You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

GVHD: Thầy Phan Xuân Trung


Sinh viên thực hiện: Trần Nhật Ninh
MSSV: 2114352
Lớp: L01

Tp. Hồ Chí Minh . 11/2023

Bài 4: KHẢO SÁT DIODE


4.1 Mục đích

- Khảo sát các tính chất cơ bản của diode


- Đo vẽ đặt tuyến Volt-Ampere của diode
4.2 Cơ sở lý thuyết ( Bài soạn )

 Khái niệm diode


Diode là linh kiện điện tử có 2 chân được cấu tạo dựa trên lớp
chuyển tiếp PN.
Ký hiệu :
Anode (cực dương): nối với lớp P.
Cathode (cực âm): nối với lớp N
 Phân cực diode
Phân cực thuận
- Anode nối cực dương
- Cathode nối cực âm
VBIAS > Vf (Si: 0.7V, Ge: 0.3V)

 Diode cho dòng điện đi qua

Phân cực ngược


- Anode nối cực âm của nguồn
- Cathode nối cực dương
- Diode cho không dòng điện đi qua
Diode chỉ cho dòng điện đi qua
theo một chiều .

 Đặc tuyến Volt – Ampere

 Diode Zenner
Diode zener được chế tạo để có thể hoạt động ở chế độ phân cực ngược.

Kí hiệu :

Đặc tuyến Volt – Ampere của diode Zener

4.3 Thiết bị

Stt Ký hiệu Mô tả Số lượng


1 Bảng M30 Bảng linh kiện thí nghiệm 01
2 Bảng M31 Bảng linh kiện thí nghiệm 01
3 MX30 Bộ nguồn DC điều chỉnh 0-30V 01
4 VOM Máy đo vạn năng 01
5 Dây nối Dây nối lắp mạch 01 bộ

4.4 Thực Hành


4.3.1. Lắp mạch, đo và vẽ đặt tuyến I=f(V) của diode : lắp mạch như hình H.1
với R1= 560(Ω), D1 là diode thường, nguồn DC có điện áp thay đổi được.
Thay đổi điện áp nguồn và đo các thông số UD1, ID1. Dựa vào kết quả thu
được vẽ đặt tuyến I=f(V).
Bảng số liệu
Nguồn 5 10 15 20
(V)
ID1
0 0,7 1 1,5
(mA)
UD1
0,684 0,716 0,73 0,74
(V)

Hình : Đặc tuyến Volt-Ampe của diode 1N4007.


Nhận xét :
Diode 1N4007 có giá trị điện áp ngưỡng Vf trong khoảng (0,6-0,8).
Nhìn vào đồ thị ta thấy, lúc đầu khi điện áp dưới 0,68V diode chưa dẫn điện, cho
tới khi điện áp đủ lớn khoảng 0,69V Diode mới bắt đầu dẫn điện và hoạt động ở
vùng phân cực thuận. Sau đó, dòng điện tăng lên rất nhanh. So với lý thuyết về
diode và đặc tuyến của diode, đặc tuyến thực nghiệm có sự tương đồng so với
đặc tuyến lý thuyết.
4.3.2 .Lắp mạch, đo và vẽ đặt tuyến I=f(V) của diode Zener : lắp mạch như hình
H.2 với R1= 560(Ω), D2 là diode Zener, nguồn DC có điện áp thay đổi được.
Thay đổi điện áp nguồn và đo các thông số U D2, ID2. Dựa vào kết quả thu được
vẽ đặt tuyến I=f(V).

Bảng số liệu

Nguồn 5 13 19 26
ID2 0 0,75 1,25 2,2
UD2 5,02 6 6,1 6,15

Hình : Đặc tuyến Volt-Ampe của diode 1N5233B.


Nhận xét
Diode chỉnh lưu 1N5233B có điện áp ngưỡng khoảng 5,1 để cho diode hoạt
động ở vùng phân cực ngược. Và diode chỉ xoay quanh giá trị từ 6 đến 6,3.
Bài 5 : KHẢO SÁT MẠCH ỨNG DỤNG DIODE
5.1 Mục đích
- Nắm vững các ứng dụng của diode.
- Khảo sát các ứng dụng diode : mạch xén trên, mạch xén dưới, mạch kẹp.
5.2 Cơ sở lý thuyết
 Mạch hạn chế biên độ dưới

Vi Vo

Khi Vi > V  Diode dẫn  Vo = Vi


Khi Vi < V Diode ngắt  Vo = V
Note : Điện trở R ở đây có chức năng tránh đoản mạch trong trường hợp Vi = V

 Mạch hạn chế biên độ trên


Khi Vi <V  Diode dẫn  Vo = Vi
Khi Vi >V  Diode ngắt  Vo = V

 Mạch xén trên

Khi 𝑉𝑖𝑛 > 𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 + 0.7  diode dẫn.


Điện áp trên tải : 𝑉RL = 𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 + 0.7
Khi 𝑉𝑖𝑛 < 𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 + 0.7  diode ngắt . Điện áp trên tải : 𝑉RL = 𝑉𝑖𝑛
→ Điện áp ra bị xén mất phần trên có điện áp lớn hơn -𝑽𝒃𝒊𝒂𝒔 + 𝟎. 𝟕

 Mạch xén dưới


Khi 𝑉𝑖𝑛 > 𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 - 0.7 diode ngắt
Điện áp trên điện trở 𝑅𝐿 𝑉𝑅𝐿 = 𝑉𝑖𝑛
Khi 𝑉𝑖𝑛 < 𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 - 0.7 diode dẫn.
Điện áp tải : 𝑉RL = 𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 - 0.7
→ Điện áp ra bị xén mất phần dưới có điện áp nhỏ hơn 𝑽𝒃𝒊𝒂𝒔 - 𝟎. 𝟕

 Mạch kẹp

Khi 𝑉𝑖𝑛 > 𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 + 0.7 diode D1 dẫn. Điện áp ra 𝑉𝑜𝑢𝑡 = 𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 + 0.7
Khi 𝑉𝑖𝑛 < -𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 - 0.7 diode D2 dẫn. Điện áp ra 𝑉𝑜𝑢𝑡 = -𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 - 0.7
Khi -𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 - 0.7 < 𝑉𝑖𝑛 < 𝑉𝑏𝑖𝑎𝑠 + 0.7, D1, D2 ngắt Điện áp ra 𝑉𝑜𝑢𝑡 = 𝑉𝑖𝑛
→ Điện áp ra bị xén mất phần trên và phần dưới. Áp ra có dạng gần giống
xung vuông.

5.3 Thiết bị
Stt Ký hiệu Mô tả Số lượng
1 Bảng M30 Bảng linh kiện thí nghiệm 01
2 Bảng M31 Bảng linh kiện thí nghiệm 01
3 MX30 Bộ nguồn DC điều chỉnh 0-30V 01
4 VOM Máy đo vạn năng 01
5 Dây nối Dây nối lắp mạch 01 bộ

5.4 Thực hành


Lần lượt thực hiện lắp mạch theo các hình vẽ H.1, H.2, H.3, H.4 và H.5. Đồng
thời vẽ dạng sóng ngõ ra ứng với từng trường hợp và giải tích các kết quả thu
được.
Với các giá trị của linh kiện như sau :
R1 = R2 = R3 = R4 = R5 = 1KΩ
Vi1 = Vi2= Vi3= Vi4= Vi5 = 12√2sin100ω t (V)
E1 = E2 = E3 = E4 = 5VDC , E5 = +12VDC, E6 = -12VDC
Dùng diode thường .

Hình 1:

Sóng ngõ ra:


Tần số sóng ngõ ra dao động khoảng 50Hz  chu kỳ T = 0,02 (s)
Nhận xét :
Nhìn vào đồ thị ta thấy từ vị trí 5(V) mạch bị xén mất phần dưới .Kết quả cho
thấy đúng như phân tích ở trên: Khi 𝑈𝑣à𝑜 ≤ E1 => Diode phân cực ngược =>
𝑈𝑟𝑎 = 𝐸1 ≈ 5V. Và giá trị Vmax thực tế = 16,875 có sự khác biệt so với lý
thuyết (12 √2 ) 1 khoảng 0,096V. Sự khác biệt là do giá trị hiệu dụng nguồn AC
thực tế đo được dao động từ 12±1,5 (V),và diode trong khoảng (0,6-0,8)V. Dẫn
đến sự khác biệt với lý thuyết. Ngoài ra, trong quá trình đo do ảnh hưởng của
các yếu tố bên ngoài như các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, mất mát năng lượng,
và nhiễu từ có thể ảnh hưởng đến dòng điện AC. Điều này có thể làm giảm chất
lượng và độ ổn định của dòng điện so với lý thuyết.
Thực tế, Giá trị nguồn E thực tế dao động rất nhỏ từ (4,9-5,1). Nên ta cho nó
xấp xĩ bằng 5V.

Hình 2:

Sóng ngõ ra:


Tần số sóng ngõ ra dao động khoảng 50Hz  chu kỳ T = 0,02 (s)

Nhận xét :
Nhìn vào đồ thị ta thấy, khi 𝑉𝑖𝑛 > 5,625  diode dẫn. Mạch bị xén mất phần >
5,635. Lúc này, nguồn 𝐸2 ≈ 5V và giá trị của diode ≈ 0,625 (V) có sự khác biệt
với giá trị lý thuyết (5,7V) 1 khoảng gần 0,7V. Nguyên nhân là do, lý thuyết
thường giả định rằng diode hoạt động trong điều kiện lý tưởng, nhưng trong
thực tế, nhiệt độ môi trường, điện áp đầu vào, và dòng điện có thể làm thay đổi
các đặc tính của diode,sai số tính toán, gây ra sự khác biệt so với lý thuyết.Lúc
này diode sẽ dao động từ (0,6-0,8).
Khi 𝑉𝑖𝑛 < 5,625  diode ngắt . Điện áp 𝑉out = 𝑉𝑖𝑛 ≈−17 , 5. Điều này được giải
thích tương tự như ở nhận xét hình 1.

Hình 3:

Sóng ngõ ra:


Tần số sóng ngõ ra dao động khoảng 50Hz  chu kỳ T = 0,02 (s)
Nhận xét : Nhìn vào đồ thị ta thấy, Khi Vi >5  Diode ngắt  Vout ≈ 5 V .
Khi Vi < 5 (V)  Diode dẫn  Lúc này mạch bị xén mất phần lớn hơn 5V. Và
biên độ dưới ≈−17 , 2V . Điều này được giải thích tương tự như ở nhận xét
hình 1.

Hình 4:

Sóng ngõ ra:


Tần số sóng ngõ ra dao động khoảng 50Hz  chu kỳ T = 0,02 (s)
Nhận xét :
Nhìn vào đồ thị ta thấy với 4,34 là giá trị thu được khi ta lấy nguồn E trừ
đi điện đáp rơi trên Diode ta khảo sát chênh lệch với lý thuyết khoảng
0,04V . Do đó, Giá trị ngưỡng của diode lúc này khoảng 0,66V gần bằng
với giá trị lý thuyết.
Khi 𝑉𝑖𝑛 > 4,34 (V)  diode ngắt Vo=Vi ≈ 16,8.
Khi 𝑉𝑖𝑛 < 4,34 (V)  diode dẫn và điện áp ngỏ ra lúc này chính bằng
4.34V.

Hình 5 :

Sóng ngõ ra:


Tần số sóng ngõ ra dao động khoảng 50Hz  chu kỳ T = 0,02 (s)
Nhận xét : Nhìn vào số liệu ngỏ ra ta thấy có 3 khoảng giá trị cần xét :

- Khi Vout > 12,5: Với 12,5 là giá trị nguồn DC cộng với điện áp rơi trên
diode, giá trị này chênh lệch so với thực tế khoảng 0,2V .Như vậy, với
nguồn DC thực tế khoảng 12V thì ta có thể suy ra điện áp ngưỡng của
diode khoảng 0,5±0,2 . Và lúc này diode D5 sẽ dẫn và Vin sẽ bị xén 1
phần > 12,5.
- Khi -12,5 <Vout< 12,5 : Lúc này cả 2 diode đều không dẫn nên Vo=Vi .
- Khi Vout < -12,5 . Diode 6 dẫn dẫn và Vin sẽ bị xén 1 phần > -12,5.

Bài 6 : KHẢO SÁT MẠCH CHỈNH LƯU


6.1 Mục đích
- Khảo sát các dạng mạch chỉnh lưu : bán kỳ, toàn kỳ.
- Khảo sát mạch lọc
6.2 Cơ sở lý thuyết ( Bài soạn )
 Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ

Hình 1

Ở nửa chu kì dương của Vin(Vin>0), điode được phân cực thuận, dòng điện
qua tải có chiều như hình vẽ:
 Điện áp ra Vout có dạng giống dạng của điện áp vào Vin

Ở nửa chu kì âm của Vin điốt được phân cực ngược, dòng chạy qua điode I = 0.
 Điện áp ra Vout = 0

Dạng sóng ngõ ra có dạng :

Điện áp trung bình trên tải :

 Mạch chỉnh lưu 2 nữa chu kỳ

Hình 2:
Ở ½ chu kì dương của VAB (VAB > 0) VA>0 còn VB<0. Điốt D1 được phân
cực thuận, điốt D2 được phân cực ngược, dòng điện qua tải có chiều như hình
vẽ (qua D1, qua RL). Điện áp ra Vout có dạng giống dạng của VA.

Ở ½ chu kì âm của VAB (VAB<0) VA<0 còn VB>0. Điốt D1 được phân cực ngược, điốt
D2 được phân cực thuận, dòng điện qua tải có chiều như hình vẽ (qua D2, qua R L).
Dạng của điện áp ra Vout giống dạng của VB.

Điện áp trung bình trên tải :


Dạng sóng ngõ ra có dạng :

 Mạch chỉnh lưu cầu

Ở ½ chu kì dương của VAB (VAB >0), điốt D1, D2 được phân cực
thuận, điốt D3, D4 được phân cực ngược, dòng điện qua tải có chiều
như hình vẽ ( qua D2, D1, RL). Điện áp ra Vout có dạng giống dạng
điện áp của VAB.
Ở ½ chu kì âm của VAB, điốt D3, D4 được phân cực thuận, điốt D1, D2
được phân cực ngược, dòng điện qua tải có chiều như hình vẽ (qua D3,
D4, RL). Dạng của điện áp ra Vout giống dạng của VBA.

Dạng sóng ngõ ra


6.3 Thiết bị
Stt Ký hiệu Mô tả Số lượng
Bảng
1 Bảng linh kiện thí nghiệm 01
M30
Bảng
2 Bảng linh kiện thí nghiệm 01
M31
3 MX30 Bộ nguồn DC điều chỉnh 0-30V 01
4 VOM Máy đo vạn năng 01
5 OX 800 Máy dao động ký 01
6 Dây nối Dây nối lắp mạch 01 bộ

6.4 Thực hành


6.4.1 Lắp mạch như Hình 1 với R1 = 1KΩ và D1 là diode chỉnh lưu, điện áp
cuộn thứ cấp của máy biến áp UAC = 12√2sin100ωt (V). Đo , vẽ dạng sóng
ngỏ vào và ra .Tính giá trị Vac, Vdc.
Bảng số liệu

Kết quả Thực tế Lý thuyết

VAC(Hiệu dụng) 12,33 12

VDC 5,29 5,18


Sóng ngỏ vào và ra : Sóng ngõ ra

Sóng ngõ vào

Nhận xét
Nhìn vào bảng số liệu và đồ thị ta thấy giữa thực tế và lý thuyết có sự khác
nhau. Với 17,21 là giá trị biên Vi(max) thực tế lớn hơn giá trị 12√2 một khoảng
0,2394V và 16,5625 là giá trị Vp(out) thực tế đo được.
Ở nửa chu kì dương (Vin>0), điode được phân cực thuận, điện áp ngưỡng của
diode lúc này = 17,21 – 16,5625 =0,6475 < 0,7 một khoảng 0,552.
Ở nửa chu kì âm của Vin điode được phân cực ngược, dòng chạy qua điode = 0.
 Điện áp ra Vout = 0
16,5625
Điện áp V trung bình lúc này xấp xĩ π
≈ 5 , 3V . Có sự chênh lệch là do
sóng đầu vào không ổn định dẫn đến sai số .
6.4.2 Lắp mạch như hình H.2 với R 2 = 1K, D2 và D3 là diode chỉnh lưu, ta
dùng biến áp có hai cuộn thứ cấp có sẵn trên bảng thí nghiệm M31, đo và vẽ
dạng sóng ngõ vào, ngõ ra, đồng thời đo các giá trị VAC, VDC. Giải thích kết
quả thu được.

Bảng số liệu

Kết quả Thực tế Lý thuyết


VAC(hiệu Cuộn A(E1,S1) 12,86(Vmax ≈ 18,08V)
12
dụng) Cuộn B( E2, S2) 12,05(Vmax ≈ 16,87V)
Cuộn A(E1,S1) 11,03
VDC 10,35
Cuộn B( E2, S2 ) 10,4

Sóng ngỏ vào cuộn A và B


Sóng vào cuộn B Sóng vào cuộn A
Sóng ngõ ra
Sóng ra cuộn B
Sóng ra cuộn A

Nhận xét :
Ở ½ chu kì dương. Dòng đi từ cuộn (E1,S1). Điode D2 được phân cực thuận,
điốt D3 được phân cực ngược, Điện áp ra Vout có dạng giống dạng của Sóng
ngõ vào cuộn A.
.Ở ½ chu kì âm. Dòng đi từ cuộn (E2,S2). Điốt D3 được phân cực ngược, điốt
D2 được phân cực thuận, Dạng của điện áp ra Vout giống dạng của cuộn B.
Theo lý thuyết, hai nửa cuộn thứ cấp cho hai điện áp có biên độ bằng nhau và
ngược pha nhau 180 độ đặt lên hai đầu anot của điot D2và D3. Nhưng trong
thực tế đo được điện áp giữa 2 cuộn có sự chênh lệch.--> Giá trị Vp(out) sẽ dao
động trong khoảng ( 16,23-17,33)V và giá trị Vavg sẽ xấp xĩ trong khoảng
(10,33-11,03)V . Giá trị Vpout lý thuyết thuộc ( 16,23-17,33)V và Vavg lý
thuyết thuộc (10,33-11,03)V. Nên giá trị thực tế ta đo làm khá hợp lí.
6.4.3 Lắp mạch như hình H.3 với R3 = 1KΩ, D4, D5, D6 và D7 là diode chỉnh
lưu, C=100µF, điện áp cuộn thứ cấp của biến áp là UAC = 12sin100ωt, đo và vẽ
dạng sóng ngõ vào, ngõ ra, đồng thời đo các giá trị VAC, VDC. Giải thích kết
quả thu được.
Mạch mô phỏng trên proteus

Sóng ngõ ra

Vì mô phỏng trên protues nên dòng điện ổn định và không chịu ảnh hưởng từ
bên ngoài .Nên giá trị đo được xấp xĩ bằng giá trị lý tưởng đề bài yêu cầu.
Nhận xét chung
Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế có thể do một số nguyên nhân sau:
1. Hiệu ứng mất mát trong diode: Diode không phải là thành phần hoàn
hảo và khi dòng điện chạy qua, nó có thể gây ra mất mát năng lượng dưới
dạng nhiệt độ. Điều này làm giảm hiệu suất thực tế của mạch xén so với
lý thuyết.
2. Khả năng Đo lường và Đánh giá: Các phương pháp đo lường và thiết bị
đánh giá có thể không hoàn hảo Vd : Sai số của máy dao động ký, hệ
thống tín toán chỉ làm tròn đén 1 chữ số gây ra sự chệch lệch giữa dòng
điện thực tế và giá trị được dự đoán từ lý thuyết.
3. Điều kiện hoạt động thực tế của diode: Lý thuyết thường giả định rằng
diode hoạt động trong điều kiện lý tưởng =0,7, nhưng trong thực tế nhiệt
độ môi trường, điện áp đầu vào, và dòng điện có thể làm thay đổi các đặc
tính của diode, gây ra sự khác biệt so với lý thuyết.
4. Thiết kế mạch không hoàn hảo: Các yếu tố bên ngoài như nhiễu điện
từ, nhiễu từ, và các yếu tố không lường trước khác có thể ảnh hưởng đến
hoạt động của mạch xén, gây ra sự chệch lệch so với lý thuyết.
5. Đặc tính không đồng nhất của các loại diode: Khác biệt trong chất
lượng và đặc tính của các loại diode từ các nhà sản xuất khác nhau có thể
dẫn đến sự không tương đồng giữa lý thuyết và thực tế.
6. Môi trường và Điều kiện Hoạt động: Lý thuyết thường giả định về điều
kiện hoàn hảo và môi trường lý tưởng, trong khi thực tế, các yếu tố như
nhiệt độ, độ ẩm, và nhiễu từ có thể ảnh hưởng đến dòng điện AC. Điều
này có thể làm giảm chất lượng và độ ổn định của dòng điện so với lý
thuyết.
7. Điều kiện Lưới Điện: Trong hệ thống lưới điện, tải không đồng đều, biến
động trong yêu cầu năng lượng, và các sự cố trong hệ thống có thể làm
thay đổi dòng điện AC so với lý thuyết.
Như vậy, sự khác biệt trong thực tế so với lý thuyết có thể phát sinh từ nhiều
nguyên nhân khác nhau, từ tính đến chất lượng linh kiện và điều kiện hoạt động
thực tế của mạch.

You might also like