trong khoảng 0->π nguồn U2 ở nữa chu kỳ dương, Điốt được phân cực
thuận, dẫn điện cho dòng điện chạy qua tải.
- Trong khoảng 0->2π nguồn U2 đổi sang nửa chu kì âm, điốt Đ bị phân cực
ngược, không dẫn điện, không có dòng qua tải. Các chu kì sau cứ thế tiếp diễn
=>Như vậy điốt đã biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
qua tải
c) Các bước thực hiện
Bước 1:
- Chuẩn bị các linh kiện đã chọn
- Kiểm tra board cắm
- Xác định đặt linh kiện trên board
- Kiểm tra chất lượng và xác định định cực tính
- Đo sự liên kết của board cắm
- Xác định vị trí đặt linh kiện, các đường dây nối, đường cấp nguồn
- Uốn chân linh kiện cho phù hợp với vị trí cắm trên board
- Xác định đúng chân linh kiện
- Chân linh kiện không được uốn sát vào chân tránh dễ bị đứt ngầm bên trong
và không được vuông góc, vuông góc quá sẽ bị gẫy
- Vị trí đặt linh kiện phải thuận lợi cho quá trình cần chỉnh mạch
Bước 2:
- Lắp ráp linh kiện trên board - cắm diode D1 - cắm các linh kiện phụ trợ R,
LED - cắm dây liên kết mạch – cắm dây cấp nguồn
- Mỗi linh kiện một chấu cắm
- Các linh kiện cắm đúng vị trí đã xác định, tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp - các
dây nối không chồng chéo nhau
Bước 3:
- Kiểm tra mạch điện
- Kiểm tra lại mạch từ sơ đồ lắp ráp sang sơ đồ nguyên lý và ngược lại
- Đo kiểm tra an toàn, kiểm tra nguồn cấp
Bước 4:
- Cấp nguồn đo thông số mạch điện
- Cấp nguồn cho mạch điện quan sát hiện tượng của mạch ta thấy đèn LED
sáng bình thường thì tiến hành đo các thông số mạch điện
- Dùng đồng hồ VOM đo điện áp trước và sau chỉnh lưu
- Dùng máy hiện sóng đo kiểm tra dạng sóng trước và sau chỉnh lưu
Bước 5:
- Hiệu chỉnh mạch và các sai hỏng thường xảy ra
- Khi chọn diode cần chọn diode có dòng phù hợp với tải
d) Kết quả
Đây là hình ảnh sau khi nhóm lắp mạch và tiến hành đo.
Phần II. Mạch chỉnh lưu cầu
a) Đặc trưng
- Mạch chỉnh lưu cầu được biết là một bộ chuyển đổi dòng điện xoay chiều
trở thành dòng một chiều để giúp điều chỉnh đầu vào AC trở thành đầu ra DC.
Cầu chỉnh lưu được dùng khá rộng rãi trong các mạch nguồn cung cấp điện áp
DC ở các thiết bị hoặc các linh kiện điện tử ngày nay.
- Tùy thuộc vào yêu cầu của tải hiện tại để có thể lựa chọn bộ chỉnh lưu sao
cho phù hợp. Các thông số được tính đến như: Thông số linh kiện, điện áp sự cố,
dải nhiệt độ, dòng điện chạy qua mạch, dòng chuyển tiếp, yêu cầu lắp đặt,…Và
một số thông số khác được tính đến trong quá trình chọn nguồn cung cấp chỉnh
lưu cho mạch điện tử thích hợp
b) Sơ đồ nguyên lý

- Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu bao gồm các thiết bị khác nhau như: Máy biến áp,
cầu diode, bộ lọc và bộ điều chỉnh. Nói chung, tất cả các khối này được gọi là
nguồn cung cấp DC cho các thiết bị điện tử.
- Khối đầu tiên của mạch là một biến áp có nhiệm vụ thay đổi biên độ của
điện áp đầu vào. Phần lớn các mạch điện tử đều sử dụng biến áp 220V/12V để
giúp giảm điện áp xoay chiều đầu vào từ 220V xuống còn 12V.
- Khối tiếp theo là một bộ chỉnh lưu cầu diode sử dụng 4 hoặc nhiều diode tùy
thuộc vào từng loại bộ chỉnh lưu cầu. Khối này có nhiệm vụ tạo ra dòng điện
một chiều DC vì biên độ điện áp đầu ra của bộ chỉnh lưu vẫn còn dao động và
để đưa được nguồn DC đầu ra ổn định thì việc lọc là điều cần thiết. Việc lọc
được thực hiện bởi một hoặc nhiều tụ điện gắn trên tải giúp làm mịn, giảm tối đa
độ gợn biên độ điện áp đầu ra, giúp cho điện áp DC được ổn định.
- Khối cuối cùng của nguồn cung cấp DC là một bộ điều chỉnh điện áp đầu ra.
Ví dụ, vi điều khiển trong mạch của bạn làm việc ở mức điện áp 5V DC, nhưng
đầu ra lúc này là 12V. Vì vậy, để giảm được điện áp này và duy trì mức độ ổn
định của điện áp đầu ra mà không có sự thay đổi ở điện áp đầu vào thì bộ điều
chỉnh điện áp sẽ có nhiệm vụ làm việc này.
c) Các bước thực hiện
Bước 1:
- Chuẩn bị các linh kiện đã chọn
- Kiểm tra board cắm
- Xác định ví trí đặt linh kiện trên board
- Kiểm tra chất lượng và xác định định cực tính
- Đo sự liên kết của board cắm
- Xác định vị trí đặt linh kiện, các đường dây nối, đường cấp nguồn
- Uốn chân linh kiện cho phù hợp với vị trí cắm trên board
- Xác định đúng chân linh kiện
- Chân linh kiện không được uốn sát vào chân tránh dễ bị đứt ngầm bên trong
và không được vuông góc, vuông góc quá sẽ bị gẫy
- Vị trí đặt linh kiện phải thuận lợi cho quá trình cần chỉnh mạch
Bước 2:
- Lắp ráp linh kiện trên board - cắm 4 diode vào theo sơ đồ (cực âm của
D3 nối với âm D4, dương D5 nối dương D6, âm D5 nối dương D3, âm D6
nối dương D4 )
- Tiến hành nối dây từ cực âm D3 và âm D4 ta sẽ lấy được cực dương dòng
một chiều, tương tự ở cực dương D5 và dương D6 ta sẽ lấy được cực âm dòng
1 chiều, với âm D5 nối dương D3 ta sẽ nối vào một dây của dòng xoay chiều,
âm D6 nối dương D4 nối vào dây cong lại của dòng xoay chiều.
- Để dòng một chiều sau khi đi qua cầu diode được bằng phẳng (giảm gợn
sóng) ta sẽ lắp vào 1 tụ hóa với cực dương tụ nối vào dây dương, cực âm tụ nối
vào dây âm
- Mỗi linh kiện một chấu cắm
- Các linh kiện cắm đúng vị trí đã xác định, tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp - các
dây nối không chồng chéo nhau
Bước 3:
- Kiểm tra mạch điện
- Kiểm tra lại mạch từ sơ đồ lắp ráp sang sơ đồ nguyên lý và ngược lại
- Đo kiểm tra an toàn, kiểm tra cấp nguồn xoay chiều
Bước 4:
- Cấp nguồn xoay chiều 12V và đo thông số mạch điện
- Dùng đồng hồ VOM đo điện áp trước và sau chỉnh lưu
- Dùng máy hiện sóng đo kiểm tra dạng sóng trước và sau chỉnh lưu
- Dùng máy hiện sóng đo kiểm tra dạng sóng trước và sau khi gắn tụ để thấy
được sự khác biệt khi có tụ lọc
Bước 5:
- Sau khi đo xong hiệu chỉnh mạch và các sai hỏng thường xảy ra, nếu dòng
ra chưa như ý muốn thì có thể tính toán lại và lựa chọn lại thông số của diode, tụ
điện,... sao cho phù hợp
d) Kết quả

Đây là hình ảnh sau khi nhóm lắp mạch và tiến hành đo.
Phần III. Diode phát quang (LED)
a) Đặc trưng
Điện áp chuyển động (Forward Voltage Drop): Thấp, thường từ 1.5V đến
4V.
Hiệu suất phát quang (Luminous Efficiency): Đo lường khả năng chuyển
đổi điện năng thành ánh sáng.
Phổ phát quang (Spectral Emission): Đa dạng, từ đỏ đến xanh dương và
ánh sáng trắng.
Thời gian đáp ứng (Response Time): Rất ngắn, thường từ nanosecond đến
microsecond.
Nhiệt độ hoạt động (Operating Temperature): Ảnh hưởng đến hiệu suất và
độ ổn định.
Tuổi thọ (Lifespan): Cao, có thể hoạt động hàng nghìn giờ.
Ứng dụng: Đèn LED, hiển thị, đèn chiếu sáng, sản phẩm điện tử và nhiều
ứng dụng khác.
b) Sơ đồ nguyên lý
Cơ chế hoạt động của LED: Khi có điện áp thuận đặt vào, hàng rào thế giảm
tạo điều kiện cho dòng điện chảy qua. Điện tử từ miền n được tăng tốc sang
miền p tái hợp với lỗ trống, phần năng lượng dư được giải phóng dưới dạng ánh
sáng. Cường độ sáng của LED tỷ lệ với dòng điện chảy qua diode. Dòng cỡ vài
mA thì nhìn rõ ánh sáng bức xạ của LED

c) Các bước thực hiện, kết quả đo


1. Nồi chốt cấp nguồn V của mảng mạch Al-1 với nguồn điều chỉnh
0+15V của BE-A11. Đặt thế nguồn cấp ở +12V DC.
2. Mắc các đồng hồ đo Chú ý cắm đúng phân cực của nguồn và đồng hồ đo.
- Đồng hồ đo sụt thế trên LED: Nối các chốt đồng hồ đo (V) của mạch A1-1
với đồng hồ đo thế. Khoảng đo đặt ở 20V DC.
- Đồng hồ đo dòng qua diode: Nối các chốt đồng hồ đo (mA) của mạch A1-1
với đồng hồ đo dòng. Khoảng đo 20mA DC.
3. Dùng dây nối A với A4 để mắc phân cực thuận cho LED màu đỏ D4 (hình
A1-1d). Bật điện nguồn nuôi cho thiết bị BE-A11.
4. Vận biến trở P1 để dòng chảy qua LED là 16mA. Ghi giá trị dồng vào bảng
A1.7.
5. Giảm thế nuôi (vẫn biến trở nguồn BE-A11) cho đến khi LED tắt hẳn, sau
đó tăng dần thế cho đến khi LED sáng. Ghi giá trị thế và dòng đo được vào bảng
A1.7.
6. Thay LED đỏ bằng LED xanh (D5), vàng (D6), cam (D7), khi nối lần lượt
chốt A với A5 A6, A7. Lặp lại các bước 4-5.
Ghi giá trị dòng điện chảy qua LED : 12, 13, 14, và sụt thế trên LED tương
ứng V2, V3, V4, vào bảng A1.7 cho các LED màu tương ứng.
7. Căn cứ kết quả ghi trong các bảng, so sánh dòng và thế sử dụng cho mỗi
loại LED.

LED đỏ Điểm bắt đầu sáng Sáng trung bình Sáng rõ


Thế nuôi +V 1.74V 2.16V 2.21V
9.5mA 14.6mA 19mA
Dòng qua LED – I1

10.26V 9.84V 9.79V


Sụt thế trên LED – V1

LED xanh Điểm bắt đầu sáng Sáng trung bình Sáng rõ
2.7V 3.2V 3.52V
Thế nuôi +V
10mA 15.1mA 20.2mA
Dòng qua LED – I1
9.3V 8.8V 8.48V
Sụt thế trên LED – V1

LED vàng Điểm bắt đầu sáng Sáng trung bình Sáng rõ
1.86V 2.2V 2.42V
Thế nuôi +V
9.8mA 14.7mA 19.9mA
Dòng qua LED – I1
10.14V 9.8V 9.8V
Sụt thế trên LED – V1
LED cam Điểm bắt đầu sáng Sáng trung bình Sáng rõ
1.81V 2.18V 2.3V
Thế nuôi +V
9.6mA 15mA 18.8mA
Dòng qua LED – I1
10.19V 9.82V 9.7V
Sụt thế trên LED – V1

Đây là một số hình ảnh thực hiện của nhóm

You might also like