You are on page 1of 7

VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY

UNIVERSITY OF ENGINEERING AND TECHNOLOGY


DEPARTMENT OF ELECTRONICS AND TELECOMMUNICATIONS
*******************

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THI CUỐI KỲ


MÔN ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ - ELT2040-21

Sinh viên: Vũ Ngọc Hoàng Hiếu


MSV: 19021454
Giảng viên: Phạm Duy Hưng
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
KHẢO SÁT MẠCH CHỈNH LƯU TOÀN SÓNG DÙNG DIODE CẦU
(FULL-WAVE RECTIFIER USING BRIDGE DIODE)

 Đề bài:

I. Khảo sát mạch chỉnh lưu cầu diode D1, D2, D3, D4 và trở R1
 Thiết kế mạch và điền thông số mạch như trong tài liệu hướng dẫn hình A1-2

 Kết quả thí nghiệm khi dùng điện trở


1. Dạng sóng ra của mạch
2. Giải thích nguyên lý hoạt động
- Trong nửa chu kỳ đầu của mạch (0->T/2). Điện áp đầu vào của mạch là dương nên
dòng điện sẽ đi theo chiều tử nguồn dương tới D1 qua trở R1, rồi qua D3 và về nguồn
âm
- Tại điểm A (ký hiệu trong mạch), dòng điện sẽ không đi qua D4 do không có sự
chênh lệch điện áp trên D4.
 Khi đó, D1 và D3 phân cực thuận, D2 và D4 phân cực nghịch.
- Trong nửa chu kỳ âm của mạch (T/2->T). Điện áp sẽ đổi chiều nên dòng sẽ đi từ
nguồn dương tới D2 qua trở R1, rồi qua D4 và về nguồn âm.
- Tương tự như trên, dòng điện sẽ không đi qua D3 do không có sự chênh lệch điện áp
ở 2 đầu.
 Khi đó, D2 và D4 phân cực thuận, D1 và D3 phân cực nghịch.
- Trong hình mô phỏng, ở giữa 2 dải sóng liên tiếp có 1 đoạn bằng 0. Đây là điện áp
của diode Vd theo công thức: Vo= Vs-Vd.

3. Tính toán thông số


Vì trong từng nửa chu kỳ, có 2 diode dẫn nên điện áp đầu ra sẽ thấp hơn điện áp đầu vào
bằng 2 lần điện áp diode
 Vo = Vs – 2Vd = 9-2*0.8= 7.4V( Đúng với giá trị đo trong mạch)
Giá trị thế đỉnh của sóng là:
Chu kỳ của tín hiệu là: T= 10ms
4. Nhận xét về trường hợp dùng 2 diode với biến thế có điểm ở giữa cuộn
thứ cấp
Về mạch hình ảnh thì dạng tín hiệu ra của mạch chỉnh lưu toàn sóng dùng 2 diode sẽ
giống với mạch chỉnh lưu cầu. Nhưng giá trị biên độ đầu ra sẽ lớn hơn 1 khoảng bằng Vd
trong nửa chu kỳ, mạch 2 diode chỉ có 1 diode dẫn.

II. Khảo sát mạch chỉnh lưu cầu và tụ điện C1


 Nối tụ C1 và ngắt nối với trở R1.

 Kết quả mô phỏng:


1. Dạng sóng ra của mạch
2. Nguyên lý hoạt động:
- Tụ có 2 chức năng chính là nạp và xả. Tụ nạp khi có dòng điện chạy qua và xả khi
không có dòng chạy qua.
- Trong nửa chu kỳ đầu tiên, dòng đi từ nguồn dương, đi qua D1, qua C1 rồi D3 và về
nguồn âm của nguồn. Khi đó hình minh họa sẽ có đường đi lên mô tả quả trình tăng
của điện áp ra. Tụ sẽ được nạp điện.
- Trong nửa chu kỳ tiếp theo, nguồn của dòng sẽ xoay chiều, dòng đi từ D2, qua C1 rồi
D4 và về nguồn âm. Khi đó, điện áp trong tụ sẽ không được xả do không có điện trở
để tụ phóng điện nên điện áp trên tụ vẫn giữ nguyên. Do đó, ta có hình mô phỏng gần
như là 1 đường thẳng.

III. Khảo sát mạch chỉnh lưu cầu có lọc gợn sóng
 Nối tụ C1 và trở R1

 Kết quả mô phỏng:


1. Dạng sóng ra của mạch
2. Nguyên lý hoạt động
- Tụ C1 ngoài chức năng nạp và xả còn có chức năng lọc tín hiệu và san phẳng điện áp
(làm cho tín hiệu ra của mạch bớt mấp mô)
- Trong nửa chu kỳ đầu tiên, dòng đi từ nguồn dương, đi qua D1, qua C1 rồi D3 và về
nguồn âm của nguồn. Khi đó hình minh họa sẽ có đường đi lên mô tả quả trình tăng
của điện áp ra. Tụ sẽ được nạp điện.
- Sau đó, khi diode cắt dòng xoay chiều về 0, điện áp trên tụ được phóng qua trở tải R1.
Ta thu được 1 dải xiên như trong hình.
- Quá trình này được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì.

3. Xác định thế gợn sóng , tỷ lệ gợn sóng


Thế gợn sóng là:
Vo = Vp – ½*Vr => Vr = 2*(Vp-Vo) = 2*(7,2-6,4) = 1.6V

Độ gơn sóng:
Delta t = sqrt(2Vr/Vp)/w với w = 2pi/T
= 1.06*10^(-3)

4. Nhận xét về trường hợp dùng 2 diode với biến thế và bộ lọc
Trường hợp mạch chỉnh lưu cầu với bộ lọc, tín hiệu ra của mạch sẽ bằng phẳng hơn so
với mạch chỉnh lưu 2 diode do mạch cầu có 2 diode dẫn trong mỗi nửa chu kỳ.

You might also like