You are on page 1of 3

Báo cáo thí nghiệm KỸ THUẬT SỐ Trang 1

MỤC LỤC
BÀI 1. KHẢO SÁT CỔNG LOGIC VÀ FLIP-FLOP.............................2
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU...............................................................................................2
II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM................................................................................................2
III. CÁC THÍ NGHIỆM........................................................................................................2
1. Các cổng logic cơ bản....................................................................................................2
2. Cấu tạo ngõ ra của cổng TTL........................................................................................5
4. Khảo sát hoạt động của các Flip-Flop...........................................................................9
BÀI 2. KHẢO SÁT HỆ TỔ HỢP VÀ HỆ TUẦN TỰ...........................11
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.............................................................................................11
II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM..............................................................................................11
III. CÁC THÍ NGHIỆM......................................................................................................11
1. Khảo sát mạch đếm không đồng bộ (đếm nối tiếp)...................................................11
2. Khảo sát mạch đếm đồng bộ (74LS193)....................................................................12
3. Khảo sát mạch so sánh 4 bít (74LS85).......................................................................13
4. Khảo sát thanh ghi dịch 4 bít (74LS194)...................................................................15
5. Khảo sát mạch cộng nhớ nhanh 4 bít (74LS283)........................................................18
Báo cáo thí nghiệm KỸ THUẬT SỐ Trang 2

BÀI 1. KHẢO SÁT CỔNG LOGIC VÀ FLIP-FLOP


I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Khảo sát các cổng logic cơ bản dùng các vi mạch tích hợp TTL và CMOS, khảo sát hoạt động
của các FLIP-FLOP, thực hiện một số mạch điều khiển đơn giản: mạch điều khiển bus dữ liệu,
mạch chia tần số sử dụng JKFF, DFF…
Để hoàn thành bài thí nghiệm này sinh viên cần nắm vững lý thuyết đã được học trong giáo trình
Kỹ Thuật Số về đại số Boole, các cổng logic và Flip-Flop.

II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM


• 1 FACET Base Unit. (Đế lắp mạch thí nghiệm).
• 1 Digital Logic Fundamental circuit board (Board mạch thí nghiệm).
• 1 VOM.
• 1 Dao động ký.
• Các dây nối và các connector.

III. CÁC THÍ NGHIỆM

1. Các cổng logic cơ bản


Mục đích bài thí nghiệm: nhằm kiểm tra hoạt động của các cổng logic cơ bản AND, NAND, OR,
NOR, XOR, XNOR được thực hiện bằng các vi mạch cổng TTL.
Các khối được sử dụng trên board mạch: AND/NAND, OR/NOR, XOR/XNOR, CLOCK,
INPUT SIGNALS.
Các vi mạch được sử dụng thực hiện các khối trên:
 74LS00: 04 cổng NAND 2 ngõ vào
 74LS02: 04 cổng NOR 2 ngõ vào
 74LS04: 06 cổng NOT (Inverter)
 74LS136: 04 cổng XOR

a. Kiểm tra nguồn cung cấp cho các vi mạch:


• Lắp board TN vào đế, bật công tắc nguồn (đèn LED chỉ thị nguồn sáng báo +5V).
• Dùng VOM đo nguồn cung cấp cho các vi mạch (đo chân 14 và chân 16 của các IC), giá
trị điện áp nguồn cung cấp là: Vcc = 4.92 (V)

b. Kiểm tra nguồn xung Clock và các tín hiệu Input A, B:


• Dùng VOM đo giá trị điện áp ra của nguồn xung clock là: V1 = 2.16 V
• Dùng VOM đo giá trị điện áp tại chân số 3 của IC NE555, giá trị đo được V2 = 2.16 V
• Ta thấy V1 = V2
• IC NE555 thực hiện vai trò là mạch dao động tạo xung Clock
• Quan sát hình dạng của xung clock bằng cách sử dụng kênh 1 (kênh X) của dao động ký.
Từ dạng sóng quan sát được trên dao động ký hãy xác định chu kỳ và tần số dao động
của xung clock:
Thời gian có xung: TON = 10.1 µs
Thời gian không có xung: TOFF = 12 µs

Chu kỳ dao động: T = TON + TOFF = 22.1 µs


Báo cáo thí nghiệm KỸ THUẬT SỐ Trang 3

Tần số dao động: f = 1/T = 45 Hz


• Sử dụng thêm kênh 2 (kênh Y) của dao động ký quan sát dạng sóng tại chân số 6 của IC
NE555 để hiểu rõ về quá trình nạp xả của tụ điện C.
• Điện áp nạp của tụ không tăng tuyến tính vì tăng theo hàm mũ
• Nếu muốn tạo ra điện áp nạp tuyến tính (điện áp có dạng tam giác) phải cải tiến mạch dao
động này bằng cách cho tụ nạp xả liên tục thì thời hằng τ=RC lớn , có thể tăng R hay
giảm điện dung tụ điện
• Giá trị điện áp trung bình của nguồn xung clock theo công thức:
1T T
VTB = ∫ v(t )dt = ON VCC = 2.24(V)
T0 T
• Kiểm tra mức logic ‘0’ và ‘1’ của các ngõ vào input A, B bằng cách sử dụng VOM ta có
bảng sau:
Mức Điện áp đo được bằng VOM
Input A Input B
Logic 0 0.25mV 3mV
Logic 1 4.91V 4.93V

c. Kiểm tra bảng chân trị của các cổng logic:

Sử dụng các dây nối, các connector lần lượt cấp tín hiệu logic ‘0’ và ‘1’ cho các đầu vào A và B
của các cổng logic AND. Dùng các công tắc thay đổi mức logic ở các ngõ vào A, B. Quan sát trạng
thái đèn LED tại ngõ ra của cổng AND và dùng VOM đo điện áp ngõ ra tương ứng cho mỗi trường
hợp để kiểm tra lại bảng chân trị (bảng trạng thái) của cổng AND OR, NAND, NOR, XOR, XNOR.
Ứng với mỗi trường hợp của tổ hợp 2 biến A, B kết quả đo sau:

Bảng chân trị cổng AND:


A B Y = A.B Điện áp VY
0 0 0 0.1V
0 1 0 0.1V
1 0 0 0.1V
1 1 1 3.97V

Bảng chân trị cổng NAND


A B Y Điện áp VY
0 0 1 4.12V
0 1 1 4.12V
1 0 1 4.12V
1 1 0 0.11V

Bảng chân trị cổng OR


A B Y Điện áp VY
0 0 0 0.14V
0 1 1 3.69V

You might also like