You are on page 1of 7

Bài 1.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐO, MÁY HÀN ĐIỆN TỬ


Tổng số: 14 giờ
(Lý thuyết: 04 giờ, Thực hành: 10 giờ )
A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT
Mục tiêu:
- Kiến thức:
- Biết được công dụng, phân loại, phạm vi sử dụng của đồng hồ đo VOM và máy hàn
điện tử.
- Thái độ: nghiêm túc trong học tập.
Chuẩn bị:
- Người dạy: giáo án, bài giảng, máy vi tính, đèn chiếu, mô hình học cụ chuyên ngành.
- Người học: tài liệu, dụng cụ học tập.
Đề cương chi tiết:
1. Đồng hồ đo
2. Máy hàn điện tử
Nội dung chính:
1. Đồng hồ đo
1.1. Công dụng, phân loại, phạm vi sử dụng
1.1.1 Công dụng
- Dùng để đo đạc các đại lượng về điện như ACV(điện áp xoay chiều), DCV
(điện áp một chiều) và dòng điện IDC (dòng điện một chiều).
- Dùng để đo điện trở, cuộn dây và xác định chất lượng của tụ điện.
- Dùng để đo tiếp giáp bán dẫn P-N và hệ số khuếch đại  của Transistor.
- Dùng để khảo sát biên độ và tần số dao động của xung trong quá trình sửa
chữa thiết bị điện tử.
1.1.2 Phân loại và phạm vi sử dụng
-Theo cấp độ chính xác: có 2 loại:
+ Loại 10kΩ/v dùng đo lường đơn giản trong nghề điện
+ Loại 20kΩ/v dùng đo lường độ chính xác cao trong nghề điện tử
-Theo tính năng sử dụng có 2 loại:
+ Loại đơn giản dùng trong nghề điện
+ Loại cao cấp có thêm đo BJT dùng trong nghề điện tử
- Theo công nghệ hiển thị kết quả đo có 2 loại:
+ Loại hiển thị bằng số vẽ trên mặt đồng hồ do kim chỉ thị gọi là đồng hồ kim,
loại thông dụng là VOM (đo vôn, ôm, ampe…còn gọi là đồng hồ vạn năng)
+ Loại hiển thị bằng số trên màn hình LCD, màn hình LED còn gọi là DVM
thường được sử dụng trong sửa chữa máy vi tính, màn hình LCD…
2. Máy hàn điện tử
2.1. Công dụng, phân loại và phạm vi sử dụng
2.1.1 Công dụng
Dùng để tạo nhiệt độ cao ở đầu mỏ hàn
2.1.2 Phân loại và phạm vi sử dụng
- Theo cấu tạo có 2 loại:
+ Loại dùng dây điện trở đốt nóng đầu mỏ hàn, loại này thông dụng được sử
dụng trong hàn mạch điện tử, điện thoại...
+ Loại dùng biến áp sắt từ cảm ứng ra điện áp sơ cấp làm ngắn mạch dòng ra
trong thời gian ngắn tạo nhiệt độ cao ở đầu mỏ hàn thường gọi là mỏ hàn xung được
sử dụng trong hàn dây điện, các mối nối có diện tích tỏa nhiệt lớn.
- Theo công suất có 3 loại:
+ Loại 40 w dùng trong sửa chữa điện thoại di động, các chân linh kiện bé.
+ Loại 60 w dùng trong sửa chữa thiết bị điện tử
+ Loại 80 w dùng trong hàn dây điện, hàn tôn kẽm, dây điện, mối hàn có diện
tích tỏa nhiệt lớn.

B. NỘI DUNG THỰC HÀNH


Mục tiêu:
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo đồng hồ VOM, DVM để đo điện trở, dòng điện, hiệu điện thế
trong mạch điện
+ Sử dụng thành thạo máy hàn để hàn, tháo linh kiện điện tử trong mạch điện.
-Thái độ: Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp và thời gian thực hành
Đề cương chi tiết :
1. Đồng hồ đo
2. Máy hàn điện tử
Chuẩn bị:
-Người dạy: giáo án, bài giảng, tranh vẽ, đồng hồ đo VOM, máy hàn điện tử.

TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng Ghi chú


I Vật tư
01 Chì hàn Cuộn 01
02 Nhựa thông gói 01
03 Dây điện Cuộn 01
04 Dung dịch rửa mạch lít 01
II Linh kiện
05 BJT con 01
06 Tụ điện cái 01
07 Điện trở cái 01
08 IC ổn áp con 01
III Thiết bị
09 Đồng hồ VOM Bộ 01
10 Đồng hồ DVM cái 01
11 Máy hàn điện tử Cái 01
- Người học: bài giảng, tranh vẽ, thước
Nội dung chính:
1. Đồng hồ đo
1.2. Hướng dẫn sử dụng
1.2.1. Đo điện trở
- Điều chỉnh núm chọn dãy thang đo sang . Tương ứng với mỗi thang đo
trong dãy đo  ta phải điều chỉnh sai số của điện trở trong quá trình đo bằng cách chọn
thang đo và chập hai đầu dây que đo lai với nhau khí đó ta điều chỉnh núm xoay
0ADJ để kim đồng hồ về vị tri 0. lúc này ta mới bắt đầu đo điện trở cần kiểm tra.
- Khi đo giá trị điện trở, ta mắc hai đầu dây que đo vào hai chân của điện trở.
Lúc này đồng hồ được mắc song song với điện trở cần đo.
* Đọc giá trị điện trở trên vạch chia độ của VOM.
Khi điều chỉnh công tắc chọn dãy đo sang vị trí  tương ứng đọc kết quả giá trị
đo trên vạch chia độ .
- Thang đo x1 đo giá trị điện trở từ 0÷2000, đọc kết quả đo trên vạch chia độ
0÷2k. Kết quả đọc nhân với 1 ta được kết quả điện trở cần đo.
- Thang đo x10 đo giá trị điện trở từ 0÷20000, đọc kết quả đo trên vạch chia độ
0÷2k. Kết quả đọc nhân với 10 ta được kết quả điện trở cần đo.
- Thang đo x100 đo giá trị điện trở từ 0÷200000, đọc kết quả đo trên vạch chia
độ 0÷2k. Kết quả đọc nhân với 100 ta được kết quả điện trở cần đo.
- Thang đo x1k đo giá trị điện trở từ 0÷2000000, đọc kết quả đo trên vạch chia
độ 0÷2k. Kết quả đọc nhân với 1000 ta được kết quả điện trở cần đo.
- Thang đo x10k đo giá trị điện trở từ 0÷20000000, đọc kết quả đo trên vạch
chia độ 0÷2k. Kết quả đọc nhân với 10000 ta được kết quả điện trở cần đo.
1.2.2. Đo điện áp 1 chiều, xoay chiều
1.2.2.1 Đo điện áp xoay chiều
- Điều chỉnh núm chọn dãy thang đo sang ACV.
- Mắc đồng hồ song song với nguồn cần đo.
- Không quan tâm đến cực tính của que đo.
- Chọn dãy đo lớn hơn hoặc bằng giá trị cần đo.
* Đọc giá trị điện áp trên vạch chia độ của VOM.
Khi điều chỉnh công tắc chọn dãy đo sang vị trí ACV tương ứng đọc kết quả giá
trị đo trên vạch chia độ ACV.
- Thang đo 10 đo giá trị điện áp từ 0÷10VAC, đọc kết quả đo trên vạch chia độ
0÷10VAC.
- Thang đo 50 đo giá trị điện áp từ 0÷50VAC, đọc kết quả đo trên vạch chia độ
0÷50VAC.
- Thang đo 250 đo giá trị điện áp từ 0÷250VAC, đọc kết quả đo trên vạch chia
độ 0÷250VAC.
- Thang đo 1000 đo giá trị điện áp từ 0÷1000VAC, đọc kết quả đo trên vạch
chia độ 0÷250VAC. Kết quả đọc được nhân với 4 ta được kết quả cần đo.
1.2.2.2 Đo điện áp 1 chiều
- Điều chỉnh núm chọn dãy thang đo sang DCV.
- Mắc đồng hồ song song với nguồn cần đo.
- Que đỏ mắc ở cực dương, que đen mắc ở cực âm.
- Chọn dãy đo lớn hơn hoặc bằng giá trị cần đo.
* Đọc giá trị điện áp trên vạch chia độ của VOM.
Khi điều chỉnh công tắc chọn dãy đo sang vị trí DCV tương ứng đọc kết quả giá trị đo
trên vạch chia độ DCV.
- Thang đo 0,1 đo giá trị điện áp từ 0÷0,1VDC, đọc kết quả đo trên vạch chia độ
0÷10DCV. Kết quả đọc được chia cho 100 ta được kết quả cần đo.
- Thang đo 0,5 đo giá trị điện áp từ 0÷0,5VDC, đọc kết quả đo trên vạch chia độ
0÷10DCV. Kết quả đọc được chia cho 20 ta được kết quả cần đo.
- Thang đo 2,5 đo giá trị điện áp từ 0÷2,5VDC, đọc kết quả đo trên vạch chia độ
0÷10DCV. Kết quả đọc được chia cho 4 ta được kết quả cần đo.
- Thang đo 10 đo giá trị điện áp từ 0÷10VDC, đọc kết quả đo trên vạch chia độ
0÷10DCV.
- Thang đo 50 đo giá trị điện áp từ 0÷50VDC, đọc kết quả đo trên vạch chia độ
0÷50DCV.
- Thang đo 250 đo giá trị điện áp từ 0÷250VDC, đọc kết quả đo trên vạch chia
độ 0÷250DCV.
- Thang đo 1000 đo giá trị điện áp từ 0÷1000VDC, đọc kết quả đo trên vạch
chia độ 0÷250VDC. Kết quả đọc được nhân với 4 ta được kết quả cần đo.
1.2.3. Đo dòng điện 1 chiều
* Phương pháp đo:
- Điều chỉnh núm chọn dãy thang đo sang DCmA.
- Mắc đồng hồ nối tiếp với tải cần đo.
- Que đỏ mắc ở cực dương, que đen mắc ở cực âm.
- Chọn dãy đo lớn hơn hoặc bằng giá trị cần đo.
* Đọc giá trị điện áp trên vạch chia độ của VOM.
Khi điều chỉnh công tắc chọn dãy đo sang vị trí DCmA tương ứng đọc kết quả giá trị
đo trên vạch chia độ DCV.A.
- Thang đo 50A đo giá trị dòng điện từ 0÷50A, đọc kết quả đo trên vạch chia
độ 0÷10DCV.A. Kết quả đọc được chia cho 200000 ta được kết quả cần đo.
- Thang đo 2,5mA đo giá trị dòng điện từ 0÷2,5mA, đọc kết quả đo trên vạch
chia độ 0÷10DCV.A. Kết quả đọc được chia cho 4000 ta được kết quả cần đo.
- Thang đo 25mA đo giá trị dòng điện từ 0÷25mA, đọc kết quả đo trên vạch
chia độ 0÷10DCV.A. Kết quả đọc được chia cho 400 ta được kết quả cần đo.
- Thang đo 250mA đo giá trị dòng điện từ 0÷250mA, đọc kết quả đo trên vạch
chia độ 0÷10DCV.A. Kết quả đọc được chia cho 40 ta được kết quả cần đo.
- Thang đo 2,5A đo giá trị dòng điện từ 0÷2,5A, đọc kết quả đo trên vạch chia
độ 0÷10DCV.A. Kết quả đọc được chia cho 4 ta được kết quả cần đo.

2. Máy hàn điện tử


2.2. Hướng dẫn sử dụng
2.2.1 Mỏ hàn que nhiệt
- Mới mua về nên cắm điện cho đến khi đầu mỏ hàn nóng đến nhiệt độ 80 0 C thì cho
đầu mỏ hàn tiếp xúc với nhựa thông và thiếc (kỹ thuật tráng thiếc hàn lên đầu mỏ hàn)
- Dùng một thời gian đầu mỏ hàn đen và khi hàn không bám thiếc nên vệ sinh sạch đầu
mỏ hàn bằng bọt biển hoặc dao mềm, sau đó cắm điện cho nóng mỏ hàn và miết đầu
mỏ hàn lên dây đồng bó (đã có thiếc và nhựa thông) cho đến khi đầu mỏ hàn được
tráng một lớp thiếc.
- Nếu mỏ hàn không nóng thì kiểm tra điện trở dây đốt nóng. Nếu điện trở vô cùng lớn
là hỏng dây điện trở đốt nóng, tiến hành thay thế dây điện trở đốt nóng.
2.2.2 Mỏ hàn xung
- Khi mua về chưa dùng được ngay mà phải làm đầu mỏ hàn, sau đó siết ốc đầu mỏ
hàn để làm kín mạch, sau đó thì tiến hành tráng thiếc lên đầu mỏ hàn giống như mỏ
hàn que nhiệt.
- Khi thao tác hàn chú ý bật công tấc cho đến khi đầu mỏ hàn nóng lên thì đưa vào
nhựa thông rồi tiến hành hàn hoặc tháo chân linh kiện. Nếu không có nhựa thông trong
quá trình hàn có thể làm cho mối hàn khô cháy dẫn đến không làm cho thiếc tan vào
chân linh kiện, mối hàn bị hở mạch dẫn đến nhiều hư hỏng khác nhau
2.2.1 Kỹ thuật hàn linh kiện
Bước 1 : Gắn linh kiện lên bo mạch
- Bẻ gập chân linh kiện vừa theo khoảng cách của 2 lỗ hàn.
- Bẻ nghiêng chân linh kiện phía bên mặt hàn để linh kiện bám vào bản mạch in tránh
trường hợp linh kiện bị rơi ra khi hàn, ngoài ra việc bẻ nghiêng chân linh kiện cũng có
tác dụng tăng độ bền vật lý cho linh kiện trong quá trình sử dụng.
Chú ý: hướng của linh kiện với linh kiện có phân biệt hướng

Bước 2 : Gia nhiệt phần chân linh kiện và bo đồng


Bằng cách đặt mỏ hàn tiếp xúc chân linh kiện và bo đồng tại cùng một thời điểm.
- Không được để mỏ hàn tiếp xúc quá lâu vào điểm hàn và chân
linh kiện vì nếu để quá lâu dễ làm bong mạch in và hỏng linh kiện.

Bước 3: Đặt chì hàn tiếp xúc với phần bo đồng và phần chân linh kiện.
Nhiệt độ nóng từ phần bo đồng và phần chân linh kiện sẽ làm chì chảy ra. Lấy chì ra
trước, và sau khi chì chảy đều, lấy mỏ hàn ra.

Bước 4 : Cắt chân linh kiện thừa sau khi hàn.


Kết quả sau khi hàn.
2.2.2 Kỹ thuật tháo linh kiện
Hàn nhầm, hỏng là chuyện bình thường trong lúc làm mạch. Việc loại bỏ mối hàn
cũng khá đơn giản. Sau đây là cách loại bỏ mối hàn thông thường.
Cách 1: Dùng dây đồng hút thiếc
+Làm nóng dây đồng.
+Làm chảy mối hàn.
+Dùng dây đồng hút hết thiếc.
Cách này ko được ưa chuộng vì hút không sạch mối hàn.
Cách 2: Dùng ống hút thiếc

+Chuẩn bị ống hút, nhấn cần hút về vị trí hãm.


+Dùng mỏ hàn làm chảy mối hàn.
+Đưa ống hút lại gần mối hàn, giải phóng cần hút=> xong.

Bài tập thực hành giao cho học sinh :


-Nội dung:
+ Công tác chuẩn bị
+ Thực hiện hàn chân linh kiện
+ Thực hiện tháo chân linh kiện
-Tổ chức và phương pháp :
+Tổ chức : phân chia lớp thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 03 học sinh (có
nhóm trưởng phụ trách)
+Phương pháp: từng người tự thực hành theo các công việc:
Công việc 1: Chuẩn bị đồng hồ đo VOM, máy hàn điện tử
Công việc 2: Gắn, hàn chân linh kiện
Công việc 3: Tháo, vệ sinh chân linh kiện
Trong quá trình thực hành, tổ có thể theo dõi góp ý, trao đổi để đảm bảo kết quả
thực hành được tốt hơn.
-Nguồn lực cho một nhóm 3 học sinh:
+vật tư :
-Bo mạch đồng (8x9) cm : 1 tấm
-Thiếc hàn, nhựa thông : 1 gói
-Connector nguồn : 01 cái
-Dây điện 2x2.5 : 01 mét
+Dụng cụ :
-Đồng hồ đo VOM : 01 cái
-Máy hàn điện tử : 01 cái
-Thời gian thực hiện:
+thời gian thực hành: 1h 30’
+thời gian kiểm tra đánh giá kết quả : 30’
-Kết quả đạt được:
-Mạch điện hoạt động tốt, mối hàn đảm bảo chắc, đẹp
+Bảo đảm thời gian hoàn thành công việc.

Câu hỏi ôn tập:


1.Nêu công dụng, phân loại, phạm vi sử dụng của đồng hồ đo, mỏ hàn
2.Nêu qui trình hàn, tháo chân linh kiện

You might also like