You are on page 1of 7

Giáo trình thực tập Mạch Số

Bài 2
CỔNG LOGIC & HÀM LOGIC
Bài thí nghiệm này sinh viên sẽ khảo sát một số cổng logic cơ bản, xác định loại
cổng và số cổng có trong một IC; các ngã vào/ra, điện áp ngưỡng; Biến đổi qua lại
giữa các cổng logic và thiết kế mạch tổ hợp. Mặt khác, sinh viên cũng sẽ làm quen
với việc sử dụng phần mềm mô phỏng Multisim hoặc Protues để vẽ mạch nguyên lí,
chạy mô phỏng đồng thời thực hiện việc so sánh kết quả giữa mạch thực tế cài đặt
trên board NI ELVIS II và kết quả chạy mô phỏng.
I. MỤC TIÊU:
Qua bài thí nghiệm sinh viên cần đạt được:
 Sử dụng được cơ bản phần mềm Multisim hoặc Protues để thực hiện mô phỏng
mạch. Từ đó sinh viên có thể tìm hiểu và khai thác sâu hơn sau này.
 Nắm được các mạch ứng dụng cơ bản của cổng logic.
Chú ý: Sử dụng công chức năng DIGOUT trên PC điều khiển Terminal Strip DIO
để làm ngõ vào logic cho các sơ đồ mạch làm thí nghiệm và Terminal Strip LED
trên board dùng để hiển thị kết quả ngõ ra.
II . KHẢO SÁT CỔNG LOGIC
Các cổng logic cơ bản bao gồm: NOT, AND, OR, NAND, NOR, EX-OR, EX-
NOR.
Các IC số họ TTL có tên 74xxx, họ CMOS 4xxx hoặc 14xxx. Nếu là loại cổng
thường có 14 chân với chân 7 nối mass (GND) và chân 14 nối nguồn (+5V). Các chân
còn lại là các ngã vào, ra hoặc để trống (NC, No Connect)

(H 2.1)
Ngoại trừ cổng NOT chỉ có một ngã vào và một ngã ra, các cổng khác có ít nhất
hai ngã vào và một ngã ra. Để xác định loại cổng và số cổng có trong một IC, các ngã
vào/ra, điện áp ngưỡng ta lần lượt thực hiện các bước sau:
II.1 Xác định nhóm chân của IC
Vì các cổng trong một IC là cùng loại, nên khi để hở và được cấp nguồn, điện áp
đo được ở các chân IC thể hiện theo từng nhóm giống nhau mà dựa vào đó ta có thể
hình dung được các ngã vào/ra.
Thí dụ, ta được kết quả như sau
Chân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Điện thế 1,3 1,3 0 1,3 1,3 0 GND 0 1,3 1,3 0 1,3 1,3 Vcc
Ta có 4 nhóm điện áp giống nhau vậy IC có 4 cổng.
Bài 2-Trang 1
Giáo trình thực tập Mạch Số
Mỗi nhóm có một chân có điện áp khác với các chân kia nên là ngã ra (chân 3, 6,
8,11). Các chân còn lại là các ngã vào.
II..2. Xác định loại cổng
Bằng cách cấp mức 1 (nguồn 5V, VCC) và mức 0 (0V, GND) cho các ngã vào, đo
điện áp ra, lập bảng sự thật rồi suy ra loại cổng của IC.
Ghi chú: Trong một số trường hợp có thể chưa xác định được tính tuần hoàn của
các điện áp các chân IC, hoặc bảng sự thật chưa thể hiện rõ đặc trưng của loại cổng,
ta phải suy luận thận trọng hơn. Có thể phải đặt thêm các giả thiết để kiểm tra:
- IC có chân để hở (NC)
- Cổng thuộc loại có ngã ra cực thu để hở (Open collector).
- Cổng thuộc loại có ngã ra 3 trạng thái.
II.3 Xác định ngưỡng logic
Đó là các giá trị VIL(MAX) và VIH(MIN) của các cổng logic. Sinh viên thận trọng khi
dùng nguồn điện thế thay đổi trên board NI ELVIS điện thế thay đổi có thể điều
chỉnh từ 0V đến 10V, trong khi IC số chuẩn TTL sử dụng điện thế tối đa là 5V. Do
đo để thực hiện phần thí nghiệm này sinh viên phải đo điện thế đã thay đổi trước
(sao cho đảm bảo yêu cầu từ 0V đến 5V) trước khi cấp vào ngõ vào cho IC số chuẩn
TTL.
 Để xác định các giá trị ngưỡng ta cấp điện áp thay đổi được cho một ngã vào,
các ngã vào còn lại được nối đến mức logic thích hợp để mở cổng.
 Bắt đầu bằng điện áp 0V – 5V, quan sát trạng thái ngã ra nhờ một led, tăng dần
điện áp ở ngã vào cho đến lúc trạng thái ngã ra thay đổi, đo điện áp ngã vào,
đây chính là VIH(MIN).
 Sau khi đã tăng điện áp ngã vào lên lớn nhất là 5V, lặp lại thí nghiệm với điện
áp giảm dần cho đến lúc ngã ra đổi trạng thái, ta được VIL(MAX).
 Giả sử kết quả trên cho biết cổng NAND, ráp mạch như (H 2.2).
o Bắt đầu bằng điện áp 0V, quan sát thấy led không VCC
cháy, tăng dần điện áp ở ngã vào bằng cách dịch
chuyển con chạy của biến trở VR về phía VCC cho đến
lúc đèn cháy, đo điện áp ngã vào ta được VIH(MIN). LED

o Tiếp tục dịch chuyển con chạy của biến trở V R về phía
VCC cho đến lúc đạt trị lớn nhất, sau đó dịch chuyển
con chạy của biến trở VR về phía GND cho đến lúc
đèn lại tắt, đo điện áp ngã vào ta được VIL(MAX). (H 2.2)
II.4 Biến đổi cổng
Nhắc lại rằng, chỉ cần một loại cổng duy nhất để tạo các hàm logic khác nhau hay
nói cách khác, ta có thể đổi các loại cổng khác nhau thành một loại duy nhất là cổng
NAND hoặc NOR. Chú ý sử dụng định lý De-Morgan
Dưới đây là các mạch tương đương của một số cổng chỉ dùng cổng NAND (H 2.3)
A
= A Y Y
=
B
B
Bài 2-Trang 2
Giáo trình thực tập Mạch Số

A
A
Y
A Y
= A Y Y
B
=
B
B
B

A
Y Y
=
B
B

(H 2.3)
Mặt khác, ta cũng có thể thay một cổng nhiều ngã vào bởi các cổng 2 ngã vào
Thí dụ ta có thể thay cổng AND 3 ngã vào bởi các cổng NAND 2 ngã vào (H 2.4)

A
Y
A Y
B
C = B

(H 2.4)
II.5 Thiết kế mạch tổ hợp
 Để thiết kế một mạch logic theo một yêu cầu cụ thể, lần lượt thực hiện các
bước:
o Gán mức logic cho các trạng thái vật lý của các đối tượng.
o Lập bảng sự thật của hàm logic diễn tả quan hệ giữa các trạng thái và hệ
quả.
o Rút gọn hàm
o Vẽ sơ đồ và ráp mạch theo sơ đồ.
II.6 Mạch chuyển mã nhị phân sang Gray
Thử thiết kế mạch chuyển từ mã nhị phân sang mã Gray của số 4 bít.
Trước tiên viết bảng sự thật của số nhị phân và số Gray tương ứng. Các số nhị
phân là các biến và các số Gray sẽ là hàm của các biến đó.

Bài 2-Trang 3
Giáo trình thực tập Mạch Số

A B C D X Y Z T
0 0 0 0  0 0 0 0
0 0 0 1  0 0 0 1
0 0 1 0  0 0 1 1
0 0 1 1  0 0 1 0
0 1 0 0  0 1 1 0
0 1 0 1  0 1 1 1
0 1 1 0  0 1 0 1
0 1 1 1  0 1 0 0
1 0 0 0  1 1 0 0
1 0 0 1  1 1 0 1
1 0 1 0  1 1 1 1
1 0 1 1  1 1 1 0
1 1 0 0  1 0 1 0
1 1 0 1  1 0 1 1
1 1 1 0  1 0 0 1
1 1 1 1  1 0 0 0

Bảng 2.1
Dùng bảng Karnaugh để xác định X, Y, Z, T theo A, B, C, D
Quan sát bảng sự thật ta thấy ngay: X = A, Vậy chỉ cần lập 3 bảng Karnaugh cho
các biến Y, Z, T (H 2.3 a,b,c) và kết quả cho ở (H 2.3 d)
A
X

Y
B

Z
C

T
D

(a) (b) (c) (d)


(H 2.3)
III. PHẦN THÍ NGHIỆM TRÊN BOARD NI ELVIS
Sinh viên thục hiện các yêu cầu của bài phúc trình

Bài 2-Trang 4
Giáo trình thực tập Mạch Số

PHỤ LỤC IC
 Types of IC Logic Gates
• Quad 2-input NAND - xx00
• Quad 2-input NOR - xx02
• Hex Inverter - xx04
• Quad 2-input AND - xx08
• Triple 3-input NAND - xx10
• Triple 3-input AND - xx11
• Dual 4-input NAND - xx20
• Dual 4-input AND - xx21
• Triple 3-input NOR - xx27
• Single 8-input NAND - xx30
• Quad 2-input OR - xx32
• Quad 2-input NOR - xx86
• Single 13-input NAND - xx133
IC 74HC00 – CỔNG NÀND 2 NGÕ VÀO

IC – 74HC02 – CỔNG NOR 2 NGÕ VÀO

Bài 2-Trang 5
Giáo trình thực tập Mạch Số

IC 74HC32 – CỔNG OR 2 NGÕ VÀO

MỘT SỐ IC CỔNG LOGIC THÔNG DUNG

Bài 2-Trang 6
Giáo trình thực tập Mạch Số
IC – 74HC86 – CỔNG EX-OR 2 NGÕ VÀO

IC CD4001 – CD4011 – CỔNG NOR – NAND 2 NGÕ VÀO

Sinh viên lưu ý khi thay đổi vị trí chân cắm linh kiện hay dây nối bắt buộc
phải tắt nguồn cấp prototyping board (PB).
Mỗi SV thực tập phải chuẩn bị các linh kiện sau để đo đạt kiểm tra và ráp
mạch thực tế:
 2 IC cổng NAND 2 ngõ vào/1 ra
 1 IC cổng OR hai ngã vào/1 ra
 1 IC cổng NOT
 1 IC cổng AND 2 ngõ vào 1 ra
 2 IC cổng NOR 2 ngõ vào/1 ra
 1 IC cổng EX-OR 2 ngõ vào/1 ra
 Dây bus và header để nối kết linh kiện

Bài 2-Trang 7

You might also like