You are on page 1of 18

BÀI 1: CÁC LOẠI DIODE VÀ MẠCH

ỨNG DỤNG

I. Khảo sát đặc tuyến I-V của các loại diode

Nhiệm vụ: Sử dụng các linh kiện trong bảng mạch để xác định đặc
tuyến I-V của các diode trong hai vùng thiên áp thuận và ngược .

1. Đo đặc tuyến I-V với các diode Si (D1) và Ge (D2) thông thường
 Đo trong vùng thiên pháp thuận
- Sơ đồ nguyên lý đặc tuyến I-V trong vùng thiên áp thuận:

- Cắm các dây dẫn và cấp nguồn +12 V theo sơ đồ nguyên lý trên.
- Chọn dải đo V cho đồng hồ đo thế, dải đo mA cho đồng hồ đo dòng.
- Bật điện nguồn nuôi ở thiết bị chính. Vặn biến trở P1 cực đại. Ghi giá
trị dòng chảy qua diode ID và sụt thế VD trên diode vào bảng.
- Giảm từng bước biến trở P1. Tại mỗi bước, ghi giá trị dòng chảy qua và
sụt thế trên diode vào bảng. Chú ý xác định giá trị thế ngưỡng (VON) mà
tại đó dòng qua diode đo có sự thay đổi đột ngột.
- Kết quả đo được cho bởi mô phỏng bằng proteus (diode trong Proteus
hoạt động theo nguyên lý lý tưởng) như sau:
a) Điện áp đầu ra VD của diode ứng với VIN thay đổi từ 0 đến 2V.
b) Dòng ra ID của diode ứng với điện áp vào VIN thay đổi từ 0 đến 2V.

c) Kết quả lưu trong bảng:


VD(V) 0.0 0.0879 0.3969 0.5510 0.5806 0.599 0.613 0.6262
ID(A) 0.0 0.0 3.7e-6 0.0001816 0.000396 0.000668 0.000963 0.0013

 Đo trong vùng thiên áp ngược


- Sơ đồ nguyên lý đặc tuyến I-V trong vùng thiên áp ngược:
- Cắm các dây dẫn và cấp nguồn -12 V theo sơ đồ nguyên lý trên.
- Chọn dải đo V cho đồng hồ đo thế, dải đo 𝜇A cho đồng hồ đo dòng.
- Bật điện nguồn nuôi ở thiết bị chính. Vặn biến trở P1và ghi giá trị dòng
ngược chảy qua diode ID và sụt thế VD trên diode vào bảng.
- Kết quả đo được khi thực hiện bằng Proteus như sau:
a) Điện áp đầu ra VD của diode ứng với VIN thay đổi từ -5 đến 0V.

b) Dòng ra ID của diode ứng với điện áp vào VIN thay đổi từ -5 đến 0V.
c) Kết quả lưu trong bảng:
VD(V) -0.684 -0.674 -0.6615 -0.64 -0.6195 -0.6026 -0.579 -0.15
ID(A) -0.0063 -0.00491 -0.00355 -0.002 -0.00118 -0.0007 -0.0004 -4.1e-9

2. Đo đặc tuyến I-V của diode Zener (D3):


 Đo trong vùng thiên áp thuận.
- Tiến hành đo như loại diode D1 và D2 kể trên.
- Kết quả mô phỏng trên Proteus như sau:
a) Dòng ra ID của diode ứng với điện áp vào VIN thay đổi từ -5 đến 0V.

b) Kết quả được lưu vào bảng:


VD(V) -0.715 -0.708 0.698 -0.676 -0.653 -0.399 0.0 1.1
ID(A) -0.00072 -0.00071 -0.00069 -0.00067 -0.00065 -0.0004 -0.0001 0.001

 Đo trong vùng thiên áp ngược.


- Cắm các dây dẫn và cấp nguồn DC ADJUST POWER SUPPLY điều
chỉnh được từ 0 đến -15 V để mắc phân cực ngược cho diode. Chọn dải
đo V cho đồng hồ đo thế, dải đo mA cho đồng hồ đo dòng.
- Đặt thế nguồn nuôi DC là -12V. Vặn biến trở P1 để dòng qua D3 gần
bằng 5mA. Giảm thế nuôi xuống dưới -8,2 V. Sau đó vặn biến trở chỉnh
nguồn thay đổi theo từng bước -9V, -10V, -11V, -12V, -13V, -14V, -
15V.
- Kết quả mô phỏng trên Proteus như sau:
a) Dòng ra ID của diode ứng với điện áp vào VIN thay đổi từ -15 đến 5V.

b) Kết quả được lưu vào bảng:


VD(V) -8 -9 -10 -11 -12 -13 -14 -15
ID(A) -1.11e-11 -1.002e-7 -4.8e-5 -0.00088 -0.002 -0.003 -0.0036 -0.00478

3. Đo đặc tuyến I-V với các diode phát quang LED: D4, D5, D6, D7.
 Đo trong vùng điện áp thuận.
- Nối mạch và cấp nguồn DC ADJUST POWER SUPPLY điều chỉnh
được từ 0 đến +15 V theo sơ đồ hình (a) để mắc phân cực thuận cho
LED đỏ D4. Chọn dải đo V cho đồng hồ đo thế, dải đo 20 mA cho đồng
hồ đo dòng.
- Bật điện nguồn nuôi ở thiết bị chính. Vặn biến trở P1 cực đại. Quan sát
giá trị dòng chảy qua diode ID và sụt thế VD trên diode.
- Giảm từng bước biến trở P1. Tại mỗi bước, ghi giá trị dòng chảy qua và
sụt thế trên diode vào bảng.
- Đặt thế nguồn cấp ở mức +12V. Bật điện nguồn nuôi cho thiết bị chính.
Vặn biến trở P1 để dòng chảy qua LED là 16mA. Quan sát giá trị dòng
ID4.
- Giảm thế nuôi (vặn biến trở nguồn) cho đến khi LED tắt hẳn, sau đó
tăng thế dần thế cho đến khi LED sáng. Quan sát giá trị thế VD4 và
dòng ID4.
- Thay đổi LED đỏ bằng LED xanh (D5), vàng (D6), cam (D7), khi nối
lần lượt các chốt A với A5, A6, A7. Lặp lại bước trên. Quan sát giá trị
dòng điện chảy qua LED: ID5, ID6, ID7 và sụt thế trên LED: VD5,
VD6, VD7.
- Kết quả đo mô phỏng bằng Proteus như sau:
a) Mạch mô phỏng:

b) Kết quả đo lưu vào bảng:


LED đỏ Điểm bắt đầu sáng Sáng trung bình Sáng rõ
Thế nuôi +V 3.01 5.21 6.69
Dòng qua LED –ID4 6.0e-8 1.0e-7 2.1e-7
Sụt thế trên LED – 2.31 4.51 5.99
VD4
LED xanh Điểm bắt đầu sáng Sáng trung bình Sáng rõ
Thế nuôi +V 3.01 5.21 6.69
Dòng qua LED –ID4 6.0e-8 1.0e-7 2.1e-7
Sụt thế trên LED – 2.31 4.51 5.99
VD4
LED vàng Điểm bắt đầu sáng Sáng trung bình Sáng rõ
Thế nuôi +V 3.01 5.21 6.69
Dòng qua LED –ID4 6.0e-8 1.0e-7 2.1e-7
Sụt thế trên LED – 2.31 4.51 5.99
VD4
LED cam Điểm bắt đầu sáng Sáng trung bình Sáng rõ
Thế nuôi +V 3.01 5.21 6.69
Dòng qua LED –ID4 6.0e-8 1.0e-7 2.1e-7
Sụt thế trên LED – 2.31 4.51 5.99
VD4

II. Khảo sát mạch chỉnh lưu

Nhiệm vụ: Nghiên cứu và xác định vai trò của diode trong các loại
mạch chỉnh lưu để sử dụng trong các bộ tạo nguồn một chiều và
các thiết bị khác.
1. Sơ đồ chỉnh lưu nửa sóng và lọc gợn sóng.
a) Sơ đồ nguyên lý khảo sát mạch chỉnh lưu nửa sóng:

- Kết quả mô phỏng bằng Proteus:


- Nhật xét: Có thể thấy điện thế tại đầu ra diode đã bị sụt đi 0.7V so với
điện áp đầu vào, bởi vì khi diode phân cực thuận, dòng chảy qua diode
tạo ra thế lối ra dương trên trở R1, và khiến cho điện áp ra sụt đi VON
của diode.
b) Khảo sát bộ chỉnh lưu có lọc gợn sóng:
- Sơ đồ nguyên lý bộ chỉnh lưu có lọc gợn sóng:
- Kết quả mô phỏng Proteus:

- Nhật xét: Có thể thấy, khi thêm vào tụ, dạng sóng đầu ra (kênh B ở dao
động ký) gần như một thế DC vì có thăng giáng rất nhỏ. Điều này có
được vì khi mắc thêm tụ C1, thì trong quá trình thông và cấm của diode
ở hai nửa chu kỳ, tụ đã nạp nhanh qua nội trở diode và phóng chậm qua
trở tải R. Khi C1 đủ lớn (100u), thì thế mấp mô gần như bằng 0 (thế
DC).
2) Sơ đồ chính lưu toàn sóng dùng thứ cấp biến thế ra có điểm ở
giữa
a) Khảo sát mạch chỉnh lưu toàn sóng gồm 2 diode D1, D2 và trở
R1.
- Sơ đồ nguyên lý mạch chỉnh lưu toàn sóng dùng biến thế (transformer)
có điểm nối giữa cuộn thứ cấp (gồm hai diode và một trở):
- Kết quả mô phỏng trên Proteus:

- Nhật xét: Mạch chỉnh lưu sóng đầy đủ có hai diode công suất kết nối
với một trở tải R, trong đó mỗi diode lần lượt cung cấp dòng cho tải.
Trong đó một biến áp được sử dụng có cuộn dây thức cấp chia đều
thành hai nửa kết nối với trung tâm chung trên. Điều này dẫn đến khi
điện áp vào diode là dương so với điểm trung tâm của máy biến áp thì
sẽ có điện áp ra trên R trong cả chu kỳ. Nhờ đó mà hiệu suất của sơ đồ
chỉnh lưu này tốt gấp đôi so với bộ chỉnh lưu nửa sóng.
a)Mạch chỉnh lưu toàn sóng bằng cầu diode
- Khảo sát mạch chỉnh lưu gồm cầu diode D3, D4, D5, D6 và trở R3
- Sơ đồ nguyên lý của mạch chỉnh lưu dùng cầu diode:

- Kết quả mô phỏng trên Proteus:

- Nhận xét: Mạch chỉnh lưu trên dùng bốn diode được sắp xếp theo cặp,
trong đó có hai diode trong nửa chu kỳ. Tại nửa chu kỳ dương, diode
D2 và D3 tiến hành nối tiếp trong khi D1 và D4 bị phân cực ngược và
dòng điện chạy qua R. Trong nửa chu kỳ âm, diode D1, D4 tiến hành
nối tiếp, nhưng D2, D3 phân cực ngược. Dòng qua tải như trong nửa
chu kỳ dương.
III. Khảo sát quá trình chuyển đổi trạng thái của hai loại
diode tiếp điểm và tiếp mặt.

Nhiệm vụ: Khảo sát sự ảnh hưởng quá trình chuyển trạng thái của
mạch chỉnh lưu ở tần số cao do điện dung tiếp xúc gây nên tại các
diode tiếp mặt 1N4001 và 1N4148.
1. Khảo sát với diode tiếp mặt 1N4001.
- Nối lối ra của máy phát sóng tới chốt A1 của diode 1N-4001, đồng thời
cũng nối tới kênh 1 của máy hiện sóng.
- Nối lối ra OUT của mạch tới kênh 2 của máy hiện sóng.
- Máy phát tạo hàm đặt ở chế độ phát sóng vuông, tần số biến đổi từ
50Hz đến 500 KHz, biên độ giữ không đổi 500 mV.
- Chỉnh tần số sóng lần lượt 50 Hz, 500 Hz, 50 KHz, 500 kHz. Mỗi lần,
chỉnh đồng bộ sóng ở 2 kênh máy hiện sóng, quan sát các dạng sóng
trên kênh 1 và kênh 2.
- Kết quả khi mô phỏng trên Proteus, với xung vuông, biên độ 12V, có
tần số thay đổi từ 100Hz, 500Hz tới 1000Hz.
- Nhận xét: Có thể thấy khi tần số tín hiệu sinh từ máy phát sóng tăng lên,
dạng sóng tín hiệu ra không đổi, nhưng “mật độ” sẽ dày lên, và có thể
coi là một sóng DC.
2. Khảo sát với diode tiếp điểm 1N4148.
- Tiến hành như trên với diode 1N-4148, bằng việc nối lối ra của máy
phát với chốt A2. Cũng quan sát và vẽ lại trên cùng tọa độ các dạng
sóng trên kênh 1 và kênh 2.
- Kết quả thực nghiệm trên phần mềm Proteus: với dạng sóng sinh là
xung vuông, biên độ 12V, có tần số thay đổi từ 100Hz, 500 Hz tới
1000Hz.
- Nhận xét: Từ kết quả thực nghiệm, cho thấy trạng thái chuyển tiếp của
diode 1N4148 tương tự với diode 1N4001 khi sóng vào thay đổi tần số.

IV. Khảo sát các mạch dịch mức tín hiệu và hạ biên dùng
diode.

Nhiệm vụ: Khảo sát các bộ dịch mức thành phần DC của tín hiệu
và bộ hạn chế biên độ sử dụng diode. Hiểu biết về nguyên tắc hoạt
động của chúng.
1. Bộ dịch mức một chiều DC của tín hiệu.
 Dịch mức dương của tín hiệu.
- Nối J2, không nối J1 để tạo sơ đồ dịch mức dương cho tín hiệu.
- Cấp nguồn DC điều chỉnh (từ 0 ...+ 15V) từ thiết bị chính với chốt VC
của mạch. Vặn biến trở nguồn về 0.
- Đặt chế độ cho máy phát tín hiệu FUNCTION GENERATOR của thiết
bị chính ở chế độ: phát dạng sin, tần số 1KHz, biên độ ra ±5V từ đỉnh
tới đỉnh;
- Nối tín hiệu từ máy phát với lối vào B của mạch, đồng thời nối lối vào
này tới kênh 1 của máy hiện sóng.
- Đặt thang đo thế lối vào của máy hiện sóng kênh 1 ở 1V/cm, thời gian
quét ở 1ms/cm. Chỉnh cho cả 2 tia nằm giữa khoảng phần trên và phần
dưới của màn máy hiện sóng để dễ quan sát.
- Nối lối ra OUT của mạch với kênh 2 máy hiện sóng. Bật điện nguồn
nuôi cho thiết bị chính. Tăng dần thế VC theo các giá trị: VC = 0,25V;
1V; 2V và 4V.
- Kết quả mô phỏng bằng phần mềm Proteus:

 Dịch mức âm của tín hiệu.


- Cấp nguồn DC điều chỉnh (từ 0 ...- 15V) từ thiết bị chính với chốt VC
của Sơ đồ A1-4. Vặn biến trở nguồn về 0. Nối J1, không nối J2 để tạo
sơ đồ dịch mức phần âm cho tín hiệu.
- Bật điện cho thiết bị chính. Tăng dần thế VC theo các giá trị, VC = -
0,25V; -1V; -2V và - 4V.
- Kết quả mô phỏng bằng phần mềm Proteus:

2. Bộ hạn chế tín hiệu.


 Hạn chế phần dương của tín hiệu.
- Sơ đồ mạch hạn biên chiều dương:

- Cấp nguồn DC điều chỉnh (từ 0 ... +15V) từ thiết bị chính với chốt VC
của sơ đồ A1-4. Vặn biến trở nguồn về 0.
- Nối J1, không nối J2 để tạo sơ đồ hạn chế phần dương của tín hiệu.
- Vẽ lại sơ đồ nguyên lí của mạch trong bản báo cáo thực nghiệm.
- Đặt máy phát tín hiệu của thiết bị chính ở chế độ: phát dạng sin, tần số
1KHz, biên độ ra ±5V từ đỉnh tới đỉnh.
- Nối tín hiệu từ máy phát với lối vào A của mạch, đồng thời nối lối vào
này tới kênh 1 của máy hiện sóng.
- Đặt thang đo thế lối vào của máy hiện sóng kênh 1 ở 1V/cm, thời gian
quét ở 1ms/cm. Chỉnh cho cả 2 tia nằm giữa khoảng phần trên và phần
dưới của màn máy hiện sóng.
- Nối kênh 2 máy hiện sóng vào lối ra OUT. Bật điện nguồn nuôi cho
thiết bị chính. Tăng dần thế VC theo các giá trị VC = 0,25V; 1V; 2V và
4V.
- Kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Proteus:
 Hạn chế phần âm của tín hiệu.
- Sơ đồ mạch hạn biên chiều âm:

- Cấp nguồn DC điều chỉnh (từ 0 ... -15V) từ thiết bị chính


với chốt VC của sơ đồ A1-4. Vặn biến trở nguồn về 0. Nối
J2, không nối J1 để tạo sơ đồ hạn chế phần âm tín hiệu.
- Bật điện cho thiết bị chính. (Tăng dần thế VC theo các
giá trị, VC = - 0,25V; -1V; -2V và - 4V.
- Kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Proteus.

You might also like