You are on page 1of 6

Một số chú ý về an toàn, vệ sinh, qui định báo cáo và hướng dẫn tổ

chức thí nghiệm.


Về an toàn: để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, sinh viên cần chú ý các qui định
an toàn sau:
• Không chạm vào các vị trí có nguồn 220VAC.
• Không sử dụng linh kiện ngoài mục đích thí nghiệm.
• Mỏ hàn cắm điện phải để ở khu vực riêng, tránh chạm vào các dây probe, dây nguồn.
• Hàn chì phải đeo khẩu trang và ở khu vực riêng.
• Dây probe, dây nguồn máy dao động ký, máy phát xung, bộ nguồn phải sắp xếp gọn
gàng trong và sau khi sử dụng.
• Chuyển về vị trí OFF đối với các thiết bị không sử dụng (đồng hồ VOM, bộ nguồn,
máy dao động ký).
Về vệ sinh:
• Dọn dẹp sạch sẽ nơi làm việc trước và sau khi thí nghiệm.
• Không để vương vãi linh kiện, dây cắm board dưới đất.
• Để ghế ngay ngắn sau khi đứng dậy, kết thúc thí nghiệm.
Về qui định báo cáo:
• Sinh viên phải trình phần báo cáo chuẩn bị thí nghiệm trước khi vào thí nghiệm.
• Không nộp trễ báo cáo.
• Không sao chép báo cáo lẫn nhau. Nếu có hiện tượng sao chép thì các bài sẽ không
được chấp nhận.
Hướng dẫn tổ chức thí nghiệm.
• Loại bỏ các linh kiện hư hỏng nhằm tiết kiệm được thời gian trong việc ráp mạch,
và nâng cao hiệu quả thí nghiệm.
• Sắp xếp, phân loại các linh kiện theo đúng loại, giúp tiết kiệm thời gian trong lựa
chọn linh kiện ráp mạch.
Hướng dẫn viết báo cáo.
Phần “Chuẩn bị thí nghiệm”:
Mục đích.
• Chuẩn bị lý thuyết phần thí nghiệm.
• Thiết kế và mô phỏng trước các mạch thí nghiệm.
• Xác định được linh kiện, dụng cụ sẽ sử dụng trong buổi thí nghiệm.
Hướng dẫn viết báo cáo cho phần chuẩn bị thí nghiệm.
• Nội dung trên trang giấy A4.
• Tiêu đề báo cáo cần thể hiện: tên bài thí nghiệm, tên môn thí nghiệm, tên sinh viên,
mã số, ngày thí nghiệm.
• Các tính toán, quá trình thiết kế, sơ đồ mạch, bảng giá trị, kết quả mô phỏng.
Phần “Thí nghiệm” và “Câu hỏi ôn tập”:
Mục đích.
• Trình bày các công việc thực hiện trong buổi thí nghiệm.
• Diễn giải kết quả thí nghiệm.
• Kiểm nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm.
Hướng dẫn viết báo cáo thí nghiệm.
Nội dung báo cáo phải gồm các phần sau đây:
• Tóm tắt báo cáo.
• Giới thiệu bài thí nghiệm.
• Các linh kiện thiết bị sử dụng.
• Trình bày kết quả thí nghiệm: các thông số, bảng giá trị, dạng sóng tín hiệu (phải
chỉ rõ Volt/Div, Time/Div, biên độ, tần số) theo yêu cầu từng bài thí nghiệm.
Chú ý: mô tả tóm tắt mỗi phần thí nghiệm sẽ thực hiện (mô tả chỉ trong 1 hoặc
2 câu).
• Phân tích, nhận xét các kết quả đạt được. So sánh thiết kế, mô phỏng và thực
nghiệm.
• Tổng hợp kiến thức từ thí nghiệm (trả lời các câu hỏi phần ôn tập).
• Mục đích:
• Phân tích ứng dụng của diode trong các mạch xén và mạch ghim áp.
• Chuẩn bị thí nghiệm:
2.1 Tính toán các mức điện áp bị xén và ghim áp trong các mạch hình 1.1 đến 1.6 với
điện áp phân cực thuận của diode là 0.7V, điện trở phân cực thuận được bỏ qua.
2.2 Sử dụng PSPICE mô phỏng các mạch xén, mạch ghim áp như các hình 1.1 đến hình
1.6. Ghi nhận dạng sóng ngõ vào, ngõ ra từ kết quả mô phỏng.
• Thí nghiệm.
• Mạch xén.
Thiết lập Vin=8Vp-p tần số 1Khz, R1 = 1KΩ.
3.1.1 Mạch xén 1.
• Ráp mạch như hình 1.1. Thiết lập mức điện áp VB = 0V.
• Sử dụng máy dao động ký đo dạng sóng tín hiệu Vin, Vo. Vẽ dạng sóng Vin, Vo
trên cùng một hệ trục tọa độ. Ghi nhận giá trị đỉnh của Vo và điện áp ngõ vào mà
tại đó xảy ra hiện tượng xén tín hiệu ở ngõ ra.
• Thiết lập mức điện áp VB = +2V. Lặp lại bước trên.

Hình 1.1 Mạch xén 1


3.1.2 Mạch xén 2.
• Ráp mạch như hình 1.2. Thiết lập mức điện áp VB = 0V.
• Sử dụng máy dao động ký đo dạng sóng tín hiệu Vin, Vo. Vẽ dạng sóng Vin, Vo
trên cùng một hệ trục tọa độ. Ghi nhận giá trị đỉnh của Vo và điện áp ngõ vào mà
tại đó xảy ra hiện tượng xén tín hiệu ở ngõ ra.
• Thiết lập mức điện áp VB = +2V. Lặp lại bước trên.
Hình 1.2 Mạch xén 2.

3.1.3 Mạch xén 3.


• Ráp mạch như hình 1.3. Thiết lập mức điện áp VB = 0V.
• Sử dụng máy dao động ký đo dạng sóng tín hiệu Vin, Vo. Vẽ dạng sóng Vin, Vo
trên cùng một hệ trục tọa độ. Ghi nhận giá trị đỉnh của Vo và điện áp ngõ vào mà
tại đó xảy ra hiện tượng xén tín hiệu ở ngõ ra.
• Thiết lập mức điện áp VB = -2V. Lặp lại bước trên.

Hình 1.3 Mạch xén 3.


3.1.4 Mạch xén 4.
• Ráp mạch như hình 1.4. Thiết lập mức điện áp VB = 0V.
• Sử dụng máy dao động ký đo dạng sóng tín hiệu Vin, Vo. Vẽ dạng sóng Vin, Vo
trên cùng một hệ trục tọa độ. Ghi nhận giá trị đỉnh của Vo và điện áp ngõ vào mà
tại đó xảy ra hiện tượng xén tín hiệu ở ngõ ra.
• Thiết lập mức điện áp VB = -2V. Lặp lại bước trên.
Hình 1.4 Mạch xén 4.
• Mạch xén ghép nối song song.
Thiết lập Vin=8Vp-p tần số 1Khz, R1 = 100KΩ.
• Ráp mạch như hình 1.4. Thiết lập mức điện áp VB1 = VB2= 0V.
• Sử dụng máy dao động ký đo dạng sóng tín hiệu Vin, Vo. Vẽ dạng sóng Vin, Vo
trên cùng một hệ trục tọa độ. Ghi nhận giá trị đỉnh của Vo và điện áp ngõ vào mà
tại đó xảy ra hiện tượng xén tín hiệu ở ngõ ra.
• Thiết lập mức điện áp VB1 = 2V, VB2=-2V. Lặp lại bước trên.

Hình 1.5 Mạch xén ghép nối song song.


• Mạch ghim áp.
• Ráp mạch như hình 1.6 với tín hiệu ngõ vào có dạng xung vuông có biên độ 8Vp-p,
tần số 1Khz. Tụ C1 có giá trị lớn hơn 22uF. Nguồn VB=2V.
• Sử dụng máy dao động ký với kênh 1, kênh 2 được đặt ở vị trí DC để đo dạng sóng
ngõ vào, ngõ ra. Hãy đo và vẽ dạng sóng vào ra trong các trường hợp sau:
• Mạch như hình 1.6.
• Đảo cực của diode và tụ.
• Đảo nguồn VB.
• Đảo cực của diode, tụ và nguồn VB.
Hình 1.6 Mạch ghim áp.
• Câu hỏi ôn tập.
• Lập bảng so sánh kết quả tính toán, mô phỏng và thực nghiệm các mạch xén và
ghim áp trong phần thí nghiệm.
• Nhận xét và giải thích sự khác biệt giữa quá trình tính toán, mô phỏng và thực
nghiệm.

You might also like